Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
  1. Khoailang
    Avatar của Khoailang
    Nghệ sĩ cải lương Thanh Tòng qua đời


    Gương mặt gạo cội của sân khấu qua đời sáng 22/9 tại nhà riêng ở TP HCM, hưởng thọ 68 tuổi.

    Chia sẻ với VnExpress, Nghệ sĩ Ưu tú Quế Trân - con gái của Thanh Tòng - cho biết cha cô qua đời do tuổi cao sức yếu và mang bệnh thời gian qua. Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc - người thân cố nghệ sĩ - chia sẻ anh rất sốc khi nghe tin buồn.
    Lễ viếng NSND Thanh Tòng diễn ra từ 21h ngày 22/9 tại nhà riêng ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Lễ động quan lúc 6h15 ngày 24/9. Sau đó, linh cữu được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Gò Đen (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
    Nghệ sĩ Thanh Tòng bên con gái Quế Trân.

    Nghệ sĩ Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Ông là hậu duệ đời thứ tư trong gia tộc đến nay có sáu đời theo nghề hát cải lương tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam. Ông nội của Thanh Tòng là bầu Thắng, còn cha ông là nghệ sĩ Minh Tơ. Các tên tuổi như: Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc, đạo diễn Phượng Hoàng... là em cô cậu ruột của ông. Còn lớp diễn viên trẻ như: Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thảo... là các cháu ông.
    Từ nhỏ, Thanh Tòng được cha cho học tập cách hóa thân nhiều loại vai văn, võ trung, nịnh, lão, độc, mùi, giả nữ... để rèn luyện thành nghệ sĩ đa năng sau này. Năm 10 tuổi, ông đã diễn vai Lữ Bố trong đoàn Đồng ấu Minh Tơ cùng với các nghệ sĩ: Xuân Yến, Thành Phượng, Kim Hoàng (nghệ sĩ Bo Bo Hoàng ngày nay). Các ký giả Sài Gòn thời đó phong cho Thanh Tòng danh hiệu "thần đồng sân khấu".
    Năm 14 tuổi, Thanh Tòng học đàn cổ và những trích đoạn kinh điển. Năm 20 tuổi, ông gia nhập đoàn Minh Tơ và trở thành tác giả kịch bản nhiều vở tuồng như: Dưới cờ Tây Sơn, Thanh gươm và nữ tướng, Gió lộng bến Bình Than và con đường nghệ thuật của ông bắt đầu từ đây. Ông đã dàn dựng vở Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe trên sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ như khởi nghiệp cho nghề đạo diễn về sau.
    Ông để lại ấn tượng sâu sắc trong khán giả với nhiều vai diễn đa tính cách. Năm 1968, báo chí thời đó phong ông là 'Vua cải lương Hồ quảng". Những vở Phạm Lãi - Tây Thi, Võ Tòng sát tẩu của ông được khán giả yêu thích...
    Năm 2007, Thanh Tòng được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
    NSND Thanh Tòng còn là thầy của nhiều nghệ sĩ cải lương như: Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương...
    Tâm Giao
    Theo VNE

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to Khoailang For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Giang Tiên (23-09-2016), hoangduyvu (22-09-2016), huongle (23-09-2016), Koala (22-09-2016), Lê Minh Điền (22-09-2016), MEM (22-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016), romeo (23-09-2016)

  3. hoangduyvu
    Avatar của hoangduyvu
    Thành kính phân ưu cùng tang quyến!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to hoangduyvu For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), MEM (23-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016), romeo (23-09-2016)

  5. huongle
    Avatar của huongle
    Xin chia buồn cùng gia quyến!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to huongle For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), MEM (23-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016), romeo (23-09-2016)

  7. romeo
    Avatar của romeo
    Thành kính phân ưu!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016)

  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Xin thành kính phân ưu cùng gia quyến.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016), romeo (24-09-2016)

  11. pika
    Avatar của pika
    Xin chia buồn cùng gia quyến NSND Thanh Tòng
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to pika For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016), romeo (24-09-2016)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    NSND THANH TÒNG với NHỮNG TRÍCH ĐOẠN CẢI LƯƠNG ĐẶC SẮC

    Vị thống soái của cải lương tuồng cổ đã về với tổ nghiệp nhưng những vai diễn và tác phẩm của ông sẽ còn mãi trong lòng người mộ điệu cải lương và sân khấu nước nhà.

    Cải Lương Số mạn phép sưu tầm và chia sẻ những trích đoạn đặc sắc của ông theo cảm nhận của riêng mình.
    Mời cả nhà xem lại như một nén hương đưa tiễn biệt vị tiền bối của nền sân khấu nước nhà!



    https://www.youtube.com/watch?v=x_ptOmK7NtY


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 7 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Dương Thanh Ngọc (24-09-2016), huongle (23-09-2016), linhhueforever (27-09-2016), Mo Dung Phuc (23-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016), romeo (24-09-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Nghệ sĩ THANH TÒNG và nghệ sĩ KIỀU MỸ LOAN trong vở cải lương Lưỡi Gươm Sám Hối (xem video bên dưới).
    Đây cũng là một kỷ niệm của nghệ sĩ THANH TÒNG và nghệ sĩ KIỀU MỸ LOAN.
    Đời người thật là ngắn ngủi, mới hôm nào còn sáng rực trên bầu trời nghệ thuật mà hôm nay đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại sau lưng muôn vàn tiếc thương của người ở lại....
    Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến của nghệ sĩ Thanh Tòng và thành tâm thắp một nén hương lòng cầu nguyện cho linh hồn nghệ sĩ được AN NGHỈ NƠI CÕI VĨNH HẰNG
    https://www.youtube.com/watch?v=60OsSZHkBL4

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Dương Thanh Ngọc (24-09-2016), huongle (23-09-2016), linhhueforever (27-09-2016), MEM (23-09-2016), Nguoi Sai Gon (23-09-2016), romeo (24-09-2016)

  17. Nguoi Sai Gon
    Avatar của Nguoi Sai Gon
    Xin gửi lời chia buồn đến với gia quyến!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 6 Users Say Thank You to Nguoi Sai Gon For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Dương Thanh Ngọc (24-09-2016), huongle (23-09-2016), linhhueforever (27-09-2016), MEM (23-09-2016), romeo (24-09-2016)

  19. huynh van thu
    Avatar của huynh van thu
    Sinh Lão Bệnh Tử là số kiếp của nhân sinh.Cầu mong Bác Vãng Sanh Cực Lạc.Mô Phật......
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 5 Users Say Thank You to huynh van thu For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Dương Thanh Ngọc (24-09-2016), linhhueforever (27-09-2016), MEM (23-09-2016), romeo (24-09-2016)

  21. MEM
    Avatar của MEM
    NSND Thanh Tòng - Nỗi oan tình đã dứt


    NSND Thanh Tòng qua đời, bao nhiêu báo chí và khán giả đã tỏ lời tiếc thương. Tôi không nhắc lại nữa. Mà tôi chỉ bồi hồi nhớ lại những ngày tôi gặp gỡ ông để viết bài về ông, về cải lương.

    Một mối thân tình, bởi chính tôi cũng là khán giả ái mộ ông qua biết bao vở ông viết và diễn.

    Gần 20 năm tôi biết ông. Lần nào cũng trò chuyện với nhau ở căn nhà trên đường Phạm Văn Hai, đi vào một con hẻm đẹp. Một ngôi nhà đẹp. Một cô con gái đẹp. Quế Trân đó. Cô con gái rượu, người duy nhất trong đàn con đã nối nghiệp cha, cho nên ông bố treo hình con gái khắp nhà, phóng to lắm, nhìn cưng lắm. Và hoa mà khán giả tặng Quế Trân mỗi đêm cô đi hát về, cũng để đầy nhà, rực rỡ. Nói thật, vô nhà Thanh Tòng, mà chỉ thấy Quế Trân là vậy đó.
    Và nói chuyện một hồi thì ông cũng xoay qua con gái. Lẽ thường thôi, một ông bố bình thường còn “mê” con gái mà, huống chi ông bố nghệ sĩ, có con gái cũng nghệ sĩ. Trong cái tình cha con ấy có cả tình đồng nghiệp, tình đồng chí, tình bạn tri âm tri kỷ nữa. Giống như hồi cha ông còn sống, cũng từng thương yêu ông như thế, cũng có những thứ tình như thế.



    NSND Thanh Tòng lúc trẻ và vợ, cùng con trai, con gái Quế TrânẢNH: H.K



    Cha ông là nghệ sĩ Minh Tơ, bầu gánh cải lương hồ quảng Minh Tơ, cũng là người thành lập nhóm Đồng ấu Minh Tơ cho con cháu có nơi học nghề. Ông Minh Tơ chú tâm đào tạo Thanh Tòng nhiều nhất trong bầy con, bắt học đủ thứ, từ ca cổ, tân nhạc, nhảy thiết hài, cách dàn dựng, cách viết tuồng, và bắt đóng đủ loại vai văn, võ, mùi, độc, trung, nịnh, lão, điên, còn cho giả gái luôn nữa… Kiểu đào tạo này chỉ có thể dành cho “đệ tử chân truyền” mà thôi. Thanh Tòng bùi ngùi nói: “Vậy mà tôi vẫn chưa học hết nghề của ba. Ông còn biết vẽ cảnh, đánh trống, đánh đàn. Tôi thật sự thần tượng cha mình. Và cảm ơn những ngày khổ luyện. Tôi học lơ mơ là ổng rầy la dữ lắm. Càng lớn, ngẫm lại, tri ân cha vô cùng”.
    Một người cha như thế, một cái nôi như thế, hỏi làm sao Thanh Tòng không mê nghề cho được. Nhưng điều mà ông day dứt nhất vẫn là bị người ta định kiến rằng cải lương tuồng cổ của ông là “lai căng”. Lúc ấy ông chưa được phong Nghệ sĩ Nhân dân, chỉ mới là Nghệ sĩ Ưu tú thôi, và thiên hạ vẫn chưa thôi dị nghị về thể loại cải lương mà ông làm chủ soái sau 1975. Ông nói: “Sau 1975, tôi đã từng khóc khi bị nghỉ hát. Không có bà xã tôi can ngăn tôi còn định chết nữa kìa. Rồi trầy trật lắm mới xin phép dựng lại bảng hiệu Minh Tơ. Nhà nước bảo thôi đừng hát tích Tàu, đừng múa may vũ đạo như Tàu, vậy thì “lách” đi, gọi cái tên “tuồng cổ” cho nó xuôi tai. Tôi biết như vậy mình và anh em nghệ sĩ đều bị mất sở trường, nhưng tôi chấp nhận. Vì miễn được hát là tôi được “sống”, nghỉ hát hoài là tôi “chết” thiệt đó. Buồn chịu không nổi. Mà tôi cũng thấy có điểm hay. Nhờ đi họp hành mà tôi như bước ra khỏi cổng đình Cầu Quan, tôi ý thức được vai trò quan trọng của nghệ sĩ, không bị gọi là “xướng ca vô loài” như trước, mà là người góp phần rất lớn trong văn hóa, trong xã hội, trong xây dựng con người. Tôi say mê lao vào viết tuồng sử Việt, tôi nghiên cứu những nhân vật Nguyễn Huệ, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Toản, Hồ Huân Nghiệp, công chúa An Tư… và thấy tự hào mình có một kho báu dành cho sân khấu. Tôi viết và dựng với anh em, cho thêm vũ đạo hát bội vào, cho thêm các điệu lý, các bài vọng cổ, bản vắn của cải lương vào… Lãnh đạo duyệt, chịu liền. Mà khán giả cũng chịu luôn. Tôi như hồi sinh. Tuồng cổ phát triển lên từ đó”.



    NSND Thanh Tòng trong vở Bức ngôn đồ Đại ViệtẢNH: H.K



    Quả thật, tuồng cổ đã làm nên những tên tuổi sáng chói một thời như Vũ Linh, Tài Linh, Ngọc Huyền, Thanh Thanh Tâm, Thanh Hằng, Vân Hà, Chí Linh, Thoại Mỹ… và sau này còn có cả Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân, Vũ Luân… Và khi những ngôi sao này bước sang cải lương truyền thống vẫn biểu diễn rất tốt, khán giả say mê ái mộ. Vậy thì công lao của Thanh Tòng đâu có nhỏ.
    Nhưng sự đời đâu đơn giản. Khi Thanh Tòng được phong tặng danh hiệu NSƯT người ta đã xì xầm là cải lương tuồng cổ của ông lai căng, sao lại ưu ái ông như thế. Ông tức quá, gửi băng đĩa lên Sở VHTT, lên Trung tâm nghiên cứu cải lương của TP.HCM, nhờ xem giùm tuồng cổ với hồ quảng có giống nhau hay không. Ông đã Việt hóa gần hết, kể cả các giai điệu hồ quảng ông cũng cho nó biến tấu gần với cổ nhạc Việt Nam. Thực sự, có thể xem đó là một “nhánh mới” của cải lương cũng được. Vì bản thân hai chữ “cải lương” đã chứa đựng sự cải cách và dung nạp phong phú rồi. Nhưng lúc đó người ta đâu có nghĩ vậy, và “án oan” vẫn treo trên đầu Thanh Tòng, khiến ông dù nhận danh hiệu NSƯT nhưng vẫn buồn hiu, day dứt.
    Trong lúc đó, tài năng ông vẫn nở rộ với cải lương truyền thống. Ông nói: “Thời tôi diễn cho đoàn 284 là tôi vui lắm, vì có những vai rất tâm đắc. Vai cậu Tân (trong vở Tô Ánh Nguyệt), vai Chu Phác Viên (vở Lôi Vũ), vai Võ Minh Thành (vởĐời cô Lựu). Từ tuồng cổ bước sang tuồng xã hội là một thử thách, tôi lại thích thử thách như thế”. Quả thật khán giả đã khen ngợi Thanh Tòng trong hàng loạt vai xã hội này, không thấy đâu dấu vết của một nghệ sĩ quen với vũ đạo, múa may. Thanh Tòng biết tiết chế trong diễn xuất. Ông chinh phục ngay cả những khán giả khó tính của cải lương truyền thống.
    Sau này, vài năm trước khi ông được phong danh hiệu NSND, thì gặp lại nhau tôi đã hỏi: “Anh hết buồn vì người ta định kiến chưa?”. Ông cười rất tươi: “Hết rồi. Em có viết bài về anh, lý giải giùm luôn cho tuồng cổ, chắc người ta cũng hiểu rồi. Một đời anh vậy là mãn nguyện”.
    Nhưng rồi ông lại nhăn mặt: “Vẫn còn chỗ chưa mãn nguyện nè. Giờ cái chân bị thấp khớp nặng quá, hết lên sân khấu diễn được rồi. Buồn lắm. Nhớ sân khấu quá đi”. Tôi lắc đầu: “Anh đừng có ráng nghen. Nguy hiểm lắm. Thôi, hát không được thì ngồi làm giám khảo, chỉ dạy cho lớp trẻ được bao nhiêu cũng là quý”. Thanh Tòng cười: “Ừ, thôi chấp nhận!”.
    Và bây giờ thì ông đã chấp nhận xa sân khấu vĩnh viễn. Chỉ chia vui với ông vì cái án oan kia đã không còn nữa, để ông ra đi với sự mãn nguyện thực sự.
    Hoàng Kim
    Theo Thanh Niên
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (23-09-2016), Dương Thanh Ngọc (24-09-2016), huongle (23-09-2016), linhhueforever (27-09-2016), romeo (24-09-2016)

Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL