Chủ đề: Nam ca sĩ Giang Tử

  1. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Sinh năm 1944 tại Hải Phòng, ba mẹ anh làm thương gia có tất cả tám người con.

    Năm 12 tuổi, anh theo nhạc sĩ Y Vân học hát, bạn bè đặt tên Giang Tử làm nghệ danh. Anh kể: "Nhạc sĩ Y Vân rất thương tôi. Ông dạy và uốn nắn tôi từng chút. Kỷ niệm về ông rất nhiều, nhưng vui nhất là nghe ông nói chuyện tiếu lâm. Có lẽ vì cái chất phóng khoáng, dễ gần gũi mà sáng tác của ông rất lạc quan. Người ca sĩ đàn anh giúp đỡ tôi rất nhiều và chỉ dạy tôi tận tình đó là anh Duy Trác. Tôi mang ơn hai người này trong sự nghiệp ca hát của tôi".


    Năm 1968, ca sĩ Giang Tử nổi tiếng với ca khúc Căn nhà màu tím (sáng tác Hoài Linh) song ca với nữ ca sĩ Giáng Thu. Mỗi khi anh cất giọng: "Chiều nhìn ra đầu ngõ dâng dâng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người... Ngày nào qua đầu ngõ, ngang căn nhà màu tím biết em đang trộm nhìn", khán giả vỗ tay cổ vũ một mối tình thật đẹp trong ca khúc và cái tên Giang Tử bỗng gần gũi với số đông khán giả.

    Năm 1969 anh ký độc quyền cho Hãng dĩa Dư Âm, sau đó độc quyền cho Hãng dĩa Việt Nam, được cô Sáu Liên lăng xê song ca với nhiều nữ ca sĩ như : Hương Lan, Trang Mỹ Dung, Yến Linh, Giáng Thu... Anh luôn bảo: "Tôi đi nhiều, hiểu biết nhiều chuyện đời nên xem đó như vốn sống để hát. Đặt mình vào cái tình của người nhạc sĩ để cảm, để chia sẻ và để gieo cái đẹp cho những lứa đôi đang yêu. Mỗi ca khúc có lẽ vì thế mà quyện vào tôi như máu thịt".

    Giang Tử tham gia hầu hết các đoàn ca nhạc quốc doanh từ Huế vào đến Cà Mau từ 1975 đến 1990. Anh gắn bó lâu nhất với ba đoàn: Kịch nói Kim Cương, Hương Miền Nam, Xiếc Tuổi Trẻ. Ngoài những ca khúc gắn liền với nghệ danh Giang Tử như: Hàn Mặc Tử, Yêu người như thế đó, Cô hàng xóm, Chuyện đêm mưa, Đập vỡ cây đàn, Căn nhà ngoại ô...,

    (Theo : lungtung.com/nhacvang/)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  3. minhle
    Avatar của minhle
    Nghe Giang Tử, Giáng Thu ca Căn nhà màu tím thiệt là phê!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to minhle For This Useful Post:


  5. suka
    Avatar của suka
    “Đã từng ngậm ngùi ngay trên quê hương mình”
    THANH TÙNG/Việt Tribune

    GẶP GỠ CA SĨ GIANG TỬ

    Sau ba mươi lăm năm kẹt lại Việt Nam và vài chuyến vượt biên bất thành, ca sĩ Giang Tử cuối cùng cũng đã định cư tại vùng đất tự do theo diện bảo lãnh gia đình. Nam ca sĩ từng chiếm cảm tình khán thính giả từ trước 1975 qua những giai điệu quê hương và ca ngợi người lính VNCH ghi dấu ấn một thời binh lửa đã dành cho Thanh Tùng- Việt Tribune cuộc phỏng vấn sau đây.

    hình ảnh sưu tầm.


    THANH TÙNG: Hiện giờ, ca sĩ Giang Tử đang sinh sống tại thành phố và tiểu bang nào?
    GIANG TỬ: Giang Tử mới được con gái bảo lãnh sang định cư tại Mỹ vào tháng 1/2010, chỉ được khoảng 3 tháng nay. Hiện bây giờ, vợ chồng Giang Tử đang đoàn tụ với con gái tại thành phố Houston, tiểu bang Texas.

    Chào mừng ca sĩ Giang Tử cuối cùng rồi cũng đã được định cư tại vùng đất tự do. Có lẽ nhờ vậy mà anh sẽ có nhiều cơ hội hơn để được gặp gỡ và hát cho khán giả hải ngoại, cũng là những khán giả thân thương của anh từ trước 1975?
    GIANG TỬ: Cảm ơn Thanh Tùng và cảm ơn quý khán giả kính mến đã dành rất nhiều tình cảm cho Giang Tử. Trong thời gian hơn 3 tháng nay khi Giang Tử qua Mỹ đã nhận được sự thương mến của nhiều khán giả trước 1975 và kể cả những khán giả trẻ sau này. Trong đó có những em còn rất trẻ nhưng nhờ được nghe các đĩa nhạc xưa mà cha mẹ mang theo từ Việt Nam cho nên đã dành nhiều cảm tình cho mình. Giang Tử rất hạnh phúc và không nghĩ rằng khi sang bên này lại được khán giả và các nhà tổ chức thương mến đến như vậy.

    Trong một số lần cùng đi show chung với ca sĩ Giang Tử tại Mỹ, Thanh Tùng nhận ra sự ủng hộ rất nồng nhiệt của khán giả dành cho Giang Tử, đặc biệt trong một show văn nghệ tại San Jose cách đây khoảng 2 năm. Lúc đó, khi Giang Tử chỉ mới cất lên câu hát đầu tiên trong bài“Xin anh giữ trọn tình quê”, cả rạp hát như vỡ òa tiếng vỗ tay của khán giả. Sau đó, hàng đoàn người xếp hàng nối đuôi nhau tiến về phía sân khấu để lì xì Giang Tử. Nhiều khán giả buột miệng: “Nghe Giang Tử hát mà nhớ Duy Khánh quá chừng”. Anh có chạnh lòng không?

    GIANG TỬ: Thực sự Giang Tử quá hạnh phúc khi cách đây 2 năm được một ban tổ chức mời sang Mỹ trình diễn. Giang Tử đã muốn rơi nước mắt trên sân khấu trước sự thương mến nồng nhiệt của khán giả, trong đó có nhiều người đã lên sân khấu lì xì. Cũng có nhiều khán giả bảo Giang Tử hát giống Duy Khánh. Có lẽ vì trời sinh ra Giang Tử và anh Duy Khánh mỗi người một miền đất nhưng lại có sự trùng hợp là chất giọng. Khi cất tiếng hát lên thì tình cờ giống nhau vậy thôi (cười). Lúc sang Mỹ, Giang Tử cũng có chút ngậm ngùi thương nhớ khi mà những ca sĩ đàn anh như Duy Khánh, Nhật Trường hoặc các bạn bè đồng liêu, đồng ngũ, cùng đơn vị ngày xưa đã không còn nữa.

    Lúc mới đi hát, anh thường thích hát nhạc tiền chiến. Sau này, anh lại chọn các ca khúc quê hương và người lính VNCH để trình diễn. Tại sao có sự chuyển hướng như vậy?
    GIANG TỬ: Đó là do sự phát triễn của xã hội mà thôi. Thời gian Giang Tử sinh ra và lớn lên là giai đoạn chuyển tiếp. Hồi còn đi học, chiến tranh chưa ác liệt và những bài hát về quê hương, về người lính chưa nhiều. Giang Tử lúc đó chỉ có một dòng nhạc để hát, đó là dòng nhạc tiền chiến. Tuy nhiên, đến khoảng năm 1963, khi bước chân vào quân ngũ, Giang Tử đã có những suy nghĩ khác khi tiếp xúc với những người lính đồng đội của mình và với bầu không khí chiến tranh bao trùm cả miền Nam của chúng ta. Hơn nữa, các nhạc sĩ cũng bắt đầu chuyển qua viết những bài hát ca ngợi người lính Cộng Hòa, ca ngợi chiến công cũng như chia xẻ với những thân phận, tâm tư của người lính Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Giang Tử chuyển sang dòng nhạc quê hương vì nó phù hợp với chất giọng của mình.

    Dường như có khoảng thời gian anh Giang Tử phục vụ tại Cục Tâm lý chiến?
    GIANG TỬ: Đúng rồi. Giang Tử gia nhập quân ngũ năm 1963 ở Cục Tâm lý chiến, lúc bấy giờ được gọi là Tổng cục chiến tranh chính trị.

    Tên thật của anh là Giang. Tại sao lại có nghệ danh Giang Tử, thưa anh?
    GIANG TỬ: (cười) Vâng đúng rồi. Cái tên Giang Tử cũng đã gây nhiều thắc mắc cho khán giả. Có người diễn giải một cách nôm na: “Giang” là sông, còn “Tử” là chết. “Giang Tử” là con sông chết. Nhưng sự thật không phải. Bản chất con người Giang Tử thích phiêu lưu tang bồng, giang hồ lãng tử. Tên thật của mình là Nguyễn Hoàng Giang. Bạn bè hay nói đùa mình có máu lãng tử. Khi đi hát cần phải có nghệ danh nên mình quyết định chọn tên thật là “Giang” kết hợp cùng với tính cách giang hồ lãng tử của mình. Từ đó mới có Giang Tử ngày nay.

    Nghe đồn sau 1975, Giang Tử đã hơn một lần đi vượt biên nhưng đều không thành công?
    GIANG TỬ: Đúng rồi! Lúc bấy giờ, ai cũng muốn tìm đường đến với tự do. Nhưng mỗi người một số phận. Do đó mà Giang Tử đã bị kẹt lại Việt Nam cho đến hôm nay.

    Và có lẽ số phận của Giang Tử là được sang Mỹ bằng máy bay chứ không phải bằng tàu thuyền?
    GIANG TỬ: (cười) Vâng! Số phận của mình là phải kiên trì chờ đợi cho đến 35 năm sau mới được đến thế giới tự do bằng máy bay.

    Anh có cảm thấy hối tiếc vì đã sang Mỹ chậm hơn so với nhiều đồng nghiệp và bạn bè của anh không?
    GIANG TỬ: (ngẫm nghĩ) Đương nhiên rồi! Cho đến bây giờ với tuổi đời và quãng thời gian quá dài, Giang Tử đã phải ngậm ngùi sống ngay tại quê hương, đất nước của mình dưới một chế độ như vậy. Giang Tử đã bị cấm đoán nhiều thứ trong lãnh vực nghệ thuật. Những gì thuộc về chính quyền thì mình không được tham gia vì mình là người lính của chế độ cũ. Vì phải nuôi sống gia đình, Giang Tử phải hợp tác với những tổ chức tư nhân đi lưu diễn lòng vòng trong đất nước của mình. Cho đến khoảng năm 1995, Việt Nam xuất hiện dòng nhạc mới, mà bên mình gọi là New Wave, bên Việt Nam gọi là dòng nhạc trẻ. Lúc bấy giờ, với chất giọng ảnh hưởng dân nhạc của mình, với tuổi tác không còn phù hợp, Giang Tử đã phải ngậm ngùi rút vào bóng tối.

    Trước 1975, vì sao anh và ca sĩ Chế Linh khi đi hát song ca lại đặt tên là “Hai con lạc đà”, thưa anh?

    GIANG TỬ: Trong sinh hoạt văn nghệ tại Sài Gòn, Chế Linh và Giang Tử đều là những ca sĩ hát đơn ca. Thời gian đó, bạn bè rất nhiều. Nào là Y Vũ, Nguyễn Ngọc Ngạn, Đỗ Lễ và những người trong giới đã ngồi lại với nhau. Chính nhạc sĩ Y Vũ (em ruột của nhạc sĩ Y Vân) là người bạn chí cốt học cùng thầy với Giang Tử đã gợi ý: “Hai đứa mày cứ hát đơn ca hoài, tao thấy nhàm quá! Sao hai đứa không ráp vô chung làm một cặp song ca? Tao sẽ viết một số bài.”
    Từ đó, với tính yêu nghệ thuật, Giang Tử và Chế Linh OK liền. Chúng tôi đã ráp lại làm một cặp hát chung một số ca khúc dành cho song ca. Bài song ca đầu tiên mà Chế Linh và Giang Tử hát chung là một sáng tác của Chế Linh: “Nỗi buồn sa mạc”. Tựa của bài hát này đã gợi cho Chế Linh và Giang Tử một cái tên chung khi hát song ca để có kỷ niệm. Hai đứa ngồi bàn bạc và chọn tên “Hai con lạc đà” mang ý nghĩa của sự chịu đựng. Con lạc đà thường vượt qua sa mạc mênh mông cần phải có sự chịu đựng dẻo dai. Lúc đó, cũng có một chút tâm linh và dị đoan, mình nghĩ đặt tên như vậy sẽ có sự bền bĩ, nhờ vậy, sự kết hợp song ca của hai đứa sẽ được kéo dài.
    Cho đến bây giờ qua thực tế trên 40 năm, Giang Tử nhận ra sự trùng hợp. Bạn bè đồng liêu kẻ mất người còn, nhưng “Hai con lạc đà” ngày nào thực sự đã vượt qua được sa mạc mênh mông nửa vòng trái đất để tìm đến với nhau. Sau 35 năm, “Hai con lạc đà” vẫn còn đủ sức chịu đựng những gian nan để được đến với nhau ngay tại đất nước tự do này.

    Trước khi gặp gỡ và hát cho khán giả tại vùng San Jose trong Đại nhạc hội “Tình Mẹ” do trung tâm Thúy Nga Paris tổ chức, anh có muốn tâm sự hay nhắn gởi điều gì không?
    GIANG TỬ: Giang Tử kính mời quý vị hãy đến với chương trình Đại nhạc hội của trung tâm Thúy Nga Paris vào lúc 3 giờ chiều Chủ nhật tuần này, ngày 9 tháng 5 tại San Jose. Giang Tử rất vui và hạnh phúc được gặp lại bạn bè tại Bắc Cali. Đây là lần đầu tiên, Giang Tử được tham gia một Đại nhạc hội quy mô như vậy chung với các bạn bè thân hữu lẫn đàn em trong giới văn nghệ. Giang Tử rất mong được gặp gỡ đông đảo quý khán giả tại San Jose.

    Xin cảm ơn ca sĩ Giang Tử đã dành cho Việt Tribune cuộc phỏng vấn này và chúc anh thành công trong phần trình diễn của mình.[THT]
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to suka For This Useful Post:


  7. minhle
    Avatar của minhle
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. xuanphu
    Avatar của xuanphu
    Nguyên văn bởi suka
    “Đã từng ngậm ngùi ngay trên quê hương mình”
    THANH TÙNG/Việt Tribune

    GẶP GỠ CA SĨ GIANG TỬ

    GIANG TỬ: (ngẫm nghĩ) Đương nhiên rồi! Cho đến bây giờ với tuổi đời và quãng thời gian quá dài, Giang Tử đã phải ngậm ngùi sống ngay tại quê hương, đất nước của mình dưới một chế độ như vậy. Giang Tử đã bị cấm đoán nhiều thứ trong lãnh vực nghệ thuật. Những gì thuộc về chính quyền thì mình không được tham gia vì mình là người lính của chế độ cũ. Vì phải nuôi sống gia đình, Giang Tử phải hợp tác với những tổ chức tư nhân đi lưu diễn lòng vòng trong đất nước của mình. Cho đến khoảng năm 1995, Việt Nam xuất hiện dòng nhạc mới, mà bên mình gọi là New Wave, bên Việt Nam gọi là dòng nhạc trẻ. Lúc bấy giờ, với chất giọng ảnh hưởng dân nhạc của mình, với tuổi tác không còn phù hợp, Giang Tử đã phải ngậm ngùi rút vào bóng tối.

    .[THT]

    Ai cấm đoán ông này hồi nào, mà ăn nói tầm bậy bạ thế nhỉ !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following 2 Users Say Thank You to xuanphu For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL