1. MEM
    Avatar của MEM
    Nghệ sĩ Minh Vương - “Ông vua” bất hạnh?

    Số của tôi bao giờ cũng được giao đóng các vai kiếm sĩ buồn man mác, có lẽ vì vậy mà cuộc đời tôi không mấy hạnh phúc trong tình yêu.


    Nghệ sĩ Minh Vương

    Cuối cùng niềm vui lớn trong đời nghệ sĩ đã đến với anh, dù có muộn màng so với những đồng nghiệp cùng trang lứa khác. Sự kiện anh có tên trong danh sách được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú đợt này đã cho thấy một sự phấn đấu không nghỉ của một nghệ sĩ biết vượt qua những “con dốc dài của số phận”.

    Từ cậu bé vớt lăng quăng đến Khôi nguyên vọng cổ

    Cuộc sống như một dòng sông nước ròng, nước lớn. Sự nghiệp sân khấu của nghệ sĩ Minh Vương (tên thật Nguyễn Văn Vưng) cũng thế, lúc thăng trầm dâu bể, lúc bình lặng êm đềm. Gia đình anh có 7 anh em, đều sinh ra và lớn lên tại Cần Giuộc – Long An. Năm 10 tuổi anh theo cha mẹ lên Sài Gòn lập nghiệp. Thú vui của cậu con trai từ miền quê yên tĩnh lên thành thị là nuôi cá lia thia. Mỗi buổi trưa đi học về, cậu thường lội bộ qua cầu chữ Y (quận 8) để vớt lăng quăng nuôi cá. Đối diện dưới chân cầu Chữ Y thời đó, có một lớp đờn ca tài tử do nghệ nhân Bảy Trạch phụ trách. Ban đầu cậu bé chẳng để ý, nhưng vì tiếng rao đờn và giọng ca của các anh chị theo học ngọt ngào, da diết, khiến cậu phải bỏ quên việc vớt lăng quăng lần tìm đến với lớp học.

    Ngày qua ngày, tự dưng niềm say mê ca bài bản cải lương và ca vọng cổ đã cuốn hút cậu. Cho đến một ngày, cậu bé Vưng mạnh dạn xin nghệ nhân Bảy Trạch làm đệ tử. Lúc này nghệ nhân Bảy Trạch đang là tay đờn kìm trứ danh của Đoàn Cải lương Kim Chung, nhận thấy cậu bé có gương mặt sáng, hơi ca khỏe khoắn nên nhận ngay vào lớp. Thời đó, cậu bé Vưng đã biết tìm mua những bài ca và nghe theo radio để học ca theo các nghệ sĩ: Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Minh Cảnh... Đến năm 1964, báo giới Sài Gòn tổ chức cuộc thi Khôi nguyên vọng cổ (4 năm tổ chức một lần). Cuộc thi này đã tạo cơ hội cho nhiều giọng ca trẻ đến gần với con đường chuyên nghiệp.

    Nguyễn Văn Vưng được thầy Bảy Trạch dẫn đi thi và không ai có thể ngờ anh đã vượt qua gần 300 thí sinh để đoạt giải nhất Khôi nguyên vọng cổ với bài ca cổ Mưa nắng miền đông. Điều kiện để đoạt giải nhất rất khắc nghiệt, đó là 10 thí sinh vào vòng chung kết nhận bản thảo vừa mới sáng tác của soạn giả Viễn Châu, rồi lần lượt dự thi. Thí sinh nào ca xuất sắc, diễn đạt được tâm hồn của tác giả đã gửi gắm vào tác phẩm sẽ nhận giải nhất.

    Sau sự kiện này, gia đình mới “tá hỏa” chuyện “cậu Hai Vưng mê sân khấu”. Cha mẹ anh rất vui mừng trước thành quả bất ngờ của con trai, còn anh được bầu Long (Đoàn Cải lương Kim Chung) mời ký giao kèo với giá 10.000 đồng và anh chính thức theo nghề hát từ đó. Ban đầu anh được đặt nghệ danh là Minh Vưng, nhưng sau đó bầu Long đã đổi thành Minh Vương với một câu nói bất hủ: “Tôi sẽ cho cậu làm vua trong nghề hát”.

    Cái giá để bước lên “ngai vàng”

    Cuộc đời cậu bé Nguyễn Văn Vưng chuyển sang một trang mới với cái tên rất ấn tượng: Minh Vương. Thời đó vì mới vào đoàn lại lỡ cỡ, “trẻ con thì không phải mà người lớn lại chưa tới” nên Minh Vương chỉ được các soạn giả viết thêm bài ca cho hát giữa tuồng. Vở đầu tiên anh bước lên sân khấu là Thượng phương bảo kiếm trên Đoàn Cải lương Kim Chung 3.

    Anh kể lại một kỷ niệm khó quên: “Ký công tra 10.000 đồng, tôi tặng ngay 5.000 đồng cho thầy tôi – nghệ nhân Bảy Trạch. 5.000 đồng còn lại tôi đưa cho cha mẹ để trang trải cuộc sống gia đình. Trên sân khấu đoàn Kim Chung, tôi được học hỏi rất nhiều, từ đoàn 3 chuyển sang đoàn 5 rồi lại về đoàn 2, tôi bắt đầu tạo được sự thu hút khi sánh vai với Mỹ Châu, Lệ Thủy trong nhiều vở diễn kiếm hiệp kỳ tình. Số của tôi bao giờ cũng được giao đóng các vai kiếm sĩ buồn man mác, có lẽ vì vậy mà cuộc đời tôi không mấy hạnh phúc trong tình yêu".

    Trên sân khấu nghệ sĩ Minh Vương đã bao lần bước lên “ngai vàng” sáng chói, giá giao kèo công tra cứ nhích dần lên khi băng đĩa, quầy bán vé của những điểm diễn treo tên anh bán đắt như tôm tươi. Cuộc "hôn nhân" đầu tiên đã mang lại cho anh tiền tài, danh vọng khi anh trả công tra cho đoàn Kim Chung, đứng ra lập gánh hát Cải lương Việt Nam – Tiếng hát Minh Vương năm 1972. “Ngai vàng” đã thực sự thuộc về anh, vì chẳng ai bì nổi một kép chánh lại kiêm luôn bầu gánh. Vở Nắng thu về ngõ trúc (tác giả Yên Lang) khai trương gánh hát của anh tại Tân Bình với hai cô đào Phượng Liên, Thanh Nga đã tạo cơn lốc người hâm mộ. Thế nhưng “cây càng cao, gió càng lay”, nhiều xì-căng-đan dính líu đến chuyện tình ái của anh thời đó đã khiến anh nhiều phen mất ăn, mất ngủ. Buồn nản, buông xuôi, mặc cho sự đời đưa đẩy là tâm trạng của một ngôi sao đang đứng trên đỉnh cao danh vọng.

    Không thể rời xa khán gi

    Sau năm 1975, gánh hát của anh sáp nhập với đoàn Sài Gòn 3 ra mắt khán giả vở Mái tóc người vợ trẻ, sau đó anh về đoàn Phước Chung, Văn Công TP rồi Nhà hát Trần Hữu Trang, đoàn 284... Mỗi chặng đường đều tạo được dấu ấn với các vai diễn để đời như: Nguyễn Trãi (vở Rạng ngọc Côn Sơn – giải A1 toàn quốc năm 1985), Minh (Tô Ánh Nguyệt), Luân (Đời cô Lựu), Thắng (Pha lê và cát bụi), Tùng (Nửa đời hương phấn), Cang (Kẻ ngoại tình – HCV Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1990)... Nhưng rồi cuộc hôn nhân tưởng êm đềm của anh đã gặp sóng gió, ở tuổi 40 anh ra tòa ly dị. Từ đó biết bao điều phiền toái bao quanh số phận đào hoa của một nghệ sĩ nổi tiếng. Có một dạo tên tuổi và hình ảnh của anh xuất hiện liên tục trên mặt báo, không phải được tôn vinh mà vì dính líu đến một cuộc tranh chấp tài sản mà anh là người được tặng bởi tình yêu.

    “Rồi tất cả những điều không hay đã trôi qua, đối với tôi đó là những trải nghiệm đáng quý của một đời nghệ sĩ. Nhiều lúc tôi đã muốn bỏ nghề nhưng vì không thể rời xa khán giả. Bên tai vẫn nghe văng vẳng tiếng đờn ca và những tràng pháo tay của khán giả. Tôi là một “ông vua” sáng rực trên sàn diễn nhưng đã có lúc bị bóng đêm bao phủ ở đời thường. Dẫu biết cuộc đời lắm lúc thăng trầm nhưng một nghệ sĩ thì không thể sống buông thả mà phải luôn giữ gìn hình ảnh đẹp của mình trong lòng công chúng. Đã có một giai đoạn những chuyện không hay của tôi làm cho các con tôi buồn, nhưng tôi vui vì tin rằng các con tôi hiểu và tha thứ cho cha của chúng. Hiện tôi vẫn sống bình dị, vẫn gắn bó với chương trình Những dấu ấn không phai mà tôi và Lệ Thủy đã sáng lập. Cuộc sống độc thân ở tuổi gần 60 của một “ông vua” nghe như chuyện đùa nhưng đó là sự thật”.

    Theo Thanh Hiệp - NLDO
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (16-12-2013)

  3. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    minh vương , minhphung 2 người đều đẹp ,trong đó có mừ ăn ké cũng đẹp lắm chứ bộ ,khakhakhakha
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to 10Cuong For This Useful Post:

    romeo (16-12-2013)

  5. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    thôi bi giờ đi show đám cưới , lúc nầy nhà giáo chê show đám c rồi ,
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to 10Cuong For This Useful Post:

    romeo (16-12-2013)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Anh 10 hồi nhỏ cũng đâu có thua đâu! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (16-12-2013)

  9. MEM
    Avatar của MEM
    “Tôi sẽ cho cậu làm vua trong nghề hát”. Đúng là mấy ông bà bầu ngày xưa có khả năng nhìn nhận và lăng xê nhiều tài năng trẻ ghê luôn á! Nhiều người mới qua 10 tuổi mà được để ý để bắt đầu lăng xê rồi. Nể phục thiệt!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (16-12-2013)

  11. Tiếng Hát Học Trò
    Avatar của Tiếng Hát Học Trò
    Trước 75, nghệ sĩ Minh Vương cũng tham gia đóng phim, đấy chính là phim Sám Hối của cố đạo diễn Thái Thúc Nha.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Tiếng Hát Học Trò For This Useful Post:

    Giang Tiên (15-12-2013), romeo (16-12-2013)

ANH EM CHANNEL