1. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Giải tán các đoàn hát tư nhân

    Sau tháng 4 năm 1975, tất cả các đoàn hát tư nhân đều bị giải tán hết, nghệ sĩ phải đăng ký hành nghề và chờ sự bố trí của Sở Văn Hoá Thông Tin. Cuối năm 1975 đến năm 1976, Sở Văn Hóa Thông Tin đưa cán bộ xuống làm trưởng đoàn của các đoàn hát cải lương tập thể vừa mới được thành lập, các nghệ sĩ và công nhân sân khấu, ai ở đoàn nào cũng phải do sự phân phối của nhà nước, tuồng tích hát cũng do sự chỉ định của Sở Văn Hóa hoặc do Hội đồng kiểm duyệt của Sở và Hội Sân Khấu chấp thuận.

    Các đoàn hát tập thể được nhà nước thành lập có các đoàn Saigon 1, Saigon 2, Saigon 3, Hương Mùa Thu, Minh Tơ, Huỳnh Long, Thanh Nga, Phước Chung, đoàn Văn Công thành phố, đoàn kịch nói Kim Cương, đoàn kịch Bông Hồng, đoàn ca múa nhạc Hương Miền Nam, đoàn hát Tiều, đoàn hát Quảng…

    Các rạp hát cũng thuộc nhà nước quản lý, cán bộ nhà nước làm trưởng rạp, trực thuộc của Sở Văn Hoá Thông Tin : có tất cả 34 rạp hát, đó là rạp Hưng đạo, Rạp Quốc Thanh, rạp Quốc Tế, rạp Thăng Long, rạp Kim Châu, rạp Nguyễn Văn Hảo, rạp Thành Xương, rạp Kinh Thành Cầu Muối, rạp đình Cầu Quan, rạp đình Cầu Muối, rạp Long Phụng, rạp đại đồng Cao Thắng, Rạp Văn Hoa, Rạp Long Vân, Rạp Hòa Bình, Rạp đại đồng Gia định, Rạp Cao đồng Hưng, Rạp Hào Huê, rạp Thủ đô, Rạp đông Vũ đài đại Thế Giới, Rạp Kim Biên, Rạp Lệ Thanh B, Rạp Lao động B gần cầu chữ y, Rạp Oscar, rạp Cây Gỏ, đình Minh Phụng, rạp Quốc Thái, đình Bình Tiên, rạp Thuận Thành Dakao, rạp Kinh Thành Tân định. Đó là chưa kể các rạp ở các quận Gò Vấp, quận 4, rạp Hốc Môn, rạp Bình Trưng, …

    Từ năm 1995 Chỉ còn 3 đoàn thuộc nhà hát Trần Hữu Trang và đoàn Văn Công Thành phố, còn các đoàn hát khác bị rã hoặc chỉ còn cái bảng hiệu để lâu lâu nhóm một số nghệ sĩ tập tuồng để dự hội diễn sân khấu do Hội Sân Khấu và Sở Văn Hóa Thông Tin tổ chức, sau đó thì gánh hát lại gởi phong màn vô trụ sở, các nghệ sĩ chạy đi hát show ở các quán nghệ sĩ, hoặc quán ca nhạc để kiếm sống cầm hơi. Rạp hát thì chỉ còn một rạp hát Hưng đạo là rạp do nhà hát Trần Hữu Trang quản lý, nên còn hoạt động, để cho các đoàn của nhà hát Tràn Hữu Trang và Văn Công có chổ để hát.

    Chuyển đổi công năng

    Hỏi : Thưa anh, có phải tại vì các đoàn hát cải lương không có tuồng mới, hát không ăn khách nữa nên các rạp hát cũng phải đóng cửa theo?

    Đáp : Như trên tôi đã trình bày, đoàn hát tuy mang danh là đoàn hát tập thể nhưng thật sự là do Sở Van Hoá Thông Tin quản lý, Sở đưa cán bộ của Sở xuống chỉ huy mọi việc ở đoàn hát, từ việc thu nhận nhân sự, diễn viên, lựa chọn tuồng tích theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Rạp hát cũng do Sở Văn Hóa Thông Tin quản lý.

    Phóng viên Báo Lao động phỏng vấn bà Nguyễn Thế Thanh, Phó Giám đốc Sở Van Hóa Thông Tin về vấn đề nầy. Ngày 23 tháng 8 năm 2005. Chúng tôi nhận được bản tin này ngày 8 tháng 3 năm 2006.

    Phóng viên Báo Lao động: Thưa Bà, được biết hiện trong gần 20 rạp hát Sở Văn Hóa Thông Tin Thành Phố Hồ Chí Minh quản lý, một số rạp xuống cấp, không còn hoạt động, một số rạp đã bị chuyển đỗi công năng. Dư luận hiện cũng quan tâm tới việc những rạp đã bị chuyển đổi công : Tiền cho thuê các rạp nầy được sử dụng ra sao?

    Bà Nguyễn Thế Thanh : Từ mấy năm trước, Khi các nhà hát ký kết các hợp đồng cho thuê rạp đều phải được Sở cho phép. Nay vì lý do cần củng cố cơ sở, chúng tôi có nghĩ tới chuyện hoán đổi một số địa điểm tốt hơn nhưng trong vấn đề nầy lại đang tồn đọng những vướng mắc: Số tiền đền bù khá lớn cho một số đối tác liên doanh sử dụng rạp mà vì nhiều nguyên nhân Sở Văn Hóa Thông Tin phải thanh lý hợp đồng trước thời hạn.

    Rạp Lao động A và Lao động B bị chuyển thành vũ trường Monaco, dính líu tới vụ án Năm Cam phải thanh lý hợp đồng là 15 tỉ, Rạp Quốc Thanh ký kết với công ty giải trí Phước Sang chuyển thành nhà hàng tổ chức tiệc cưới, thời hạn kết thúc hợp đồng là năm 2011, Sở muốn kết thúc thời hạn sớm hơn, công ty giải trí Phước Sang đề nghị mức đền bù gần 9 tỉ.

    Rạp Long Phụng thời hạn cho thuê làm vũ trường 20 năm, hàng tháng đối tác trả cho nhà hát nghệ thuật hát bội 15 đến 18 triệu đồng tháng, Sở không điều tiết số tiền cho thuê nầy, về rạp Lệ Thanh không cho thuê được mà Sở cũng không có tiền sửa chữa, đang nghĩ tới phương án có nên trả lại cho chủ cũ hay là không? Cần tránh hình ảnh đáng ngại cho tư nhân : " Khi lỗ, nhà nước kêu gọi đầu tư, tới khi có lãi là muốn hất người ta ra .

    Ảnh hưởng đến các đoàn hát

    Sở Văn Hoá Thông Tin giải thích việc các rạp hát bị chuyển đổi công năng. " Chuyển đổi công năng " là nói theo danh từ chánh trị, giống như nói " tiêu cực " là để tránh cái danh từ " tham nhũng hoặc ăn hối lộ ", Rạp Hát bị chuyển đổi công năng là rạp hát thì không cho các đoàn hát cải lương hát mà rạp hát lại được nhà nước cho các nhà tư bản mới mướn để làm thành vũ trường, quán ăn nhậu hoặc trình diễn thời trang, nhà nước thâu nhiều tiền hơn là chia phần trăm mỗi suất hát.

    Rạp hát đối với gánh hát và nghệ sĩ giống như một cửa hàng mua bán đối với giới sản xuất hàng hóa. Người sản xuất ra hàng hóa mà không có cửa hàng để buôn bán sản phẩm của mình thì chỉ còn một cách là mua gánh bán bưng, mua đầu chợ bán cuối chợ chớ không thể nào khuếch trương cơ sở của mình được.

    Người nghệ sĩ cải lương với đoàn hát cải lương mà không có rạp hát, nếu muốn hát ắt phải hát đình, hát chợ hoặc là hát ở sân bãi hay ở các tụ điểm văn hóa. Và địa điểm hát nhỏ hẹp, thiếu phương tiện kỹ thuật sẽ ảnh hưởng không ít đến nghệ thuật dàn cảnh, ánh sáng cùng nghệ thuật ca diễn của các diễn viên.

    Không có rạp hát cố định, không có rạp hát lớn như ngày xưa, các đoàn hát càng phải thu hẹp số người diễn, giảm thiểu cảnh trí và cả thời lượng biểu diễn. Việc hát trích đoạn cải lương mà không hát cải lương nguyên tuồng, xuất phát từ nguyên nhân không có rạp hát mà ra.

    Sân khấu cải lương mất khán giả, nguyên nhân do không có rạp hát là một nguyên nhân quan trọng. Còn nhiều nguyên nhân khác như tuồng tích không đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả.

    Nhiều khán giả nhắc lại, sao mà hồi xưa các soạn giả viết tuồng cải lương rất hay, đáp ứng được cảm quan của khán giả. đến nay người ta còn nhắc đến các tuồng Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, đôi mắt người xưa, Bọt Biển,…

    Tuồng cải lương bị kiểm duyệt

    Các soạn giả hồi xưa được tự do sáng tác, soạn giả thường theo dõi các sự kiện xảy ra ở ngoài đời để đưa những mảnh đời đầy xúc động lên sân khấu. Khán giả xem hát vì vậy mà cảm thấy gần gủi với tuồng tích và diễn viên, vì họ cảm thấy chuyện tuồng cảm động giống như chuyện xảy ra trong xóm mình, chuyện của bạn mình, hay chính là chuyện tâm sự của chính vị khán giả đó.

    Sau năm 1975, tuồng tích phải viết về anh Cán bộ, về Người Mới Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong thực tế, anh Cán bộ tốt và Người Mới Xã Hội Chủ Nghĩa không tốt như trong tuồng hát, do đó khán giả cảm thấy họ đi coi hát là bị nhà nước tuyên truyền.

    Tuồng viết ra tuy là nói được tự do sáng tác, nhưng đề tài của tuồng đó phải được Sở Văn Hóa Thông Tin thông qua đề cương thì mới được vô trại sáng tác. Hội Sân Khấu và Ban Chỉ Huy trại sáng tác lại " kiểm duyệt phác thảo một " của kịch bản đó. Khi phác thảo 1 được thông qua thì mới viết bài ca vô thành cái phác thảo 2. Phác thảo 2 phải được thông qua thì mới được đưa lên sàn tập. Và phải được thêm 3 lần kiểm duyệt nửa đó là " duyệt chạy đường giây ", " duyệt sơ khảo " và " duyệt phúc khảo ", tuồng hát mới được đưa ra cho công chúng xem.

    Một vở tuồng cải lương bị kiểm duyệt tới 5 khâu như vậy thì khi hát ra, khán giả chỉ còn nghe " chỉ thị và đường lối theo định hướng ", chớ không còn là một tuồng cải lương nữa. Vậy nên họ chịu coi tuồng xã hội cũ, tuồng Tàu hơn là là coi các tuồng mới sáng tác.

    Việc mở quá nhiều tụ điểm vui chơi, giải trí khắp các quận cũng là một sự cạnh tranh không công bằng đối với nghệ sĩ và nghệ thuật sân khấu cải lương.

    Chỉ riêng ở Saigon, có công viên văn hóa đầm Sen, công viên văn hóa Lê Thị Riêng, công viên Lê Văn Tám, Hồ Kỳ Hòa và có hàng chục tụ điểm văn hóa diễn " tấu hài " và kịch nói, bao vây thu hút khán giả, trong khi đó thì chỉ có một rạp hát được hát cải lương là rạp Hưng đạo, mà rạp Hưng đạo lại do 3 đoàn hát của nhà hát Trần Hữu Trang chiếm giữ, các đoàn hát khác muốn hát cải lương thì cũng không có rạp để hát.

    Việc giải trí, xem hát đối với khán giả là một thói quen, khi mà cải lương bị chèn ép tới mức là không thể hát được nhiều và thường như hồi xưa nữa, khán giả mất cái thói quen đến rạp coi hát cải lương thì để đở ghiền, người ta ở nhà coi băng vidéo tuồng cải lương.

    Cải lương vẫn được khán giả ái mộ nhưng chỉ được xuất hiện khiêm tốn trên truyền hình hoặc băng vidéo, chớ không được hát ở rạp như ngày xưa. Khán giả mất cái thói quen coi cải lương ở trong rạp hát thì dù muốn hay không, cuộc sống của các nghệ sĩ cải lương vẫn phải bị ảnh hưởng, sân khấu cải lương phải bị xuống dốc, phải thua các loại hình vui chơi giải trí khác như loại hình tấu hài, kịch nói mà các công viên văn hóa và tụ điểm đang mở rộng khai thác để mà thu lợi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL