1. MEM
    Avatar của MEM
    TƯ GIA THAYDAT!
    TẬP HỢP BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO...
    hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ của NGUYENPHUC với THAYDAT, UTHOTVINHHANH và anh em đam mê đàn hát cổ nhạc.


    MC LC
    BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO
    1. [Audio] NAM AI LỚP MÁI, 15 câu, Ba Tu kìm, Văn Môn guitar
    2. [Audio] ĐẢO NGŨ CUNG, 12 câu, chú Út Vĩnh Hanh đàn
    3. [Bài đàn] NAM AI LỚP 1, 8 câu dây đào, viết cho đàn ghi ta phím lõm
    4. [Audio] PHỤNG HOÀNG dây kép, 12 câu, Văn Hải độc tấu
    5. [Bài đàn] PHỤNG HOÀNG (CẢI LƯƠNG) 12 câu nhịp tư lơi, tám thúc, trường canh trung điệu (viết cho đàn guitar phím lõm)
    6. [Audio] PHỤNG HOÀNG CẢI LƯƠNG, Nửa Đời Hương Phấn - Hà Triều, Hoa Phượng - Út Bạch Lan, Thành Được, Ngọc Nuôi - Dàn nhạc: Cơ Bá Vĩ
    7. [Audio] NAM AI, Lớp 1 (8 câu), Chú Út Vĩnh Hanh (độc tấu guitar phím lõm)
    8. [Audio] MẠNH LỆ QUÂN, trong Lá Trầu Xanh, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    9. [Audio] PHỤNG HOÀNG, 10 câu, Như Loài Hoa Ấy, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    10. [Audio] NAM AI,8 câu, Nhớ Bình Dương, Ngọc Điệp Hát, nhạc beat
    11. [Audio] NAM AI, 8 câu, Quê Hương Nỗi Nhớ, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    12. [Audio] LÝ CON SÁO, Nặng Tình Mảnh Đất An Sơn, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    13. [Audio] PHỤNG HOÀNG,12 câu, Bông Súng Đồng Quê, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    14. [Audio] PHỤNG HOÀNG (LỒNG TRONG CÂU VỌNG CỔ), Như Loài Hoa Ấy, Trần Thị Thu Vân hát, dàn nhạc unknown
    15. [Audio] NGỰA Ô NAM, Bông Lục Bình, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    16. [Audio] VƯƠNG PHỊ MỴ Ê, vọng cổ, Thanh Thanh Hiền hát, dàn nhạc unknown
    17. [Audio] NAM AI LỚP 1, 8 câu dây đào, uthotvinhhanh độc tấu guitar.
    18. [Audio] PHỤNG HOÀNG cải lương, 12 câu dây đào, vô LIU
    19. [Audio] PHỤNG HOÀNG sân khấu, 12 câu dây đào, vô LIU
    20. [Bài đàn] VĂN THIÊN TƯỜNG, lớp dựng & xế xảng, 9 câu, nhịp 8 thúc (viết cho đàn kìm dây hò tư)
    21. [Audio] LỚP XẾ XẢNG. (Tuồng Tuyệt Tình Ca)
    22. [Audio] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, Hòa tấu, guitar tranh kìm
    23. [Audio] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, Thu Vân ca
    24. [Bài đàn] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, bản đàn kìm
    25. [Bài đàn] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, bản đàn guitar
    26. [Audio] PHƯỚC CHÂU, Phương Quang ca
    27. [Audio] NAM AI LỚP 2, 8 câu (từ 9 đến 16), Ba Tu độc tấu đờn kìm
    28. [Bài đàn] NAM AI (LỚP 2), ký âm chữ đờn dây hò tư cho đờn kìm
    29. [Bài đàn] TÂY THI VẮN (LỚP 1), 9 câu, viết cho đàn guitar phím lõm
    30. [Audio] VỌNG CỔ, câu 456, Ba Tu đờn kìm; Kiều My ca
    31. [Bài đàn] LÝ GIAO DUYÊN (lòng bản căn bản)
    32. [Audio] LÝ GIAO DUYÊN, hòa tấu
    33. [Audio] LÝ GIAO DUYÊN, Lệ Thủy ca (trích tuồng Tô Ánh Nguyệt)
    34. [Bài đàn] LÝ GIAO DUYÊN ký âm cho đàn kìm dây hò tư
    35. [Audio] TRƯỜNG TƯƠNG TƯ, Kim Thanh ca, Ba Tu Văn Giỏi Út Tỵ đờn
    36. [Audio] LỚP DỰNG & XẾ XẢNG, Kim Thanh ca, Ba Tu Văn Giỏi Út Tỵ đờn
    37. [Audio] VĂN THIÊN TƯỜNG (LỚP BA), Kim Thanh ca
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 22 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    canhlieu1988 (07-11-2016), doanhuuhuan (09-10-2016), DOHOANG (25-04-2017), Dương Thanh Ngọc (09-10-2016), Giang Tiên (10-10-2016), huongle (10-10-2016), Lê Minh Điền (27-10-2016), linhhueforever (10-10-2016), ngocdiep1912 (09-10-2016), Nguoi Sai Gon (11-10-2016), nguyenphuc (26-11-2016), phoiphavt (14-10-2019), phonglantim13 (09-10-2016), phuongvt0938 (27-07-2018), romeo (09-10-2016), sankhaucailuong (26-09-2018), SauLucBinh (09-10-2016), Scarlet (30-07-2018), Tống Thành Tâm (27-03-2017), Thanh Hien (29-06-2018), thaydat (09-10-2016), uthotvinhhanh (08-11-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Chữ đờn sống mình hiểu rồi còn đờn bỏ nhỏ. NP nói thêm cách thể hiện này. Cảm ơn.
    Bỏ nhỏ là đờn rỉ rả, lai rai, khi gằn mạnh khi khải nhẹ, âm sắc khi lên bổng lúc xuống trầm, nắn nót từng chữ đờn như rót nước vào miệng chai, không để văng ra ngoài để rót vài tai người nghe, như mưa rả rích thúi đất người nghe mới nát ruột.
    Ngược lại đờn ào ào ham chạy chữ khoe lanh ngón, âm sắc đều nhau như khua chiêng giống trống như rải trấu, văng tùm lum không lọt vào đâu được bao nhiêu, như mưa ào ào, trôi mất hết, không thấm đất thì làm sao thấm vào lòng người nghe.
    Chú nghe clip nầy Kim Thanh ca, Ba Tu đờn (nghe cả 3 tiếng đờn), rồi nghe Văn Dần đờn ca và nhạc sĩ hót nhất hiện nay đờn ca, lắng nghe cho kỹ thì sẽ cảm nhận được điều nầy.
    Nhạc là thuộc lãnh vực tâm hồn, chỉ cảm nhận mà khó diễn tả một cách cụ thể.
    Chú nghe Thanh Tuyết ca Lớp Mái và Kim Thanh ca Lớp Mái thì thấy Thanh Tuyết ca trả bài không ra gì, Kim Thanh ca với cả tâm hồn, như tâm sự và nỗi lòng của chính mình, nên rót vào tai người nghe.
    Người đờn hay hay dỡ cũng do người ca. Ca dở làm biếng trau chuốt chữ đờn, ca hay thì đờn nắn nót như đồng cảm, đồng điệu.
    Người ta chú tâm ca mà mình lơ đãng đờn thì không phải là tài tử đồng điệu tri âm tri kỷ.
    Người ta ca tầm ruồng mà mình chú tâm đờn thì "giết ruồi mà dùng dao mỗ trâu", không xứng đáng.
    Vì đờn là ứng tác ứng tấu, người ca hay và lời ca hay thì mình hứng theo như tung hứng nên "ứng tác" ra chữ đờn hay.
    Người ca dở thì mình đờn chiếu lệ, trả nợ quỉ thần. cho có, không thèm "ứng tác" gì cả, cứ theo lòng bản mà đờn cho tròn nhịp.
    Không phải có một bản đờn hoài, mà đờn theo tâm hồn mình, nên mới nói là "ứng tác", không do sắp đặt sẵn. Giống như diễn văn "ứng khẩu" là tự trong bụng đọc ra tùy theo tình huống, không phải đọc bài soạn sẵn kiểu Cờ Lờ Mờ và Bê Tê Bóc gì gì đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (30-06-2018)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    NAM AI
    68 CÂU
    Tựa đề: Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn
    Trình bày: Kim Thanh
    Dàn đờn: Ba Tu kìm cò, Duy Kim tranh
    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP nghe clip này người kìm đờn vọng cổ cho Hồng Chi hát:
    https://www.youtube.com/watch?v=GVDKAvUHt7M
    Chữ đờn kìm như thế nào? Cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-07-2018)

  8. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP nghe clip này người kìm đờn vọng cổ cho Hồng Chi hát:
    https://www.youtube.com/watch?v=GVDKAvUHt7M
    Chữ đờn kìm như thế nào? Cảm ơn.
    Ý chú là nhận xét (phê bình) trên quan điểm đờn ca văn nghệ nghiệp dư cây nhà lá vườn phải không? Vì đây là không gian cảnh đờn ca nhậu nhẹt (có bia có mồi nhậu, có tạp âm, có nhiều tiếng nói ồn ào), không phải không gian đờn ca sa lông (đờn ca tài tử).
    Đứng trên quan điểm (cách nhìn) đờn ca nghiệp dư cây nhà là vườn để giúp vui trong buổi ăn nhậu thì tay đờn kìm nầy giỏi về chữ đờn Vọng cổ (lấy của ông Ba Tu).
    Đây không phải là một buổi đờn ca sa lông (thính phòng) tức đờn ca tài tử, thì không thể đứng trên cái nhìn của đờn ca tài tử mà phê bình.
    Quan trọng là không gian và âm thanh, cũng như bài bản trình bày để đoán biết đó là đờn ca ăn nhậu hay đờn ca tài tử.
    Bản vọng cổ không phải là bài bản tài tử. Xuất xứ nó là bản Dạ cổ hoái lang tức là một bản nhỏ, nhịp đôi (chữ đờn và lời ca âm thanh khớp nhau là bản nhỏ).
    Bản Dạ cổ hoài lang thì do ông Sáu Lầu đặt ra, nhưng bản Vọng cổ là sự đóng góp của nhiều người qua nhiều thế hệ do mở nhịp, mở lơi, mở láy con, thêm trường canh... Bản (đờn) Vọng cổ không rõ chính ai là tác giả, nhưng hoàn toàn không phải của ông Sáu Lầu. Nhiều người lầm tưởng và ngộ nhận về điều nầy. Kêu ông Sáu Lầu trưng bằng chứng bản Vọng cổ do chính ổng sáng tác lòng bản coi có không.
    Video clip trên chỉ đờn ca bài Vọng cổ nên hoàn toàn không phải là buổi đờn ca tài tử đúng nghĩa.
    Đứng trên quan điểm đờn ca sa lông (thính phòng), tức là đờn ca tài tử thì thường nhận xét, phân tích và phê bình rất nghiêm khắc.
    Thí dụ như đối với đờn ca văn nghệ tiệc tùng hay đờn cải lương thì Hoàng Vũ, Trường Giang v.v... là thần tượng của nhiều người, nhưng đứng trên quan điểm đờn ca sa lông (tài tử thính phòng) thì khác nhau rất xa.
    Đờn tài tử phải nắm vững qui luật về thang âm và âm vực cũng như cấu trúc lòng bản (về hơi điệu thì ai cũng biết rồi nên không nói lại).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (01-07-2018)

  10. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ý mình nhờ NP cho ý kiến về chữ đờn kìm á. Chữ đờn như vậy chính chữ của nhạc cụ chưa. Ngón : nhấn rung...chạy chữ ...có chỗ nào NP thấy tốt cần băt chước ? Vì mình cũng đang muốn tìm vài láy đàn vọng cổ dây hò tư hay. Nếu được NP giúp kí âm lại một khuông chạy chữ và một khuông nhấn nhá mà NP cho rằng có thể bắt chước xài được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chữ đờn kìm của Tấn Trung trong clip trên lấy từ chữ đờn của ông Ba Tu (phần lớn chứ không hoàn toàn) nên đúng là chữ đờn kìm và cũng là rơ đờn kìm Vọng cổ hiện nay (dĩ nhiên là công lực: nhấn, rung... thì không thể so với ông Ba Tu hoặc Hoàng Vũ hay Trường Giang rồi). Tuy nhiên đó là rơ đờn chạy chữ bây giờ mà chú có thể tập theo.
    Nhưng... NP chịu thua, vì đờn ca và đờn hòa nên bị tạp âm, NP không lấy ra được. NP chỉ lấy từ bản độc tấu mà thôi (như chú thướng thấy, NP lấy độc tấu của ông Ba Tu).
    Lâu nay NP cố tìm bản đờn kìm Vọng cổ đào hò tư độc tấu của ông Ba Tu để lấy cho chú, mà tìm hoài không có nên đành chịu thua. Hồi lâu lắm rồi, NP có thu cassette được bản Vọng cổ đào của ông Ba Tu độc tấu nhưng vì quá lâu nên mất rồi. Bây giờ không biết tìm đâu ra.
    Trên Net ông Ba Tu độc tấu cũng nhiều, nhưng không có bản Vọng cổ dây đào hò tư.
    Nếu chú chịu chi cho ổng thì lên Sài gòn nhờ ổng thu cho bản Vọng cổ đào (thu trong phòng thu âm của Trường Giang để có âm thanh tốt), nhớ thu vào USB dạng MP3 rồi chú post lên đây, NP sẽ lấy ký âm ra được. Tuy nhiên không có cây đờn, có nhiều đoạn chạy chữ sống cũng nghe không kịp. Vì chữ sống đờn kìm phải dùng cây đờn kìm để lấy mới chính xác thôi, lỗ tai nghe theo solfège của tân nhạc là âm thanh (nốt nhạc) chín (chết), khó mà chính xác 100%. Chữ đờn sống cổ nhạc thăng giáng cao độ không giống như bên tân nhạc.
    Trong CD Cung thương hòa điệu 1 có 3 câu Vọng cổ đào ông Ba Tu đờn kìm, nhưng là hòa tấu nhiều cây đờn nên NP cũng chịu thua.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Trên Net cũng có một số nhạc sĩ độc tấu đờn kìm dây đào hò tư, nhưng tất cả đều không đáng để chú phải tập theo, vĩ chữ đờn của họ tệ quá.
    Chỉ nên học theo chữ đờn và rơ đờn của ông Ba Tu và những học trò của ông mà thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (01-07-2018)

  14. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP nghe Bùi Lê Văn đờn dây hò tư trong clip liên tấu này https://www.youtube.com/watch?v=cdIERix0gUI Xem có khuông nào nhấn nhá và chạy chữ bắt chước được không NP?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Clip nầy có lâu lắm rồi, NP cũng đã nghe lâu rồi.
    Bùi Lê Văn đờn chữ đờn quá xưa, như thời thập niên 60. Bây giờ mà đờn như vậy thì là đi ngược thời gian.
    Đã vậy mà trường tống nhanh quá, như lúc nhịp 32 mới ra đời. NP thấy lâu rồi mà không lấy cho chú vì thấy chữ đờn không còn hợp thời nữa. Đờn vầy thì đi chơi chỉ có tụ.
    Phải chi Văn Môn mà đờn dây hò tư thế chỗ Bùi Lê Văn thì đỡ quá. Văn Môn thường đờn chung với ông Ba Tu thì ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng rơ đờn của ông Ba Tu.
    Tóm lại, cho tới hiện bây giờ, trên Net không có bản Vọng cổ đờn kìm hò tư độc tấu nào mà có thể đánh giá tốt được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình không thể lấy dây khác rồi chỉnh cho thuận tay theo hò tư được hả NP? Như dây hò nhì của Văn Môn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL