Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
  1. romeo
    Avatar của romeo
    Để tìm giải pháp tháo gỡ cho những khó khăn hiện tại của sân khấu cải lương (SKCL), ngày 9/11, Sở VH-TT-DL TP.HCM phối hợp với Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm Thực trạng sân khấu cải lương TP.HCM với sự tham gia của gần 40 nhà nghiên cứu, tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ và học viên lớp trung cấp cải lương của trường.


    Chiếc áo Thiên Nga – vở diễn hiếm hoi được đầu tư dàn dựng công phu


    Cải lương đang lùi hay dừng?
    Thạc sĩ Lê Ngọc Hóa - Hiệu phó Trường CĐ VHNT TP.HCM đã công bố kết quả bước đầu của cuộc điều tra xã hội học về thực trạng SKCL ở TP.HCM (đề tài Điều tra, phát huy nghệ thuật truyền thống TP.HCM do chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Trường CĐ VHNT thực hiện) cho thấy, chỉ có 1/20 sinh viên (SV) thích xem CL. Đáng buồn hơn, nhiều SV hoàn toàn không hiểu biết về loại hình SKCL. Dựa trên kết quả ban đầu của cuộc khảo sát, tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng, Hiệu trưởng Trường CĐ VHNT cũng cho rằng: “SKCL vẫn giữ được tính phổ biến và sự gần gũi đối với công chúng. CL vẫn có một đội ngũ nghệ sĩ (NS), diễn viên (DV) tâm huyết, yêu nghề. Điều đáng ngại là sự thiếu hụt của đội ngũ sáng tác và các đạo diễn (ĐD), thiếu những tác phẩm theo kịp thời đại. Bên cạnh đó, còn là trách nhiệm của công tác quản lý, thiếu sự quan tâm của các cấp trong việc phát triển của SKCL”.

    Tác giả Lê Duy Hạnh (Chủ tịch Hội SK TP.HCM) khẳng định: “Khủng hoảng lớn nhất của SKCL hiện nay là thầy tuồng và thầy đờn không được xem trọng. Cái tôi của nhiều NS đang được đẩy lên quá cao. NS có quyền quyết định tất cả, buộc thầy tuồng và thầy đờn phải làm theo ý mình. Khi NS giữ vai trò quyết định cho cả kịch bản và âm nhạc của một vở diễn thì chuẩn mực nào để đánh giá một vở diễn xuất sắc? SKCL đang chựng lại sau một bước lùi dài. Vấn đề lúc này là định hướng để khôi phục SKCL một cách lâu dài”.

    NSND Huỳnh Nga tâm sự: “Tôi từng nhiều lần muốn bỏ nghề khi phải làm việc với quá nhiều NS trẻ không có nội lực, thiếu tâm huyết, thiếu cơ sở học vấn và thiếu luôn cả sự trau dồi nghề nghiệp. Người NS đang bị cuốn theo cơ chế thị trường, miệt mài chạy sô mà không dành thời gian để đầu tư, chăm chút cho nghề. Tôi thực sự đau lòng khi có những đêm diễn, tôi bắt gặp những NS diễn như trả bài, đứng trên SK “la” sao cho hết câu vọng cổ”.

    ĐD Trần Minh Ngọc cho rằng: “Thiếu kịch bản hay, SKCL đang chọn hình thức chuyển thể từ các vở diễn của SK kịch. Việc chuyển thể này, nếu không chú ý đến đặc trưng của SKCL như tính tự sự, trữ tình… thì cái chất sẽ bị mài mòn dần. Nhưng nếu chỉ diễn những vở “một thời oanh liệt”, khán giả sẽ không thấy những yếu tố mới trong sáng tác của SKCL”.

    SKCL - mục tiêu quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể
    Là kế hoạch của UBND TP.HCM, nhưng giải pháp nào để đưa SKCL vượt khó và phát triển? Một vấn đề được đặt ra khá nóng là chủ trương Nâng cấp nghệ thuật cải lương của UBND TP.HCM đề ra gần 10 năm qua, nhưng đến nay SKCL vẫn cứ loay hoay tìm hướng ra. Ông Lê Duy Hạnh, một trong những người tham gia dự án này cho biết: “Đề án đã được viết ra một cách duy ý chí nên vào cuộc mới thấy có những khúc mắc không đơn giản. Nhưng, đó cũng là những kinh nghiệm trong việc đưa ra những chiến lược để phát triển SKCL”. Ông cho rằng: “SKCL đã từng ở giai đoạn khủng hoảng (1948 - 1950), cả chục năm sau mới phục hồi và bước vào thời hoàng kim với các tên tuổi Thanh Nga, Thành Được, Bạch Tuyết, Hùng Cường… Trong giai đoạn này, để phát triển SKCL không chỉ đơn giản là xây dựng một nhà hát, dàn dựng một vài vở diễn có chất lượng nghệ thuật cao mà phải là một quá trình công phu. Định hướng chiến lược để khôi phục CL phải bắt đầu từ việc đào tạo đội ngũ tác giả, nhạc sĩ, diễn viên”...

    Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, bà Vũ Kim Anh - Phó giám đốc Sở VH-TT-DL cho biết: “Buổi tọa đàm là một bước nằm trong dự án bảo tồn và phát huy nghệ thuật SKCL. Dựa trên đề tài nghiên cứu về SKCL và ý kiến của những người đang hoạt động trong lĩnh vực SKCL, các cấp có trách nhiệm sẽ có những kế hoạch, phương án cụ thể. Việc UBND TP chủ động cấp kinh phí để Nhà hát Trần Hữu Trang phối hợp với Trường CĐ VHNT TP.HCM mở lớp trung cấp DVCL cũng là một trong những bước để thực hiện kế hoạch này”.



    Theo Thảo Vân – Báo Phụ Nữ TPHCM
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:


  3. romeo
    Avatar của romeo
    Cảm ơn anh nhiều nha, Út lúc nào cũng tự tin hết nhưng chuyện này thì không thể!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. QUOCNGHI
    Avatar của QUOCNGHI
    út đi với chị 3 cho vui kìa
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. romeo
    Avatar của romeo
    Đi đâu anh?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. QUOCNGHI
    Avatar của QUOCNGHI
    thì đi học trung cấp cải lương đó
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. romeo
    Avatar của romeo
    Út già rồi anh ơi!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Cải lương đã ăn sâu vào máu thịt của nhiều người dân Việt Nam.

    Sau thế hệ NS tiền phong Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam.....đã có những Út Bạch Lan, Thành Được....Và kế tiếp là thế hệ vàng với những điển hình Minh Vương - Lệ Thủy - Mỹ Châu - Thanh Nga - Ngọc Giàu - Thanh Sang .....

    Khi những đào kép chánh Minh Vương - Lệ Thủy - Mỹ Châu... vẫn còn được khán giả yêu mến và còn "ăn khách" thì đã có một thế hệ kế thừa. Họ là những ai ? Là những Vũ Linh - Thanh Hằng - Tài Linh - Thanh Thanh Tâm - Linh Tâm - Châu Thanh - Mỹ Thu....

    Mười năm trở lại đây, khi mà SKCL bước vào giai đoạn khó khăn nhất, số đoàn hát giảm dần thì giới SK vẫn còn kịp trình làng một thế hệ thứ tư giúp cho SK có thể sáng đèn - tuy không thừong xuyên. Đó là những đào kép trẻ Vũ Luân - Tú Sương - Trinh Trinh - Lê Tứ - Tâm Tâm......

    Và sau thế hệ này là những ai ? Câu trả lời chưa có. Một khoảng trống kế thừa còn bỏ ngõ.

    Ai sẽ là người đủ sức "cầm trịch" cải lương trong tương lai ? Chưa có nhà quản lý nào trả lời được.

    Và SKCL sẽ đi về đâu ? Chưa có nhà quản lý nào dám trả lời.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  10. MEM
    Avatar của MEM
    Em trả lời đi! hihi Đã nói ko có câu trả lời mà cứ hỏi hoài à! Làm khó quá nhe! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi DOHOANG
    Cải lương đã ăn sâu vào máu thịt của nhiều người dân Việt Nam.

    Mười năm trở lại đây, khi mà SKCL bước vào giai đoạn khó khăn nhất, số đoàn hát giảm dần thì giới SK vẫn còn kịp trình làng một thế hệ thứ tư giúp cho SK có thể sáng đèn - tuy không thừong xuyên. Đó là những đào kép trẻ Vũ Luân - Tú Sương - Trinh Trinh - Lê Tứ - Tâm Tâm......

    Và sau thế hệ này là những ai ? Câu trả lời chưa có. Một khoảng trống kế thừa còn bỏ ngõ.

    Ai sẽ là người đủ sức "cầm trịch" cải lương trong tương lai ? Chưa có nhà quản lý nào trả lời được.

    Và SKCL sẽ đi về đâu ? Chưa có nhà quản lý nào dám trả lời.
    Tiếp sau đó là CLB Anh-Em...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
ANH EM CHANNEL