1. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Khai hội Thăng Long-Hà Nội 1000 năm

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức thắp ngọn lửa thiêng mở đầu 10 ngày đại lễ

    Đúng 8 giờ ngày 1-10, trong tiết trời nắng ấm, tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng lãnh đạo TP Hà Nội đã chính thức khai mạc 10 ngày đại lễ. Sau lễ khai mạc, xung quanh khu vực hồ Gươm trở thành ngày hội văn hóa, tràn ngập sắc màu và âm thanh.


    Lễ hội áo dài trên cầu Thê Húc. Ảnh: Mạnh Duy

    Hội tụ hồn thiêng sông núi

    Từ 6 giờ, dòng người từ khắp nơi trong TP đã đổ về phía hồ Gươm. Ở khu vực sân khấu số 1 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, từ 7 giờ, từng đoàn khách mời trong nước, quốc tế và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và TP Hà Nội; đại diện các bà mẹ VN anh hùng, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân thủ đô đã có mặt. Trên khuôn mặt mọi người đều thể hiện sự hân hoan, mong ngóng thời khắc lịch sử.

    Đúng 8 giờ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi lễ thắp ngọn lửa thiêng trên đài đuốc giữa hai hàng kiêu binh và tiếng nhạc oai hùng từ đoàn quân nhạc, chính thức mở màn cho 10 ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tiếp đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội đã làm lễ dâng hương trước tượng vua Lý Thái Tổ.

    Trong 5 phút thiêng liêng diễn ra lễ dâng hương, cả khu vực diễn ra lễ khai mạc bỗng chuyển sang không khí trầm mặc, im lặng lạ thường, hồi tưởng về trí tuệ và hào khí cha ông gầy dựng một Thăng Long bản sắc, kiêu hùng đến một Hà Nội hiện đại, hào hoa trong thời khắc hồn thiêng sông núi hội tụ.

    Hồ Hoàn Kiếm, hôm nay bỗng đẹp lạ lùng và cũng rất đỗi thiêng liêng. Ông Lê Văn Thọ, ở phố Hàng Bạc, đã sống qua thời điểm đoàn quân giải phóng tiến về thủ đô năm 1954, tâm sự: “Với những người Hà Nội, đây là một thời khắc đặc biệt. Chúng tôi cảm thấy vinh dự và may mắn khi có mặt ở thời khắc này”.

    Kết nối quá khứ - tương lai

    8 giờ 15 phút, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị đọc diễn văn khai mạc nói về cuộc dời đô lịch sử của vua Lý Thái Tổ về Thăng Long và phác thảo lịch sử hào hùng, bất khuất, anh dũng và đầy hiển hách của Thăng Long – Hà Nội 1.000 năm tuổi. Diễn văn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên trong cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước, cùng chung tay xây dựng đất nước VN ngày càng giàu đẹp, văn minh. Cuộc dời đô lịch sử về châu thổ sông Hồng khẳng định xây nền độc lập, thống nhất quốc gia, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của nước Đại Việt.

    Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh truyền thống oai hùng của Thăng Long - Hà Nội luôn được tiếp nối bằng những chiến công hiển hách như Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Điện Biên Phủ trên không... Thăng Long - Hà Nội là nơi tập trung những anh hùng hào kiệt lưu danh cùng sông núi, là nơi hội tụ, hun đúc và lắng đọng các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc VN kết hợp với tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại. “Chúng ta tự hào với di sản văn hóa lâu đời, thiêng liêng và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội, với những áng văn bất hủ, mang hùng khí non sông như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập” - ông Phạm Quang Nghị nói. Sau phần lễ kết thúc, ban tổ chức đã thả 1.000 con chim bồ câu, biểu tượng cho khát vọng hòa bình của dân tộc từ mô hình trái đất.

    200 kiều bào tiêu biểu về dự đại lễ. Khoảng 200 đại biểu kiều bào từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ đã về nước tham dự đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Các đại biểu trong đoàn là những người ưu tú, đại diện cho các thế hệ kiều bào qua các thời kỳ.


    Tháp Rùa lung linh trong đêm mở màn Đại lễ Ảnh: M.Duy

    Đoàn có chương trình hoạt động phong phú trong 10 ngày đại lễ, tham gia các buổi lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Hoàng thành Thăng Long...

    Đêm hồ Gươm lung linh trong ánh sáng muôn màu của công nghệ laser và pháo hoa nghệ thuật của lễ hội ánh sáng.




    Người mẫu Hương Giang- top 20 người đẹp nhất thế giới,
    đã rất vui khi được góp mặt trong phần trình diễn áo dài. Ảnh:M.Duy

    Hồ Gươm rực rỡ với những tà áo dài ba miền Bắc - Trung - Nam trên cầu Thê Húc màu son. 1.000 bộ áo dài được trình diễn bởi hơn 200 người mẫu, hoa hậu, á hậu đã đem đến cho hàng vạn khán giả những ấn tượng sâu đậm về nét đẹp VN, văn hóa VN.


    Hồ Hoàn Kiếm "khoác" lên mình chiếc áo ánh sáng ngoạn mục đầy sắc màu.
    Ảnh: M.Duy

    Cụ rùa nổi trong ngày khai mạc đại lễ. Sáng 1-10, ngay sau lễ khai mạc đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cụ rùa Hồ Gươm đã liên tục nổi lên. Ban đầu, cụ nổi nhiều lần ở khu vực gần đền Ngọc Sơn, phía đường Đinh Tiên Hoàng, sau đó cụ bơi dọc đường Đinh Tiên Hoàng, hướng ra ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay. Hàng ngàn người dân cùng bước chân theo hướng bơi của cụ rùa.

    Y. Anh - B.Diệp
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  3. nhocnhi
    Avatar của nhocnhi
    Sáng hôm qua canh coi khai mạc Đại Lễ, thấy long trọng quá.
    Không có hình cụ Rùa nổi lên hả thầy hai?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Cụ rùa nổi đúng giờ khai mạc Đại lễ

    Ngay từ sáng sớm, các tuyến đường xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm mỗi lúc một đông. Đúng 8 giờ, du khách cùng người dân ngạc nhiên và vui mừng khi thấy cụ rùa nổi lên.



    Người dân hướng về trung tâm Hà Nội đón mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long



    Ngoài các chương trình văn nghệ còn có tiết mục thả chim bồ câu, một hình ảnh của thành phố vì hòa bình

    Cứ mỗi lần cụ rùa nổi, mọi người lại vỗ tay, hò reo vui mừng. Nhiều bậc cao tuổi ví cụ rùa nổi lên đúng ngày khai mạc đại lễ để chung vui cùng nhân dân cả nước.

    Điều đặc biệt, đến khi kết thúc khai mạc lúc 9 giờ 30 phút, cụ rùa lại nổi lần nữa và hướng về phía sân khấu chính ở vườn hoa Lý Thái Tổ.










    Đúng 8 giờ sáng, cụ rùa nổi khiến mọi người vui mừng kéo về phía đường Đinh Tiên Hoàng chứng kiến
    Tin-ảnh: X.Trung
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. The Following User Says Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  6. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Hoàng thành Thăng Long là di sản của nhân loại

    Đó là tuyên bố của bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO, tại buổi lễ khai mạc đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội


    Duyên dáng và đằm thắm trong bộ áo dài thêu hoa, Tổng Giám đốc UNESCO đã trang trọng trao bằng công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản thế giới của UNESCO cho lãnh đạo TP Hà Nội. Món quà của UNESCO vào dịp này thật sự có ý nghĩa đối với người dân VN khi thủ đô ngàn năm văn hiến đã trở thành di sản của nhân loại.

    .
    Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO, trao bằng công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản thế giới cho Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Ảnh: Mạnh Duy

    “Trái tim của chúng ta cùng hòa một nhịp, thần Kim Quy và cụ rùa cũng đang lắng nghe chúng ta”- bà Irina Bokova nói. Mang theo thông điệp của UNESCO, lần đầu tiên thăm VN lại vào đúng dịp đại lễ của kinh đô Tràng An đầy ý nghĩa, bà Irina Bokova không khỏi ngỡ ngàng và xúc động trước những gì bà chứng kiến. “Tôi cảm thấy thực sự vinh dự được đến Hà Nội vào thời điểm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng này của các bạn và còn vui sướng hơn là được trao bằng công nhận cho Hoàng thành Thăng Long vào đúng dịp này” - bà tổng giám đốc tâm sự.

    Bà thật sự ấn tượng khi được tận mắt thăm Hoàng thành cũng như chứng kiến sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hoàn hảo cho đại lễ của nước chủ nhà. “Tôi thật sự xúc động khi thấy người dân nơi đây thật sự vui mừng, đường phố được trang hoàng lộng lẫy, hàng triệu người đã theo dõi buổi truyền hình trực tiếp. Tôi nhìn thấy nơi đây lòng tự hào cũng như sự đoàn kết của người dân” - bà Irina Bokova chia sẻ tại cuộc họp báo kết thúc một ngày làm việc bận rộn.

    Theo bà, UNESCO luôn có mối quan hệ chặt chẽ với VN, chính tổ chức này đã trao cho Hà Nội danh hiệu TP vì hòa bình và cùng VN tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...

    Tổng Giám đốc UNESCO cho rằng Hoàng thành Thăng Long vừa mang ý nghĩa là di sản thế giới vừa có giá trị rất lớn về lịch sử. Đối với người VN, bên cạnh lòng tự hào được có thêm một di tích lịch sử nữa được công nhận, cần phải nâng cao và phát huy hơn nữa ý thức bảo tồn để Hoàng thành không bị mai một và các thế hệ mai sau được tiếp tục hưởng thụ vẻ đẹp của kinh đô cổ kính này. “Hoàng thành được công nhận tạo ra một sức sống mới cho đất nước của các bạn, làm tăng số khách du lịch lên rất nhiều. Tuy vậy, Hoàng thành vẫn cần được bảo tồn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trách nhiệm của phía Chính phủ và người dân”.

    Bà Bokova cho biết trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng ngày, UNESCO đã cam kết hỗ trợ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của VN. “Văn hóa là lĩnh vực quan trọng, giúp người dân tự tin và bảo vệ được sự xâm lấn của toàn cầu hóa” - bà Irina Bokova nhận xét. VN đã trở thành một thành viên của UNESCO hoạt động cực kỳ hiệu quả không chỉ trong nước mà còn có tác động lớn trong khu vực- bà Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu.

    Bích Diệp
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. trieuton
    Avatar của trieuton
    Mời bà con xem Video cụ rùa nổi lên đúng thời khắc khai mạc

    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to trieuton For This Useful Post:


  9. trieuton
    Avatar của trieuton
    Video này cho xem cận cảnh cụ rùa (không phải đại lễ)

    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to trieuton For This Useful Post:


  11. trieuton
    Avatar của trieuton
    Nhờ admin xóa video giúp vì trên đã có, do post bài trễ hơn. Cám ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to trieuton For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL