Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
  1. trieuton
    Avatar của trieuton
    1

    Kể từ ngày cố nghệ sĩ Năm Nghĩa qua đời, cho đến vài năm sau đó đoàn hát Thanh Minh vẫn là đoàn hát có đông khán giả, nhứt là sau ngày Thanh Nga lãnh Giải Thanh Tâm 1958 (nghệ sĩ đầu tiên lãnh giải) và nghệ sĩ Hữu Phước một kép trẻ nổi danh bên địa hạt dĩa hát về cộng tác thì đoàn Thanh Minh quá vững mạnh, khán giả mua vé đi coi nhiều hơn, thành thử ra bà bầu Thơ đâu nghĩ đến chuyện đi lưu diễn xa, mà tiếp tục cho đoàn hoạt động ở vùng Ðô Thành Sài Gòn và phụ cận, hoặc nếu có đi xa lắm thì cũng chỉ Lái Thiêu, Bình Dương, Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu mà thôi.

    Thế nhưng, đến đầu thập niên 1960 thì đoàn Thanh Minh gặp phải một đối thủ lợi hại: Ðoàn Thủ Ðô của ông bầu Ba Bản ra đời thu hút gần hết số khán giả, mà từ trước tới giờ đã ủng hộ bảng hiệu Thanh Minh. Không riêng gì ở các rạp lớn như Nguyễn Văn Hảo và Thanh Xương bị trống rạp, mà dọn đi các vùng phụ cận như rạp Thuận Thành ở Ða Kao; rạp Văn Cầm ở Phú Nhuận, hoặc vùng Thủ Thiêm, Tân Thuận v.v.. cũng bị ảnh hưởng. Hằng đêm khán giả thưa thớt, do bởi người coi hát cải lương đã không ngại tốn thêm tiền xe, đã đổ dồn về rạp Thanh Bình đi coi đoàn Thủ Ðô, mà lúc đó chỉ mỗi một tuồng Tiếng Trống Sang Canh của soạn giả Thu An, khai trương hát cả tháng cả ngày lẫn đêm mà người ta cũng vẫn mua vé đi coi đầy nghẹt rạp.

    Về phía bên gánh Thủ Ðô thì ông bầu Ba Bản, vốn là con của một đại điền chủ ở Bến Tre, là người giàu có, tiền dư của để, ông nguyên là thầu khoán từng trúng thầu mở con đường từ Thủ Dầu Một đi Ban Mê Thuột. Do là người yêu thích cổ nhạc cải lương nên khi làm xong con đường, ông Ba Bản về Sài Gòn thành lập hãng dĩa hát Hoành Sơn, thu thanh toàn tuồng cải lương, vọng cổ, và đến năm 1959 thì thành lập đoàn Thủ Ðô, một đoàn hát lớn mà từ trước tới giờ chưa có đoàn nào hùng mạnh như vậy. Cơn gió Thủ Ðô thổi bay hết số đông đoàn hát đang hoạt động vùng đô thành, kể cả đoàn Thanh Minh cũng phải chới với.

    Trước tình thế đó, lại đang mùa mưa, nếu không đi xa tránh né đoàn Thủ Ðô đang hùng mạnh như vũ bão, thì đoàn hát Thanh Minh sẽ dần dần kiệt quệ không khác gì đoàn Hoa Sen đang sống vất vưởng ở quanh rìa Thủ Ðô Sài Gòn, do đó mà bà bầu Thơ quyết định cho đoàn đi lưu diễn.

    Ðoàn Thanh Minh nhiều năm qua chỉ hát quanh quẩn ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, nên đào kép nhân viên của đoàn hầu như người nào cũng có thêm một công việc nào đó. Ngoài tiền lương được lãnh hằng đêm của đoàn, họ còn hoạt động làm ăn thêm: Người thì có sạp mua bán trong các chợ, kẻ thì có xích lô đạp cho mướn, như trường hợp hề Kim Quang, hề Văn Núi, kép độc Văn Ngà, mỗi người có vài chiếc xích lô cho mướn. Những người khác thì hùn hạp làm ăn với nhiều hình thức khác mà công cuộc làm ăn cần phải có mặt ở Sài Gòn mới giải quyết được. Giờ đây bà bầu Thơ quyết định cho đoàn đi lưu diễn, khiến mọi người trong đoàn ai cũng lo âu, than vắn thở dài và trách cứ đoàn Thủ Ðô đã thu hút hết khán giả, bắt buộc đoàn Thanh
    Minh phải rời khỏi Sài Gòn đi lưu diễn xa để sống còn, và công việc làm ăn của họ bị xáo trộn.

    còn tiếp...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to trieuton For This Useful Post:

    romeo (10-02-2014)

  3. trieuton
    Avatar của trieuton
    Bà bầu Thơ trố mắt nhìn thẳng Thu An:

    - Vậy à! Chú Sáu giải quyết thế nào đây mà dễ như trở bàn tay?

    - Tôi đã nói ra vấn đề với chị, thì dĩ nhiên tôi phải có kế hoạch để chị giải quyết chớ, nếu như chị Năm chấp nhận ý kiến của tôi.

    - Nếu như giải quyết được, tôi giao việc này cho Chú Sáu đó.

    - Ðược! Chị Năm cứ giao cho tôi đi, tôi sẽ có cách để Út Trà Ôn nghe theo mà không làm khó dễ gì hết, chị cứ yên trí vì hiện tại rất đúng lúc để chị cải tiến đoàn hát Thanh Minh và đưa Thanh Nga lên ngôi vị đào chánh.

    - Tại sao lại đúng lúc, vậy chớ lúc nào không đúng, thật tôi không hiểu nổi!

    - Làm sao chị hiểu được nếu tôi không nói ra.

    - Thì chứ Sáu cứ nói đại ra đi, tôi nóng lòng muốn nghe.

    - Ðúng lúc đây có nghĩa là đưa vấn đề ra nhằm lúc mà Út Trà Ôn bắt buộc phải chấp nhận, chứ bằng không ông ta bác bỏ ngay và đó là không đúng lúc.

    - Chú Sáu có chắc là thằng cha Mười Út sẽ chịu từ bỏ vai chánh trẻ hay không?

    - Sao lại không chắc, tôi biết hiện giờ Út Trà Ôn rất cần tiền, bởi chủ nợ vừa cho hay sẽ đòi số tiền ông ta đang thiếu.

    - Ủa! Sao chú Sáu biết rõ như vậy?

    Thu An gật đầu vài cái rồi nói:

    - Thì phải biết, phải nắm vững tình hình mới thành công và chị mới tin được chớ.

    Sở dĩ Thu An biết được việc Út Trà Ôn đang thiếu nợ và bắt buộc phải trả trong thời gian vài tuần nữa thôi, là do bởi cách đây vài ngày ông Ba Bản chủ hãng dĩa hát Hoành Sơn có tiếp xúc với bà Bảy Nhiễu là người chuyên môn cho vay gánh hát, và hầu như gánh nào, đào kép chánh nào cũng đều là con nợ của bà. Và trong lúc 2 người đang nói chuyện, vô tình Thu An nghe được nên biết rõ con số nợ mà Út Trà Ôn đang thiếu là hơn hai triệu đồng và đã đáo hạn, bắt buộc phải trả.

    còn tiếp...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to trieuton For This Useful Post:


  5. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    CHuyện gánh hát Thanh Minh Thanh Nga hay quá...còn tiếp ko anh TrieuTon, post cho em và mọi người đọc với . Để xem Thu An xử lí kép Út Trà Ôn ra sao? ..
    Y như chuyện dài nhiều tập vậy
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. dnttrung
    Avatar của dnttrung
    Các bạn nào thích tìm hiểu thêm về cuộc đời của Nghệ sĩ Thanh Nga có thể đọc thêm bài ở trang dưới đây:

    http://www.cailuongvietnam.com/modul...=viewst&sid=44
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Giờ mới thấy nè! hihi À, mà cái này của tác giả nào vậy Trieuton?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. dnttrung
    Avatar của dnttrung
    Bài này là tiểu thuyết "Cuộc đời Thanh Nga" của ông Ngành Mai bên Mỹ. Ông này hình như là hay nói xấu nghệ sĩ cải lương lắm, hay bới móc đời tư của nghẹ sĩ ( ví dụ như bài viết "Nhạc sĩ Văn Giỏi “muốn” bị mù để khỏi... đi quân dịch"), nên tiểu thuyết này không biết có tin được hay không.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Nữ Nghệ Sĩ Thanh Nga -- Một Kiếp Hồng Nhan Đa Truân



    Võ Lương
    * Cuộc đời của người thiếu nữ không có tuổi xuân thì.
    * Mất đúng vào năm tuổi, không thoát khỏi mệnh số.
    Sanh năm Nhâm Ngọ (1942), Mất năm Mậu Ngọ (1978).Từ lâu, tôi có ý định viết một bài về nữ nghệ sĩ Thanh Nga nhưng chưa có dịp, kể từ sau ngày cô mất đi (26-11-1978), vĩnh viễn rời xa sân khấu và cuộc đời.

    Thật ra, Thanh Nga quá nổi danh, được nhiều người biết đến nên viết về cuộc đời cô cũng đã từng có người viết rồi. Ở đây chúng tôi muốn nói về một khía cạnh khác trong cuộc đời của người nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn này, đó là câu "tài mệnh tương đố" dường như thể hiện rõ trong cuộc đời cô kể từ khi chào đời cho đến ngày mất đi, ảnh hưởng qua số mạng. Như cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu trong tác phẩm Kim Vân Kiều :
    Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

    Trong bài viết này, cuộc đời của Thanh Nga sẽ được chia làm nhiều giai đoạn, từ tuổi thơ ấu đến trưởng thành, sự nghiệp sân khấu, những mối tình trong đời và cuối cùng là số mạng của cô kết thúc thật ngắn ngủi đúng vào năm vận hạn. Một kiếp hồng nhan ... đa truân và mệnh bạc !

    Cô Gái Mang Tên Juliette Nga.

    Thanh Nga là con gái của bà Nguyễn Thị Thơ sanh trưởng tại Tây Ninh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ). Bà Thơ lấy ông hội đồng Nguyễn Văn Lợi tại Tây Ninh, có hai người
    con là Nguyễn Hữu Thình sanh năm 1940 (tuổi Canh Thìn) và Nguyễn Thị Ngạ Ông Lợi vốn có đời vợ trước, có mấy người con mà người nổi tiếng trong giới kinh doanh điện ảnh sau này chính là bà Gilberte Nguyễn Văn Lợi, chủ nhân hãng nhập cảng phim nổi tiếng Cosunam tại Saigon ở đường Nguyễn Thái Học gần nhà Tổng phát hành sách báo Độc Lập và Nam Cường. Bà Gilberte còn một người chị sống tại Pháp là bà Licie Nguyễn Văn Lợi, và một người em trai nữa tên Charles.

    Ông hội đồng Lợi bị Việt Minh sát hại khoảng năm 1945 trong một kỳ ông đi thâu lúa ruộng. Bà Thơ góa chồng mấy năm, sau mới chấp nối cùng với nghệ sĩ cải lương Năm Nghĩa (người gốc Bạc Liêu) lúc ấy đang hát cho đoàn Hậu Tấn trình diễn khắp nơi tại
    miền Nam. Cùng với Năm Nghĩa bà Thơ có thêm năm người con nữa, trong số đó có một người tiếp tục theo nghiệp cầm ca là nghệ sĩ Bảo Quốc.

    Do là con của ông hội đồng Lợi nên hai anh em Hữu Thình và Thanh Nga đều có quốc tịch Pháp từ nhỏ. Thanh Nga mang tên Juliette, còn Hữu Thình (tôi không nhớ rõ
    lắm) là Albert hay Gilbert gì đó. Bà Thơ vốn là người giỏi dắn, thông minh cơ xảo nên nghệ sĩ Năm Nghĩa lấy bà chỉ một năm sau là họ khai trương bảng hiệu thành lập đoàn hát mang tên Thanh Minh vào năm 1950. Do đó mà cuộc đời của cô gái mang tên Juliette Nga gắn bó với sân khấu từ thuở còn thơ dại.

    Người Thiếu Nữ Không Có Tuổi Xuân Thì

    Thời kỳ 1950 là lúc danh ca sáu câu Năm Nghĩa ở đỉnh cao sáng chói nhất, nên khi thành lập gánh hát một mình ông vừa là diễn viên chánh, vừa là soạn giả và hướng dẫn sân khấu cho nghệ sĩ trong đoàn. Bà Thơ lúc ấy vì các con còn nhỏ, nên sự quán xuyến cùng
    chồng lo cho đoàn hát chưa được hoàn toàn lắm.

    Tuổi thơ của Juliette cũng lớn dần theo tháng năm cùng với sự trưởng thành và vững vàng của gánh hát gia đình. Cô bé Nga mê say ánh đèn sân khấu, nên cuối
    cùng rồi thì nghệ sĩ Năm Nghĩa cũng đã phải chìu ý. Hướng dẫn uốn nắn từng chút cho cô bé chập chững làm quen với ánh đèn màu, lãnh những vai phụ (ngay khi chưa ... đủ tuổi). Cô đã trang điểm, mặc áo dài người lớn và mang guốc cao gót cho cao để đóng những vai ... thiếu nữ. Không những Năm Nghĩa uốn nắn tập luyện cho cô, mà còn có những người bạn sân khấu của ông cũng tiếp phần chỉ dạy cho Thanh Nga, trong đó có bà
    Phùng Há và nghệ sĩ Thanh Loan. Người chỉ dẫn về phong cách diễn xuất, kẻ uốn nắn lời cạ Bà Thanh Loan vốn là "người tình" của ông Trần Tấn Quốc (thuộc lớp ký giả tiền phong kỳ cựu vào thời ấy), ông Quốc là chủ nhiệm nhựt báo Tiếng Dội, người có sáng kiến thành lập giải Thanh Tâm. Bà Loan vào khoảng năm 1968 không biết chuyện hụi hè sao đó, mà đã bỏ trốn vào trong bưng theo cách mạng luôn cho tới sau tháng 4 năm 1975
    mới trở lại Saigon.

    Trở lại với cuộc đời Thanh Nga, tại sao gọi cô là người thiếu nữ không có tuổi xuân? Lẽ thật giản dị, vì cô đã trưởng thành quá sớm, lên sân khấu khi tuổi còn nhỏ dại, cô đã lớn lên ... khi tuổi đời còn non nớt. Như bao thiếu nữ khác cùng trang lứa, cũng có những giây phút lãng mạn, mơ mộng, ôm ấp những ước vọng và hoài bão đầu đời của tuổi dậy thì, một chàng trai anh tuấn nào đó đến với mình trong cuộc đời mai sau. Thế nhưng, Thanh Nga không được có những phút giây ấy, cô như con chim nhỏ chỉ biết cất
    cao tiếng hót trong chiếc lồng son ... sân khấu, và tuổi thơ ngây đã vụt qua lúc nào không hay.

    Đỉnh cao sáng chói nhất đến với Thanh Nga vào năm 1958, khi cô được nhận lãnh huy chương vàng diễn viên xuất sắc giải Thanh Tâm của ký giả Trần Tấn Quốc, một giải thưởng sân khấu giá trị dành cho những nghệ sĩ trẻ có nhiều triển vọng nhất trong năm. Năm ấy Thanh Nga mới vừa 17 tuổi.

    Huy chương vàng năm kế tiếp 1959 có hai diễn viên trẻ một nam, một nữ cùng đoạt giải Thanh Tâm là Hùng Minh và Lan Chi. Xin mở ngoặc ở đây để nhắc thêm về đôi nghệ sĩ nàỵ Hùng Minh sau đó tiếp tục theo nghề hát nhưng không mấy nổi tiếng mặc dù anh có sắc vóc đủ tiêu chuẩn của một anh kép chánh (chỉ thiếu có giọng hát truyền cảm). Trôi nổi nhiều năm dưới ánh đèn màu, Hùng Minh kết hôn với danh ca Thanh Hương (cô
    có làn hơi trong vút nổi tiếng với bài vọng cổ "Cô Bán Đèn Hoa Giấy"). Thanh Hương là con gái của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu cùng với cô Tư Sạn.
    Hùng Minh theo đuổi nghề đến tận cùng, sau khi Thanh Hương mất vì sanh khó vào khoảng năm 71, 72 anh vẫn tiếp tục nghiệp dĩ cho đến nay. Nhưng từ sau năm 1975,
    Hùng Minh có khuynh hướng ngã về diễn hài hơn là mùi.

    Biến Cố Làm Đổi Thay Cuộc Đời Thanh Nga

    Sau khi đoạt giải Thanh Tâm năm 1958, tài năng của Thanh Nga ngày một đi lên cũng như sự lớn mạnh của đoàn hát gia đình mang tên Thanh Minh. Từ ấy cô đã có thể thủ
    diễn những vai quan trọng hơn, một cách tự tin và vững vàng bên cạnh những đàn chị như Ngọc Nuôi, Út Bạch Lan, Kim Giác ...

    Nhưng bất hạnh thay, một biến cố lớn đã xảy ra mà có thể đó là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời của Thanh Nga về sau này. Đó là nghệ sĩ Năm Nghĩa, người cha kế của cô, người đã có công đào tạo và dẫn dắt cô trên bước đường nghệ thuật, sau nhiều năm xốc vác, lo toan cho đoàn hát từ tháng 5 năm 1950 đã lâm bệnh và qua đời vào những tháng gần cuối năm 1959 tại bệnh viện Đồn Đất (Grall).

    Bây giờ người ta mới thấy khả năng quáng xuyến và tài điều hành giỏi của bà Nguyễn Thị Thơ, thân mẫu của Thanh Nga. Chồng mất không bao lâu, bà Thơ đã cho đoàn hát mang tên mới thành Đoàn ca kịch Thanh Minh - Thanh Nga, với Thanh Nga là diễn viên chánh, và đưa đoàn hát trở nên một đại ban vào những năm 60, 61. Lúc bấy giờ, các báo Xuân xuất bản tại Saigon hầu hết đều có nguyên một trang quảng cáo ở bìa sau mỗi năm của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga với hình ảnh của các diễn viên trong đoàn cùng với lịch trình diễn Tết trong suốt một tháng.

    Thời gian này Thanh Nga rất đẹp, một nét đẹp tự nhiên và sắc vóc rất thanh nhã đài các, cô là một đóa hoa rực rỡ trong giới nghệ sĩ cùng thời nhưng nổi trội hơn cả. Ong bướm tránh sao khỏi dập dìu, nhưng một bông hoa đẹp thắm tươi chỉ nên để cho người ta ngắm,
    nhất là khi ấy cô còn có một người giữ vườn quá ... cơ trí, người ấy không ai khác hơn là mẹ ruột cô, bà Thợ Và cứ thế, Thanh Nga để cho tuổi xuân mình cứ tiếp tục trôi, trong khi ấy có biết bao nhiêu người chỉ mong được ... lọt vào mắt xanh của nàng.

    Những bậc đại công tử, thương gia thời ấy thiếu gì, như anh Thành con bà Bút Trà (chủ nhiệm báo Saigon Mới), Nghĩa Hynos thương gia (người từng mời tài tử Vương Vũ từ Hong Kong về Saigon quay một đoạn phim quảng cáo kem đánh răng Hynos năm 1971, khiến cuộc đời của anh tài tử Tàu gốc Chợ Lớn này về sau xuống dốc luôn), không kể nhiều chàng soạn giả, nhạc sĩ, bác sĩ, ký giả, tài tử điện ảnh đều có những ước mơ ...
    thầm kín với Thanh Nga, hằng đêm đã ngồi ngay hàng ghế thứ nhất sát sân khấu chỉ để được ngắm nàng. Giới chính trị còn có cả đại sứ P.Đ.Lâm sau này cũng vì quá "ái mộ" Thanh Nga mà đã bị gài bẫy triệt hạ uy tín ngay tại Paris trong lúc hòa đàm đang diễn ra
    tại Pháp năm 1969. Thậm chí kể cả những diễn viên sân khấu, bạn đồng diễn với Thanh Nga cũng dành cho cô mối tình cảm rất sâu đậm như Hữu Phước, Thành Được ...

    Ở Mỹ chắc hẳn bạn đọc không thể không biết nữ tài tử trẻ đẹp Brooke Shields khoảng hơn mười năm trước đây, cô nổi tiếng khi mới 15 tuổi qua cuốn phim Blue Lagoon (Đầm Xanh), có bà mẹ Teri bên cạnh cô suốt cuộc đời để ... chăm sóc, và chăm sóc quá kỹ nên cuộc đời cô cũng không còn mùa xuân, và trường hợp này cũng gần giống như với hoàn cảnh của Thanh Nga ngày xưa.

    Và mặc dầu đã trưởng thành, Thanh Nga vẫn mãi mãi là con chim quý chỉ biết hót trong lòng son, không thể vươn đôi cánh bay đi theo ý mình. Dưới đôi mắt của một nhà kinh doanh chính là bà mẹ ruột của mình, một nghệ sĩ tên tuổi như cô không thể có đời sống riêng, và vì thế Thanh Nga không thể lập gia đình, cô đành phải hy sinh hạnh phúc cá nhân chìu theo nhu cầu, sự sống còn của đoàn hát và gia đình ?

    Khúc Quanh Bên Đời

    Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, sinh hoạt sân khấu xuống dốc do tình hình chiến cuộc gia tăng, đô thành lại có lệnh giới nghiêm nên các rạp hát phải mở màn sớm do đó số thâu không còn khả quan như trước. Một ít đoàn hát nhỏ phải tan rã, các diễn viên lớn phải
    tìm về với các đại ban để tiếp tục nghề nghiệp.

    Trong số này có Thành Được, sau khi tan vỡ cuộc sống lứa đôi với Út Bạch Lan (cũng như đoàn hát của hai người) anh về đầu quân cho Thanh Minh - Thanh Ngạ Ở -dây, có một khoảng thời gian tưởng như cuộc đời Thanh Nga phải đi vào một khúc quanh mới, yên ổn hơn. Với Thành Được, một người bạn diễn mà cô cảm thấy tương xứng nhất, mà một trong những vở diễn tâm đác nhất (đối với cả hai) là vở "Sân Khấu Về Khuya" của soạn giả Năm Châu, vai Lĩnh Nam và Giáng Hương. Nhưng Thanh Nga không thể thoát ra được khỏi định mệnh (tại nhân hay tại thiên ?...) một nghệ sĩ nổi danh như cô không thể nào có gia đình (chính thức) như bao nhiêu người khác !

    Sự sâu xé dằn vặt từ nhiều phía, cuối cùng Thành Được thất vọng rời bỏ đoàn Thanh Minh -Thanh Nga với cái đầu cạo trọc, tâm sự ủ ê. Có dạo thiên hạ đồn Thanh Nga cũng chán đời, muốn tự tử, cạo đầu đi tu
    v.v...

    Rồi sau cùng thì với một uẩn khúc khác, Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng đại úy Mẫn, tiệc cưới có đãi đằng long trọng tại nhà hàng, có báo chí tới dự, với rất nhiều nghệ sĩ các giới, rượu champagne nổ dòn tan. Cuộc vui chưa được
    bao lâu, vài tháng sau đại úy Mẫn ra tòa quân sự lãnh án và vào tù. Tiếp đó một loạt những scandale khác dồn dập tới như oan khiên đeo đẳng cuộc đời Thanh
    Nga.

    Các báo Saigon loan tin giựt gân, một người đàn bà tố cáo Thanh Nga giựt chồng bà ta, rồi đến một bà nhà quê (không biết do ai mướn ?) lên Saigon đến các báo yêu cầu đăng tin chính bà là mẹ ruột Thanh Nga muốn nhận lại con sau nhiều năm thất lạc. Tất cả những rối rắm dường như có lớp lang thứ tự, xô đẩy cô đến nghiệt ngã tang thương.

    Đến lúc này thì "cặp mắt kinh doanh" không còn tác động với cô được nữa, Thanh Nga muốn bay ra khỏi những vướng mắc bằng chính đôi cánh của mình, của con chim quý trong chiếc lồng son. Năm đó cô gặp người bạn đời sau cùng, luật sư cựu đông lý văn
    phòng Bộ Thông Tinh, Phạm Duy Lân. Cũng là năm mà đoàn Thanh Minh - Thanh Nga chính thức đóng cửa. Cô hoàn toàn có một cuộc đời mới ...

    Quyết định tách rời khỏi gia đình, rời bỏ mái ấm 240 Trần Hưng Đạo, ra khỏi sự chăm sóc ..., đối với Thanh Nga là một quyết định quan trọng dù cô biết rằng tình cảm có thể sứt mẻ rất lớn. Nhưng Thanh Nga nghĩ rằng sự hy sinh bấy nhiêu đã quá đủ, cô có quyền
    định đoạt cho cuộc đời cô khi đã đến lúc.

    Hồng Nhan Bạc Mệnh Có Phải Giành Riêng cho Thanh Nga & Ca Sĩ Ngọc Lan


    Khi tôi còn là một đứa trẻ ngồi lê la chơi bán hàng với trẻ con cùng xóm, thì Thanh Nga đã nổi tiếng lắm rồi. Dù khi ấy cô cũng chỉ vào tuổi đôi mươi, và dù thế giới cổ nhạc có biết bao nhiêu là tên tuổi như Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Út Bạch Lan… chưa kể đến những nghệ sĩ lão thành như Phùng Há, Kim Chung. Qua báo chí, tôi được biết Thanh Nga lập gia đình với một quân nhân chức phận. Báo chí thời đó cũng bàn luận về những hạnh phúc hoặc đổ vỡ trong cuộc đời riêng tư của cô. Nhưng chuyện đời tư của Thanh Nga khi đó và cả sau này cũng không phải là chuyện để một đứa con nít như tôi quan tâm. Chị em chúng tôi thích Thanh Nga trước hết là ở dáng dấp mảnh mai đài các. Giọng ca của cô cũng khác những giọng ca cải lương của thời ấy. Khi cô đào Lệ Thủy hay Mỹ Châu lên sáu câu vọng cổ, ai cũng vỗ tay nồng nhiệt, khen giọng ca ngọt lịm như mía lùi. Nhưng chúng tôi lại thấy giọng ca rất tự nhiên của cô mới là đặc biệt. Nó không mùi mẫn, cũng không sướt mướt khóc than. Thế mà khi cô ngân, cách rung ở làn hơi lại nghe buồn như tiếng khóc.

    Khả năng hiểu biết và trình độ thưởng thức nhạc cải lương của tôi rất hạn hẹp. Vậy mà tối thứ Sáu nào có những vở cải lương do Thanh Nga trình diễn, tôi cũng đều dán mắt vào cái TV. Có khi đào kép hát lâu quá, tôi phải chạy đi tìm một cái gì ăn vặt rồi trở lại mà những câu vọng cổ xàng xê vẫn chưa dứt. Chỉ có khi Thanh Nga xuất hiện là tôi mới chịu ngồi yên, nhìn ngắm chiếc miệng nhỏ bé xinh xắn của cô không ngớt buông ra những lời ca thắm thiết bi ai. Chúng tôi nhất định cho rằng môi của Thanh Nga là môi trái tim và khuôn mặt của cô chính là khuôn mặt trái soan như thường hay nghe tả trong sách vở. Thanh Nga còn có một mái tóc dài óng ả. Có khi được bới cao, có lúc lại xõa dài ôm lấy bờ vai tùy theo vai trò cô thủ diễn. Và hình như lúc nào tôi cũng thấy hình ảnh của cô đi đôi với mái tóc dài. Một mái tóc đen dài và thẳng tắp mang đầy vẻ thùy mị e ấp của người con gái Việt Nam. Nụ cười và giọng nói của cô thì trăm hình vạn trạng. Trong vở “Giai Nhân Và Bạo Tướng” cô dùng mỹ nhân kế cười nói nũng nịu lả lơi bao nhiêu thì trong “Tiếng Trống Mê Linh” giọng cô lại sang sảng uy quyền bấy nhiêu.

    Tuy Thanh Nga xuất thân từ giới cổ nhạc, nhưng nhan sắc và khả năng diễn xuất của cô đã mang cô sang những lãnh vực khác. Nhiều nhà làm phim ảnh đã mời cô đóng phim. Những phim như Nắng Chiều, Năm Vua Hề Về Làng, được coi là khá thành công. Nhưng thật ra kỹ thuật điện ảnh ở giai đoạn còn phôi thai đã không phản ảnh được đúng khả năng của cô. Sở trường của cô là trình diễn trên sân khấu. Phải nhìn cô hát và diễn mới thấy được trọn vẹn tài năng của cô. Tuy nhiên, ở bộ môn kịch nói, cô rất duyên dáng và điệu nghệ không kém gì so với bộ môn cải lương. Có một vở kịch tôi không còn nhớ tên. Trong đó cô thủ vai nữ chúa của một băng đảng, lái motocycle trong bộ y phục gọn gàng thời trang, khác hẳn khi cô yểu điệu tha thướt trên sân khấu cải lương. Mái tóc cô được cột ra phía sau bằng một giải lụa dài. Vòng chân bước ra khỏi chiếc motocycle, cô dùng tay rút chiếc khăn buộc tóc và xổ tung mái tóc một cách rất điệu nghệ. Trông cô giống như một trong những người đẹp của điệp viên hào hoa 007 James Bond.

    Thanh Nga có người em trai thân thiết là nghệ sĩ cải lương Bảo Quốc. Anh rất đẹp trai và có cái miệng duyên dáng như chị mình. Sau này, Bảo Quốc hầu như chỉ đóng vai hài. Trong một vở tuồng cải lương mà tôi lại không nhớ tên cũng vì cái tật không ngồi yên một chỗ, Bảo Quốc đóng vai một tên lính hống hách, đến hạch sách gia đình một thanh niên rất nghèo nhưng rất hiếu thảo và hiếu học. Để tâng công với chủ tướng của mình, anh lính Bảo Quốc đã “nói xấu” anh học trò nhà nghèo đó đại khái như sau: “Dạ bẩm Quan. Thằng này nó xảo quyệt, nói láo dữ lắm! Nhà chỉ có một chén cơm nguội nó nhường cho mẹ. Mẹ hỏi con ăn chưa? Nó dám nói con ăn no lắm rồi, xin mẹ cứ dùng hết đi. Nó nói láo như vậy đó quan!” Câu nói chỉ có vậy mà cách nói cùng điệu bộ hết sức nghiêm trọng của anh hề Bảo Quốc đã làm cho hai chị em tôi cười nghiêng ngả.

    Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng Trống Mê Linh, Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi ba mươi nơi cô là nhan sắc của người đàn bà mang đầy tự tin. Tôi không còn thấy một Thanh Nga thiếu nữ đượm nỗi buồn như ngày trước nữa. Mặt cô sáng như trăng rằm và nụ cười vô cùng rạng rỡ. Ai đã xem Tiếng Trống Mê Linh chắc cũng phải nhớ hoài nét xuất thần của cô khi giải thích cho em là Trưng Nhị vì sao phải làm bộ nhún nhường trước quân xâm lăng. Trong ánh lửa bập bùng, mặt cô uy nghi như một thánh nữ. Mắt cô long lanh mối hận phải trả thù cho chồng, đôi môi hình trái tim (Tôi vẫn cho là hình trái tim) mím chặt cương quyết. Cô ví chiến thuật tấn công của mình như của loài mãnh hổ, bao giờ cũng co chân thủ thế trước khi giương móng vuốt chồm lên hạ con mồi. Cô muốn cho khán giả thấy đàng sau tấm thân liễu yếu đào tơ đó là cả một sức mạnh và một khối óc phi thường. Vở tuồng Tiếng Trống Mê Linh đã nhắc lại sự thua chạy của quân Tàu xâm lăng dưới tay chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị trong lịch sử Việt Nam ở hàng bao nhiêu thế kỷ trước. Thanh Nga diễn xuất quá thần sầu và vở tuồng quá nổi tiếng nên khi cô mất đi, hầu như tất cả báo chí dư luận đều cho rằng cô đã bị hạ sát vì lý do chính trị. Vở tuồng đã được dựng lên trong thời điểm mà Việt Nam và Trung Cộng đang có quan hệ không tốt đẹp. Tóm lại người ta cho rằng cô đã mất về tay những kẻ quá khích.

    Chúng tôi không rõ chuyện thời sự. Chỉ vô cùng thương tiếc cho một nhan sắc tài hoa. Ngày được tin Thanh Nga mất ai cũng bàng hoàng không tin đó là sự thật. Cứ tưởng lại có người muốn tung tin giật gân và cũng cứ mong là như vậy. Nhưng rồi đám tang của cô được diễn ra, qua nhiều đường phố và cuối cùng mang cô về an nghỉ trong một nghĩa trang nhỏ ở Gia Định. Rất nhiều khán giả đã theo tiễn chân cô, nhỏ lệ khóc thương cho người nghệ sĩ vắn số. Nhiều ngày sau đó, sự ra đi của cô vẫn còn là một đề tài sôi động cho mọi giới. Trong buổi tụ họp bạn bè ở một ngày cuối năm. Chúng tôi ngồi bên nhau ưu tư cho tương lai trước mặt. Nói hết chuyện này đến chuyện khác xong lại nhắc đến Thanh Nga. Một người kết luận bằng câu “Hồng nhan bạc phận.” Có tiếng phản đối: “Đâu phải cái gì cũng đổ thừa cho định mệnh?”

    Người lên tiếng phản đối đó sau này trở thành ca sĩ Ngọc Lan. Để rồi nhiều năm sau đó, lại có người mượn chữ “Hồng nhan bạc phận” để nói về cái chết cũng như cuộc sống của chính cô(Ngọc Lan).

    Theo www.dalanquan.com
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


  11. mylehang
    Avatar của mylehang
    Nhạc Sĩ Huỳnh Anh và NS Thanh Nga.

    Hai bài "mưa" dưới đây là Mưa Rừng và Kiếp Cầm Ca, NS Huỳnh Anh đã gửi gấm tâm sự của mình rất nhiều. Giai thoại cho rằng hình bóng người đàn bà trong hai bài này chính là nữ nghệ sĩ tài sắc của sân khấu cải lương Thanh Nga:

    Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
    Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
    Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
    Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu.
    Mưa từ đâu mưa về, làm muôn lá hoa rơi tả tơi.
    Tiếng mưa, gió lạnh về lùa ngoài mành
    Lá vàng rơi lìa cành, gợi ta nỗi niềm riêng

    Ôi! ta mong ước xa xôi, những đêm mãi cô đơn gửi tâm tư về đâu?
    Mưa thương ai, mưa nhớ ai?
    Mưa rơi như nhắc nhở mưa rơi trong lòng tôi.

    Mưa rừng ơi! Mưa rừng,
    Tìm đâu hỡi ơi bóng ngày xưa
    Mỗi khi mưa rừng về muộn màng,
    Bóng chiều vàng dần tàn
    Lòng thương nhớ nào nguôi.
    (Huỳnh Anh - Mưa Rừng )





    Có lẽ NS Huỳnh Anh đi đâu cũng được hỏi về giai thọai này, và đêm văn nghệ ở "Nhược Gia Trang" câu hỏi này cũng được đặt ra. NS Huỳnh Anh có lẽ cảm động trước sự tiếp đón nồng nhiệt của anh em nghệ sĩ tại đây đã hé mở tâm sự anh nhiều hơn các lần khác. Tay cầm ly rượu, tay cầm micro, anh hát phiên khúc đầu của bài Kiếp Cầm Ca:

    Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương
    Hạt mưa ướt vai người tha hương
    Mưa rơi phố thưa vắng tiêu điều
    Xóm nghèo quạnh hiu màn đêm tịch liêu
    Đêm đêm đem lời ca tiếng thơ
    Đời ca hát cho người mua vui
    Nhưng khi cánh nhung khép im lìm
    Ánh đèn lặng tắt
    Gởi ai nỗi niềm

    (Huỳnh Anh - Kiếp Cầm Ca)

    Anh nói tiếp: "Các anh em hỏi tôi về sự liên hệ của tôi và Thanh Nga, xin lỗi các anh, chuyện đó có thật. Lần này tôi thú nhận vì cứ dấu mãi thì cũng không đi đến đâu. Nhưng bản Mưa Rừng là "bản nhạc chủ đề" trong vở tuồng đồng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng đã nhờ tôi viết. Bản này đã được viết đặc biệt để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc, và tôi đã dùng nhiều thời giờ để tập hát cho Thanh Nga, nên vì thế bài hát này đã gắn liền tên tuổi của tôi với người nữ nghệ sĩ khả ái này. Thưa các anh em, chuyện Thanh Nga mê tôi hay tôi mê Thanh Nga (bây giờ) chỉ có mình tôi biết thôi. Hôm nay tôi sẽ nói ra, chính bài Kiếp Cầm Ca mới là bài mà tôi đã viết cho Thanh Nga. Vì chỉ có sân khấu cải lương mới có màn nhung mà thôi. Nhưng hai câu cuối Ánh đèn lặng tắt / Gởi ai nỗi niềm thì người gởi nỗi niềm là tôi chứ không phải Thanh Nga!"


    Chúng ta thấy NS Huỳnh Anh nói rằng anh sẽ trả lời hết về sự liên hệ của anh với người nữ nghệ sĩ khả ái Thanh Nga, tuy thế ai cũng hiểu anh tôn trọng người đã khuất nên luôn nhận phần thua thiệt về mình và nhận là tình cảm chỉ có một chiều từ anh mà thôi. Nhưng sau hai ngày ở Montréal, anh cảm thấy thân thiết hơn với chúng tôi, nên anh đã thổ lộ nhiều hơn về cuộc tình này, và mặc nhiên chấp nhận người viết có thể viết lại.

    Thanh Nga là một nghệ sĩ được mọi người yêu mến, nhưng không được may mắn trên đường tình duyên. Anh gặp lại Thanh Nga khi cô đóng phim "Loan Mắt Nhung", mà anh là người viết nhạc chủ đề cho phim và đồng thời thâu thanh vào "soundtrack". Đây là thời gian đi xuống nhất về mặt tinh thần của Thanh Nga, vì nàng vừa trải qua 2 lần sóng gió, lần đầu là sự tan vỡ của cuộc tình kéo dài 3 năm với nam nghệ sĩ Thành Được, sau đó là một lầm lỡ thứ hai khi nàng hấp tấp lấy Đại úy Mẫn ngay sau đó như để chạy trốn cuộc tình trước. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được vài tháng là đi tới kết thúc khi Đ/U Mẫn bị bắt và bị xử án tù vì tội danh tham nhũng. Thêm vào đó biến cố Tết Mậu Thân xảy ra, trận chiến ngày trước chỉ xảy ra tại miền quê, nay đã lan tới đô thị, vì lý do an ninh, sau đó là lệnh giới nghiêm được ban hành ở Sài Gòn đã làm đình trệ tất cả những sinh hoạt về đêm. Phòng trà, vũ trường cũng như sân khấu cải lương phải tạm ngưng hoạt động, do đó NS Hùynh Anh cũng có thời giờ đến thăm bà Bầu Thơ và ở chơi với Albert (kép Hữu Thìn), người anh của Thanh Nga và tập cho nàng tân nhạc để sau này có dịp sẽ hát tân cổ giao duyên trên sân khấu. Tình cảm nẩy nở giữa hai người, ban đầu mang tính cách của một người anh trai và cô em gái nhỏ. Những buổi Thanh Nga không phải hát, người ta thấy hai người sóng đôi đi chơi, có khi từ hậu trường đi vòng ra vào rạp ngồi xem trước các cặp mắt tò mò của mọi người.

    Với tình trạng giới nghiêm tại Sài Gòn không biết bao giờ mới chấm dứt, bà Bầu Thơ quyết định mang đoàn hát ra Huế. Trước khi đoàn hát rời Sài Gòn, NS Huỳnh Anh đến từ giã, khi ấy anh đang đứng nói chuyện với Albert, thì Thanh Nga ở trong đi ra, bí mật đưa lá thư cho anh. Về nhà mở ra, anh đọc những giòng chữ thân mến viết lời chào tạm biệt và dặn dò anh bớt uống rượu hút thuốc, không phải như lời của một người em gái, mà lời lẽ trong lá thư ấy chứa đựng một tình cảm thắm thiết hơn nhiều. Sau đó ít lâu anh nhận một điện tín của Thanh Nga đánh về yêu cầu anh ra Huế gấp, nhưng anh không thể đi được. Thế rồi từ đó giòng đời phân đôi ngả, anh trở lại với vũ trường và Đoàn Thanh Minh Thanh Nga sau khi đi lưu diễn miền Trung trở về được chánh phủ đề cử đi trình diễn bên Pháp, nhân viên chánh phủ hướng dẫn phái đoàn là ông Đổng Lân. Sau khi lưu diễn bên Pháp trở về nước vài tháng, đám cưới Thanh Nga và ông Đổng Lân diễn ra, từ đó Thanh Nga sống yên ấm dưới mái gia đình cho đến khi bị hai hung thủ dùng súng bắn chết cả hai vợ chồng khi họ chống cự bảo vệ đứa con nhỏ tránh không để bị bắt cóc. Một chương sách đã vĩnh viễn khép lại.
    Theo Nguyễn Phuơng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to mylehang For This Useful Post:


  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    KHÓC THANH NGA
    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    HỮU PHƯỚC
    SÁNG TÁC & TRÌNH BÀY



    (Bấm vào chữ YouTube góc dưới bên phải để nghe)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    KHÓC THANH NGA
    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    SÁNG TÁC: HỮU PHƯỚC
    TRÌNH BÀY: CHÍ TÂM



    (Bấm vào chữ YouTube góc dưới bên phải để nghe)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  17. chuvoicon
    Avatar của chuvoicon
    Phận 'má hồng' của những 'cô đào' huyền thoại Sài Gòn

    Ai từng sống ở Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20, hẳn không thể không biết tên tuổi lừng danh của các đại mỹ nhân, đã trở thành huyền thoại trong bức tranh nhan sắc Việt.

    Là những nữ minh tinh “sắc nước nghiêng trời” trên đất Sài Gòn thuở ấy, Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, Mộng Tuyền, Kiều Chinh… vẫn sống mãi trong lòng những người từng biết đến và mến mộ.

    Đóa hồng đoản mệnh

    Là nghệ sỹ cải lương nổi tiếng, có sắc đẹp dịu dàng, lộng lẫy, quyến rũ cùng lối ca diễn truyền cảm đặc biệt, Thanh Nga được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.

    Thanh Nga được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
    Thanh Nga lúc nhỏ có tên là Juilette Nga, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa - dưỡng phụ làm bầu gánh. Nhờ nhạc trưởng Út Trong của đoàn Thanh Minh rèn luyện cho nhiều bài bản cổ nhạc, Thanh Nga được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt khi mới 8 tuổi, bắt đầu chính thức diễn trên sân khấu qua vai đào con trong các tuồng như Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn di hận, Lửa hờn… Biệt hiệu “Thần đồng Thanh Nga” có từ giai đoạn này.

    Lúc 16 tuổi, nữ hoàng sân khấu bắt đầu vào vai chính đầu tiên - sơn nữ Phà Ca trong tuồng Người vợ không bao giờ cưới - được trao Huy chương vàng giải Cải lương Thanh Tâm năm 1958. Và rồi, không chỉ dừng ở lĩnh vực cải lương, Thanh Nga còn tham gia nhiều phim với các vai diễn đáng nhớ, như: Hai chuyến xe hoa, Mùa thu cuối cùng, Bụi phấn hồng, Thương muộn, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Xa lộ không đèn, Nắng chiều, Lan và Điệp, Loan mắt nhung, Mãnh lực đồng tiền, Người cô đơn…

    Thanh Nga từng trải qua 3 đời chồng. Người đầu tiên là ông Nguyễn Minh Mẫn, tuy không phải là nghệ sĩ, nhưng ông có tâm hồn tài tử. Tuy nhiên, do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ, ông Mẫn phải ngồi tù. Sau đó, Thanh Nga lấy nghệ sỹ Thành Được (ở Đoàn Cải lương Sài Gòn I) trước khi kết hôn với đạo diễn Phạm Duy Lân.


    Thanh Nga và chồng là đạo diễn Phạm Duy Lân. Ảnh tư liệu

    Nhan sắc, công danh được coi là số 1 thời ấy, nhưng Thanh Nga lại khó tránh phận “hồng nhan đoản mệnh”. Khoảng 11h đêm 26/11/1978, sau khi diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng (quận Bình Thạnh, TP.HCM), nữ nghệ sĩ Thanh Nga lên chiếc xe hiệu Volkswagen mang biển số 51A - 48 do chồng cầm lái. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với con trai Cúc Cu, 5 tuổi.

    Khi xe dừng trước cổng nhà 114 Ngô Tòng Châu (đường Bùi Thị Xuân, quận 1 ngày nay), vệ sĩ Nguyễn Văn Các bước ra mở cửa thì bất ngờ một chiếc xe máy phóng tới, hai tên lạ mặt nhảy xuống, dùng súng ngắn khống chế Các nằm úp vào trong xe. Hai tên uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Trong lúc giằng co, viên đạn đã bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của Thanh Nga, 36 tuổi. Lúc đó, hàng vạn khán giả Sài Gòn, giới nghệ sĩ cải lương rơi nhiều nước mắt nhất, để khóc một tài hoa từng làm rạng rỡ nền vọng cổ nói chung.

    Lận đận kiếp “giai nhân”

    Nghệ sĩ Mộng Tuyền sinh năm 1947 tại tỉnh Phong Dinh, nay là TP Cần Thơ. Chị vào nghề năm 13 tuổi trên sân khấu đoàn Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao. Lúc này, cô đào chánh nhỏ tuổi phải độn ngực, mang giày cao gót để ra dáng thiếu nữ cho các vai diễn. Năm 14 tuổi, được mời về đoàn Thanh Minh cùng diễn với đàn chị Thanh Nga và đã thế thành công các vai của Thanh Nga khi Nữ hoàng sân khấu rời đoàn và qua đời.

    “Đào” Mộng Tuyền sở hữu một bảng thành tích rất đáng nể: năm 1963 đoạt giải Thanh Tâm cho vai vũ nữ Thu Lan trong vở Phu tử tòng tử; năm 1972 được khán giả, báo giới phong “Ảnh hậu” cho nữ diễn viên điện ảnh xuất sắc với các vai diễn trong các phim Gánh hàng hoa, Còn gì cho nhau…; năm 1980 giành huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc cho vai Vân trong vở cải lương Bóng tối và ánh sáng; năm 1985 đoạt giải Bông sen Vàng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai bác sĩ Mai Trâm, phim Tình yêu của em.


    Tuy là một bóng hồng hương sắc, nhưng nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền kém may mắn trong đường tình duyên. Ảnh tư liệu

    Tuy là một bóng hồng hương sắc, nhưng nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền kém may mắn trong đường tình duyên. Lúc trẻ, nhiều soạn giả, công tử, đại gia, thiếu gia... kể cả những “ông lớn” theo đuổi, nhưng Mộng Tuyền lại lên xe hoa với Đại tá quân đội của chế độ cũ Nguyễn Văn Nam. Cuộc hôn nhân đầu tiên không tình yêu, mà là vì lo tiền nuôi các em, đã trở thành nỗi ám ảnh không ngờ với một cô gái trinh trắng 21 tuổi. Mộng Tuyền đã sống bên chồng với lòng biết ơn, sự trung thành, hy sinh.

    Cuối 1973, Mộng Tuyền lặng lẽ âm thầm dắt các em rời khỏi mái nhà chồng, cô không về nhà ba mẹ mà thuê một căn hộ cao cấp nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi ngày nay để sống cùng các em.
    Sau năm 1975, Mộng Tuyền sống như vợ chồng với bầu Xuân đoàn Dạ Lý Hương, rồi sau đó cả hai lặng lẽ chia tay mà phần thua thiệt và mang tiếng, người đẹp này cam phận lãnh một mình. Sau đó, Mộng Tuyền lấy một thương gia, chị cùng chồng sang Pháp sinh sống. Họ kinh doanh đồ cổ tại quận 13 (Paris). Cuộc hôn nhân tan vỡ, Mộng Tuyền lại cô đơn.
    Giờ nữ nghệ sĩ huyền thoại của đất Sài Gòn xưa đã ở tuổi ngoài 60, nhưng vẫn giữ được sự tươi trẻ và duyên dáng. Chị đang sống với người chồng hiện tại ở Australia. Có một thời tuổi trẻ đáng ngưỡng mộ với đủ đầy danh vọng nhưng phải đến tuổi xế chiều, Mộng Tuyền mới cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.
    (Theo Báo Đất Việt)


    KimAnhTruong Posts: 1052Joined: Tue Nov 30, 2010 9:58 am
      Top
      CÓ PHẢI SỰ THẬT ...‏

      by vuong » Thu Oct 27, 2011 5:13 am
      Fr: kiem lethi
      Fr: thu dung Tran

      Cái chết đầy bí ẩn của nghệ sĩ Thanh Nga


      Cái chết đầy bí ẩn của nghệ sĩ Thanh Nga

      I. TỔNG QUÁT
      Trong tháng 11, ở Việt Nam đã có hai vụ ám sát gây chấn động trong quần chúng. Đó là vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và vụ ám sát nữ nghệ sĩ sân khấu cải lương Thanh Nga và chồng.
      Do tính tò mò tự nhiên, liền sau khi nghe cái chết, quần quần chúng muốn biết thủ phạm là ai và nguyên nhân nào gây ra cái chết. Vì thế, nhiều tin tức khác nhau được loan truyền.
      Cho rằng vụ ám sát thuộc về chính trị, do gián điệp Trung Cộng thi hành vì Thanh Nga diễn những vở tuồng chống lại sự xâm chiếm và đô hộ của quân Tàu, qua 2 vở Tiếng Trống Mê Linh và Thái hậu Dương Vân Nga.
      Một nguồn tin cho rằng đó là một vụ bắt cóc tống tiền vì trước đó, năm 1977 con trai của nghệ sĩ Kim Cương cũng đã bị bắt cóc. Và một nguồn tin gây nhiều chú ý, đó là do ghen tuông mà ra. Cho rằng Tổng Bí Thư Lê Duẩn rất mê Thanh Nga, cho nên Thanh Nga bị ăn đạn vì ghen tuông. Dư luận ban đầu như thế.
      Cơ quan Công An và báo chí đưa ra những tin tức không rõ ràng, không thoả đáng, càng gây hoang mang thêm trong dân chúng ở Sài Gòn làm cho cái chết tạo ra nhiều nghi vấn của người nữ nghệ sĩ bạc mệnh ở tuổi 36.
      Sau đó, một tác giả tên Nhã Thanh Sử nêu lên những chứng cứ xác định vụ ám sát được Công An VC dàn dựng ra.

      II. CHI TIẾT

      1* Tóm tắt vụ án
      Khoảng 23 giờ ngày 26-11-1978, sau khi diễn xong vở Thái Hậu Dương Vân Nga ở rạp Cao Đồng Hưng, Bà Chiểu, nữ nghệ sĩ Thanh Nga (TN) lên chiếc xe Wolkswagen màu xám nhạt do chồng là ông Phạm Duy Lân cầm lái. Thanh Nga ngồi ở băng ghế sau với con trai là Cúc Cu, 5 tuổi. Võ sư Nguyễn Văn Các, cận vệ của TN ngồi phía trước bên cạnh tài xế.
      Chiếc xe theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về Ngã Sau Sài Gòn, chỗ có bức tượng Phù Đổng Thiên Vương cởi ngựa sắt. Xe từ từ ngừng trước cửa nhà TN, số 114 đường Ngô Tùng Châu.
      Bỗng nhiên, một chiếc Honda phóng tới, thắng gấp, một người nhảy xuống chỉa súng vào gáy của võ sư Nguyễn Văn Các, 34 tuổi, cận vệ của TN, quát "Đứng yên, mày la tao bắn chết". Hắn đạp mạnh làm cận vệ Các ngã chúi vào trong xe, sau đó có tiếng súng nổ và trẻ con khóc.
      Thanh Nga và chồng bị bắn chết tại chỗ vào lúc khoảng 23 giờ 30. Thi hài được đưa vào bịnh viện Sài Gòn.
      Cái chết của Thanh Nga gây chấn động trong nước.

      2* Nói về ám sát
      Ám sát là hành động có mưu tính do một người hay một tổ chức tiến hành nhằm giết một người hay nhiều người có tên tuổi và có ảnh hưởng trong chính trường hay trong xã hội, vì những động cơ chính trị, lý tưởng, đức tin hay quan điểm. Người chủ mưu thường không lộ mặt.
      Những vụ giết người cướp của hoặc trả thù cá nhân không phải là ám sát.
      Những vụ ám sát nổi tiếng như vụ ám sát Tổng thống Kennedy ở Dallas, Texas ngày 22-11-1963, vụ ám sát Mục sư Martin Luther King Jr. tại Memphis, Tennessee ngày 4-4-1968. Vụ John Winston Lennon, một trong những người sáng lập ra ban nhạc The Beatles, bị giết ở New York ngày 8-12-1980.

      3* Tiểu sử Thanh Nga
      Theo nhận xét của giới nghiên cứu kịch trường, thì trong 36 năm sống, Thanh Nga đã đứng hết mình dưới ánh đèn màu suốt 28 năm.
      Thanh Nga tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31-7-1942 tại Tây Ninh. Cha là ông Nguyễn Văn Lợi. Mẹ là Nguyễn Thị Thơ, bà Bầu Thơ trưởng đoàn Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời ở VN.
      Thanh Nga kết hôn 2 lần.
      Lần đầu với thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn, lần sau với Luật sư Phạm Duy Lân. Có một con trai với ông Lân, tên là Phạm Duy Hà Linh, sinh năm 1973, nay là một nghệ sĩ hài.
      Gia đình Thanh Nga có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng:
      - Năm Nghĩa (Cha dượng)
      - Bảo Quốc (Em cùng mẹ khác cha)
      - Hữu Châu (Con của nghệ sĩ Hữu Thình, anh ruột của TN.)
      Bị ám sát cùng chồng ngày 26-11-1978 tại Sài Gòn, an táng tại Nghĩa trang "Chùa Nghệ Sĩ", Gò Vấp.
      Thanh Nga được nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú năm 1984.

      4* Con đường sự nghiệp của Thanh Nga
      Với hơn 230 vở diễn trong 28 năm, kể từ lúc 8 tuổi, TN đã cống hiến cho khán giả biết bao vui buồn với cái tên "Cô Đào Thương nhạy khóc". Năm 8 tuổi đã có biệt hiệu là "Thần Đồng Thanh Nga" trong những vở Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn Di Hận, Lửa Hờn.
      Năm 16 tuổi, xuất sắc trong vai Sơn nữ Phà Ca trong vở Mưa Rừng (Người Vợ không bao giờ cưới)
      Gây ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả mộ điệu qua những tuồng: Áo cưới trước cổng chùa, Sân khấu về khuya, Đôi mắt người xưa, Ngã rẻ tâm tình, Con gái Chị Hằng.
      Đoạt Huy Chương Vàng đầu tiên của Giải Thanh Tâm năm 16 tuổi.
      Tham gia đóng phim và là diễn viên xuất sắc trong Đại Hội Điện Ảnh Á Châu năm 1973 tại Đài Bắc (Đài Loan). Là đại diện nữ duy nhất trong Đại Hội Điện Ảnh Ấn Độ năm 1969, được Thủ tướng Indira Gandhi tiếp đón. TN còn in đậm trong lòng khán giả qua phim Loan Mắt Nhung của Đạo diễn Lê Dân.
      Sau 1975, TN xuất sắc trong 2 vở Tiếng Trống Mê Linh và Thái Hậu Dương Vân Nga.
      Có lẻ lối diễn xuất đầy ấn tượng, cực tả được tinh thần độc lập dân tộc, chống lại bọn xâm lược và cai trị tàn bạo của Quân Tàu và chống bọn tay sai bán nước, cho nên đã đưa đến cái chết của Thanh Nga.

      5* Những người tình cũ của Thanh Nga

      5.1. Thanh Nga là vợ của Thành Được
      "Theo tài liệu của Tổng Cục Cảnh Sát Nhân Dân, thì Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại và có sự ngăn cản của bà Bầu Thơ. Nhưng ông vẫn theo đuổi và dùng thế lực bên ngoài để kéo người đẹp trên sân khấu về với mình cho đến khi TN ưng chịu. Dẫu cho đã nên vợ nên chồng, nhưng cá tính hai người xung khắc với nhau và cuối cùng phải chia tay". (Hết trích)

      5.2. Thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn là chồng cũ của Thanh Nga
      Ông Mẫn thương TN khi cô đang sáng chói trên sân khấu cải lương. Người cao lớn, đẹp trai, có tâm hồn nghệ sĩ, là sĩ quan huấn luyện viên môn chiến thuật trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi Chỉ huy phó Yếu Khu Bình Phú (Thủ Đức).
      Thanh Nga trong chiếc áo cưới, bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là ông Nguyễn Minh Mẫn. Tiệc cưới được tổ chức linh đình tại nhà hàng, báo chí và nghệ sĩ tham dự rất đông. Rượu Champagne nổ dòn tan, cuộc vui tưởng chừng như bất tận. Nhưng chưa được bao lâu, thì ông Mẫn phải ra toà lảnh án về tội buôn lậu đồ Mỹ.
      Thanh Nga phải sống trong những ngày đoạn trường và phải đối mặt với dư luận, những việc không đâu cứ ùa đến, cả những vu oan, tố cáo của người đàn bà trước kia của ông Mẫn. Hôn nhân tan vở.

      5.3. Ông Phạm Duy Lân
      Ông Lân là luật sư, đạo diễn và có thời làm Đổng Lý Văn phòng của một Bộ trong chính quyền Saigòn, cho nên thường gọi là Ông Đổng Lân. Người to cao, đẹp trai, hơn Thanh Nga 20 tuổi. Ông Lân và TN tuy không sanh cùng ngày cùng tháng, nhưng đã chết cùng ngày cùng giờ. Con trai duy nhất của 2 người là nghệ sĩ hài Phạm Duy Hà Linh, (Cúc Cu) sinh năm 1973. Có vợ và con gái. Hà Linh là trưởng Nhóm Hài Hà Linh.

      6* Mở lại hồ sơ vụ ám sát

      6.1. Tuyên bố của Công An Sài Gòn
      Ngay sau vụ án, ông Trần Quyết, thứ trưởng Bộ Nội vụ, phân tích:
      "Vụ án Thanh Nga xảy ra trong lúc một số tàn quân của quân đội Saigòn còn lẫn trốn ở các vùng rừng núi, bưng biền, hoạt động chống lại ta. Trước đó, có một số hành vi đe doạ là gởi thơ yêu cầu TN không được đóng vai Trưng Trắc hoặc Thái hậu Dương Vân Nga nữa. Giữa lúc đó, có tin mật báo" Một tổ chức tự xưng là "Lực lượng thống hợp Liên Bang Đông Dương" do sự đở đầu của CIA Mỹ, vừa mở tiệc ăn mừng ở một quán rượu vùng ven Saigòn, do đã bắn chết Thanh Nga theo án lịnh trên đưa xuống".(Hết trích)
      Nhận xét về lời tuyên bố trên.
      Rõ ràng là câu chuyện bịa đặt vì nó vô lý.
      - Tổ chức chống Cộng thời đó làm gì dám ra quán nhậu để tổ chức ăn mừng đã giết Thanh Nga vì TN chống quân Tàu.
      - Thời đó, những gánh hát phải diễn những tuồng "cách mạng" có nội dung chửi bới VNCH như là:
      Người Ven Đô. Do Út Trà Ôn đóng vai Tám Khoẻ, vở Khách sạn Hào Hoa, vở Cây sầu riêng trổ bông...thế mà có ai lên tiếng chống đối đâu?

      6.2. Tuyên bố thứ hai của CA: Đây là vụ bắt cóc tống tiền.
      Công An cho rằng việc bắt cóc tống tiền không thành, mới gây ra án mạng.
      Đồng thời liên kết vụ ám sát Thanh Nga với 2 vụ bắt cóc con của nghệ sĩ Kim Cương và con của bác sĩ Lã Hỷ và cho biết thủ phạm đã nhận tội giết Thanh Nga là Nguyễn Thanh Tân, trung sĩ "biệt động dù ngụy" và Nguyễn Văn Đức là "lính Hải quân nguỵ".
      Cả hai nhận tội và bị xử tử hình ngày 23-8-1980.
      Cơ quan điều tra Công An cho biết, trong quá trình điều tra thẩm vấn kẻ chủ mưu 2 vụ bắt cóc mới lòi ra thủ phạm đã giết chết Thanh Nga.

      6.2.1. Vụ bắt cóc con của nghệ sĩ Kim Cương
      Năm 1977.
      Ngày 26-6-1977, CA Saigòn nhận được tin báo cháu Toro, 5 tuổi, con của nghệ sĩ Kim Cương bổng nhiên bị mất tích ở nhà trẻ Vườn Hồng. Một người đàn ông giọng Nam bộ, tự xưng là Hải Phong, điện thoại báo cho biết là đang giữ đứa trẻ và đòi 100 cây vàng để chuộc mạng. Qua nhiều lần thương lượng hai bên đồng ý 20 cây.
      Sau đó, cha của Toro mang vàng đến điểm hẹn, nhận ra chiếc áo của con đang mặc, ông đưa vàng cho kẻ bắt cóc, và không lâu sau đó, Toro được thả tại một bãi cỏ trước nhà thờ Đức Bà Quận 1.
      Công An không tìm ra thủ phạm.

      6.2.2. Vụ bắt cóc con của bác sĩ Lã Hỷ
      Năm 1979
      Ngày 2-3-1979, con trai của bác sĩ Lã Hỷ là Bé Phương bị bắt cóc ở trường phổ thông Tân Nhì, Phú Nhuận. Hung thủ ném chiếc áo bé Phương đang mặc ở trụ điện gần nhà và điện báo cho bà Bích là mẹ bé Phương, đòi 100 cây vàng chuộc con. Người gọi tự xưng là Hải Phong, nói gịong Nam bộ.
      Bà Bích không hợp tác với CA vì sợ con bị hại, nhưng CA đã bố trí theo dõi.
      Sau 5 lần thương lượng, kẻ bắt cóc chấp nhận 20 cây vàng.
      Năm giờ chiều ngày 21-3-1979 , bà Bích mặc áo bà ba, đội nón lá, đi xe đạp theo yêu cầu, mang 20 cây vàng đến trước số nhà 95 đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận.
      Khi nhận ra bà Bích, một thanh niên nhảy ra chụp lấy gói vàng và tức thì, một chiếc Honda chạy tới, cả hai vọt đi.
      Viên đội trưởng CA bắn theo 5 phát súng. Một viên đạn trúng chân tên lái xe, một viên trúng vào người của tên ngồi sau ôm gói vàng.
      CA phục ở các bịnh viện, và bắt tên Hoá ở bịnh viện Chợ Rẩy. Tên Hoá khai chủ mưu là Nguyễn Thanh Tân, trung sĩ "Biệt động dù" chế độ cũ.
      Sau đó, Nguyễn Thanh Tân bị bắt. Bé Phương được tìm thấy ở nhà người em của Tân ở Sóc Trăng.
      Tân khai ra đồng bọn là Nguyễn Văn Đức, lính "hải quân ngụy".
      Đồng thời, Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức cũng nhận tội đã giết Thanh Nga và chồng vì bị thất bại trong vụ bắt cóc vào ngày 26-11-1978.
      Trên đây là tài liệu do CA cung cấp cho báo chí.

      7* Nhưng sự thật không phải như vậy.

      Tác giả Nhã Thanh Sử đã nêu lên những phân tích, chứng cứ và xác nhận:
      - Đây không phải là một vụ tống tiền
      - Không phải là một vụ bắt cóc
      - Mà là một vụ ám sát vì lý do chính trị mà chính Công An VC thực hiện. Lý do là TN diễn xuất quá lôi cuốn gây ấn tượng sâu đậm vào lòng người, gợi lên tính độc lập dân tộc và chỉ trích mạnh mẻ những kẻ làm tay sai cho quân Tàu, dâng đất dâng biển cho ngoại bang. Ông Lân phải chết để không còn một nhân chứng.

      7.1. Trước khi Thanh Nga bị ám sát
      Trước khi bị ám sát, Thanh Nga đã nhận được thơ nặc danh cảnh cáo, yêu cầu ngừng đóng vai Trưng Trắc và Thái hậu Dương Vân Nga, nếu không thì sẽ bị thanh toán.
      Sau đó, khi đang diễn vai Trưng Trắc với Thanh Sang trong vở Tiếng Trống Mê Linh ở rạp
      Lux B thì bị ném lựu đan lên sân khấu làm chết một nhạc công và Thanh Nga chỉ bị thương nhẹ, thoát chết.

      7.1.1. Lời khai của cận vệ Nguyễn Văn Các
      Nguyễn Văn Các, 34 tuổi, là nhân viên của đoàn Thanh Minh Thanh Nga, được bà Bầu Thơ cử theo bảo vệ cho Thanh Nga.
      "Tối hôm ấy, chính chồng của chị Thanh Nga tức đạo diễn Phạm Duy Lân cầm lái, Thanh Nga ngồi ở băng ghế sau với cháu Phạm Duy Hà Linh, Cúc Cu 5 tuổi. Xe nổ máy, tôi ngồi cạnh anh Lân, chạy từ quận Bình Thạnh, theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về Ngã Sáu Saigòn, chỗ có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Xe từ từ ngừng trước cửa nhà TN số 114 đường Ngô Tùng Châu.
      Tôi xuống trước, định mở cửa cho TN xuống, nhưng khựng lại vì có một chiếc Honda từ đâu phóng tới, dừng gấp trước cổng nhà nghe cái "xẹt". Một bóng người vội vã nhảy xuống chìa súng vào gáy tôi, quát :" Đứng yên, mầy la tao bắn chết".
      Hắn đạp mạnh khiến Các ngã chúi xuống, úp mặt vào trong xe phía trước buộc anh nằm yên.
      Chưa kịp hoàn hồn, Các nghe tiếng ông Lân kêu lên "Đừng bắt con tôi, các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết."
      Dường như hai bên có dằn co với nhau rồi một tiếng súng nổ.
      Giọng ông Lân thều thào nói với Các: "Các ơi, cậu Ba bị bắn chết rồi".
      Tiếp đó là giọng TN hoảng hốt "Bắn thì bắn chết tôi đi chớ đừng bắt con tôi." Lại có tiếng động như giằng qua giằng lại. Mấy giây sau, Các nghe tiếng nổ thứ hai, và tiếng cháu Cúc Cu gọi thất thanh "Ba ơi, má ơi".
      Một giọng nói lạ vang lên "Thôi, đi".
      Khi ấy, Các có cảm giác không còn bị đè bởi chiếc đệm gối, nên đứng dậy thì thấy 2 bóng người đang rời khỏi chiếc xe hơi. Một tên ngồi lên xe Honda, do ánh đèn lờ mờ nên Các không thấy rõ mặt, chỉ nhận hắn mặc áo màu lam nhạt. Tên kia cầm súng, nước da ngâm ngâm, tóc dài, khoảng 30 tuổi, cao chừng thước sáu, thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm.
      Bấy giờ đã khuya, ở bên kia đường đối diện với nhà TN, có 2 chị em đang học bài trên lầu, khi nghe súng nổ và tiếng con nít khóc, đã nhìn xuống, thấy hai tên phóng Honda từ nhà TN chạy về phía Ngã Sáu mất dạng. Lúc đó khoảng 23 giờ 30. Thanh Nga được đưa vào bịnnh Viện SaiGòn.

      7.1.2. Khám nghiệm tử thi
      Sáng hôm sau, ngày 27-11-1978, đoàn khám nghiệm đến bịnh viện Saigòn, thì thi hài của 2 người đã được đưa vào nhà xác.
      Tử thi Thanh Nga vẫn còn mềm dịu bình thường, tử thi ông Lân (hơn bà 20 tuổi) tay chân đã cứng.
      "Thanh Nga thân hình đẹp, hoàn mỹ, giống như hoa hậu thời nay. Vú trái gần vết thương đã trúng đạn, nằm như người ngủ, sắc mặc vẫn tươi đẹp. Ông Lân, người cứng cáp, to bự gấp đôi Thanh Nga, bị một vết thương (đạn bắn) ở ngực trái, xuyên thẳng hướng tim ra lưng" (Báo cáo chuyên án Thanh Nga của ông Võ Tấn Thành, Đội trưởng đội trọng án Phòng CS Hình sự TP/HCM)
      Đối chiếu lời khai và khám nghiệm tử thi
      * Thanh Nga và ông Lân đều bị bắn vào phần ngực bên trái, vùng trái tim. (TN. "Vú trái gần vết thương". Ông Lân. "Một vết thương (đạn bắn) ở ngực trái, xuyên thẳng hướng tim ra lưng").
      Chứng tỏ sát thủ là một tay chuyên nghiệp được huấn luyện. Chỉ một viên đạn vào tim là chết liền tại chỗ, khi đến bịnh viện thì hết cứu chữa.
      Nhưng làm thế nào để cả hai đều bị bắn vào vùng ngực trái, vị trí của tim?
      Ông Lân thì đang ngồi sau tay lái, mà sát thủ thì đứng ngoài xe tức là bên hông của ông Lân. Thanh Nga thì đang ôm bé Cúc Cu trước ngực?
      Trong lời khai của cận vệ Các "Dường như hai bên có giằng co với nhau rồi một tiếng nổ". Giằng co ở đây là tên sát thủ kéo ông Lân quay ngực về phía họng súng để bóp cò.
      Trường hợp của TN cũng thế. Sát thủ kéo Cúc Cu ra khỏi vòng tay của TN, cho lòng ngực của TN không còn gì che chắn, để bóp cò cho chết ngay tại chỗ.
      Thanh Nga thấy tên sát thủ kéo Cúc Cu ra, thì tưởng rằng hắn muốn bắt Cúc Cu cho nên mới nói là "Bắn thì bắn đi chớ đừng bắt con tôi"

      8* Những cái vô lý của Công An Sài Gòn
      Ban đầu CA cho rằng tàn dư quân dội ngụy đã giết chết Thanh Nga, nhưng sau đó thấy không ổn vì không có ai tin chuyện hoang đường như thế.
      Kế đó, CA cho rằng vụ án là do việc bắt cóc không thành nên sinh ra án mạng, và thủ phạm chính là Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức, đã từng tổ chức 2 vụ bắt cóc khác.

      8.1. Theo như kế hoạch đã vạch ra, địa điểm, thời gian và tình huống đã nắm vững, đã không có một phản ứng nào, thì tại sao gọi là bắt cóc bất thành? Tại sao ông Lân đã chịu nạp tiền mà vẫn bắn chết trong lúc ông tuân lịnh và hợp tác?

      8.2. Không phải kế hoạch bắt cóc, mà là kế hoạch ám sát.
      Địa điểm là trước cửa nhà, trên mặt đường có người qua lại, thời gian là sau khi vãng hát, khoảng 11 giờ tối, tình huống là 4 người gồm Thanh Nga, ông Lân, cận vệ Các và bé Cúc Cu. Phương tiện di chuyển là 1 chiếc Honda. Đây không phải là kế hoạch bắt người, mà là kế hoạch ám sát.
      Trường hợp bắt người rồi dùng Honda chở 3, với 1 đứa bé khóc la trên đường thoát thân và 3 người còn lại tri hô, và cảnh sát rượt đuổi thì chạy đường nào cho thoát thân đây? Mục đích bắt cóc là để lấy tiền hay để ngồi tù? Để được an toàn hay để đối đầu với nguy hiểm? Vô lý là ở chỗ nầy.

      8.3. Mục đích là lấy tiền. Vậy khi nghe ông Lân bằng lòng nạp tiền mà vẫn im lặng, không có nói ra một điều kiện nào cả. Không đòi số tiền khi đã khống chế và đã được nạn nhân hợp tác. Như vậy, không phải là vụ bắt cóc hoặc đòi tiền. Mà là cuộc ám sát.

      8.4. Không sợ bị nhận diện, không phải là bắt cóc
      Bọn bắt cóc, (Tân và Đức) không che mặt, không đội mủ hay mang kiếng mát, không sợ bị nhận diện sau đó, chứng tỏ rằng chúng biết nạn nhân không bao giờ còn có dịp gặp lại bọn chúng nữa. Đó không phải là tác phong của kẻ bắt cóc, mà là của kẻ sát nhân. Chúng cũng không sợ ai cả. Dám ngang nhiên hành động ngoài công lộ, rồi sau khi giết người, đáng lẻ phải chạy về phía đường vắng hướng nhà Thờ Huyện Sĩ gần đó, nhưng lại không. Chúng chạy ra Ngã Sáu, là tụ điểm ăn uống tấp nập ban đêm với hàng chục chiếc xe từ phở, hủ tiếu mì, bánh cuốn, đồ nhậu...và cũng thường có cảnh sát canh gác.
      Chứng tỏ bọn chúng đang thi hành kế hoạch được ra lịnh và bao che của cơ quan có quyền lực. Bắn người xong, chúng ra lịnh "Thôi đi", có nghĩa là thi hành xong nhiệm vụ giết người. Nếu mục đích kiếm tiền thì cũng lục bóp, xách tay...

      9* Những lời lẽ trong tuồng hát gây chết người.
      Trưng Trắc.
      * "Tổ tiên ta không chịu lùi bước trước quân thù, không nhân nhượng một tấc đất nào cả. Phải chém đầu những kẻ có ý lùi bước trước quân thù."
      "Đói rét chịu được, nhưng nhục mất nước không bao giờ chịu được! Đó là đạo lý của dân tộc ta đời đời truyền lại"
      * Nước đã mất thì tránh sao cho được nhục! Phu tướng, giờ đây ta hãy tế cáo với tổ tiên, thề lấy máu mà rửa nhục!"
      * Hỡi đồng bào trăm họ! Giặc Đông Hán đang xéo dày đất nước, nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang.! Thà chết mà đứng thẳng, không cam chịu sống quỳ. Đất nước Nam cẩm tú, người dân Nam anh hùng, trước đền thờ quốc tổ, thề hy sinh giết giặc cứu non sông!"
      Thái hậu Dương Vân Nga.
      * Không! không! ta không nhượng quân thù một tấc đất nào cả!
      * Đây là thanh gươm của tiên vương đã từng dẹp loạn sứ quân để sơn hà bền vững đến hôm nay, Tướng quân hãy nhận lấy để chém đầu kẻ nào có ý lùi bước trước quân thù, cho dù lùi nửa bước để toan liệu về sau"
      * "Dù nước nhỏ, đây là tấm áo đầu tiên dân ta dám may, người Đại Cồ Việt dám mặc để lên ngôi hoàng đế. Tấm Long bào nầy là niềm kiêu hảnh của dân ta, một dân tộc dám tự xưng là Đại Cồ Việt. Tôi tin rằng trăm họ sẽ tay nối vòng tay, quyết chống lại sức mạnh bạo tàn của giặc. Đây, bức thơ của nước Đại Cồ Việt phúc đáp với sứ thần. Tấm Long bào nầy, tấm áo thiên tử đầu tiên nầy, ta quyết không bao giờ dâng nạp."
      Hãy cùng nhau sống lại hào khí của Tiếng trống Mê Linh!”


      III. KÊT LUẬN
      Tóm lại, Trưng Trắc đã hại chết Thanh Nga. Những lời lẽ của Trưng Trắc từ cửa miệng Thanh Nga nói ra nội dung chửi bới bọn khiếp nhược, làm tay sai cho Quân Tàu. Những lời lẽ nặng nề, làm nhức nhối những người trong cuộc, nhưng điều quan trọng là nó tác dụng mạnh mẽ trong tâm trí của đồng bào Việt Nam .
      Do đó, những người liên hệ thấy cần phải bịt miệng, phải dập tắt những lời nguyền rủa đó của tổ tiên, Trưng Trắc.
      Nếu đem so sánh những lời lẽ đó với một câu rất đơn giản đã làm cho người chiến sĩ “bộ đội” anh hùng Trường Sơn, Nguyễn Văn Hải, Blogger Điếu Cày, phải bị te tua, tàn cuộc đời trong nhà đá, hết hạn tù mà vẫn không được ra khỏi khám. Điếu Cày chỉ nói "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" thôi.
      So sánh như thế, thì chúng ta dễ hiểu hơn tại sao Thanh Nga phải chết.

      Trúc Giang
      Minnesota ngày 20-10-2011
      Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

    • The Following 2 Users Say Thank You to chuvoicon For This Useful Post:

      romeo (11-05-2012), Thanh Hậu (11-05-2012)

    Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
    ANH EM CHANNEL