1. codt06
    Avatar của codt06
    Cải lương thì chắc quý bạn đã biết rồi. Ðó là một lối hát tuồng cách tân, phối hợp giữa đối thoại bằng giọng bình thường với những ca điệu truyền thống miền Nam, trong đó chủ yếu là vọng cổ. Khi nói tuồng cải lương là người ta thường nghĩ đến những tuồng tích mang tính chất xã hội, như “Tình Anh Bán Chiếu,” “Ðời Cô Lựu,” hoặc mang tính chất dã sử, như “Sầu Lên Ngọn Cỏ,” “Tiếng Trống Mê Linh”...

    Sự thật, có ba loại tuồng cải lương: xã hội, dã sử và Hồ Quảng. Tự Ðiển Mở Wiki gọi “cải lương Hồ Quảng” bằng một tên nữa là “cải lương tuồng cổ.” Cái tên này giúp người ta hiểu được tổng quát về nội dung của loại hình nghệ thuật trình diễn này. “Cải lương Hồ Quảng” cũng là cải lương, nhưng tuồng tích dựa vào những tuồng cổ, mà thường là tuồng cổ Trung Hoa. Có người nói rằng chữ “Hồ Quảng” là do chữ “tuồng cổ” nói lái mà thành. Nhưng “tuồng cổ” mà lái thành “hồ quảng” thì coi bộ cái “lái” này nghe khá gượng ép!

    Nghệ sĩ Phượng Mai thì giải thích rằng: “ ‘Quảng’ đây là ‘Quảng Ðông’ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị... không có ăn nhậu gì trong cái “Quảng” này!) Tại sao lại Quảng Ðông mà không phải là những ‘Quảng’ kia? Thưa, vì tuồng cải lương Hồ Quảng chịu ảnh hưởng rất lớn của tuồng kịch truyền thống miền Quảng Ðông.”
    Thế còn Hồ? Không lẽ ông... Hồ Quý Ly có liên quan đến cải lương Hồ Quảng? Ðương nhiên là không rồi. Cũng theo nghệ sĩ Phượng Mai thì “Hồ” là biến âm của “hò,” nghĩa là những điệu ca tiếng hát. “Hồ Quảng” là điệu ca tiếng hát miền Quảng Ðông. Giải thích chữ “Hồ Quảng” theo cách của nghệ sĩ Phượng Mai có vẻ lọt tai hơn.

    Ảnh hưởng qua lại giữa bốn quốc gia “đồng văn” (chia sẻ một số quan niệm văn hóa) khiến cho Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng Trung Hoa trong ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật. Ðiểm đặc biệt là khi các truyện tích Trung Hoa được các văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ Việt Nam thuật lại hay diễn lại, nó mang tính chất nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam, mà truyện tích khi ấy chỉ là cái cơ hội để người nghệ sĩ Việt Nam diễn tả cái hay, cái đẹp, cái tuyệt diệu của ngôn ngữ, ý tưởng, tâm tình Việt Nam. Cụ Nguyễn Du nói chuyện đời cô Vương Thúy Kiều quê ở Bắc Kinh, mà người đọc luôn luôn có cảm giác cô là người Việt Nam. Cả những Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, Sở Khanh, Tú Bà... đều trở thành người Việt Nam sống với tâm tình và cách xử thế Việt Nam tuốt. Ma Ðạm Tiên cũng thành ma Việt Nam luôn! Chuyện này cũng xảy ra (tuy với mức độ thấp hơn) nơi các nghệ sĩ Việt Nam diễn tuồng cải lương Hồ Quảng.

    Nguồn gốc cải lương Hồ Quảng Việt Nam như thế nào?

    Ðây là một loại hình nghệ thuật phối hợp giữa ba loại nghệ thuật vốn có từ trước: cải lương, tuồng kịch Bắc Kinh và tuồng kịch Quảng Ðông.

    Cuối thập niên 1940 sang đầu thập niên 1950, những nghệ sĩ Phùng Há, Cao Long Ngà, Năm Phỉ có dịp sang Quảng Ðông học hỏi cách nhảy múa (tiếng nhà nghề là “vũ đạo”) của các nghệ sĩ trình diễn tuồng kịch truyền thống ở đây. Các nghệ sĩ này khi về nước, đem áp dụng “vũ đạo” này trên sân khấu, thấy thành công. Giữa thập niên 1950 sang đầu thập niên 1960 (thời kỳ chuyển tiếp giữa cựu hoàng Bảo Ðại và nền Ðệ Nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm lãnh đạo), các nghệ sĩ Khánh Hồng, Bảy Huỳnh và Minh Tơ lần mò vào Chợ Lớn, tìm đến những gánh hát người Hoa, mua lại một số trang phục sân khấu của họ. Những trang phục này rất rực rỡ, mặc vào, lên sân khấu là đào, kép nổi bật, làm cho sân khấu cũng rực rỡ theo. Hai nghệ sĩ này cũng học hỏi từ các gánh hát người Hoa nhịp điệu trống, bắt nguồn từ cách diễn tuồng của phái Bắc Kinh. Tiếng trống rộn rã giúp cho buổi trình diễn thêm tưng bừng náo nhiệt. Tiếng trống còn có tác dụng thay đổi tâm tình khách xem trình diễn, tùy theo nhịp điệu nhanh, chậm, cách ngắt quãng của nó. Các nghệ sĩ cũng học một số cách hát theo điệu Quảng Ðông.

    Trở về sân khấu Việt Nam, các nghệ sĩ Khánh Hồng, Bảy Huỳnh, Minh Tơ (sau thế hệ Phùng Há, Cao Long Ngà, Năm Phỉ) pha điệu hát Hồ Quảng vào các tuồng cải lương. Về sau, khi khán giả có vẻ chấp nhận, cải lương Hồ Quảng trở thành một bộ môn riêng, với nhịp trống, điệu hát và y trang Bắc Kinh, Quảng Ðông, phối hợp với cách hát cải lương và ca vọng cổ. Cải lương Hồ Quảng có nhiều ưu thế trên sân khấu. Về y trang rực rỡ và cách diễn bằng “biểu tượng” thì không thua gì hát bội, nhưng hát bội lại khó nghe, khó hiểu, trong khi đào kép trong cải lương Hồ Quảng thì nói ít, diễn nhiều, khi hát thì hát theo lối vọng cổ và một số làn điệu của cải lương rất dễ nghe, có hát theo điệu Quảng Ðông thì điệu ấy nghe cũng lọt tai. Ðặc biệt, cải lương Hồ Quảng lại có “vũ đạo,” tức là cách đưa tay, đá chân theo nhịp điệu như múa, mà là múa võ, nên gây hào hứng trên sân khấu. Khán giả thường có thể không biết rõ, nhưng con nhà võ ngồi thưởng thức đào, kép sử dụng “vũ đạo” đều biết được đào, kép ấy trình độ tới đâu.

    Cũng trong thập niên 1960, có phong trào phim Ðài Loan du nhập Việt Nam qua những bộ phim của hãng sản xuất Show Brothers với loại nhạc Ðài Loan. Những phim này cũng làm khán giả Việt Nam say mê. Một số âm điệu nhạc Ðài Loan liền được đưa vào sân khấu cải lương. Lúc ấy tuồng cải lương Hồ Quảng có vẻ... hồ quảng lắm rồi! Nghĩa là vì các điệu hát lẫn lộn lung tung, nó phát triển, nhưng hầu như không định hướng, không có hệ thống. Rất may khi ấy có một nhân vật đặc biệt xuất hiện, đó là ông Hoàng Hầu Bình (giới sân khấu gọi ông là ông Há Thầu). Ông này vốn là một kép chánh trong sân khấu Hồng Kông, sau lớn tuổi, sang Việt Nam, đánh đàn cho đoàn Minh Tơ-Khánh Hồng. Ông Hoàng Hầu Bình sau về đầu quân đoàn Huỳnh Long và có công hệ thống hóa các bài hát theo từng loại: Bắc Phái (Bắc Kinh), Quảng Ðông, Ðài Loan... Ðoàn Huỳnh Long khi diễn tuồng cải lương Hồ Quảng thì nghiêng về khuynh hướng Bắc Kinh, chủ yếu về “vũ đạo” và nhịp trống; còn đoàn Khánh Hồng thì có khuynh hướng Quảng Ðông, để ý hơn đến điệu hát. Dàn nhạc của khuynh hướng Bắc Kinh cũng khác dàn nhạc của khuynh hướng Quảng Ðông. Trong khi dàn nhạc khuynh hướng Bắc Kinh đồ sộ và cồng kềnh giống như một dàn “orchestra” Tây Phương thì dàn nhạc khuynh hướng Quảng Ðông gọn nhẹ với năm, bảy nhạc khí cổ truyền. Cách hóa trang của hai bên cũng khác nhau: sân khấu Bắc Kinh tô vẽ mặt đào, kép với những nét trắng, đỏ, đen biểu tượng khiến cho khuôn mặt “sân khấu” khác hẳn khuôn mặt đời thường. Sân khấu Quảng Ðông giữ khuôn mặt đẹp tự nhiên của đào kép, chỉ tô son, thoa phấn cho đẹp hơn thôi.

    Tính theo thế hệ thì những nghệ sĩ lão thành Năm Phỉ, Phùng Há, Cao Long Ngà là thế hệ thứ nhất. Cho đến nữ nghệ sĩ Phượng Mai thì đã là thế hệ thứ năm rồi. Tuy các thế hệ có nối tiếp nhau để phát triển bộ môn, nhưng đặc thù của cải lương Hồ Quảng cho đến nay vẫn được gìn giữ.

    Có thể nói đây là một bộ môn nghệ thuật sân khấu Việt Nam có một nguồn gốc khác phức tạp: cải lương, hát bội, sân khấu Bắc Kinh, sân khấu Quảng Ðông, nhạc Việt Nam truyền thống, nhạc Ðài Loan, võ thuật Bắc Phái... Tuy nhiên, qua cách trình diễn của các nghệ sĩ Việt Nam, tất cả các loại hình nghệ thuật này phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, tạo thành một sắc thái riêng. Khán giả thưởng thức một vở tuồng diễn theo lối cải lương Hồ Quảng nhìn thấy ngay là nó rất Việt Nam, không lẫn với ca kịch Trung Hoa được. Ðó là cái tài của người nghệ sĩ, mà đó cũng là cái đặc thù của văn hóa Việt Nam, đón nhận cái của người, nhưng biến hóa nó, thăng tiến nó để nó hay hơn, đẹp hơn mà lại có tính chất Việt Nam.

    (sưu tầm - kichnghevietnam.com)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to codt06 For This Useful Post:


  3. tuyettranglanhlungroi
    Avatar của tuyettranglanhlungroi
    hay quá! tuyệt vời trên cả tuyệt vời
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to tuyettranglanhlungroi For This Useful Post:


  5. codt06
    Avatar của codt06
    cảm ơn nha, bạn cũng thik hồ quảng ha, đồng điệu rùi.hi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to codt06 For This Useful Post:


  7. boylovecl
    Avatar của boylovecl
    trời.ông này ghê qua.bình luận về hồ quảng như mình là con nhà nòi vậy.nhưng nói chung củng cám ơn.em khen chư ko phải chê đâu nha
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to boylovecl For This Useful Post:


  9. codt06
    Avatar của codt06
    Mình sưu tầm bài này mà cũng ngưỡng mộ người viết lắm, quả là có đầu tư,hi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to codt06 For This Useful Post:


  11. boylovecl
    Avatar của boylovecl
    ua ko phai ban viet ha~
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to boylovecl For This Useful Post:


  13. codt06
    Avatar của codt06
    Nguyên văn bởi boylovecl
    ua ko phai ban viet ha~
    Mình có ghi rõ là sưu tầm mà, hi!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to codt06 For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL