1. romeo
    Avatar của romeo

    Nếu nói về trường phái ca Vọng cổ hài trước và sau 1975, thì chưa đếm được đủ các đầu ngón tay của một bàn tay. NS đứng đầu là Hề Minh (quá cố), kế đến là Văn Hường, ông có nét riêng và thành công hơn nên được công chúng tặng danh hiệu ''vua ca Vọng cổ hài'', rồi Hề Sa là người kế thừa Văn Hường. Cái duyên thường gặp của các NS hài này là cách xuống “Hò'' Vọng cổ, là kéo dài hơi cổ ém âm ''ư” thành ''ư,ư,ư...'' ngân giọng rung hơi rồi mới xuống ''Hò'' và mỗi lần xuống ''Hò'' là mỗi tràng pháo tay của khán giả vỗ theo...

    NS Hề Sa cho biết, vì ông mê giọng ca và phong cách của NS Văn Hường nên ông tự học theo. Nhưng Hề Sa vẫn tạo được nét riêng của mình là chất giọng rắn rỏi hơn, lùa văn linh động có tính hóm hỉnh... Sau 1975, có một vài giọng hài ở địa hạt rày nhưng cũng chỉ là ''''bản sao'''' của ba NS nói trên, vì họ không có nét riêng, vì ca hài không phải ai cũng ca được và ca cho ra chất hài hước (tức duyên hài). Tuy nhiên, ở trường phái này, cả ba NS ca Vọng cổ hài kỳ cựu chưa ai được xét phong danh hiệu!?

    Riêng NS hài Thanh Nam (đoàn Nhân dân Kiên Giang) là diễn viên hài, chứ chưa phải là NS ca Vọng cổ hài và anh đã được phong danh hiệu NSUT là thành tích qua vai lão. Nghệ sĩ ca Vọng cổ hài và diễn viên hài là hai hình thái khác nhau, một bên là ca ra tính chất hài (ca từ - hàm ngôn), còn một bên diễn ra tính cách hài (hành động cộng diễn ngôn). Đặc thù của NS ca Vọng cổ hài rất hiếm về người (giọng), mà có vai để diễn thì lại càng hiếm hơn; vì tác giả kịch bản phải ''''đo ni đóng giày''''. Cho nên, NS ở trường phái'''' này rất ít điều kiện để tham gia Hội diễn; và xưa nay cũng chưa từng có một cuộc thi ca Vọng cổ hài bao giờ, vậy thì họ lấy đâu ra Huy chương để được xét danh hiệu Về mặt cống hiến cho xã hội, NS ca Vọng cổ hài chẳng thua kém gì so với các NS khác, và trường phái ca hài lại vô cùng hiếm hoi. Có thể thấy, một chu kỳ 10 năm thì có nhiều đào kép mùi, thương, độc, lẳng xuất hiện, nhưng riêng ca Vọng cổ hài không có và dường như phải tính đến cả một thế hệ vẫn còn miễn cưỡng. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về sự cống hiến nghề nghiệp của NS Hề Sa:

    NS Hề Sa tên thật là Lê Văn Sa, sinh tại Long Bình - Thủ Đức (1941), ông theo Cải lương từ năm 1959, đến năm 1961 thì anh hát hề chánh cho đến sau này. NS Hề Sa đã có hơn nửa thế kỷ đi theo SKCL, ông không thể nhớ hết những Đoàn Cải lương và những vai hề chánh mà ông đã từng hát qua, chỉ nhớ những vai vang bóng một thời ở các đại bang Cải lương tên tuổi như: Tần Hớn (thế vai quái kiệt Bảy Xê) trong vở ''''Thần nữ dâng ngũ linh kỳ'''' ở gánh Thủ Đô; Tần Mộc trong ''''Manh áo quê nghèo'''' ở gánh Kim Chung; anh Hai trong ''''Bà chúa đền vàng'''' ở Trăng mùa Thu, Sóng Hề Sa; Công tử cà lăm trong ''''Mái tóc người vợ trẻ'''' ở Sài Gòn 3, Phước Chung; Quan huyện (thế vai NS Tám Vân) trong ''''Nhất kiếm ỷ Vương'''' ở Thanh Nga; thiếu úy Mộc Hành trong “Trận tuyến thầm lặng'''' ở Trung Hiếu...

    Ngoài ra, về ca Vọng cổ hài bài lẻ, NS Hề Sa đã để ấn tượng khó phai trong lòng khán mộ điệu những bài: Trời sinh voi Sinh cỏ của Xuân Phát, Lệnh xé xác - lệnh xế túi của Viễn Châu (ca chung với NS Văn Hường), Hề Sa đi Tây Hề Sa cầu hôn của Viễn Châu (trước 1975); Lính già vui tính của Thanh Trúc - Tiến Đạt, Khi người say biết yêu của Hải Đăng, Tứ đổ tường, Lái xe gắn máy của Yên Sơn...; và một thời ông làm trưởng đoàn CL Sóng Hề Sa (1971-1974). Một điều thật bất ngờ và có cảm giác bùi ngùi là suốt cuộc đời làm nghề của Hề Sa chưa một lần có cơ hội tham gia Hội diễn hoặc Hội thi nào, và còn nhiều nghệ sĩ khác cũng tương tự như ông. Cũng như NS Minh Tiến, Hề Sa liên tục phục vụ nghề, không nhảy sang một nghề nào khác khi SKCL khủng hoảng, và hiệu quả cao nhất là khán giả gần xa còn nhớ đến họ.

    So với các diễn viên trẻ được chọn tham dự Hội diễn, Huy chương thường dành cho cặp đào kép chánh trong vở diễn. Đó đã là điều thiếu công bằng, bởi tâm huyết cống hiến và quá trình cống hiến không thể lấy Huy chương để định giá trị. Trong một tập thể, vai trò và công sức của từng người, từng bộ phận đóng góp có khác nhau, vậy xét công đóng góp thì không nên xét chỉ có đào kép chánh...

    Có lẽ điều này, xin dành lại cho các ngành chức năng và những người có thẩm quyền trong đợt xét phong danh hiệu NSUT & NSND sắp tới.

    Lâm Giang



    (Theo Báo sân khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:


  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    NS Hề Sa có giọng ca sang sảng và lối hát vọng cổ hài khá duyên, lạ lạ, rất hay.

    Khoảng năm 1988, ông làm trưởng đoàn CL Hồ Thị Hương (tỉnh Đồng Nai), và là một trong nhũng đoàn mạnh về doanh thu trên đường lưu diễn.

    Những năm gần đây, ít thấy chú hoạt động văn nghệ gì nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL