1. romeo
    Avatar của romeo

    Minh Cảnh và em trai Minh Cảnh Em tại USA

    Những tình cảm ưu ái mà khán giã khắp nơi dành cho tôi khá phong phú, đủ kiểu đủ trò, tuy có làm cho tôi vui, động viên tôi khá nhiều trên bước đường làm nghệ thuật nhưng lắm khi cũng làm tôi mệt nhừ vì tối ngày hết tiếp người này rồi đến người khác quá giờ ăn giờ nghĩ trưa cho đến gần giờ hát mà khách viếng thăm vẫn không ngớt. Có khi số người đến thăm tôi trong 1 lúc cả trên 100 người làm ghe tôi muốn chìm luôn như lần hát cúng đình ở đền Đức Cố Quảng(xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú,An Giang) thấy nguy hiểm quá: ghe gần chìm đến nơi nên năn nỉ bà con khán giả lên bờ bớt kẻo không thì chết chìm cả đám bây giờ.

    Thế mà họ vẫn chen nhau tiếp cận ghe để nhìn cho được mặt tôi 1 chút rồi mới lên. Lãnh đạo đoàn phải giải quyết bằng cách cho từng đợt chừng 10 người xuống thăm rồi đến đợt khác... cứ thế làm suốt buổi và tôi khỏi nghỉ trưa luôn. Trong các đợt lưu diễn tôi hay bị tình trạng khán giả nghi hoặc cho là Minh Cảnh giả. Họ không tin 1 ns như tôi lại len sâu vào những vùng heo hút như thế này. Bởi vì không ít đoàn hát đã quảng cáo là có tài danh này tài danh nọ nhưng rút cuộc chả có ai. Một lần không tin nên 10 lần cũng thế và tôi đã trở thành nạn nhân của tình trạng này. Có người cố đến xem cho bằng được mặt tôi nhưng xem rồi họ cũng chưa tin bởi vì cả đời họ có bao giờ thấy mặt tôi đâu, lại nữa các phương tiện truyền thông báo chí viết về tôi quá ít nên ngày đầu đoàn hát tôi đến biểu diễn tại những điểm mới, heo hút là dư luận về Minh Cảnh giả lại xảy ra. Chỉ có khi tôi cất tiếng ca trên sk thì lúc đó bà con khán giả mới tin chắc là Minh Cảnh thật và dư luận sau đêm hát lại râm ran. Bao giờ đêm đầu đoàn đến điểm mới , dù có quảng cáo rộng khắp thì lượng khán giả cũng chừng mực. Những đêm sau khi khán giả biết chắc đoàn hát có Minh Cảnh thật thì lượng người đến xem mới tấp nập như ngày hội. Đất nước thống nhất đã tạo điều kiện cho các đoành cải lương lưu diễn đi sâu vào nông thôn- những vùng trời, vùng đất mà ngày nào còn bị bom cày đạn xéo ít ai trú ngụ, giờ đã thành trù phú. Tuy ánh điện chưa về được, nhưng người dân đã biết thay đèn dầu leo lét bằng đèn bình ắc quy hay đèn măng xông sáng rực. Nhiều nơi đã thay sức cày bằng trâu , bò bằng máy cày công nghiệp. Nước cũng đã chảy theo ý người qua các công trình thủy lợi để tưới lên những đồng ruộng mênh mông , giúp cho nền nông nghiệp nước nhà ngày thêm phát triển. Có những nơi, mới năm nào tôi đi qua hoang vắng, âm u giờ trở lại đã thay đổi rất nhiều(nhất là 1 số vùng ở Minh Hải). Sự thay đổi quá mức mà tôi , đôi khi cứ ngỡ là trong mơ. Nhưng bên cạnh những đổi thay đó, đại bộ phận người dân nông thôn mình vẫn còn khổ cực, thiếu thốn đủ bề. Những lúc này lòng tôi xót xa quá, thương người dân tay lắm chân bùn, 1 nắng 2 sương đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để dành từng hơi thở từng sự sống. Và tôi chợt nghĩ: phải chăng mỗi con người sinh ra đều có 1 phần số khác nhau cho nên kẻ thì tiền dư bạc để, dùng đồng tiền 1 cách phí phạm, vô bổ; kẻ thì thiếu thốn trăm bề, chắt chiu từng đồng lẻ để xây dựng cuộc sống? Dù vậy, những người dân tay lắm chân bùn này lại rất thủy chung với cải lương. Họ không bỏ rơi chúng tôi trong các đêm diển nhất là trong tình hình sk cải lương xuống cấp như hiện nay. Tôi còn nhớ cách đây một hai năm khi tôi hát ở Hôi An(Quảng Nam Đà Nẵng)thì bị trời bão mấy ngày liền. Bà con nông dân ở đây đã gom góp tiền bạc để mua bánh mì, nấu những nồi nước lèo nóng với hàng chục thúng bún đến tặng chúng tôi suốt mấy ngày trời bão, đã giúp đoàn hát chúng tôi vượt qua cơn hiểm nghèo vì thiên tai ụp đến. Dù thiếu ăn, thiếu mặc, chắt chiu từng đồng để xây dựng cuộc sống nhưng mỗi khi đoàn hát đến họ sẵn sàng "thắt lưng buộc bụng" để đến với chúng tôi qua các đêm diễn. Vâng! cải lương vẫn còn được bà con nông thôn ủng hộ hết mình. Tôi nghỉ: Tình cảm của họ đối với cải lương- bộ môn sk truyền thống của vn, sẽ không bao giờ cạn kiệt... Nếu như các nghệ sĩ, các đoàn hát không tự " quay lưng" lại với họ bằng các "phi vụ" lường gạt, bịp tuồng... để 1 lần không tin thành ra cả 100 lần họ sẽ không còn tin chúng ta nữa.

    Đi lưu diễn thét rồi cũng thành quen. Cực khổ nhưng vui, gian nan nhưng cũng lắm nguồn động viên chân tình từ khán giả. Đi mãi, ngày tháng qua mau, đến nổi không hay tóc mình giờ đây đã đổi sắc- 56 tuổi rồi các bạn ơi. Giựt mình mới biết mình đã ở trong hàng ngủ những ns có danh trên 30 năm rồi.

    Nặng nghiệp tổ nên hàng đêm tôi vẫn có mặt dưới ánh đèn sk để tiếp tục cuộc hành trình của mình. Khi nào hết nợ sk thì tôi sẽ tìm một Thảo Am xa vắng, ít người biết tới để tu. Hiện giờ, ngoài giờ hát, tôi rất cần 1 sự yên tịnh để sống với đức tin của mình. Chiếc ghe 40 tấn mà tôi vừa hợp đồng với giá 1 triệu 8 đồng 1 tháng cách đây hơn 1 năm đã là mái ấm của gia đình tôi trong suốt thời gian lưu diễn. Không phải tôi làm như thế là để cách ly với đồng nghiệp và xã hội mà vì tuổi tối đã lớn, khó ngủ nên tôi rất cần những không gian yên tịnh để dưỡng sức và cũng là môi trường tốt để tôi tịnh tâm sống với đạo hạnh. Thỉnh thoảng tôi có về tphcm để thu đài, thu băng, quay video. Thời gian qua tôi đã thực hiện xong 1 số băng video theo đơn đặt hàng của 1 số việt kiều ở hải ngoại, vì họ muốn nghe lại giọng ca và xem phong độ tôi trên sk như thế nào, như: Giữa Chốn Bụi Hồng, Hai chiều ly biệt, cổ xe độc mã, thằng điên và nữ chúa, Máu nhuộm sân chùa...Xa cách thành phố khá lâu, nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi những hoạt động của thành phố. Thú thật tôi rất mừng khi hay tin có nhiều bạn trẻ- những đồng nghiệp của thế hệ hôm nay đã trưởng thành nhất là qua giải Trần hữu trang 2 năm vừa rồi. Tre tàn thì măng mọc, quy luật đào thải phải như vậy thôi. Tôi hy vọng các bạn trẻ sẽ kế tục sự nghiệp của chúng tôi để vực dậy sk cải lương vốn đã xuống cấp trong những năm gần đây. Chúng tôi luôn đứng bên cạnh các bạn vì sự nghiệp chung. Một nền sk vững mạnh, trẻ trung, có sức cuốn hút người xem.

    Khổ Gia Trường ghi. (báo sk số 151)



    cailuongvietnam
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL