1. MEM
    Avatar của MEM
    Màn nhung khép lại, màn trời mở ra


    Ai đó ví cuộc đời người nghệ sĩ (NS) giống như một kiếp tằm, miệt mài nhả tơ làm đẹp cho đời. Thế nhưng, khi cánh màn nhung khép lại, không ít người trong số họ lại phải chịu cảnh màn trời chiếu đất…
    Thời oanh liệt nay còn đâu!


    Muốn đến “nhà” của NS Vũ Minh Vương, tôi phải chui qua lớp áo quần phơi kín trước khoảng sân chung bé tẹo của gần một chục phòng trọ ở cuối đường Lê Hồng Phong nối dài thuộc P.12, Q.10. Gọi là nhà, nhưng thực chất đây chỉ là phòng trọ nhỏ đủ kê vừa khít một chiếc giường, một cái tủ lạnh, một máy tập thể dục. Chiếc võng được bắc chéo trên giường. Phần dưới giường và bốn vách được tận dụng hết công năng để đựng đồ nghề, đồ kỷ niệm “thời vang bóng”. Toilet kiêm luôn nơi treo quần áo và luyện giọng, luyện… hơi. Căn phòng chật chội ấy đã là nơi ở từ năm 2003 đến nay của vợ chồng người NS tài danh một thời.

    Từ cậu bé phụ trách tiền đài cho đoàn cải lương Hoàng Ngọc Ẩn (Đồng Tháp), rồi được NS Bạch Long, kép chánh của đoàn Hoa Anh Đào (bầu Kim Giác) nhận làm đệ tử bưng mâm son phấn hóa trang, giăng mùng, cởi giày… Minh Hoàng (tên thật Nguyễn Văn Hoàng) chính thức mang nghệ danh Vũ Minh Vương khi được ông Chín Trầm – Trưởng đoàn Kiên Giang vẽ tên trên quảng cáo. Giọng hát trời phú của cậu bé xứ Phước Vĩnh, Tân Châu tối ngày úp miệng vô thùng đờn của thầy Năm Suôn để tập hát ngày nào lần lượt được mời về hát ở các đoàn danh tiếng Khánh Hồng (An Giang), Sông Bé 1, 2, 3, Sông Bé Mới, về Sống Chung hát với Lệ Thủy, đoàn Trúc Giang hát với Mỹ Châu, rồi Văn Công Thành Phố (VCTP), Hương Mùa Thu, Thanh Nga… “Thời đỉnh cao của tôi bắt đầu khi về VCTP (1984), với thu nhập chính thức hơn một chỉ vàng/đêm diễn. Còn thời vàng son thì kéo dài trong khoảng thời gian 5 năm khi tôi làm bầu sô đại nhạc hội, chia sẻ thị phần rất đáng kể với bầu Duy Ngọc. Tôi nhớ, hồi đó, một đêm tôi bỏ túi vài chục triệu đồng là chuyện bình thường”, Vũ Minh Vương ngậm ngùi luyến tiếc.


    NS Vũ Minh Vương thời hoàng kim...


    ...và hiện đang sống bệnh tật phải điều trị thuốc men mỗi ngày

    Nhưng, có những khúc quanh trong cuộc đời không ai lường trước được. Nghiệp hát của NS Vũ Minh Vương bắt đầu “tuột dốc” khi gia đình nhỏ của anh trục trặc. Lần đổ vỡ này khiến anh lâm vào hoàn cảnh vô cùng bi đát. Để mưu sinh, anh cùng người vợ mới phải vay nợ 30 phân vàng, qua Q.8 mở quán, rồi lại nhậu với khách mộ điệu có khi đến 4 – 5g sáng. Lần lượt bán xe, bán nhà. Năm 1997, bắt đầu ở nhà thuê khắp nơi. Năm 49 tuổi (2005), Vũ Minh Vương đổ bệnh, nằm ở BV Nhiệt Đới TP.HCM ròng rã mấy tháng trời.

    Từ sau lần trở về từ cõi chết này, hơi, giọng của Vũ Minh Vương không còn như xưa, thu nhập hai vợ chồng phần lớn dựa vào tấm lòng các Mạnh Thường Quân yêu tiếng hát của anh trước đó. Gần đây, Vũ Minh Vương được NVH Thanh Niên mời tham gia chương trình “Tiếng tre xanh” hàng tháng ở công viên Tao Đàn, TP.HCM. Anh chỉ vào khoảng trống dưới chiếc tivi, ở đó còn cái ampli, hai chiếc micro treo lủng lẳng, anh cho biết, cái đầu karaoke dùng để luyện giọng thì “vừa cho ra tiệm!”.


    Căn nhà trọ tồi tàn của NS Vũ Minh Vương

    Ông Tần Nguyên - Phó ban Ái hữu NS TP.HCM, kiêm Trưởng ban điều hành Nhà Dưỡng lão NS cho biết: NS Vũ Minh Vương chỉ là một điển hình trong số hàng trăm cuộc đời NS khác. Cũng theo ông Nguyên, hiện còn khoảng 500 NS đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn khi tấm màn nhung của sân khấu khép lại. Có ai ngờ rằng NS Trang Thanh Xuân từng hát đào chánh, đào nhì với NS Minh Vương, Phương Bình, Bạch Lê, Điền Thanh, Vũ Linh, Thanh Bạch... từng có những giây phút thăng hoa trên sân khấu, với biết bao người ái mộ… vậy mà giờ phải cầm vé số đi bán ở chợ Rạch Ông (Q.8). Hay NS Cẩm Tiên ngày ngày để chồng (NS Anh Ngọc - cùng đoàn Huỳnh Long) trên xe lăn, đẩy ra công viên 23/9, rồi vòng lên khu Tao Đàn... để kiếm 10.000đ cho một ngày bán vé số, hoặc khá hơn là lúc được ngồi đình lựa củ hành thuê.

    Chính sách nào cho nghệ sĩ về chiều?
    Sau ánh đèn sân khấu và rồi bức màn nhung là cuộc tự bơi của không ít con tằm nặng nợ nhả tơ, mua vui cho đời. Những NS lớn tuổi còn hơi như Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Ngọc Hương, Bạch Huệ… mưu sinh bằng các sô lẻ tẻ hàng tháng như Vầng trăng cổ nhạc của HTV, các chương trình NS tri âm ở các đài tỉnh, hoặc hướng dẫn đàn ca tài tử ở các nhà văn hóa. Các nữ NS còn sắc vóc thì hùn nhau mở quán NS, nam NS “năng động” hơn, có người còn hợp đồng hẳn hoi với các… trại hòm để tìm sô…
    Ông Tần Nguyên cho biết thêm, việc hỗ trợ NS lúc về chiều hiện nay chủ yếu là do tình cảm của khán giả dành cho NS. Chính Ban Giám đốc công viên Nghĩa trang Bình Dương chủ động quyết định dành một phần đất đủ rộng xây mộ cho đôi vợ chồng NS quá cố Tám Vân - Nhị Kiều đã khiến nhiều người vô cùng cảm kích. Đó là cách tri ân và là ứng xử hết sức trân trọng đối với cuộc đời của những người NS rút ruột nhả tơ làm đẹp cho đời. Ca sĩ Bích Phượng cũng tâm sự: ngoài số tiền một triệu đồng cho danh hiệu NSND trong ngày vinh danh và 100.000đ trợ cấp hàng tháng từ Hội Sân khấu, khi cha tôi (NS Út Trà Ôn) nhập viện, Ban Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương cũng chủ động đặt thẳng vấn đề miễn phí 100% chi phí điều trị để thể hiện lòng tôn vinh một tài danh.

    Hiện nay, Ban Ái hữu NS TP.HCM ở 133 Cô Bắc, P.Cô Giang, Q.1, thuộc Hội Sân khấu TP.HCM được xem là mái nhà chung cho các NS (chủ yếu là cải lương) về chiều. Năm 1960, Ban Ái hữu cùng NS Phùng Há xin trọn lợi nhuận của một suất đua ngựa ở trường đua Phú Thọ để mua mảnh đất ở Q.Gò Vấp TP.HCM cất chùa và làm nơi yên nghỉ cho giới NS cải lương. Năm 1998, Nhà nước cấp cho Ban Ái hữu 10.000m2 đất ở Q.8 để xây Nhà Dưỡng lão cho NS. Theo thiết kế ban đầu, Nhà Dưỡng lão NS sẽ có năm khu nhà ở quy mô tương tự như khu nhà hiện tại để làm nơi trú ngụ cho 100 NS già có hoàn cảnh neo đơn, không người chăm sóc, không nơi nương tựa. Vốn cấp xây dựng 420 triệu đồng. Còn phần điện, nước, hàng rào và chi phí giải tỏa hai căn hộ trong phạm vi đất cấp thì Ban tự vận động trong giới NS. Do không có tiền đền bù cho hai hộ dân, Ban Ái hữu đành xin đo lại phần đất nhỏ hơn. Hiện nay, sức chứa tối đa của khu dưỡng lão là 20 người. Bốn NS làm công ăn lương các phần tạp vụ, bảo vệ và hai quản lý. Từ năm 2008, chi phí được cấp để đảm bảo hoạt động nơi đây là 50 triệu đồng/năm. Trong đó, phần chi ăn cho mỗi người chỉ có 4.000đ/ngày. Vì vậy, hàng tháng các thành viên trong Ban Ái hữu vừa phải chạy đi xin thêm gạo, đường, mắm, muối để nâng mức ăn của mỗi người trong khu dưỡng lão lên 15.000đ và 10kg gạo cấp thường xuyên cho gần 100 trường hợp khó khăn.

    “Từ tháng 7/2009, đã có ý kiến đưa Nhà Dưỡng lão NS về Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM quản lý, nghĩa trang NS Gò Vấp có thể sẽ di dời ra khỏi khu dân cư. Chưa biết chủ trương này sẽ thực hiện như thế nào, nhưng từ tháng 1/2010 đến nay, mức hỗ trợ ít ỏi hàng tháng dành cho khu dưỡng lão cũng đã bị cắt rồi!”, ông Tần Nguyên bùi ngùi nói.

    Tác giả bài viết: Thiện Hồng
    Nguồn tin: Phunuonline.com.vn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Sao những nghệ sĩ lúc hoàng kim họ ko nghĩ đến sẽ có ngày nghèo khổ như thế này để mà tiết kiệm ta?
    Đọc vừa thấy thương, thấy tội mà cũng giận.
    Nhưng sống ở đời đúng là có trong chăn mới biết chăn có rận. có lẽ ánh hào quang lớn quá, khiến các nghệ sĩ phải chạy đua theo nhau để tỏa sáng, dù danh chỉ còn là sương khói..hic
    Nhưng dù sao vẫn thương lắm các hoàn cảnh khó khăn của các nghệ sĩ, những giọng ca vàng 1 thời làm khuynh đảo lòng người mộ điệu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


  5. minhle
    Avatar của minhle
    Ông Linhhue vào đây mà đọc nè! Minhle hát bao nhiêu năm nay tuổi càng ngày càng lên, tên kg ai biết nè, chắc mót từ đồng từ cắt để sau này lo cho cha già em nhỏ mà cứ xúi tui đi đây đó chơi! Nghệ sĩ Linhhue hãy coi chừng sau này nhe!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to minhle For This Useful Post:


  7. bachlong
    Avatar của bachlong
    bài viết hay quá!
    @minhle: tưởng tượng anh Huệ nếu lỡ có ngày đó thì sao ta tối ngày ảnh cứ...sao vậy sao vậy sao kỳ vậy? sao bây giờ tui không có tiền vậy? sao vậy sao ăn chơi chi cho dữ vậy? kakakak!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to bachlong For This Useful Post:


  9. minhle
    Avatar của minhle
    Kkakakakak! Bạch Long nói đúng ý anh ghê! Đau bụng quá!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to minhle For This Useful Post:


  11. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Nguyên văn bởi bachlong
    bài viết hay quá!
    @minhle: tưởng tượng anh Huệ nếu lỡ có ngày đó thì sao ta tối ngày ảnh cứ...sao vậy sao vậy sao kỳ vậy? sao bây giờ tui không có tiền vậy? sao vậy sao ăn chơi chi cho dữ vậy? kakakak!
    Ha ha ha....đau bụng qua Bạch Long ơi...
    Huệ sẽ than vậy nè: Sao số tui khổ vậy? Ông trời sao bất công vậy?
    Ông trời trả lời: Có gì mà hỏi con, tại con nhậu quá đo mà.
    Huệ: ủa vậy hả? Sao kì vậy?

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


  13. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Nguyên văn bởi Thuong Tran
    Sao những nghệ sĩ lúc hoàng kim họ ko nghĩ đến sẽ có ngày nghèo khổ như thế này để mà tiết kiệm ta?
    Đọc vừa thấy thương, thấy tội mà cũng giận.
    Nhưng sống ở đời đúng là có trong chăn mới biết chăn có rận. có lẽ ánh hào quang lớn quá, khiến các nghệ sĩ phải chạy đua theo nhau để tỏa sáng, dù danh chỉ còn là sương khói..hic
    Nhưng dù sao vẫn thương lắm các hoàn cảnh khó khăn của các nghệ sĩ, những giọng ca vàng 1 thời làm khuynh đảo lòng người mộ điệu.
    Nghệ sĩ thì thường có một điểm chung đó là đam mê nghệ thuật, có máu nghệ sĩ, lãng tử, dễ vui buồn, giận dỗi, đôi khi lại hay bốc đồng, rồi lại sống trong nghề ca hát, cho nên họ sống nay biết nay mà không lo xa.

    Trong công việc họ cũng có máu văn nghệ cho nên rất khó làm kinh doanh. Đó cũng là 1 lý do khiến cho có rất nhiều người NS khi về già tay trắng mặc dù họ đã có lúc ở trên đỉnh cao danh vọng, tiền tài như nước, danh tiếng như cồn.

    Không chỉ là NS, mà người bình thường nếu có máu nghệ sĩ và lãng tử trong người thì thường cũng có những hoàn cảnh tương tự như vậy.

    Tuy nhiên, đó là lớp NS trước chứ NS thời buổi kinh tế thị trường, họ cũng lo xa lắm! Thế hệ NS sau này rất thực tế và đa số đều giàu có, có 1 cuộc sống vững chắc, bảo đảm về kinh tế. Phải chăng điều này - nỗi lo cơm áo gạo tiền và bon chen trong cuộc sống hằng ngày, cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến tâm huyết của họ dành cho nghệ thuật chăng ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:


  15. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Sao tự nhiên ai cũng chỉa mủi dùi vô một mình Linh Huệ vậy trời !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. MEM
    Avatar của MEM
    Ừa, mà kể cũng lạ, phải chi ngày xưa mình làm manager cho các nghệ sĩ tiếng tăm thì giờ tiền họ để ăn sao hết hé! Nghe Minh Cảnh, UTO hát một ngày mấy lượng vàng một ngày mà về chiều vẫn khó khăn, đúng là không có người giữ hầu bao và đầu tư hiệu quả thật đáng tiếc. hichic
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. trieuton
    Avatar của trieuton
    Nếu thời đó mà đi theo được thì bây giờ đâu có Mem hôm nay
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to trieuton For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL