1. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Vang vọng hào khí ngàn năm


    Hôm nay, 10-10, đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội khép lại với lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình và đêm hội văn hóa nghệ thuật đặc biệt

    Lễ diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình vào sáng 10-10 có sự tham dự của 31.000 người. Đây là lễ diễu binh, diễu hành có quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại nước ta. đêm hội văn hóa nghệ thuật có đến 7.000 diễn viên và quần chúng tham gia biểu diễn.


    Thông điệp của TP anh hùng, hòa bình

    Theo kế hoạch, buổi lễ sáng 10-10 tại Quảng trường Ba Đình gồm ba phần liên tục là mít tinh, diễu binh, diễu hành và dự kiến kết thúc sau khoảng 120 phút. Lễ mít tinh bắt đầu từ 7 giờ 55 phút bằng lễ rước đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thắp lên đài lửa.
    Trong lễ chào cờ sẽ có 21 loạt đại bác rền vang. Lễ diễu binh được tiến hành với sự trình diễn của 10 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc và bảng hiệu mang dòng chữ “Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Tiếp đến là khối nghi trượng gồm xe quốc huy, xe mang ảnh Bác và khối mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc...
    Lực lượng diễu binh gồm 15 khối với sự tham gia của 12.000 người bao gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ. Lễ diễu hành gồm 17 khối, mở đầu là khối Hà Nội với xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước bằng UNESCO công nhận Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới.

    Đại diện tiêu biểu cho Hà Nội gồm 13 khối. trong đó, khối nghệ thuật biểu diễn chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (khoảng 30 phút). 1.000 em thiếu nhi sẽ kết thúc chương trình với màn trình diễn thả chim bồ câu và bong bóng bay.

    Tái hiện lịch sử và chiều sâu văn hóa dân tộc


    Đêm hội văn hóa nghệ thuật đặc biệt “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố rồng bay” được mở đầu bằng câu chuyện truyền thuyết cha Rồng - mẹ Tiên sinh ra 54 dân tộc anh em.

    Và từ đó, cả dân tộc VN cùng đoàn kết vượt qua bao sóng gió, cùng sát cánh bên nhau làm nên một Bạch Đằng giang lịch sử ba lần đánh bại quân Mông Nguyên, cùng quét sạch 29 vạn quân Thanh ngay trước cửa ngõ thủ đô... Những trận chiến lịch sử sẽ được thể hiện qua ngôn ngữ sân khấu và các màn đồng diễn với sự tham gia của hàng ngàn diễn viên.

    Hình ảnh trên sân khấu được thay đổi linh hoạt, có khi miêu tả cánh đồng lúa thanh bình, có lúc là những đợt sóng trào dâng hay không khí thiền của non thiêng Yên Tử - nơi vua Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo... Khán giả cũng sẽ được chiêm ngưỡng những màn trình diễn ánh sáng đặc biệt tái hiện kinh thành Thăng Long tráng lệ qua những hình ảnh phục dựng bằng công nghệ 3D.



    Sẵn sàng cho buổi diễu hành của ngày lễ trọng đại. Ảnh: MẠNH DUY




    Phần thứ hai của đêm hội là chương trình mang tên “Hào khí đất thiêng, tinh hoa ngàn năm văn hiến”, tái hiện hình ảnh xúc động của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Ngay sau ngày 2-9, đất nước non trẻ đối mặt với thù trong giặc ngoài nhưng với tinh thần đoàn kết và ý chí quật cường, một lần nữa dân tộc ta lại ngẩng cao đầu với khúc ca khải hoàn.

    Đây là lần đầu tiên 100 chiếc trống đồng được đưa vào sử dụng như một nhạc cụ. Âm thanh rộn rã của trống đồng sẽ khiến người xem như được trở về với cội nguồn dân tộc, với quá khứ văn hóa Đông Sơn rạng rỡ. Để từ cái nền văn hóa sâu rễ bền gốc đó, chúng ta đã làm nên những chiến công chấn động địa cầu.

    Phần ba của đêm hội được mang tên “Thời đại Hồ Chí Minh - Ngày hội non sông - Thông điệp thành phố hòa bình”. Một Hà Nội sẽ hiện lên rất thơ với tiếng leng keng tàu điện, những thiếu nữ Hà thành thướt tha trong tà áo dài.

    Hà Nội hôm nay cũng không kém phần sôi động với nhịp sống công nghiệp, với những tòa nhà chọc trời... Trải qua những khó khăn, gian khổ, người Hà Nội luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

    Chiều 9-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp các trưởng đoàn đại biểu quốc tế sang tham dự đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. “Thủ đô Hà Nội muốn là bạn của tất cả các TP, thủ đô trên thế giới vì mục tiêu chung hòa bình, hữu nghị, cùng hợp tác, phát triển và cùng có lợi” - thủ tướng nhấn mạnh.

    Công phu, tuyệt kỹ

    Đêm hội “Thăng Long - Hà Nội - Thành phố rồng bay” được dàn dựng công phu bởi những người đã sống lâu năm và dành nhiều tình cảm cho Hà Nội: Nhà văn Nguyễn Khắc Phục (kịch bản); tổng đạo diễn - nhạc sĩ Trọng Đài và 4 phó tổng đạo diễn gồm: NSND Ứng Duy Thịnh, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, nhà báo Lại Văn Sâm, TS Nguyễn Kim Xuân cùng 3 đạo diễn các chương: Văn Quang, Văn Hải và Hồng Phong. Theo nhạc sĩ Trọng Đài, hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng công nghệ cao, những kỹ xảo đặc biệt và màn hình 3D khổng lồ sẽ được sử dụng để thực hiện những chủ đề nói trên. Đặc biệt, hệ thống ánh sáng của sân khấu sẽ được thể hiện bằng những gam màu phù hợp từng thời.
    Với sự kết hợp giữa các yếu tố Đất - Trời - Không khí - Nước - Lửa - Ánh sáng, đêm hội dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 100 phút và kết thúc bằng lễ hội pháo hoa nghệ thuật.

    Lần đầu tiên giới thiệu bảo vật hoàng cung

    13 bảo vật hoàng cung làm bằng vàng khối và ngọc quý chọn ra từ hàng trăm bảo vật vương triều Nguyễn đã được giới thiệu tại triển lãm Bảo vật hoàng cung khai mạc ngày 9-10 ở Hà Nội.

    Trong đó, đáng chú ý nhất là 3 chiếc kim ấn bảo tỉ - bảo vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của vương triều Nguyễn và được chuyển giao qua những triều đại khác nhau.



    Mũ vàng triều Nguyễn. Ảnh: Tiến Dũng

    Ngoài chiếc ấn ngọc Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ, 2 chiếc ấn còn lại đều bằng vàng ròng, được đúc vào tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8 (1827). Mười bảo vật còn lại bao gồm kiếm vàng, mũ vàng, sách vàng, ấm chén vàng...
    Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử VN.

    Đây là những bảo vật vô giá không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.


    Y.Anh


    Khánh thành rạp Đại Nam


    Cung Xuân - Công trình mừng đại lễ

    Sáng 9-10, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển “Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” cho rạp Đại Nam tại số 89 phố Huế, quận Hai Bà Trưng.

    Công trình rạp Đại Nam được khởi công từ tháng 5-2009, mục tiêu xây dựng thành hệ thống rạp đa năng, với tổng mức đầu tư 96 tỉ đồng.

    Công trình có quy mô 5 tầng nổi và 2 tầng hầm, trong đó có phòng biểu diễn đa năng gồm 409 chỗ ngồi, khu dịch vụ đa năng, sảnh đón tiếp kết hợp trưng bày, triển lãm, khu kỹ thuật phụ trợ...


    Khánh thành rạp Đại Nam vào sáng 9-10. Ảnh: TTXVN


    . Trước đó, tối 8-10, UBND TP Hà Nội cũng đã khánh thành và gắn biển “công trình 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” cho nhà hát ngoài trời Cung Xuân.

    Cung Xuân được xây dựng trên diện tích hơn 7.000 m2 nằm trong khuôn viên chung của Công viên Tuổi Trẻ (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng).

    Đây là một sân khấu lớn ngoài trời có sức chứa 1.500 chỗ ngồi với thiết kế độc đáo cùng hệ thống trang, thiết bị hiện đại nhằm phục vụ việc tổ chức các sự kiện văn hóa - xã hội lớn, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Tòa nhà chính của Cung Xuân được thiết kế 2 tầng nổi và 1 tầng ngầm.

    T.Dũng - N.Quyết
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  3. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung

    Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm... lần đầu được giới thiệu tới công chúng sáng 9-10.Hoàng cung vốn bí ẩn với với người dân và bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn. Hàng trăm năm qua, không nhiều người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này. Chính vì vậy, những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung.


    Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.


    Tại lần trưng bày đầu tiên, dù số lượng bảo vật không nhiều, nhưng để đảm bảo an ninh, Bảo tàng Lịch sử đã nhập tủ trưng bày bằng kính 2 lớp dày 12 ly, đóng mở bằng mật khẩu, bục bệ bằng thép 2 lớp. Phòng trưng bày cũng được lắp camera quan sát 24/24h.






    Các vị quan khách tham quan tủ trưng bày mũ vàng của vua triều Lê, Nguyễn.




    Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19) nặng hơn 700 gam.


    Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19), nặng 660 gam, được gắn nhiều họa tiết bằng vàng


    Phía sau mũ cũng được trang trí tinh xảo.


    Ấn, kiếm vàng triều Nguyễn


    Từ trái qua phải: Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" bằng vàng ròng nặng 8,5 kg, đúc năm Minh Mạng 8 (1827); ấn ngọc "Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ" của triều Nguyễn; ấn "Quốc gia tín bảo" đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long.






    Ấn "Sắc mệnh chi bảo" gồm 2 cấp, có hình vuông, trên có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Nghĩa là: Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827).



    Kiếm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19 (bên trên) và kiếm vàng "An dân bảo kiếm" năm Khải Định (1916-1925) ở bên dưới.






    Các họa tiết chạm khắc tinh xảo trên kiếm.


    Chén ngọc, chậu vàng, sách vàng

    .




    Bộ chén ngọc khảm vàng triều Nguyễn.



    Chậu vàng của triều Nguyễn, năm Duy Tân 5 (1911), trọng lượng 1,4 kg.



    Đài vàng cẩn ngọc triều Nguyễn thế kỷ 19







    Cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1 kg

    Theo Tiến Dũng (VNExpress)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL