Trang 4/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối

Chủ đề: Liên Nam

  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi Thầy Sáu Long và học trò chơi Liên Nam có trống nghe hay quá. Và trong này có một đoạn cây đàn kìm và đàn cò trổi nghe đã ghê. https://www.youtube.com/watch?v=ibHjiMrBlGw.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-08-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Hôm nào rảnh NP lấy(Kí âm) một số láy đàn của TG, hoặc của ông BT Rồi NP phân tích chỗ sai thang âm Hò -Liu XỪ và Ú, XÀNG và XANG, XỀ và XÊ, CỘNG và CỐNG dùm.Ba cái vụ này mình còn lờ mờ quá. Cảm ơn
    Cái này đâu cần gì phải ký âm. Chỉ cần nghe đờn và dò theo lòng bản thì nhận ra liền. Chữ đờn lòng bản là HÒ mà nghe tiếng đờn không dấu thì biết là LIU, chữ đờn lòng bản là XỪ mà nghe tiếng đờn không dấu thì biết là U v.v... Và về cao độ, thấp cao nữa. HÒ thì thấp mà LIU thì cao, XỪ, U cũng vậy... Rất dễ phân biệt.
    Thang âm là bậc cao thấp của âm thanh, cho nên ở đây chỉ nói về âm thanh phát ra từ tiếng đờn.
    Giống như cái thang, muốn lên cao thì phải từ thấp đi lên, muốn xuống thấp thì phải từ cao đi xuống.
    Đờn về HÒ thì đờn từ những chữ nhạc có cao độ trước, cuối cùng ghé HÒ thì âm thanh nghe ra dấu huyền (HÒ). Đờn về LIU thì đờn từ những chữ nhạc có cao độ thấp trước, cuối cùng ghé LIU thì âm thanh nghe ra không dấu (LIU).
    Đại khái là như vậy. Đơn giản như đang giỡn thôi...
    Thì dụ:
    Về HÒ: xế xang xư HÒ: xế xang xư đều là chữ nhạc có cao độ cao hơn HÒ.
    Về LIU: hò xàng xề LIU: hò xàng xề là những chữ nhạc có cao độ thấp hơn LIU.
    Hoặc: líu cống xê cống líu XỪ thì ra âm dấu huyền (XỪ).
    Mà: liu cồng xề cồng liu U thì ra âm không dấu (U).
    Do mình sắp chữ đờn thôi.
    Thang âm là tính cả một chuỗi chữ nhạc chứ không phải chỉ tính tại chỗ chữ nhạc cuối cùng (chỗ dứt nhịp, dứt câu, dứt lớp, dứt bản).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Cái này đối với NP dễ nhưng mình chưa lãnh hội được. NP cụ thể một số láy đàn của những câu mà NP cho là sai thang âm rồi mình tập nghe thì mới có thể thông được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Cái này đối với NP dễ nhưng mình chưa lãnh hội được. NP cụ thể một số láy đàn của những câu mà NP cho là sai thang âm rồi mình tập nghe thì mới có thể thông được.
    Cái này để hôm nào rảnh, NP sẽ đưa lên đây một vài clips làm điển hình về sai thang âm để chú nghe và suy ra những clips (bài bản) khác vì cũng cùng một nguyên tắc.
    Những clips đó sai nhiều chỗ, nát trong cả bản đờn, vì không phải sai hoàn toàn 100% mà có chỗ sai chỗ không nằm rải rác trong suốt bản đờn.
    Những cây đờn ít dây ít phím (hoặc không có phím) thiếu chữ, như đờn độc huyền, đờn cò, đờn gáo, họ mượn chữ thì còn có thể chấp nhận được. Đối với những cây đờn nhiều dây (hoặc nhiều phím), đủ chữ hoặc dư chữ mà đờn sai thang âm thì không thể chấp nhận.
    Chú có thể nghe audio đờn bản Lưu Thủy Trường một bản vô HÓ và một bản vô LIU để phân biệt rồi suy ra bản Xuân Tình để nhận rõ.
    Hoặc chú nghe audio bản Xuân Tình do ông Năm Vinh đờn kìm và bản Xuân Tình do ộng Ba Tu đờn kìm sẽ phân biệt được HÒ và LIU ở 2 audio nói trên (có trong diễn dàn này).
    Ông Năm Vinh luôn luôn đờn HÒ (và XỪ) đúng theo lòng bản.
    Ông Ba Tu đờn HÒ và U ở một số câu mà lòng bản ghi là HÒ và XỪ.
    Trường Giang thì khỏi nói, Ông Mười Florida đã nói "cữ" tên rồi.
    Muốn biết họ đờn HÒ hay LIU thì phải thuộc lòng bản hoặc không thuộc thì phải dò theo lòng bản. Không thuộc lòng bản hoặc không dò theo lòng bản thì không thể nào biết được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Lỗi về thang âm này nguyên nhân là do đâu Vậy NP ? À như trên NP nói thì nguyên nhân do các chữ đàn trước nó. Ngay tại chổ đó(cung Hò) nếu các chữ đàn thấp hơn nó và ghé lại nó thi ta có Liu. Tương tự nếu các chữ đàn trước nó mà cao hơn khi ghé nó ta sẽ có hò. Đúng không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Lỗi về thang âm này nguyên nhân là do đâu Vậy NP ?
    Là do không học kỹ nhạc lý, cấu trúc thang âm.
    Họ chỉ học ngón để mau đờn được mà đi hành nghề, mưu sinh.
    Học lý thuyết (và nhạc lý) thì lâu mà họ cho là không thực dụng.
    Học lý thuyết không đi kiếm tiền được, học ngón thì mau đi đờn kiếm tiền.
    Hoặc là lập dị, muốn đờn khác thiên hạ, chế biến cho không giống người khác. Nhưng chung quy là không rành về thang âm nên mới ra nông nổi. Chế biến sao cũng được (có quyền chế biến, vì là tâm tấu), nhưng phải tuyệt đối theo đúng quy luật thang âm, vì lòng bản đờn là do thầy tổ đặt ra (lập bản), không phải do mình đặt nên mình không được tùy tiện sửa đổi lòng bản của tiền nhân một cách vô tội vạ (và vô ý thức). Muốn tùy tiện thì mình đặt ra bản mới như một số thầy đờn đã làm, mà chúng ta thấy những bản mới có sau 10 loại bài bản cổ truyền và những bản thất truyền mới phát hiện ra sau. Hai mươi bản tổ thì không nên sửa đổi, vì như vậy càng ngày càng tạo thêm sự dị biệt (dị bản) của lòng bản, rồi không ai chơi (đờn ca, hòa tấu) được với ai vì những sự dị biệt đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Cái vụ lỗi về thang âm này chắc chỉ có một ít cao thủ nghe mới biết chứ đâu có nhiều người biết NP. Mình đâu thấy nhạc sỹ nào đề cập tới trên các diễn đàn đâu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Cái vụ lỗi về thang âm này chắc chỉ có một ít cao thủ nghe mới biết chứ đâu có nhiều người biết NP. Mình đâu thấy nhạc sỹ nào đề cập tới trên các diễn đàn đâu.
    Không cần phải là cao thủ, nghe qua là biết liền thì đâu cần gì phải là cao thủ.
    Nhiều nhạc sĩ không đề cập tới là vì chính họ cũng đờn sai thang âm như vậy thì nói ai.
    Khi nghe ai đờn cái láy nào hay, nhưng sai thang âm, mình muốn "lấy" cái láy đó thì phải chỉnh sửa lại cho đúng thang âm, không phải copy nguyên xi, thành ra mình cũng bị sai luôn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nói về lòng bản của 10 loại bài bản cổ truyền thì hiện nay sách nào có thể tin cậy nhất NP ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Nói về lòng bản của 10 loại bài bản cổ truyền thì hiện nay sách nào có thể tin cậy nhất NP ?
    10 loại bài bản trong đó có một số bản nhỏ.
    Ở đây chỉ bàn về 20 bản tổ mà thôi, vì 20 bản tổ là nền móng là căn bản của đờn ca tài tử.
    Ngày xưa việc viết sách và in ấn ít có thầy đờn nào làm nên rất ít có sách bản đờn được xuất bản bán ra công chúng.
    Năm 1926 có lưu hành quyển sách bản đờn và bài ca (viết chung) đó là quyển CẦM CA TÂN ĐIỆU do hai ông Lê Văn Tếng (Thủ Thừa) và Trần Phong Sắc (Tân An) biên soạn. Ông Lê Văn Tiếng biết đờn nên diễn cầm (viết lòng bản đờn), ông Tần Phong Sắc diễn ca (viết bài ca). Ngày xưa người ta học theo quyển sách này. Có một số bài mà hiện nay vẫn còn lưu truyền và sử dụng trong các buổi hội thi, hội diễn và đờn ca tài tử, thí dụ như bài ca Nam Xuân, Nam Ai tựa đề là "Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn" chẳng hạn.
    Hiện nay sách bản đờn cổ nhạc ở VN thì NP không biết vì không được "tiếp cận".
    Nhưng nói chung, đối với 20 bản tổ, nhất là ba nam sáu bắc thì các sách (hiện nay) chắc không có sự khác biệt (về lòng bản) gì bao nhiêu đâu, nên có thể tham cứu được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (29-08-2016), thaydat (29-08-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    LIÊN NAM CỔ KHÚC
    Lập bản: Chín Chiêu, Sáu Thoàng
    Soạn lời: Trần Ngọc Thạch
    Trình bày: Bạch Huệ
    Dàn nhạc:
    Hai Vĩnh (kìm), Nam Lợi (cò), Bảy Quý (tranh), Ba Sự (trống cơm)

    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (31-08-2016)

Trang 4/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL