1. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    ‘Hoàng đế dĩa nhựa’ Tấn Tài về với tổ nghiệp cải lương

    Ngành Mai


    Cách đây hơn tuần lễ trên nhật báo Người Việt có loan tin nghệ sĩ Tấn Tài qua đời ở Sài Gòn. Ðồng thời cũng nói sơ qua về hoạt động nghệ thuật của người nghệ sĩ từng được mệnh danh “hoàng đế dĩa nhựa” vào những năm của thời thập niên 1960. Và hôm nay với bài viết này chúng tôi không nói thêm về cái chết của Tấn Tài, mà là đề cập đến những giai thoại có liên quan đến anh chàng nghệ sĩ có làn hơi ca độc đáo mà một thời đã gây chấn động trong giới cổ nhạc cải lương.


    Ðôi vợ chồng ngoài đời và trên sân khấu: Nghệ sĩ Tấn Tài-Như Ngọc.
    Ảnh trên bìa tuần báo Phụ Nữ Mới năm 1967. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

    Là người ở Long Xuyên, Tấn Tài là thầy giáo dạy bậc tiểu học ở tỉnh này, và thường tham gia vào những sinh hoạt đờn ca tài tử ở địa phương. Rồi một ngày nọ khoảng 1963 khi đoàn Thủ Ðô của ông bầu Ba Bản đi lưu diễn miền Tây, lúc hát tại Long Xuyên thì có người giới thiệu Tấn Tài với ông Ba Bản, và sau khi nghe giọng ca, ông bầu chấp nhận cho chàng ta đi theo đoàn (dĩ nhiên là bỏ dạy học từ đó).

    Gặp lúc kép Thanh Hải rời đoàn Thủ Ðô nhảy qua gánh Kim Chưởng thì Tấn Tài được đưa vào thế vai chánh của Thanh Hải. Ðây là thời kỳ vàng son nhứt của Tấn Tài, với giao kèo bạc triệu và lương mỗi đêm hát bằng cả chục tiền lương đào kép cộng lại. Ngoài ra còn thu dĩa hát với số tiền còn hơn cả đêm hát. Ban đêm lên sân khấu, ban ngày đi thu dĩa liên tục, hết hãng dĩa này đến hãng dĩa khác mời, bởi dĩa có tiếng ca Tấn Tài bán rất chạy. Từ đó được người trong giới đặt cho biệt danh “hoàng đế dĩa nhựa”, và trở thành “nghệ sĩ đi xe hơi”. Cũng thời gian này Tấn Tài thành hôn với nữ nghệ sĩ Như Ngọc.

    Ngon lành được mấy năm thì xảy ra biến cố Tết Mậu Thân, cải lương khủng hoảng, gánh hát rã gần hết, những gánh còn lại chẳng hát xướng được bao nhiêu, và hầu như không còn bầu gánh nào ưu đãi nghệ sĩ hữu danh, có nghĩa là không còn vấn đề cho ký giao kèo, cũng như lương đêm thì bữa có bữa không. Do đó mà cặp Tấn Tài-Như Ngọc nhảy ra lập gánh với bảng hiệu Tân Thủ Ðô Tấn Tài. Nếu như trước đó gánh Minh Cảnh được khán giả ở các tỉnh miền Trung cũng như miền Tây ủng hộ mạnh mẽ, dù một con én (Minh Cảnh) cũng làm được Mùa Xuân, thì gánh Tân Thủ Ðô Tấn Tài cũng được khán giả miền tỉnh ủng hộ không kém, dù đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.

    Ðến đầu thập niên 1970, nhiều đoàn hát chết lên chết xuống, các đại ban như Dạ Lý Hương, Thái Dương, Thanh Minh, Thanh Nga cũng điêu đứng, nghỉ nhiều hơn hát, chỉ sống cầm chừng. Trong khi đó thì đoàn Tân Thủ Ðô Tấn Tài ngày càng thêm khởi sắc, với một bề thế qui mô hùng hậu, một sự nghiệp vững vàng to lớn.


    Cuốn bài ca tân cổ giao duyên “Em Về Trong Giấc Mơ” do Tấn Tài và Hà Thanh ca,
    được hãng dĩa hát Continental thu thanh phát hành năm 1966. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

    Các gánh thuộc hàng đại ban chỉ ăn khách ở đô thành, chứ đi xa thì chẳng đạt được bao nhiêu, thua xa đoàn Tấn Tài, Minh Cảnh. Người ta tìm hiểu và đã được giải đáp: Tấn Tài và Minh Cảnh nhờ thu dĩa nhựa nhiều, phổ biến cùng khắp, do đó nghe nói tới tên thì thiên hạ rủ nhau đi coi, tuồng nào cũng coi, hay dở gì cũng mua vé đi coi, miễn là có Tấn Tài hay Minh Cảnh xuất hiện ca 6 câu vọng cổ là đáng đồng tiền bát gạo rồi.

    Thừa thắng xông lên, đến khoảng cuối 1972 Tấn Tài lập thêm đoàn 2 lấy tên Tân Thủ Ðô Như Ngọc, và đã liên tiếp gặt hái nhiều thành quả tại miền Trung như Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Qui Nhơn.

    Có điều người ta phải nhìn nhận rằng một phần lớn sự nghiệp và tư thế của Tấn Tài lúc ấy là do đào Như Ngọc mà ra. Ðành rằng Tấn Tài vẫn có khả năng tiềm ẩn nhưng Như Ngọc mới là người quyết định và làm nên.

    Thật vậy trong ca kịch giới không ai chối cãi Như Ngọc là một cô đào trẻ song có nhiều mộng lớn. Từng kinh nghiệm làm bầu từ lâu, có khả năng của một con người tháo vát, biết chịu đựng giỏi, kiên nhẫn và linh động trong mọi vấn đề.

    Do đó điều khiển đoàn Tân Thủ Ðô Tấn Tài, Như Ngọc một tay quán xuyến từ trong tới ngoài, trông nom lo lắng từ việc lớn đến việc nhỏ. Tấn Tài chỉ có đứng sau lưng góp ý âm thầm hướng dẫn và đem tài nghệ tên tuổi của mình tiếp tay quật khởi đoàn hát thế thôi.

    Tuy nhiên có một vấn đề được coi là khuyết điểm lớn của Tấn Tài là gia nhập động tiên nâu. Người ta không biết rõ Tấn Tài làm bạn với ả Phù Dung từ lúc nào, nhưng theo lời ông bầu Ba Bản thì lúc đoàn lưu diễn ở Nha Trang. Một ngày nọ ông bầu chạy xe du lịch dạo cảnh Nha Thành, lúc đi ngang qua một xóm lao động thì thấy chiếc xe hơi của Tấn Tài đậu ở đầu con hẻm.

    Biết chắc anh kép chánh của mình đang ở trong xóm lao động này, nên ông Ba Bản cũng dừng xe và đi vào con hẻm. Nhưng đi một đỗi thì nghe thấy mùi khói thuốc phiện. Ông tiếp tục đi vào và sau cùng thì bắt gặp Tấn Tài đang đi mây về gió. Chàng ta năn nỉ hết lời và kể từ đó ông Ba Bản mới biết chàng kép chánh của mình là đệ tử của nàng tiên nâu.

    Ðến tháng 3 năm 1975 trong khi chiến sự sôi động thì đoàn Tân Thủ Ðô Tấn Tài đang lưu diễn vùng ÐàLạt, như Ðơn Dương, Ðịnh Quán. Bảo Lộc, Tuyên Ðức. Khi chiến sự bùng nổ các nơi ở miền Trung thì đoàn hát của Tấn Tài được coi như đang ở trong vùng yên ổn nhứt.

    Tuy nhiên, khi có tin ÐàLạt di tản, kế đến Chi Khu Ðịnh Quán bị tấn công, con đường Ðịnh Quán-ÐàLạt về Sài Gòn bị gián đoạn, thì lúc bấy giờ đoàn Tân Thủ Ðô Tấn Tài mới bắt đầu tìm đường bôn tẩu. Và trên đoạn đường di tản thì lại có tin đồn đoàn Tân Thủ Ðô Tấn Tài bị trúng đạn pháo kích và tin đồn này còn nói ông bầu Tấn Tài bị tử thương.

    Giới cải lương đang xôn xao về tin trên thì cuối cùng được xác định đoàn Tân Thủ Ðô Tấn Tài đang nằm tại lò gạch hoang ở Ngã Ba Bình Tuy với các đoàn Sao Ngàn Phương, Du Sĩ Ca, Kim Minh. Ðoàn nằm luôn tại đây đến 30 tháng 4, 1975 thì đương nhiên rã gánh.

    Về sau nghe nói Như Ngọc qua đời năm 2001, còn Tấn Tài thì sau 1975 không biết có ca hát gì không. Cách đây vài năm lúc nghệ sĩ trong nước ra hải ngoại trình diễn thì Tấn Tài cũng có mặt trong số ấy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following User Says Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


  3. MEM
    Avatar của MEM
    Nhìn bìa đĩa bài hát Em về trong giấc mơ khoái quá, ko biết khi nào mới tìm ra audio đây! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. minhle
    Avatar của minhle
    Để nói pa kg tin! Pa nói ca cả 1000 bà là hơi quá! Còn rất rất nhiều bài khác nữa NS Tấn Tài đã thu vào dĩa nhựa 45 vòng cho các hãng dĩa ASIA, continental, Việt Nam, Hồng Hoa, ...... Lúc này thể loại tân cổ giao duyên được giới mộ điệu ưa chuộng nên bán rất chạy! Phần nhạc thì nhờ ca sĩ hát, phần cổ thì nghệ sĩ cổ nhạc hát! Tới thập niên 70 thì tân cổ giao duyên giốnh như bây giờ!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. The Following 3 Users Say Thank You to minhle For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL