Chủ đề: NSUT Vũ Linh

  1. suka
    Avatar của suka
    Tiểu Sử của ns Vũ Linh



    Vũ Linh tên thật là Võ văn Ngoan, sinh ngày 10/12/1958 tại Chợ Lớn.
    Gia đình nghèo nên việc học vấn của anh bị nhiều đứt đoạn, chậm trễ. Năm 13 tuổi anh được mẹ cho đi học ca ở trường Văn Phát. Sau đó anh chuyển qua học ca cổ với thầy Văn Vĩ.
    Năm 1972, anh rời gia đình theo đoàn hát Đồng Ấu Hoa thế hệ để đi lưu diễn ở các tỉnh.

    Sau đó anh về hát cho gánh Hoa Anh Đào Kim Chưởng. Nơi đây anh gặp nghệ sĩ Diệu Hiền và nghệ sĩ Trương Ánh Loan đã thương mến anh như con em trong nhà và tận tình chỉ dẫn anh trong nghề nghiệp.
    Anh đã từng cộng tác với những đoàn hát khác như: Khánh Hồng An Giang, Thiên Nga, Sơn Minh.
    Năm 1981, anh trở về thành phố lần đầu tiên và hát cho gánh Minh Tơ và Huỳnh Long.

    Năm 1983, anh theo hợp tác với gánh Lâm Đồng đi lưu diễn các tỉnh.
    Đến năm 1988, anh trở về thành phố lần thứ hai cộng tác với nhà hát Trần Hữu Trang 2. Đây là năm thực sự Vũ Linh bước lên đài vinh quang sau hơn 10 năm lăn lộn trong nghề. Nơi đây anh đã đưa nghệ thuật sân khấu cải lương tuồng cổ trở lại với quần chúng, bắt đầu bằng vở Xa Phu Đi Sứ. Và sau đó là một loạt những tuồng cải lương Hồ quảng nổi tiếng khác như: Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Bàng Quí Phi, Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Chiêu Quân cống Hồ. Mấy năm sau anh cũng có về cộng tác với các gánh Sông Bé 2, Sông Bé 3.

    Năm 1989, anh chiếm hạng nhì trong 10 diễn viên được ưa thích nhất trong năm.
    Năm 1990, anh lên hạng nhất trong 10 diễn viên được ưa thích nhất trong năm.
    Năm 1991, anh đoạt Huy Chương Vàng giải Trần Hữu Trang. Anh là nam nghệ sĩ duy nhất trong số 6 diễn viên đoạt giải năm đó (Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền, Tài Linh, Phương Hồng Thủy, và Thanh Hằng).
    Năm 1995, anh đoạt giải Diễn Viên Xuất Sắc. Đây là năm đầu tiên giải Trần Hữu Trang có phát thêm giải Diễn Viên Xuất Sắc. Trích đoạn anh diễn khi đi dự thi là nhân vật Nguyễn Địa Lô trong tuồng Bức Ngôn Đồ Đại Việt.
    Năm 1997, được phong xưng danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú.
    Rất nhiều tuồng hát đã đi kèm với tên tuổi của anh như Hòn Vọng Phu, Giũ Áo Bụi Đời, Bức Ngôn Đồ Đại Việt, Cô Đào Hát, Lương Sơn Bá.

    Vũ Linh đã quay trên 400 videos cải lương Hồ quảng và Xã Hội. Ngoài ra anh cũng tham gia rất nhiều trong những videos ca nhạc như Duyên Tình, Tình Đời . Anh cũng tham gia diễn xuất trong 2 cuốn phim truyện, Cô Bé Mộng Mơ và Búp Bê Kỳ Quái.

    Vũ Linh đã diễn chung với nhiều nữ nghệ sĩ trên sân khấu cũng như trong videos như: Phương Hồng Thủy, Tài Linh, Thanh thanh Tâm, Ngọc Huyền, Thoại Mỹ, Thanh Hằng, Thanh Ngân, Hương Lan, Phượng Mai.

    Vũ Linh sinh ra trong gia đình có sáu anh chị em. Anh là người con thứ tư nên những người thân thuộc, anh em trong nhà gọi anh là Anh Năm. Hai người em của anh cũng trong giới nghệ sĩ, đó là Hồng Nhung và Tiểu Linh.
    Hiện nay anh vẫn còn độc thân và sống với cô con gái tên Võ thị Hồng Loan.
    Về việc giải trí thì anh thích đi câu cá, xem phim.

    (Chú thích: Những dòng tiểu sử của nghệ sĩ Vũ Linh trên đây được chúng tôi góp nhặt từ những bài báo của tuần báo Sân khấu).
    Nguồn: vulinh.net
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to suka For This Useful Post:


  3. suka
    Avatar của suka
    1 bài viết khá hay về tuổi thơ của NSUT VL.

    Đây là một bài báo viết về "Những trang đời nghệ sĩ" được trích trong Báo TP HCM, VN.

    Trong các Nghệ Sĩ Cải Lương nổi danh có rất nhiều NS xuất thân từ những cảnh đời nghèo khổ, vất vả. Cái nghèo chưa hẳn là nghịch cảnh nghiệt ngã nếu như ta luôn tranh đấu để vươn lên. cuộc đời NSƯT Vũ Linh là một ví dụ. Từ một cậu bé nghèo sống trong xóm nhỏ tồi tàn bên hông Chợ Lớn ngày nào bây giờ đã trở thành một "Ngôi Sao" được đông đảo khán giả hâm mộ. Mời bạn đọc theo dõi những trang đời thơ ấu của cậu bé nghèo có cái tên rất đỗi bình dân Võ Văn Ngoan.



    CÁI VẪY TAY CHÀO ĐỜI

    Má tôi quê ở miệt thứ mười một tỉnh Kiên Giang, thời con gái bị một chứng bệnh nan y phải lên Sài Gòn chữa bệnh trong bệnh viện suốt sáu năm trời từ năm má tôi mới mười chín tuổi. Cha tôi là công nhân trong bệnh viện thấy má tôi hiền lành chịu thương chịu khó, hay giúp đỡ người, ông đã thương và ngỏ lời cưới má tôi. Rời bệnh viện má tôi về sống với cha tôi trong một căn nhà tồi tàn bên hông...Chợ Lớn. Nói là nhà thực ra là mấy tấm ván ép cũ che nắng che mưa tạm bợ. Bốn anh em tôi đã sinh ra trong ngôi nhà nhỏ xíu ấy chưa đầy tám thước vuông. Mùa nắng thì còn đỡ, mùa mưa cả xóm ngập nước, cái mùi xình thum thủm bốc lên váng cả óc. Cán nhà ba má tôi nhỏ xíu cứ chao nghiêng trong làn nước đen ngòm ấy. Người chị Hai và anh Ba tôi đã mất ngay khi vừa mới chào đời, đến khi má tôi sanh anh Tư, da trắng như bông bưởi, ba má tôi mừng lắm, đặt tên là Tây. Ba năm sau tôi cất tiếng khóc chào đời. Mỗi khi nhớ tới cái ngày "vượt cạn" sinh tôi, má hay cốc lên đầu tôi nói như rủa mà mắt thì lấp lánh niềm vui:

    -Cái thằng trời đánh đẻ nó "trần ai khoai củ". Người ta đẻ xuôi ra cái đầu trước, cùng lắm thì đẻ ngược ra cái chân, còn thằng này thì đẻ ngang, ra cái "tay" chào đời trước, làm má sợ muốn đứng tim.

    Không biết có phải cái "vẫy tay" chào đời...định mệnh đó không mà sao này tôi đã theo nghề hát? Dĩ nhiên tôi chỉ nói đùa cho vui thôi thực ra trong suốt những năm thơ ấu, tôi chưa từng mơ ước mình sẽ trở thành nghệ sĩ cải lương. Ngay cả mẹ tôi, người hết mực yêu thương tôi cũng không hề có ý định hướng tôi theo nghề hát.

    TỨ KHOÁI CỦA CẬU BÉ NHƯ

    Tên cúng cơm ba má đặt cho tôi là Võ Văn Ngoan nhưng ở nhà gọi tôi là Như. Khi má tôi sanh Tiểu Linh thì gia đình tôi lúc ấy đỡ khó khăn hơn. Tiểu Linh hồi còn bé xíu bị ban khỉ gầy ốm trơ xương. Có lần nó chỉ nằm thở thoi thóp nấc cụt, ba má tôi tưởng nó không qua được đã gở tấm ván của trường sửa soạn đóng hòm. Không ngờ gặp thầy gặp thuốc nó đã qua được và bụ bẫm hơn những đứa trẻ khác.

    Nhà không có chị gái, má tôi lại bận buôn bán ngoài chợ, Hồng Nhung thì còn nhỏ quá nên tôi và anh Tây phải đảm đương công chuyện nhà nào là nấu cơm, giặt đồ rồi quét nhà...Anh Tây có số sướng hơn tôi nên công chuyện nhà cứ đẩy hết cho tôi. Nghĩ lại tôi không ngờ hồi nhỏ tôi cũng giỏi giang ra trò. Tôi quét nhà gọn ơ, nấu cơm ngon hết biết. Mà có cần tái "chế biến" gì đâu, quanh năm suốt tháng nhà tôi chỉ ăn có mấy món rau luộc chấm chao hoặc là nước mắm kho quẹt. Bữa nào buôn bán đắt hàng má tôi mua thịt cá tươi đến bữa ăn nhìn mâm cơm thịnh soạn, chúng tôi đứa nào cũng như đèn xe hơi. Tuổi ăn, tuổi lớn như tằm ăn rỗi, loáng chút mâm cơm đã sạch nhẵn, tôi mới để ý má tôi nào có ăn gì, miếng gì ngon bà luôn nhường cho các con.

    Nguồn: angelfire.com
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to suka For This Useful Post:


  5. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG

    Vũ Linh - Thanh Thanh Tâm




    Vũ Linh - Phương Hồng Thủy trong Cô Đào Hát




    Vũ Linh - Thanh Tham Tâm
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  7. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG

    NSƯT Vũ Linh trong phòng thu








    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  9. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG





    Vũ Linh - Vũ Luân




    NSƯT Vũ Linh - NSƯT Lệ Thủy trong Đắc Kỷ Trụ Vương
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  11. suka
    Avatar của suka


    Nghệ sĩ Vũ Linh hát tân nhạc
    (Zing) - Album siêu hot này sẽ do Đại Nam Production, trung tâm đang rất nổi tiếng trong giới hâm mộ cải lương, phát hành.


    Đại Nam Production vừa phát hành 4 DVD cải lương mới, hay và đặc sắc nhất hiện nay: Nước Mắt Giai Nhân, Cửu Tuyền Lai Sinh, Triệu Phi Loạn Yên Bang, Lưỡng Quốc Thâm Tình.

    Trong 4 DVD cải lương trên, nghệ sĩ Vũ Linh là nhân vật chính hợp diễn cùng các nghệ sĩ Hồ Quảng tài danh khác như Thanh Tòng, Ngọc Đáng cùng các nghệ sĩ trẻ đẹp như Cẩm Thu, Lâm Tuyền, Mỹ Hằng, Phượng Hằng , Quỳnh Hương, Quế Trân, Thanh Uyên, Thoại Miêu, Thoại Mỹ, Trinh Trinh, Thy Trang, Tú Sương, Vân Hà…

    Và sau những album cải lương được đầu tư công phu, trung tâm này đã phát hành DVD ca nhạc đầu tiên của mình.

    Chương trình DVD ca nhạc có tên là Hành Trình Về Miền Tây, đây là một album ca sĩ – tác giả. Người hát toàn bộ album là nghệ sỹ Vũ Linh, còn người nhạc sĩ được chọn lọc để giới thiệu chính là nhạc sĩ Thanh Sơn, một nhạc sĩ và dòng nhạc gắn liền với sông nước miền nam thân yêu.



    Nhạc sĩ Thanh Sơn, tên thật là Lê Văn Thiện, sinh năm 1938 tại Sóc Trăng. Nhắc đến ông người ta nghĩ tới những ca khúc nổi tiếng về chủ đề Học Sinh và Quê Hương, như: Nỗi Buồn Hoa Phượng, Lưu Bút Ngày Xanh hay Gợi Nhớ Quê Hương…

    Sau bao nhiêu năm ấp ủ và gần 1 năm chuẩn bị, nghệ sĩ Vũ Linh đã thực hiện được chương trình ca nhạc Hành Trình Về Miền Tây này.

    Trong 17 bài được nghệ sĩ Vũ Linh thực hiện trong album, nhạc sĩ Thanh Sơn đã triền miên viết từ năm này qua năm kia 15 bài tặng riêng cho từng vùng đất của miền Tây bắt đầu từ Long An cho đến tận mũi Cà Mau, nghệ sĩ Vũ Linh đã xin nhạc sĩ Thanh Sơn viết thêm cho anh 2 bài vinh danh vùng đất Kiên Giang và Long Xuyên, quê hương của mình.

    Tuy được sanh trưởng ở Sài Gòn, nghệ sĩ Vũ Linh luôn nhớ đến quê Cha đất Mẹ ở Kiên Giang, miền Tây Nam Việt Nam. Là nghệ sĩ thành danh ở lĩnh vực cải lương mà nơi ra đời là Mỹ Tho, anh luôn ghi lòng khán giả miền Tây đã tạo nên tên tuổi một Vũ Linh trong suốt 35 năm qua, hiện tại và những năm nối tiếp.

    Qua album DVD Ca Nhạc Hành Trình Về Miền Tây với 17 bài nhạc và lời của nhạc sĩ Thanh Sơn, nghệ sĩ Vũ Linh xin được gởi lời tạ ơn miền đất đã cưu mang đấng sinh thành của anh, tạ ơn Cha Mẹ đã sinh trưởng và dạy dỗ anh được thành người, và xin được cảm ơn người dân miền Tây đã đồng hành với anh trong vai trò khán giả - những tâm hồn mộc mạc, chất phác, hiền lành và bao la như ruộng lúa, sông nước miền Tây.



    Nhạc sĩ Thanh Sơn và nghệ sĩ Vũ Linh sẽ đưa chúng ta cuộc du hành qua lời ca tiếng đàn vào 16 địa danh miền Tây. Bắt đầu từ bến xe Long An, đến Mỹ Tho, xuống Gò Công, qua Long Xuyên, Cần Thơ, vào tận Sóc Trăng, Bạc Liêu, nghe bài Dạ Cổ Hoài Lang bất hủ của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và kết thúc khi đến cuối cùng của bản đồ Việt Nam, Cà Mau.

    Mỗi bài nhạc có các người đẹp miền Tây phụ diễn cũng anh Vũ Linh. Anh Vũ Linh không mời những người mẫu hay vũ công, mà anh mời những cô gái của từng vùng, vậy mà hay đó. Các cô mang nét chân phương của người miền Tây, từng nụ cười, từng cử chỉ thật hiền, thật dễ thương, cũng với anh Vũ Linh, các cô đã làm sống động từng lời nhạc của nhạc sĩ Thanh Sơn, khiến mỗi văn từ đi vào lòng người nghe - buồn vui xen lẫn bồi hồi của nhân vật, mà chắc trong lòng mỗi người dân xa xứ luôn hoài cảm về cố hương.

    Theo lời của ông Phạm Lân, Giám Đốc Đại Nam Production: “Mục đích của Đại Nam production là sản xuất những chương trình có chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật cao, và cũng để góp phần nhỏ vào việc duy trì một nghệ thuật đặc sắc của người Việt.

    Chúng tôi không chủ định kinh doanh làm lời, mặc dù kinh phí làm một bản DVD khá cao. Chúng tôi chỉ mong thu hồi vốn và dùng đó để đầu tư vào sản xuất những DVD khác trong tương lai. Xin quý vị cùng các trung tâm băng đĩa ủng hộ bằng cách mua bản gốc từ chúng tôi để chúng tôi có thể kinh doanh vào những sản phẩm văn hóa có giá trị khác”.

    LÊ QUANG THANH TÂM
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to suka For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL