1. MEM
    Avatar của MEM
    Hồi lúc nhỏ chưa biết thông tin, nghe 2 nghệ danh ÚT TRÀ ÔN - ÚT BẠCH LAN cứ tưởng một cặp trời sinh (chắc có lẽ do tên 2 nghệ sĩ cùng có 3 chữ, bắt đầu bằng chữ ÚT, lại hát quá đỗi hay lại thường đóng cặp).

    Sau này mới biết, ông lớn hơn bà 16 tuổi, bà gọi ông bằng cậu lận!

    Nhưng trong nghệ thuật thì không có tuổi. Đối với tôi, 2 nghệ sĩ này đúng là trời sinh một cặp. Một người giọng đồng trầm ấm, âm vang, một người thì sầu não, mượt mà cứ như nỉ non rót mật vào lòng.

    Xét về lĩnh vực ca, 2 ông bà được coi là danh ca kiệt xuất và được tôn vinh hàng “vọng cổ ngũ bá” (gồm có NSND Út Trà Ôn, cố NS Hữu Phước, cô ba Kim Anh, NS Thanh Hương và NSUT Út Bạch Lan).

    Ông Út Trà Ôn Út chỉ với hai chiêu Sầu vương biên ải, Tôn Tẩn giả điên đã khuynh đảo anh tài thiên hạ; công luận nể phục, đồng nghiệp công nhận xuất chúng nên lên ngôi từ dạo ấy. Chất giọng đồng rặt thuộc loại quý hiếm; âm vực rộng, đạt độ du dương uyển chuyển nhờ bề dày tôi luyện. Bộ nhịp chắc nịch như đúc khuôn nên mặc tình thao túng khung nhạc mà không sợ rớt nhịp (lời nhà giáo, nhà nghiên cứu nghệ thuật cải lương Hồ Quang).

    Về bà Út Bạch Lan, NSND Ngọc Giàu nhận định: “Sở hữu làn hơi quý hiếm được xem là giọng vàng sầu não mượt mà, chị Út bền bỉ cùng tuổi thọ được xem là thập cổ lai hi mà đến nay vẫn còn nhiều biệt danh dành cho chị như : Vương nữ Sương Chiều, đệ nhất đào thương, Bức trường thành vọng cổ và sầu nữ. Theo tôi thì bài “Sương chiều” chưa hẳn là bảo bối mà chị Út còn ca hay những Phụng Hoàng, Kim Tiền bản, Duyên kỳ ngộ với lối ca chồng hơi rất đặc biệt. Riêng vọng cổ, chị Út là người đàu tiên đưa tiếng khóc nghẹn ngào, nức nở vào lồng câu. Làn hơi của một nữ danh ca tuổi 80 vẫn còn trẻ như cô gái 18. Bộ nhịp của chị Út so với cô ba Kim Anh, cự ly cách biệt không nhiều. Chính nhờ giọng ca bi, cộng hưởng đường nét diễn xuất nhuần nhuyễn công phu, chị Út là nghệ sĩ cải lương thu đĩa đạt kỷ lục nhiều nhất từ xưa đến nay.”

    Hai danh ca có thu nhiều đĩa đơn/ song ca riêng, nhưng kết hợp với nhau không quá nhiều, hôm nay, trong sự tiếc thương vô hạn, Cải lương Số xin cả nhà cùng nghe lại giọng ca tuyệt vời của bà qua 3 tuyệt phẩm kết hợp cùng ông vua vọng cổ Út Trà Ôn: Về đi em (Viễn Châu), Gánh chè khuya (Thu An), Vắt sữa nai nuôi mẹ (Kiên Giang) như nén hương trầm tiễn đưa bà về miền cực lạc!


    https://www.youtube.com/watch?v=qJ1MFHwZxI8

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Nguoi Sai Gon (07-11-2016), nguyenphuc (06-11-2016), romeo (10-11-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM
    Ông Út Trà Ôn có bộ nhịp chắc nịch như đúc khuôn nên mặc tình thao túng khung nhạc mà không sợ rớt nhịp (lời nhà giáo, nhà nghiên cứu nghệ thuật cải lương Hồ Quang).
    Theo giai thoại trong làng cổ nhạc cải lương thì lúc Út Trà Ôn hát ở đoàn Thủ Đô do nhạc sĩ Năm Vĩnh đờn kìm chính (nhạc trưởng). Út Trà Ôn cũng từng tuyên bố là không ai đờn làm cho ông rớt nhịp được. Với cương vị thầy đờn, nhạc sĩ Năm Vinh bị chạm tự ái nghề nghiệp nhưng vì chung một đoàn hát lại là kép chánh và trưởng dàn nhạc là hai linh hồn của đoàn nên Năm Vĩnh cố dằn. Út Trà Ôn không chỉ tuyên bố một lần mà là nhiều lần nên Năm Vĩnh dằn không được nữa, và trong một buổi diễn trên sân khấu, Năm Vĩnh đã cho Út Trà Ôn "biết thế nào là lễ độ", Út Trà Ôn bị rớt nhịp trong khi ca vọng cổ.
    Lần đó Út Trà Ôn rất buồn và cay đắng nói: "Năm Vĩnh muốn cho ai sống thì sống, muốn cho ai chết thì người đó phải chết".
    Và Năm Vĩnh cũng hối hận vì tự ái nghề nghiệp mà làm cho đệ nhất danh ca Út Trà Ôn bị mất mặt.
    Hai ông đều đã ra người thiên cổ hết rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (06-11-2016), Nguoi Sai Gon (07-11-2016), romeo (10-11-2016), SauLucBinh (06-11-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Cuộc “đấu” giữa danh cầm Năm Vĩnh và danh ca Út Trà Ôn đã đi vào huyền thoại sân khấu cải lương.

    Vì tự ái nghề nghiệp

    Nhạc sĩ Năm Vĩnh tên thật là Võ Hữu Vĩnh là "ngũ cầm" trong danh cầm miền Nam, ông đã để lại cho đời bao giai thoại với cây đờn kìm cùng dây hò năm. Nhạc sĩ Thái An, con trai ông Năm Vĩnh rất tự hào vì đến nay chưa có ai đờn kìm bằng tay trái thần sầu như cha anh. Đầu quân ở đoàn Thanh Minh Thanh Nga, Năm Vĩnh được ký giao kèo 40.000 đồng, là mức lương cao nhất trên sân khấu thời đó. Nhạc sĩ Thái An cho biết lúc về đoàn Thủ Đô, ông lại ký giao kèo mức lương ngang bằng kép chánh Út Trà Ôn, chưa từng có tiền lệ vì lương thầy đờn thường thấp hơn lương kép chánh.

    Theo soạn giả Nhâm Hùng, đương thời ông “vua” vọng cổ Út Trà Ôn từng nói: “Dù ca giỏi, chắc nhịp đến đâu, khi gặp Năm Vĩnh cầm đàn, ông muốn cho ai sống là sống, ông muốn cho ai chết là chết. Mà thực ra ông chưa cho ai chết cả...”. Phải nhắc lại cuộc “đấu” xưa giữa hai bậc kỳ tài mới hiểu hết ẩn ý câu nói của đệ nhứt danh ca. Số là lúc đó cả hai đầu quân cho gánh Thủ Đô, Út Trà Ôn tự tin vào giọng ca trời phú, lại vững nhịp, nên ông nói ông ca “chấp đờn”. Năm Vĩnh nghe vậy vừa buồn vừa giận. Thế rồi, đêm đó khi Út Trà Ôn lên sân khấu biểu diễn thì Năm Vĩnh đã trổ ngón nghề. Út Trà Ôn toát mồ hôi, cố giữ nhịp khi Năm Vĩnh tung ra những chiêu độc, ngón bí hiểm, khiến khán thính giả lặng im phăng phắc mà đâu biết đấy là “long tranh hổ đấu”. Giới âm nhạc nhận ra, thích thú lẫn ngạc nhiên trước cuộc tranh tài hiếm có này. Kết quả Út Trà Ôn ca rớt, Năm Vĩnh chỉ thắng được một phần tư nhịp song lang dứt câu.

    Đêm ấy cả hai thao thức. Út Trà Ôn buồn vì được tôn là “vua” lại rớt nhịp trước mặt bao người. Năm Vĩnh hối hận vì giây phút nóng tính đã tạo tình huống khó xử cho bạn. Thế là không từ mà biệt, Năm Vĩnh âm thầm khăn gói bỏ đi. Khi hai người đôi ngả, Út Trà Ôn nhận ra rằng lúc ông cất tiếng ca không có tiếng đờn của Năm Vĩnh thì giọng ca như bị kìm lại, như lạc điệu. Còn Năm Vĩnh cũng nhận ra rằng tiếng đờn của ông mà không hòa với giọng ca Út Trà Ôn thì trở nên thiếu uy lực. Vì thế khi lập gánh Thống Nhứt, Út Trà Ôn đã tìm mời Năm Vĩnh. Và Năm Vĩnh đã gật đầu, cách đối xử của bậc tài danh đã tạo nên một huyền thoại đẹp trong giới cầm ca.

    Cả hai ông đã để lại bài vọng cổ Thái sư Văn Trọng huyền thoại. Bài này chỉ có chất giọng trời phú của Út Trà Ôn mới “trị” được. Nhưng Út Trà Ôn ca bản này phải có Năm Vĩnh đờn dây hò năm mới đưa bài ca lên tuyệt đỉnh. Ngược lại, Năm Vĩnh đờn bản này phải là Út Trà Ôn ca mới đưa cung đờn lên bậc thượng thừa.

    Bài viết của Phương Hiệp
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (06-11-2016), Nguoi Sai Gon (07-11-2016), romeo (10-11-2016), SauLucBinh (07-11-2016)

  7. SauLucBinh
    Avatar của SauLucBinh
    Đọc bài của NP mà Sáu thấy thích thú thật! (nói hơi quá, y như phinh zị á )
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to SauLucBinh For This Useful Post:

    MEM (07-11-2016), Nguoi Sai Gon (07-11-2016), nguyenphuc (07-11-2016), romeo (10-11-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi SauLucBinh
    Đọc bài của NP mà Sáu thấy thích thú thật! (nói hơi quá, y như phinh zị á )
    Hihi... không phải bài do NP "sáng tác" (người xưa gọi là đặt tuồng bụng), mà là góp nhặt những giai thoại trong giới đờn ca tài tử cải lương do các tiền bối kể lại hoặc sưu tầm trên mạng, đem về đây để các anh chị cùng đọc hầu có khái niệm thêm về đờn ca tài tử và cải lương.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (07-11-2016), Nguoi Sai Gon (07-11-2016), romeo (10-11-2016), SauLucBinh (07-11-2016)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Đọc nghe ly kỳ quá NP ui!
    Anh em nào nhớ 2 danh ca này có hát chung bài hát lẻ nào thì chia sẻ giúp nhé.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Nguoi Sai Gon (08-11-2016), romeo (10-11-2016)

ANH EM CHANNEL