1. romeo
    Avatar của romeo

    Người chúng tôi gặp đầu tiên là NS Ngọc Nhung (HCV Trần Hữu Trang năm 2003), cô từ Cần Thơ lên TPHCM để đăng ký học vũ đạo tại lớp đào tạo của NS Linh Huyền, do NS Bạch Long phụ trách. Gặp chúng tôi tại TTVH quận 3, Ngọc Nhung nói ngay: ''NS Châu Liêm mới điện thoại mời tôi tham gia biểu diễn chương trình Dạ khúc tri âm tối 16-11, anh nói bị báo chí phê bình dữ quá nên kỳ này hát thiệt, yêu cầu tôi tham gia biểu diễn một tiết mục hát thiệt. Tôi cười trả lời ''Lần trước tham gia với anh em hát thiệt mà, có bao giờ em hát nhép?''. Anh Châu Liêm nói lần này phải làm đàng hoàng chứ bị báo chí phê bình thấy mắc cỡ quá''.

    Trên thực tế không chỉ chương trình Dạ khúc tri âm của NS Châu Liêm bị nhắc nhở mà rất nhiều chương trình nghệ thuật CL, việc hát nhép gần như hiển nhiên tồn tại bên cạnh những nghệ sĩ ý thức được sự tự trọng nghề nghiệp, phục vụ khán giả bằng chính thực lực của mình. NSƯT út Bạch Lan tâm sự: ''''Nhiều lần các em mời, tôi bảo bị cảm nặng, khan tiếng nên xin phép vắng. Các em nói cô út cứ ra sân khấu hát nhép, có sao đâu, miễn là khán giả nhìn thấy cô út là được Tôi chết lặng đi vài giây, sao các em lại nghĩ rẳng tôi có thể làm cái việc khó coi đó? Dầu cho làn hơi có kém đi, yếu hơn ngày khỏe thì cũng ca thiệt, mà nếu cảm nặng quá thì cáo lỗi chứ không thể hát nhép được. Tôi vẫn thường khuyên các em diễn viên trẻ hãy quay về hát thiệt đi, kẻo muộn. Vì mình hát mỗi đêm mới đo được làn hơi của mình có đủ độ chín, chữ nào bị chênh, nh ịp nào bị lỏng, hòa quyện với dàn nhạc, cảm xúc đó khó diễn tả lắm, chỉ có lao động thật sự mới hiểu được cái sướng của nghề.

    Trên thực tế, giới ca sĩ lâu nay vẫn bị báo chí nhắc nhở nhưng họ gần như ''''chai mặt'''', nên giờ có quá nhiều... ''''nhép sĩ” tồn tại như những con rối, mỗi đêm đi diễn chỉ nhờ vào những chiếc dĩa MD. Sự bành trướng của ''''công nghệ nhép'''' khi sang đến giới nghệ sĩ cải lương, một số người đã đạt đến độ ''''thâm hậu''''. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm sàn diễn Cải lương ngày càng tuột dốc. Từ truyền hình trực tiếp đến li ve show, sân khấu tổng hợp và kể cả những vở diễn CL nguyên tuồng, ở đâu cũng có thể bắt gặp một số nghệ sĩ hát nhép.

    Ban đầu sử dụng hát nhép như một cách ưu ái cho một số nghệ sĩ lớn tuổi, khó thể ca câu vô vọng cổ ngọt ngào, như trường hợp chương trình Những dấu ấn không phai của thế hệ nghệ sĩ trên 60, 70 tuổi, hoặc một số vở diễn của Sân khấu vàng. Nhưng rồi sau đó hát nhép như căn bệ nh... truyền nhiễm nhanh, nghệ sĩ trở nên chuộng việc hát nhép, để đỡ học tuồng, bảo đảm chất lượng tiếng hát của mình, hoặc bảo đảm phần âm thanh khi ghi hình... mà họ quên rằng, khán giả khó chấp nhận việc bỏ tiền mua vé vào xem để rồi cảm thấy bị lừa khi thần tượng của mình... hát nhép.

    VẦNG TRĂNG CỔ NHẠC: ĐÃ TIÊN PHONG SỬA ĐỔI

    Từ số 112, VTCN chỉnh việc hát nhép bằng cách yêu cầu nghệ sĩ tham gia biểu diễn bằng giọng thật và nói không với việc một số nghệ sĩ sử dụng dĩa MD có thu sắn phần lời ca trên nền nhạc. Đây là việc làm đáng biểu dương sau một thời gian /TCN chịu không ít tiếng chê của dư luận vì mặc nhiên chấp nhận việc cho nghệ sĩ tham gia hát nhép.

    Nhạc sĩ Kiều Tấn-Trưởng Ban Văn nghệ HTV cho biết: ''''Trước sự phàn nàn của khán giả và thực hiện đúng quy định ''''Cấm dùng giọng hát thu trong băng, (ra để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn'''' - nói nôm na là ''''cấm hát nhép'''' - từ Nghị định 103 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, nên từ số 112 (trực tiếp vào ngày 24/3/2010), VTCN cố gắng nói không với hát nhép. Đến nay đã là số 119, các nghệ sĩ tham gia rất tích cực cùng với chúng tôi hợp tác. Qua đó chương trình đã dần lấy lại được cảm tình của người hâm mộ. Trên thực tế việc thu hình trực tiếp cho phép sử dụng hát nhép để bảo đảm phần hiệu quả âm thanh, vì đây là chương trình ghi hình, khác với đêm live show mà ca sĩ, nghệ sĩ sẽ phải hát ''''sống''''. Tuy nhiên nghệ thuật Cải lương cần sự hòa quyện giữa ca và đờn, nên rất cần nghệ sĩ trải tấm lòng và tâm trạng vào lời ca của tác giả và có sự đồng cảm của dàn nhạc cố, để nâng cao phần ca diễn, truyền trực tiếp đến khán giả những cảm xúc chân thật nhất. Do đó sàn diễn Cải lương không thể là mảnh đất màu mỡ để hát nhép phát triển thành...công nghệ như một số người hiểu nhằm. Chúng tôi cố gắng yêu cầu nghệ sĩ thiện chí khi tham gia với chúng tôi để tạo niềm tin cho khán giả yêu mến VTCN''''.

    Điểm lại thành phần được gọi là ''''đội ngũ nghệ sĩ Cải lương hát nhép'''' hiện nay sẽ thấy có mặt từ một số danh ca hàng đầu, tài danh sân khấu, nghệ sĩ ưu tú đến các ngôi sao sân khấu nổi tiếng và lực lượng diễn viên được xem là tài năng trẻ, Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng... Nếu cách đây ba năm, nhép bài nhạc trong vở diễn hoặc nhép câu vô vọng cổ đến xuống hò là chẳng đặng đừng và khán giả tạm chấp nhận, thì bây giờ hát nhép không còn giới hạn khi toàn diện cả ca lẫn thoại đều nhép!? Chưa kể âm thanh thu trong phòng thu và âm thanh tại rạp hát khác nhau, khiến khán giả nhìn thấy rất rõ sự chênh lệch này. Mật độ nhép cao dày đặc nhất là trong các chương trình tổng hợp hoặc “mini show'''' của nghệ sĩ. Dạ khúc tri âm là một điển hình khi NS Châu Liêm mời nghệ sĩ tham gia đều buộc phải hát nhép vì toàn bộ chương trình không có dàn nhạc cổ (?!). Điều này thật khó chịu vì không ai chấp nhận một đêm diễn cải lương mà thiếu dàn nhạc, tất cả đều trông cậy vào chiếc dĩa MD.


    VÌ SAO CHUÔNG VÀNG CŨNG HÁT NHÉP

    HTV tổ chức thành công Chuông vàng VC, 5 năm qua là một chặng được phát thế mạnh để các tài năng ca cổ có thể đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp từ cuộc thi này. Thế nhưng với lý do ''''bảo đảm chất lượng âm thanh khi quay hình'''', sự giải thích cho việc hát nhép đã không nhận được sự đồng thuận của dư luận.

    Khó chịu nhất là đêm Gala Chuông vàng vọng cổ 2010 diễn ra tại Nhà hát Truyền hình HTV vào cuối tháng 9 vừa qua. Những gương mặt được vinh danh vài ngày trước đó và cả những ''''Chuông vàng, Chuông bạc'''' của 4 năm trước lại thi nhau... hát nhép!? BTC biện hộ ''''phải nhép để khuôn vào chủ đề của đêm Gala''''. Thế mới thấy chính cách làm này đã ''''giết chết'''' những tài năng trong trứng nước. Bởi, giới chuyên môn và khán giả dễ dàng nhận ra sự lúng túng của những ''''Chuông vàng, Chuông bạc'''' chưa có kinh nghiệm trong hát giải Chuông vàng Vọng cổ, 5 nhép nên ''''giọng một đằng, miệng một nẻo”. Khán giả và giới chuyên môn cảm thấy khó chịu trước việc các thí sinh vừa lãnh giải lại tự làm mất đi giá trị của giải thưởng mình đáng được tôn vinh. Tại sao lại đóng khung vào một chủ đề, tự trói chân mình lại với cách làm cho thí sinh bị lu mờ trước sức ép của việc hát nhép? Một ''''Chuông vàng'''' tâm sự và xin nhà báo hãy bí mật tên dùm, chứ để em bị ''''đì'''' thì khó lên màn ảnh HTV nữa - lời thí sinh này tâm sự): ''''Tụi em đâu có muốn hát nhép, muốn được khoe giọng, hát cho đã vì trong đêm Gala của chính tụi em mà, nhưng vì bài của anh biên tập, chị biên tập viết thì phải ca, mà học không nổi thì phải... nhép''''.

    Tác giả Lê Duy Hạnh-Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM đã có lần phân tích: ''''Bài ca cổ mang tính văn học cần có thời gian để thí sinh thẩm thấu, diễn đạt được hiệu quả bài ca, tư tưởng và tính chủ đề, chứ đâu phải chỉ có ca đúng nhịp, đúng hơi là đủ''''. Vặy đó, chỉ vì nhiều áp lực đã trở thành vấn nạn để hát nhép tồn tại trong một cuộc thi lẽ ra chỉ tôn vinh duy nhất một điều cần thiết: hát thiệt bằng trái tim và cảm xúc của người nghệ sĩ. Những mầm non này đang bước những bước đầu tiên trẽn con đường chuyên nghiệp, họ cần vượt qua những chông gai, thử thách để vững vàng như thế hệ nghệ sĩ đi trước, thế mà con đường họ đi lại ''''được'''' rải đầy hoa hồng có gai, để có thể chết ngay trên vinh quang của mình. Thế mới đau!

    Thanh Hiệp


    (Theo Báo sân khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 3 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:


  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Ui, có phản ánh "nát nước" thì nghệ sĩ cải lương - nói riêng, vẫn còn trường hợp hát nhép với 1001 lý do mà họ cho là hợp lý. Đợi đến khi nào khán giả của họ chỉ còn lại vài người dân "đui" không hề hiểu chữ "hát nhép" là gì thì may ra "nghệ sĩ nhép" mới cảnh tỉnh được ý thức nghề nghiệp của họ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  5. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    NS hát nhép là họ đang tự đào thải tên tuổi của họ trong lòng khán giả hâm mộ và mất hình ảnh trong các đồng nghiệp thôi. Kệ họ đi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    So sánh chi với đồng nghiệp trên sân khấu cho cao xa, so với mấy anh chị em hậu trường đó. Ước mơ lớn lao của họ là được ra sân khấu hát bằng chính khả năng và trái tim thật của mình thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  8. romeo
    Avatar của romeo
    Chủ tướng nói hay qua!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. JessicaManhLe
    Avatar của JessicaManhLe
    Dạo này nghệ sĩ hát nhép nhiều quá đi xem cũng thấy nản, gom góp mấy trăm ngàn ráng mua vé xịn tí để ủng hộ nghệ sĩ vậy mà lúc xem lại thấy nhép làm hụt hẩng quá, khiến mình ko còn muốn đi xem nữa
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to JessicaManhLe For This Useful Post:


  11. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Nguyên văn bởi JessicaManhLe
    Dạo này nghệ sĩ hát nhép nhiều quá đi xem cũng thấy nản, gom góp mấy trăm ngàn ráng mua vé xịn tí để ủng hộ nghệ sĩ vậy mà lúc xem lại thấy nhép làm hụt hẩng quá, khiến mình ko còn muốn đi xem nữa
    Nên em nhớ rút kinh nghiệm nha em dâu, mai mốt có thành nghệ sĩ lớn, nhớ đừng hát nhép nghe cưng...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. JessicaManhLe
    Avatar của JessicaManhLe
    Em hẻm làm nghệ sĩ đâu chị 3 ơi ko dám bon chen, chịu phận ở nhà thả boom rai rai để có khách hàng tời vá bụng kiếm tiền cò từ anh Minhle thôi hà
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL