1. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    (NLĐO) – Gia đình nghệ sĩ Hề Sa cho biết ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 0 giờ 30 phút ngày 25-12-2020 tại nhà riêng, hưởng thọ 80 tuổi.


    Nghệ sĩ Hề Sa

    Nghệ sĩ Hề Sa tên thật là Lê Văn Sa, sinh năm 1941 tại Long Bình - Thủ Đức (nay là quận 9, TP HCM). Ông được xem là nghệ sĩ hài có giọng ca theo trường phái vọng cổ hài của nghệ sĩ Văn Hường. Ông chuyên mang lại tiếng cười cho khán giả qua những vai hài và bài vọng cổ hài trên sân khấu cải lương.
    Chị Ngân – con gái của nghệ sĩ Hề Sa, cho biết: "Ba tôi nhập viện cách đây 2 tuần do tràn dịch phổi, suy tim, thận nặng. Ông vừa bị thêm chứng xuất huyết bao tử. Dù đã được các bác sĩ của Bệnh viện Nguyễn Trãi tận tình cứu chữa nhưng ba tôi đã ra đi vì quá kiệt sức".
    Là nghệ sĩ sớm phát hiện mình có năng khiếu ca hát, Hề Sa từng tâm sự ông theo nghề hát từ lúc 15 tuổi. Ông đặc biệt yêu thích cách ca vọng cổ hài của nghệ sĩ Văn Hường, bởi "nghe radio rồi hát nhẩm theo nên lậm". Ông quyết học theo phong cách thần tượng và tự nhận nghệ sĩ Văn Hường là sư phụ.

    Nghệ sĩ Hề Sa và soạn giả - NSND Viễn Châu

    Năm 16 tuổi, ông trốn nhà theo gánh hát, mong ước sớm được bước lên sân khấu biểu diễn. Hai năm sau, khán giả đã bắt đầu biết đến Hề Sa trên sân khấu đầu tiên là đoàn "Tiếng vang Thủ Đô". Sau đó, ông chuyển về đoàn "Thủ Đô 1" và may mắn được một lần thế vai "quái kiệt" Bảy Xê, diễn chung sân khấu với "Hoàng đế dĩa nhựa" Tấn Tài và nữ nghệ sĩ Trương Ánh Loan. Đó là sự kiện "vô tiền khoáng hậu", khi mà một kép trẻ mới về đoàn đã được tin tưởng giao thế vai một nghệ sĩ cây đa cây đề như "quái kiệt" Bảy Xê.
    Sau đó, Hề Sa về đoàn "Trăng Mùa Thu", rồi Kim Chung, diễn cùng với Tấn Tài, Lệ Thủy…, được ông bầu Kim Chung cử sang Pháp biểu diễn cùng đoàn, tạo tiếng vang khi được khán giả kiều bào yêu thích.

    Nghệ sĩ Hề Sa trong vai người lính già vui tính

    Năm 1968, Hề Sa xuất hiện trên nhiều ấn phẩm của hãng dĩa Tứ Hải, được khán giả yêu thích với các bài vọng cổ hài do soạn giả Viễn Châu sáng tác: "Trời sanh trâu, sanh cỏ", "Tôi đi làm rể", "Hề Sa đi Pháp", "Hề Sa cầu hôn", "Lệnh xé xác, lệnh xé túi"... Trong đó, thịnh hành nhất là dĩa "Khi người say biết yêu".
    Theo phân tích của các nhà chuyên môn, Hề Sa thừa hưởng cách ca của Văn Hường nhưng ông làm mới trong cách thể hiện bài vọng cổ và biết cách diễn xuất, để mỗi vai tuồng của mình có nhiều sáng tạo khiến khán giả thích thú.
    Theo nguyện vọng của gia đình, tang lễ của nghệ sĩ Hề Sa được tổ chức tại chùa Thiên Phước (TL745, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương). Lễ tẩn liệm lúc 11 giờ ngày 25-12. Lễ động quan lúc 11 giờ ngày 27-12, sau đó an táng tại Nghĩa Trang Bình Dương.

    Là thế hệ đàn em của nghệ sĩ Văn Hường với lối ca vọng cổ nhả chữ điệu nghệ, độc đáo, chất giọng ự ự rất duyên, nghệ sĩ hài Hề Sa đã khẳng định vị trí đặc biệt trong làng ca vọng cổ hài trong hai thập niên 1960 - 1970.
    Trên làn sóng Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM, ông được công chúng yêu thích một thời với các bài vọng cổ hài duyên dáng như: "Lính già vui tính", "Tiểu đoàn 307", "Anh Ba Hưng", "Pháp sư giải nghệ", "Vụ mùa bội thu", "Trăng tháng tám", "Thần tài giũ sổ", "Tứ đổ tường", "Năm người vợ"...

    Bài và ảnh: Thanh Hiệp

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    MEM (25-12-2020)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Nếu trong lĩnh vực vọng cổ hài, chú Văn Hường được báo giới phong là đệ nhất thì chú Hề Sa được gọi là đệ nhị!

    Đối với riêng mình, chú coi Văn Hường là sư phụ của mình.

    Cũng như Văn Hường, ông có những bài vọng cổ ruột, tạo nên tên tuổi để đời như: Lính già vui tính; Khi người say biết yêu; Tứ đổ tường; Tôi yêu vợ tôi;... Và trong số những bài hát vui thời trước, bài ca cổ Lịnh xé xác, Lịnh xé túi là bài vọng cổ hài châm biếm độc nhất qua giọng ca của ông được thu dĩa, đủ sức “so cựa” cùng sư phụ Văn Hường trong nửa thế kỷ qua.

    Tuy không có nhiều “tài sản” để lại như “sư phụ”, song ông vẫn tự hào đã góp sức làm tỏa sáng sân khấu cải lương bằng những vai diễn tạo nên tiếng cười và những bài ca cổ châm biếm độc đáo.

    Mời cả nhà cùng nghe lại một số bài vọng cổ hài của chú Hề Sa để đưa tiễn một trong những danh hài gạo cội của làng cải lương.


    http://cailuongso.com/Album/Tieng-ha...A/ZAMADPY.html
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (25-12-2020)

ANH EM CHANNEL