1. romeo
    Avatar của romeo
    Không phải đến lúc đọc được bài viết - trên diễn đàn ''Phong tặng danh hiệu cho nghệ sĩ: Tại sao tác giả bị loại'' trên tạp chí Sân Khấu TPHCM tôi mới đặt ra câu hỏi này với trường hợp của soạn giả Viễn Châu. Mà đã từ lâu trong tôi cũng như nhiều người khác trong giới đã nghĩ đến điều này. Không hiểu với cách cân, đong, đo, đếm thế nào mà khi ban hành quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sưu tú thì lực lượng tác giả, lại bị loại khỏi diện được xét danh hiệu?


    SG Viễn Châu và SG Nguyễn Phương

    Họ là những nghệ sĩ hẳn hoi, những người không thể bị tách khỏi ê-kíp làm nên một tác phẩm sân khấu hoàn chỉnh để đến được với công chúng, mà ngược lại tác giả chính là người đã đặt nền móng đầu tiên cho một tác phẩm sân khấu. Thật đáng buồn, đôi khi vì lý do nào đó mà báo chí, các nhà lý luận phê bình lại quá đề cao vai trò của đạo diễn mà quên đi vai trò người tác giả với yếu tố có bột mới gột nên hồ''''!

    Chính vì sự nghiệt ngã của quy chế xét danh hiệu đã dẫn đến những sự chẳng đặng đừng thật đáng tiếc! Một nghệ sĩ lừng danh, một ông ''''Vua vọng cổ'''' với hơn 70 năm cầm bút đã cho ra đời hàng ngàn tác phẩm là những bài vọng cổ và những vở cải lương lại chỉ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú với nghệ danh Bảy Bá? So với tài cầm bút thì một danh cầm ít người biết đến hơn là cái tên Viễn Châu. Thế nhưng, với khách mộ điệu người ta vẫn cứ gọi là ''''NSƯT Viễn Châu'''' như một cách tôn vinh riêng cho sướng, vì nói đến ông người ta chỉ nhớ đến những tác phẩm sân khấu Cải lương của ông hơn là những ngón đàn đã dần đi vào quên lãng! Điều này cũng giống như trường hợp của Nghệ sĩ nhân dân Năm Châu (phong tặng năm 1988), vì nhắc đến Năm Châu là người ta cũng nghĩ đến một NSND Nguyễn Thành Châu của những tuyệt tác ''''Sân khấu về khuya, Khi người điên biết yêu, Nghêu sò ốc Hến, Vợ và người tình,...'''' hơn là những vai diễn đã từng vang bóng một thời! Thế là trong lòng nhân dân có ai rạch ròi phân tích NSND Nguyễn Thành Châu được phong tặng là do công lao đóng góp cho sân khấu cải lương ở lĩnh vực nào đâu Khi họ cũng biết chắc là nếu xét để phong tặng danh hiệu cho nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu ở lĩnh vực tác giả thì sẽ không đúng tiêu chuẩn của quy chế. Nhưng giới mộ điệu vẫn nghĩ NSND Nguyễn Thành Châu là một tác giả, điều ấy mới phải đạo!

    Dẫn chứng trên cho thấy việc phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú cho lực lượng tác giả là một điều hoàn toàn hợp lý, thuận tình và đắc nhân tâm. Hào quang của nghệ sĩ ở một số lĩnh vực khác trên sân khấu có thể bị mai một, nhưng hào quang của tác giả qua các tác phẩm văn học, các trang viết thì vĩnh hằng. Điều này lịch sử sân khấu của nhân loại đã minh chứng! Thế thì tại sao lực lượng tác giả lại không thể hưởng được ''''hồng ân'''' đó hơn là những giải thưởng chỉ mang tính giải thương chớ không phải là ''''Danh hiệu cao quí''!

    Sân khấu Việt Nam đã tạo nên một đội ngũ tác giả hùng hậu, tài năng và đầy nhân cách nghệ sĩ chân chính. Trong số họ có biết bao người xứng đáng được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Thế nhưng vì quy định của Nhà nước ta có mặt còn hạn chế nên họ không thể. Riêng với một tác giả đã từng có nhiều tác phẩm góp phần làm cho sân khấu cải lương thăng hoa, được tán thưởng là “Vua vọng cổ'''', với ngần ấy thành tích soạn giả Viễn Châu xứng đáng là một Nghệ sĩ nhân dân!

    Chỉ mong sao Nhà nước ta sớm có những quy định về tiêu chuẩn, về đối tượng hợp lý hơn để vinh danh một nghệ sĩ tài hoa.



    (Theo Diệp Vàm Cỏ - Báo SK)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL