1. MEM
    Avatar của MEM
    TƯ GIA THAYDAT!
    TẬP HỢP BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO...
    hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ của NGUYENPHUC với THAYDAT, UTHOTVINHHANH và anh em đam mê đàn hát cổ nhạc.


    MC LC
    BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO
    1. [Audio] NAM AI LỚP MÁI, 15 câu, Ba Tu kìm, Văn Môn guitar
    2. [Audio] ĐẢO NGŨ CUNG, 12 câu, chú Út Vĩnh Hanh đàn
    3. [Bài đàn] NAM AI LỚP 1, 8 câu dây đào, viết cho đàn ghi ta phím lõm
    4. [Audio] PHỤNG HOÀNG dây kép, 12 câu, Văn Hải độc tấu
    5. [Bài đàn] PHỤNG HOÀNG (CẢI LƯƠNG) 12 câu nhịp tư lơi, tám thúc, trường canh trung điệu (viết cho đàn guitar phím lõm)
    6. [Audio] PHỤNG HOÀNG CẢI LƯƠNG, Nửa Đời Hương Phấn - Hà Triều, Hoa Phượng - Út Bạch Lan, Thành Được, Ngọc Nuôi - Dàn nhạc: Cơ Bá Vĩ
    7. [Audio] NAM AI, Lớp 1 (8 câu), Chú Út Vĩnh Hanh (độc tấu guitar phím lõm)
    8. [Audio] MẠNH LỆ QUÂN, trong Lá Trầu Xanh, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    9. [Audio] PHỤNG HOÀNG, 10 câu, Như Loài Hoa Ấy, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    10. [Audio] NAM AI,8 câu, Nhớ Bình Dương, Ngọc Điệp Hát, nhạc beat
    11. [Audio] NAM AI, 8 câu, Quê Hương Nỗi Nhớ, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    12. [Audio] LÝ CON SÁO, Nặng Tình Mảnh Đất An Sơn, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    13. [Audio] PHỤNG HOÀNG,12 câu, Bông Súng Đồng Quê, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    14. [Audio] PHỤNG HOÀNG (LỒNG TRONG CÂU VỌNG CỔ), Như Loài Hoa Ấy, Trần Thị Thu Vân hát, dàn nhạc unknown
    15. [Audio] NGỰA Ô NAM, Bông Lục Bình, Ngọc Điệp hát, nhạc beat
    16. [Audio] VƯƠNG PHỊ MỴ Ê, vọng cổ, Thanh Thanh Hiền hát, dàn nhạc unknown
    17. [Audio] NAM AI LỚP 1, 8 câu dây đào, uthotvinhhanh độc tấu guitar.
    18. [Audio] PHỤNG HOÀNG cải lương, 12 câu dây đào, vô LIU
    19. [Audio] PHỤNG HOÀNG sân khấu, 12 câu dây đào, vô LIU
    20. [Bài đàn] VĂN THIÊN TƯỜNG, lớp dựng & xế xảng, 9 câu, nhịp 8 thúc (viết cho đàn kìm dây hò tư)
    21. [Audio] LỚP XẾ XẢNG. (Tuồng Tuyệt Tình Ca)
    22. [Audio] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, Hòa tấu, guitar tranh kìm
    23. [Audio] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, Thu Vân ca
    24. [Bài đàn] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, bản đàn kìm
    25. [Bài đàn] TƯƠNG TƯ DẠ KHÚC, bản đàn guitar
    26. [Audio] PHƯỚC CHÂU, Phương Quang ca
    27. [Audio] NAM AI LỚP 2, 8 câu (từ 9 đến 16), Ba Tu độc tấu đờn kìm
    28. [Bài đàn] NAM AI (LỚP 2), ký âm chữ đờn dây hò tư cho đờn kìm
    29. [Bài đàn] TÂY THI VẮN (LỚP 1), 9 câu, viết cho đàn guitar phím lõm
    30. [Audio] VỌNG CỔ, câu 456, Ba Tu đờn kìm; Kiều My ca
    31. [Bài đàn] LÝ GIAO DUYÊN (lòng bản căn bản)
    32. [Audio] LÝ GIAO DUYÊN, hòa tấu
    33. [Audio] LÝ GIAO DUYÊN, Lệ Thủy ca (trích tuồng Tô Ánh Nguyệt)
    34. [Bài đàn] LÝ GIAO DUYÊN ký âm cho đàn kìm dây hò tư
    35. [Audio] TRƯỜNG TƯƠNG TƯ, Kim Thanh ca, Ba Tu Văn Giỏi Út Tỵ đờn
    36. [Audio] LỚP DỰNG & XẾ XẢNG, Kim Thanh ca, Ba Tu Văn Giỏi Út Tỵ đờn
    37. [Audio] VĂN THIÊN TƯỜNG (LỚP BA), Kim Thanh ca
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 22 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    canhlieu1988 (07-11-2016), doanhuuhuan (09-10-2016), DOHOANG (25-04-2017), Dương Thanh Ngọc (09-10-2016), Giang Tiên (10-10-2016), huongle (10-10-2016), Lê Minh Điền (27-10-2016), linhhueforever (10-10-2016), ngocdiep1912 (09-10-2016), Nguoi Sai Gon (11-10-2016), nguyenphuc (26-11-2016), phoiphavt (14-10-2019), phonglantim13 (09-10-2016), phuongvt0938 (27-07-2018), romeo (09-10-2016), sankhaucailuong (26-09-2018), SauLucBinh (09-10-2016), Scarlet (30-07-2018), Tống Thành Tâm (27-03-2017), Thanh Hien (29-06-2018), thaydat (09-10-2016), uthotvinhhanh (08-11-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bây giờ hình như người ta chơi gấp đôi 25 câu.
    Bất cứ ai nói Sương Chiều 25 câu đều là dốt đặc cán mai về cổ nhạc, giống y như Văn Giỏi nói dây hò nhì là dây xề và Vũ Linh nói dây hò 5 là dây xề đào.
    Họ hoàn toàn không hiểu biết gì về trường canh hoãn điệu, thấy mở trường tống ra gấp đôi rồi họ nhân lên gấp đôi, do đó mới nói 25 câu. Nhịp chân trái họ cũng nhịp chân phải. Họ đếm số nhịp chân phải thấy nhiều gấp đôi nên nói số câu gấp đôi.
    Cùng một lý lẽ, Văn Giỏi nói bài đờn Vọng cổ hiện nay là Vọng cổ nhịp 64, thậm chí còn nói nhịp 128. Ông Ba Tu cũng đờn Vọng cổ với trường tống y như Văn Giỏi mà ổng vẫn nói Vọng cổ nhịp 32, chớ đâu ăn nói tào lao như Văn Giỏi và những người theo đuôi Văn Giỏi như vậy.
    Thiệt là pótay.com cho các người mơ thành NSƯT và NSND mà trình độ không có.

    Bản đờn trên là "bản đờn", không phải lòng bản.
    Muốn thành "bài đờn", phải thêm chữ đờn nữa,
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (26-07-2018)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP giúp thêm chữ đờn nữa đi. Cảm ơn. Nhân đây NP giải thích thêm thuật ngữ trường canhtrường tống?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (26-07-2018)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Trường canh mà người ta thường gọi không chính xác là nhịp.
    Thí dụ bản vọng cổ nhịp 32 tức là mỗi câu của bản vọng cổ có 32 nhịp, chính xác hơn là có 32 trường canh.
    Trường canh là độ dài ngắn của câu. Một câu vọng cổ có 32 trường canh (32 nhịp) thì bất di bất dịch độ dài vẫn là 32 nhịp, chứ không phải như Văn Giỏi nói nhịp 64 nhịp 108 tào lao gì gì đó.
    Trường tống là độ nhanh chậm của trường canh.
    Thí dụ thập niên 1960 bản vọng cổ cũng nhịp 32 (32 trường canh), nhưng người ta đờn với trường tống nhanh hơn hiện nay.
    Ngày nay bản vọng cổ cũng vẫn 32 nhịp (32 trường canh), nhưng người ta đờn với trường tống chậm hơn hồi thập niên 1960.
    Ông Ba Tu đờn trường tống chậm hơn nhạc sĩ hot nhất hiện nay. Chơi tài tử nên đờn trường tống chậm hơn chơi cải lương.
    Xưa nay chỉ có ông Sáu Tửng là đờn trường tống đều nhất. Hầu hết đều đờn "rút ruột", ông Ba Tu cũng không ngoại lệ.
    Ông Sáu Tửng đờn thu dĩa chỉ một lần là chính xác, những người khác đờn thu dĩa phải thu đi thu lại mấy lần vì trường tống không đều (rút ruột), không đúng số vòng quay dĩa hát.
    Bản Sương Chiều ngày xưa đờn với trường tống nhanh hơn bản Sương Chiều hiện nay, mà số trường canh (số nhịp) vẫn y như vậy, không phải tăng gấp đôi số câu như mấy ông nội nhạc sĩ tự xưng mà dốt nhạc lý.
    Ông Mười mới nói ngày hôm kia là bây giờ mấy tay đờn cỡ như Văn Môn v.v... gõ song lang nhiều bản trật lất.
    Hôm nay NP lướt Net nghe thử một số clip đờn Sương Chiều, hầu hết đều đờn Sương Chiều theo kiểu sai, chỉ có 2 người là đờn theo kiểu đúng. Có một người gõ song lang bản Tú Anh thiệt là tầm bậy hết sức.
    Nói tóm lại:
    Trường canh là trường độ của câu.
    Trường tống là trường độ của trường canh.
    Cái trường tống nầy ít người biết, không tin chú thử hỏi vài "nhạc sĩ" coi trường tống là gì, họ sẽ ngớ ra và không biết.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Scarlet (30-07-2018), thaydat (26-07-2018)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Vì trường tống chơi chậm cho nên bản đờn Sương chiều của Nhạc sư Trọng khanh buộc mình phải đờn giãn chữ đờn ra để trường tống chậm như cách chơi bây giờ thì rõ ràng trường tống của NS Trọng Khanh ít chữ đờn ! Vậy nên giống như NP nói ít cây vịn nên đi khó(nhịp khó giữ).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (26-07-2018), Scarlet (30-07-2018)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Vì trường tống chơi chậm cho nên bản đờn Sương chiều của Nhạc sư Trọng khanh buộc mình phải đờn giãn chữ đờn ra để trường tống chậm như cách chơi bây giờ thì rõ ràng trường tống của NS Trọng Khanh ít chữ đờn ! Vậy nên giống như NP nói ít cây vịn nên đi khó(nhịp khó giữ).
    Thì từ lòng bản, NS Trọng Khanh chỉ viết ra thành bản đờn để chi tiết hóa lòng bản có phân nhịp chân trái chân phải thôi.
    Muốn thành bài đờn trình tấu thì phải thêm "hoa lá cành" nữa.
    Để hôm nào NP rảnh, sẽ làm cho chú.
    Chuyện nầy cũng dễ thôi, chỉ có cái là lúc nầy hơi bị bận tí và cũng hơi làm biếng chút... hihihihihi...
    Nói chứ để ít bữa... hihi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Scarlet (30-07-2018), thaydat (26-07-2018)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hic... viết mới được phân nữa, bận việc để đó hơi lâu, tới chừng coi lại thì đâu mất tiêu... hic... mất công toi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (27-07-2018)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP giúp thêm chữ đờn nữa đi. Cảm ơn.
    Hihi... dễ thôi, có ngay đây:

    SƯƠNG CHIỀU

    (chữ đờn kìm - trường canh hoãn điệu)
    (nhưng mà muốn đờn guitar thì theo đây cũng được luôn)


    1. o Xán u liu (CNG) cồng cồng cng xán xán xứ cồng xề cồng liu (U)

    2. Cồng xán u cồng xán u u xán xán xứ u xán u liu (CNG) líu líu phán công líu công xê xang líu xừ xế xư xừ xư xê (CNG)
    3. Líu xàng xê líu phán cng líu xàng xê cống xàng cống líu (XÊ) tồn cống líu xê cống xê xán cng liu xề xán cồng xề cồng liu (U)
    4. "Xạng xê cống xê cống líu cống xạng xê cống xê cống líu (XÊ) líu cống líu xê cống xê xán cng liu xề xán cồng xề cồng liu (U)"
    5. Cồng liu u cồng u cồng cồng liu (U) xứ xứ xứ xứ xứ xứ xán u xán u liu cồng xề cồng liu (U)
    6. . Cồng liu u cồng u cồng cồng liu (U) xứ xứ xứ xứ xứ xứ xán u xán u liu cồng xề cồng liu (U)
    7. Cồng liu u cồng u, u u u u (U), ... xán u liu công, công công công (CÔNG)
    8. Líu phán công líu công xê xang xế xừ xế xư xừ xư xê (CNG)"líu líu phán công líu công xê xang xế xừ xế xư xừ xư xê (CNG)"
    9. Líu phán cống xê cống líu líu công líu xê cống xê xư (X), cồng liu u cồng u xứ xứ xán u xán u liu (CNG)
    10. Liu xàng xề cồng xề cồng liu u "xứ xán cồng xề cồng liu (U)"
    11. Líu phán công xang xự xê x ... xang xừ xang (XÊ) cống xê xàng xê cống líu phán cống líu xê cống xự xê (X),
    12. Cồng liu u cồng u líu phán công líu công xê (XANG) xê xừ xê xang xừ xư xê cng "phán liu xàng xê líu phán (CNG)"
    13. Cng xê xàn xê cống líu líu cống líu xê cống xê xán (CNG) liu xàng xề cồng xề cồng liu u. (-)

    Ghi chú: Nếu (bây giờ) người ta chơi dứt nội thì đờn câu 13 như sau:
    13. Líu phán công líu xàng xê cng líu xàng xê cống xê cống líu (XÊ) tồn cống líu xê cống xê xán cng liu xàng xề cồng xề cồng liu (U).

    SƯƠNG CHIỀU
    13 câu (dứt ngoại)
    Hòa tấu
    Dàn nhạc:
    Phú Cường (kìm)
    Trường Giang (guitar)
    Hoàng Vũ (tranh)
    Thanh Hồng (gáo)


    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Scarlet (30-07-2018), thaydat (28-07-2018)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Một vài chữ đờn phan đi với công dùng công nhấn lên luôn được không NP? Đờn vậy nghe hay hay!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Một vài chữ đờn phan đi với công dùng công nhấn lên luôn được không NP? Đờn vậy nghe hay hay!
    Thì hầu hết là đờn kìm đờn chữ sống, tức là mượn chữ nhấn lên.
    Đờn chữ sống nghe ra hơi đờn kìm hơn.
    Đờn chữ chin nghe như đờn sến.
    Ông Ba Tu "chuyên gia" đờn chữ sống.
    Bởi vậy ổng mới thành danh cầm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  19. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (28-07-2018)

  20. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Đờn kìm âm thanh nghe hay là nhờ "nhấn nhá".
    Mà nhần nhá chính là đờn chữ sống, tức là mượn chữ thấp hơn để nhấn lên cao bằng chữ đờn mình muốn, rồi trả lại (để lấy ngón tay ra bấm chỗ khác) nên nghe âm thanh rất linh hoạt (không chết một chỗ như đờn sến, đờn tỳ). Thí dụ khi đờn cống thì ta dùng chữ đờn xê nhấn lên, khi đờn xế thì ta dùng chữ xan nhấn lên, khi đờn liu thì ta dùng chữ phan nhấn lên, khi đờn xản thì ta dùng chữ xự nhấn lên (nghe âm xử), vân vân và vân vân... Do âm nhấn rồi trả lại nên gọi là chữ đờn sống, vì nó uyển chuyển chứ không phải chết một chỗ như chữ đờn sến.
    Bởi vậy người ta nói học đờn kìm là phải học nhấn cho ra chữ là vậy. Nhờ nhấn mà chúng ta có khả năng thẩm âm, lỗ tai chúng ta nghe được âm thanh nhấn ra coi đúng cao độ mong muốn hay chưa. Nếu nhấn chưa đúng thì gọi là đờn ngọng. Nhiều người đờn kìm ngọng líu lo, hoặc đờn lép như Hoàng Vũ hay Phú Cường chẳng hạn. Hoàng Vũ sở trường guitar mà đờn guitar cũng bị lép nhiều, huống chi là đờn kìm.
    Người không có trình độ thì không nhận ra những khuyết điểm của mấy tay đờn trẻ thuộc thế hệ học trò của Ba Tu.
    Người nào nghe lời phê bình để trau dồi thêm, khắc phục những khuyết điểm là cầu tiến.
    Người nào nghe lời phê bình mà tự ái nổi nóng là không biết phục thiện.
    Khổng tử nói: "Người nào phê bình ta là thầy ta. Người nào tâng bốc ta là hại ta".
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  21. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (29-07-2018)

ANH EM CHANNEL