Trang 4/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Loại hình sân khấu cải lương hình thành và phát triển đến nay ngót 100 năm. Dù cột mốc 100 năm ở thời điểm hiện tại là một nốt trầm. Nhưng MEM tin, như qui luật của cuộc sống, mọi loại hình nghệ thuật sẽ có lúc thăng lúc trầm.

    Topic tập hợp những bài viết chuyên, không chuyên từ các các phương tiện truyền thông về 100 năm sân khấu cải lương, các chương trình kỷ niệm và cả những cảm nhận của khán giả để người mộ điệu cải lương hiểu hơn về loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này.

    MỤC LỤC BÀI VIẾT TRONG TOPIC:
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 8 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (28-03-2018), DOHOANG (28-03-2018), Duongtonhu (28-03-2018), Dương Thanh Ngọc (28-03-2018), Lê Minh Điền (28-03-2018), Nguoi Sai Gon (28-03-2018), Nguyễn Ngọc Điệp (02-04-2018), yeuhainuhoang (19-04-2018)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    MEM 28.4 nhé!
    Mà Hoàng thông tin được bao nhiêu vé để anh em sốt sắng đăng ký.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), DOHOANG (19-04-2018), Dương Thanh Ngọc (19-04-2018), linhhueforever (20-04-2018)

  5. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Cứ đăng ký thoải mái đi, Nhà hát Bến Thành tới 1.000 ghế. Hi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), Dương Thanh Ngọc (19-04-2018), linhhueforever (20-04-2018)

  7. huongle
    Avatar của huongle
    Nắng ơi chị 1 vé ngày 28/4.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to huongle For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), DOHOANG (19-04-2018), Dương Thanh Ngọc (19-04-2018), linhhueforever (20-04-2018)

  9. Hoàng Hải Minh
    Avatar của Hoàng Hải Minh
    Em đăng ký ko đi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to Hoàng Hải Minh For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), Dương Thanh Ngọc (19-04-2018), linhhueforever (20-04-2018)

  11. Thanh Quang
    Avatar của Thanh Quang
    Nguyên văn bởi Hoàng Hải Minh
    Em đăng ký ko đi
    Em rảnh lắm nha Em.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Quang For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), Dương Thanh Ngọc (19-04-2018), linhhueforever (20-04-2018), MEM (19-04-2018)

  13. yeuhainuhoang
    Avatar của yeuhainuhoang
    E đk 2 vé anh Hoàng ơi ! 28/4 nha a.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to yeuhainuhoang For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), DOHOANG (20-04-2018), Dương Thanh Ngọc (19-04-2018), linhhueforever (20-04-2018), MEM (19-04-2018)

  15. nttruc
    Avatar của nttruc
    Cho em ve 1/5 nha Nang oi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 5 Users Say Thank You to nttruc For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), DOHOANG (20-04-2018), Dương Thanh Ngọc (19-04-2018), linhhueforever (20-04-2018), MEM (19-04-2018)

  17. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Sáng nay DH đã gặp anh Đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên và nhận vé mời từ anh : 20 vé đêm T7 ngày 28/0410 vé đêm T3 ngày 01/05/2018. Anh em vào đăng ký đi xem nhé.

    -Giờ diễn : 20h.
    -Địa điểm : Nhà hát Bến Thành, đường Mạc Đĩnh Chi, Q1, TPHCM

    Trên vé mời không có ghi số ghế, nên anh em vào ngồi tự do nhé.

    DANH SÁCH ĐĂNG KÝ XEM vở diễn THẦY BA ĐỢI

    I. Đêm 28/04/2018 tại NH Bến Thành, Q1

    01.Thanh Quang
    02.Nguyễn Hoàng Tuấn
    03.DOHOANG
    04.Linhhueforever
    05.Ngọc Bích.
    06.Chị Thanh Hà (bạn anh Cả).
    07.Bầu MEM
    08.Thanh Đào.
    09.Chị Hương Lê.
    10.Minh Phan.
    11.Phong Ba Đình.
    12.YHNH
    13.YHNH
    14 + 15. Vc Anh Kiệt Nguyễn.
    16 + 20. Minh Ý.

    II. Đêm 01/05/2018 tại NH Bến Thành, Q1

    01.Romeo.
    02.Thanh Trúc.
    03.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    caophihung (20-04-2018), linhhueforever (20-04-2018), MEM (20-04-2018)

  19. MEM
    Avatar của MEM
    Tự hào “viên ngọc” cải lương 100 tuổi: Cải lương không bao giờ chết

    LTS: Nhân bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam tròn 100 năm hình thành và phát triển, Báo Người Lao Động khởi đăng loạt bài nhìn lại để thấy điều gì đã làm nên sức sống của bộ môn nghệ thuật độc đáo này

    Cải lương vẫn tiếp tục sinh tồn như chính bản chất của loại hình, vừa có tính chọn lọc để dung nạp cái mới vừa thích nghi với hoàn cảnh.
    Nghệ thuật dĩ nhiên là mang lại giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ; cải lương là một bộ môn nghệ thuật, hẳn là không nằm ngoài các giá trị mà nó cống hiến cho cộng đồng. Ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, cải lương một mặt mang tinh thần yêu nước và ý thức chống ngoại xâm giành lại độc lập.

    Phong cách riêng làm nên dấu ấn
    Trước tiên, phải nói cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ.

    NSND Bạch Tuyết với những vai diễn để đời Ảnh: THANH HIỆP

    Giải thích chữ "cải lương" theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.

    NSND Bạch Tuyết luôn dìu dắt thế hệ nghệ sĩ trẻ tiếp bước trên con đường giữ độ sáng cho viên ngọc cải lương 100 tuổi Ảnh: THANH HIỆP

    Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: Tuy có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916 hoặc là 1918 nhưng kể từ ngày 16-11-1918, khi tuồng "Gia Long tẩu quốc" được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân vừa cải cách... nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ...

    Nói đến dấu ấn của cải lương thời vàng son, chính phong cách của mỗi đoàn, mỗi ông bầu, bà bầu gánh hát muốn gầy dựng cho thương hiệu của mình đã làm nên sự đa dạng, phong phú cho đời sống sân khấu cải lương. Ví dụ trước 1975, có Đoàn Cải lương Hoa Sen của nghệ sĩ Bảy Cao diễn những vở có yếu tố điện ảnh, có những kỹ thuật hiện đại nhất thời bấy giờ. Nên cải lương là hiện đại nhất, có thể tiếp nhận tất cả các loại hình nghệ thuật khác, làm giàu thêm cho sự lấp lánh của cải lương.Từ trái tim nghệ sĩNghệ thuật nói chung, cải lương nói riêng luôn là sự phản chiếu đời sống xã hội, tâm trạng con người.

    NSND Năm Châu, thầy của tôi, từng nói, chỉ có điều, chất lượng phản ảnh có đến được với công chúng, có đánh thức thực tế, có góp phần thanh lọc tâm hồn khán giả hay không đó là điều những người làm nghệ thuật cải lương cần suy nghĩ. Tôi đi theo kim chỉ nam của thầy, từ cách dạy, cách suy gẫm cho vai diễn đến cách tiếp cận khán giả, theo quan sát của thầy Năm Châu, Phùng Há, tất cả mọi thứ đều xuất phát từ trái tim người nghệ sĩ biết đau nỗi đau của nhân thế. Cải lương, vì vậy, sản sinh nhiều con người vận hành nghệ thuật bằng lương tri, không xem nghề hát là chốn để mưu cầu danh lợi, biết đau nỗi đau thời cuộc. Và chính vì thế, biết bao thế hệ nghệ sĩ 100 năm qua đã góp phần làm nên kỳ tích trên mặt trận tư tưởng, dùng ngòi bút và sự tỏa sáng trên sàn diễn để đồng cảm cùng người xem, tạo nên sức mạnh phi thường: hướng đến tinh thần yêu nước của nhân dân.

    Trăn trở lớn nhấtTôi cho rằng cải lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu đi cùng dân tộc, sống cùng dân tộc, vui buồn cùng dân tộc. Do đó, cải lương không bao giờ chết mà chỉ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội. Cải lương hiện nay vẫn tiếp tục sinh tồn như chính bản chất của loại hình, vừa có tính chọn lọc để dung nạp cái mới vừa thích nghi với hoàn cảnh. Bản thân cải lương cũng đang chiếm ngự một vị thế đĩnh đạc trên các kênh giải trí, các nền tảng thiết bị công nghệ.Với người nghệ sĩ, nỗi trăn trở lớn nhất, duy nhất là tác phẩm. Chúng tôi không có thói quen ngồi than thở, trách móc mà chú tâm đi tìm nguồn cảm hứng từ những kịch bản sân khấu, nếu ít ỏi, khan hiếm thì đi tìm trong kịch bản văn học trong tác phẩm văn học, cổ điển lẫn đương đại.Nếu còn lại điều gì để lo lắng, mất ngủ chính là làm sao để những thành quả sáng tạo trên được tiếp thị và trao tận tay khán giả một cách đàng hoàng, văn minh và trọn vẹn nhất. Ấy là một nhà hát biểu diễn nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp, là không gian nghệ thuật mà thật sự đến giờ vẫn chỉ là… trong mơ!Cách tân là một nhân tố, một phẩm chất của nghệ thuật, nó lại là ngọn nguồn mang tính bản chất hình thành của cải lương. Theo tôi, những mẫu nhân vật như Nguyệt (trong "Tô Ánh Nguyệt"), Lựu (trong "Đời cô Lựu") đều phảng phất tinh thần của "phụ nữ mới", của hơi hướng Tự lực văn đoàn, của sự du nhập văn học cổ điển Pháp trong tiến trình hoàn thiện chữ quốc ngữ, hiện đại nền quốc văn Việt Nam. Tính chất ấy đến nay vẫn tiếp tục rất cần cho sân khấu cải lương, không chỉ trong nghệ thuật ca diễn mà còn trong kịch bản, dàn dựng, âm nhạc…

    Đồng hành cùng sức sống dân tộc
    Đi qua 100 năm, cải lương luôn đồng hành cùng sức sống dân tộc, là "vũ khí" cùng góp tiếng nói phản kháng các cuộc áp bức, đô hộ; là tiếng lòng khao khát hòa bình, độc lập, thể hiện tình yêu non nước của nhân dân Việt Nam; đồng thời kêu gọi đoàn kết, giữ gìn, bảo vệ, phát huy nét đẹp ngàn đời của văn hóa dân tộc. Tất cả đã tạo nên giá trị nền tảng của bộ môn nghệ thuật cải lương mà những nghệ sĩ tiền bối đi trước như: nhạc sĩ Nguyễn Quang Đại, Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền, nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Năm Nghĩa, Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Ba Vân, Tám Vân, Thành Tôn, Kiên Giang, Hà Triều, Hoa Phượng, Viễn Châu, Chi Lăng… và rất nhiều nghệ sĩ, đạo diễn, soạn giả, danh cầm tài hoa đã mài giũa thành viên ngọc quý mang tên cải lương.
    NSND Bạch Tuyết

    Kỳ tới: Biến nhạc cụ Tây thành guitar cải lương
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (12-10-2018)

  21. MEM
    Avatar của MEM
    Tự hào "viên ngọc" cải lương 100 tuổi: Biến nhạc cụ Tây thành guitar cải lương

    Sự có mặt của cây đàn guitar phím lõm trong dàn nhạc cải lương cho thấy bản lĩnh, óc sáng tạo và tài năng của các thế hệ nghệ sĩ trong việc tiếp thụ, chuyển hóa cái của người thành của mình thật là tuyệt vời, đầy tự hào và đáng trân trọng

    Đàn guitar phím lõm còn gọi là lục huyền cầm, guitar móc phím, guitar cổ nhạc, guitar vọng cổ, guitar cải lương, guitar Việt Nam..., chưa một cây đàn nào lại mang nhiều tên đến vậy. Và trong lịch sử các loại nhạc khí Việt Nam, cây đàn này có liên quan đến loại hình nghệ thuật vọng cổ và cải lương.

    Nhạc sĩ Kiều Tấn và cây đàn guitar phím lõm. (Ảnh do nhạc sĩ cung cấp)

    Nhạc khí truyền thống khó sánh bằng
    Từ lúc guitar phím lõm hình thành năm 1936, bước đường để mang tên "guitar vọng cổ" luôn gắn liền với âm nhạc tài tử qua những bài vọng cổ (nhịp 8 và 16): "Văng vẳng tiếng chuông chùa", "Khóc mồ bạn", "Sao hôm lốm đốm điểm thưa rồi", "Thức trót canh gà", "Đêm khuya trông chồng", "Tình mẫu tử", "Tôn Tẫn giả điên"… được thể hiện bởi các danh ca: Tư Sạng, Tư Bé, Hai Đá, Năm Nghĩa, Tám Thưa, Út Trà Ôn…, phổ biến trên các mặt dĩa: Pathé, Béka, Odéon, Asia và được các danh cầm tiên phong thời bấy giờ: Chín Hòa, Ba Cậy, Armand Thiều, Văn Huệ, Mười Út, Bảy Hàm, Ba Xây... chắp cánh chữ đàn với các hệ thống dây: Xề bóp, Sài Gòn, Rạch Giá, Tứ nguyệt.

    Khi bản vọng cổ phát triển lên nhịp 32 (năm 1941) và guitar phím lõm cũng kịp định hình với hệ thống dây "lai" (vào năm 1948), cũng như phát kiến thêm dây "ngân giang" (1958) và "bán ngân giang" sau đó (1969), đã cho thấy sức sống của đàn guitar phím lõm luôn song hành với bản vọng cổ và cũng vì vậy nó được mệnh danh là "guitar vọng cổ". Tạo dấu ấn lớn nhất phải kể đến đệ nhất danh cầm Văn Vĩ.

    Nếu như trước đây dàn nhạc tài tử về cơ bản bao gồm 3 loại nhạc khí chính: kìm - tranh - cò thì khi có bản vọng cổ gia nhập vào kho tàng nhạc mục tài tử, với đa dạng nội dung và nhiều cung bậc tình cảm của bản nhạc này, các loại nhạc khí truyền thống khác khó có thể chuyển tải sánh bằng đàn guitar phím lõm.

    Bởi ưu thế vượt trội của cây đàn mới mẻ này là có âm vực rộng hơn 3 quãng 8 (hệ thống 4 dây), đặc biệt là có thể mở rộng xuống các âm khu trầm (hệ thống 5 dây, có thể đến 4 quãng 8), điều mà không nhạc khí truyền thống nào có được.Ưu thế nữa là nhờ có phím gắn theo hệ âm bình quân nên sự chuyền ngón, chạy chữ nhạc rất lưu loát, mượt mà. Vì vậy, guitar phím lõm là nhạc khí duy nhất có khả năng đảm nhận vai trò xen kẽ trong từng 3 công năng trên, tùy thuộc sự ngẫu hứng của người nhạc sĩ.

    Mãi đến những năm thập niên 1980, nhất là từ khi Viện Nghiên cứu âm nhạc tại TP HCM tổ chức "Nhạc hội danh cầm", trong đó mặc nhiên xem guitar phím lõm là một trong những nhạc khí truyền thống và được đưa vào chương trình giảng dạy lớp thể nghiệm Đại học Âm nhạc dân tộc, cây đàn này mới dần dà đường hoàng bước vào hàng ngũ của dàn nhạc tài tử Nam Bộ. Từ đó, guitar phím lõm càng phát huy những ưu thế như đã nói trên.

    Cây guitar phím lõm không thể thiếu trong sinh hoạt đờn ca tài tử Nam Bộ. Ảnh: MINH HOÀNG
    Đắc dụng trong dàn nhạc cải lương
    Kể từ khi guitar phím lõm mắc theo hệ thống dây "lai" = Lìu - Xàng - Hò - Xê - Líu tức D-G-d-a-d", cây đàn này cũng chính thức gia nhập vào dàn nhạc cải lương và đã trở nên đắc dụng trong xử lý các tình huống bài bản, âm nhạc của sân khấu.

    Đầu tiên, với ưu thế vốn đã vượt trội các nhạc cụ truyền thống về cung phím bình quân, âm sắc, tầm âm và kỹ thuật biểu diễn, trên hệ thống dây "lai" lại có thể giúp người đàn chuyển trở một cách dễ dàng và thuận lợi các loại hò, diễn tấu tốt ở mọi loại bài bản. Đây là công trình tìm tòi, sáng tạo hết sức đáng ghi nhận của các nhạc sĩ sân khấu cải lương thời bấy giờ, điều mà các loại dây trước đó trên guitar phím lõm chưa làm được.

    Các nhạc khí truyền thống khác có thể thiếu vắng trong dàn nhạc cải lương nhưng guitar phím lõm điện thì không. Cải lương không thể không có bài vọng cổ, điều này cũng đồng nghĩa với không thể thiếu vắng tiếng đàn guitar phím lõm (điện). Chính vì những lý do trên mà guitar phím lõm còn được mệnh danh là "guitar cải lương", góp phần quan trọng trong nâng tầm thể hiện cho bản vọng cổ.

    Từ một cây đàn "không chính thống" đã nghiễm nhiên trở thành cây đàn thần kỳ, chiếm vị trí chủ đạo trong dàn nhạc cải lương... Tất cả những điều này cho thấy bản lĩnh, óc sáng tạo và tài năng của các thế hệ nghệ sĩ, nhạc sĩ truyền thống người Việt trong việc tiếp thụ, chuyển hóa cái của người thành của mình thật là tuyệt vời, đầy tự hào và đáng trân trọng.

    Vươn mình trở thành cây đàn dân tộc
    Là một nhạc khí sinh sau đẻ muộn và mang định kiến với nhãn mác "ngoại lai", guitar phím lõm qua những phát kiến hệ thống dây rất thông minh và phù hợp với từng giai đoạn phát triển đã vươn mình trở nên cây đàn dân tộc để có thể diễn tả tất cả bậc ngũ cung tinh tế, chữ đàn vi diệu trong âm nhạc tài tử và cải lương.

    Nhạc sĩ Kiều Tấn
    Kỳ tới: "Hôn phối" nghệ thuật Đông - Tây
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (12-10-2018)

Trang 4/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL