Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    NSUT Mỹ Thu: Nợ duyên với miệt tỉnh


    Ký ức thời niên thiếu

    Nguyễn Thị Thu sinh ra trong một gia đình ở thành thị (TP Đà Nẵng), trong bốn anh chị em, cô là út - út Thu. Cha mẹ cho cô một vẻ đẹp tự nhiên, từ thời niên thiếu cô đã có sẵn đôi mắt ''bồ câu” buồn với hàng mi cong vút thời nữ sinh Trung học ở trường bạn bè tặng cô danh hiệu ''hoa khôi''. Cô lại có giọng ca hay, thường xuất hiện trong những buổi văn nghệ của trường (tân nhạc - trước 1975). Thỉnh thoảng cô ca nghêu ngao vài câu Vọng cổ, có bạn thì khen, có bạn lại động viên cô nên ngã sang Vọng cổ...

    Sau ngày GP thì sớ trường ca nhạc của cô lại thành sở đoản. Khi Cải lương bắt đầu chiếm lĩnh “thị phần” nghệ thuật, cô cũng tự thay đổi cho thích nghi với thời cuộc. Thế là Út Thu vào TPHCM để tầm sư học đạo, cô đến lò dạy của Nhạc sĩ Út Trong để thọ giáo (1976) và được Thầy đặt cho nghệ danh Mỹ Thu.

    Mỹ Thu hồi tưởng 34, 35 năm về trước. Hồi ấy, cô học trọng tâm là ca Vọng cổ và một số thể điệu thường phổ biến trong Cải lương (không học Tài tử) để theo đoàn hát, vì cô “nôn” sớm thành đào hát!... Thu chú tâm Vọng cổ nhiều hơn, học thầy về căn cơ, cô còn kết hợp học gián tiếp kỹ thuật ngân nga, luyến láy của các nghệ sĩ tài danh để tự rèn luyện cho mình một phong cách riêng. Càng rèn Vọng cổ Thu càng thích thú, cô tập riêng cho mình lối xuống “hò” cho khác đồng nghiệp, là thông thường cất cao âm giọng, ngân dài rồi dồn trọng âm để xuống “hò” cho ngọt, nhưng cô cất giọng cao mà không ngân (khác người), lại nuốt hơi chỉ nhả nhẹ cho âm giọng như bị ngắt hơi rồi từ từ xuống “hò”, cách ca đó vẫn ngọt ngào như mía lùi. Kỹ thuật ngắt hơi ẩy khiến người nghe hồi hộp chờ đợi và khi xuống “hò” một cái thì sự chờ đợi ấy được bù đắp rất thỏa mãn... Và thầy cũng phát hiện điều đó, thầy càng tập trung những “độc chiêu” mà truyền cho cô, khiến những môn đệ khác phải phát ghen...

    Mỹ Thu học với thầy út Trong khoảng năm, sáu tháng thì tinh thần học tập của cô dường như không tiến triển nữa, có lẽ vì cô “nôn” trở thành đào. Thầy biết tâm trạng của trò nên thầy chiều theo, cho trò “hạ san hành hiệp”.

    Liều mình cứu chúa

    Lúc bấy giờ, Mỹ Thu là một thiếu nữ với cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu” sức sống tươi trẻ tràn đầy ở ngoại hình của một cô đào thương khó ai chê được, lo gì không có nơi thu nhận.

    Quả vậy, ông bầu Đặng Hiền Lương của Đoàn CL Kim Dung mời cô về hát đào chánh, với cát-sê khá hậu hỉ, vì thấy cô có thanh sắc khá lý tưởng với một cô đào thương chánh. Nhưng mọi chuyện không như cô mong muốn...

    Về đoàn hát ban đầu, ông bầu đưa cho cô một vai đào chánh khá nặng. Một vai diễn trên SK thật sự đòi hỏi không chỉ có giọng ca, kỹ thuật ca mà cả phương thức nhập vai, truyền tải cảm xúc của nhân vật qua kỹ thuật diễn xuất hoàn toàn khác khi cô casalon. Mỹ Thu tâm sự: “Bình thường em ca một mình thấy khá lắm,tròn trịaa, trơn tru, giọng điệu nghe được lắm, nhưng vào vai diễn không còn là mình nữaa, mà phải ca, nói,diễn theo nhân vật mới là khó đây chứ...”. Thế là vai đào chánh của Mỹ Thu đầu tiên không thành và cô rất buồn lẫn cả tự ái vì ông bầu sang vai chánh cho cô đào khác. Sắc vóc, chất giọng đào chánh của cô thì không chê vào đâu được, nhưng khổ nỗi là cô diễn không ra tính cách nhân vật A Khắc Thiêu Kiều.

    Con người ta thường gặp, trong cái rủi lại có cái may và ngược lại. Kể từ hôm bị “rớt” vai đào chánh, cô chỉ ca salon hàng đêm nên cát-sê cũng giảm xuống. Tuy có buồn đôi chút, song hàng đêm cô ngồi bên cánh gà để xem đồng nghiệp hát. Nhờ vậy, Mỹ thu thuộc lòng nhiều vai của người khác. Thế rồi một hôm, đoàn diễn vở “Lâm Sanh Xuân Nương” - một vai công chúa (đào nhì) bỏ trống,vì cô đào này bị bệnh đột xuất không diễn được, trong khí đó đoàn đã bán hết vé. Lúc này, ông bầu Hiền Lương bối rối. Mỹ Thu thấy vậy nên “liều mình để cứu chúa”... Ông bầu hồi hộp hỏi gặng Mỹ Thu đến hai, ba lần “được không con?”, Thu quả quyết “Dạ được, cậu yên tâm!”... Đến lớp diễn, Mỹ Thu bước ra sân khấu rất ung dung, nhưng rồi mắt cô bỗng nhiên tối sầm lại, khi đèn sáng lên, khán giả đông nghẹt sân, khiến cô quên hết lời thoại của nhân vật, cô khựng lại, tay chân luống cuống... Lúc đó NS Minh Chí (Vua xàng xê) thấy Mỹ Thu bối rối, với kinh nghiệm đầy mình củaa “Vua xàng xê” đã từng “chinh Đông phạt Tây" nên ông đến gần Mỹ Thu nói nhỏ và động viên “Từ từ bình tĩnh đi con”, rồi ông “mớm” lời thoại cho Mỹ Thu: “Sao, cô nương bị chóng mặt? Chắc là cô nương thù ghét Xuân Nương yêu Lâm Sanh phải không?”. Mỹ Thu nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, nhớ lại tuồng và ca diễn cho đến hết vai một cách tròn trịa. Ông bầu lúc đó mới “hoàn hồn” và các đồng nghiệp cũng trải qua cơn “hú vía”...

    Có duyên với các vai đào nhì

    Sau đêm đó, ông bầu vỗ đầu Mỹ Thu khen, “Được lắm, từ nay con sẽ hát đào nhì này luôn”. Dường như cũng từ sự kiện đó, Mỹ Thu lại có duyên với nhiều vai đào nhì sau này, nổi bật là vai Công chúa trong “Lâm Sanh Xuân Nương”. Cô qua đoàn khác cũng thủ các vai đào nhì, nhưng vai nào cô cũng để lại dấu ấn đẹp với khán giả thời đó. Cho đến bây giở, những khán giả lớn tuổi vẫn còn nhớ Mỹ Thu với các vai nổi trội như Công chúa trong “Rừng thần”, Thiếu úy Mộng Thu trong “Giọt máu oan cừu” ở Đoàn Cao Văn Lầu - Minh Hài (1978)... ái Trinh trong “Ngọc ẩn rừng thiêng” ở Đoàn Hậu Giang lll (1979)...

    Mỹ Thu cho biết, cuộc đời đi hát của cô khá suôn sẻ và gặp những thuận lợi hơn với nhiều đồng nghiệp khác, là từ ca salon lên hát đào nhì, rồi chánh, không có hát vai nào là tì nữ hoặc dàn bao. Bên cạnh, cô được đồng nghiệp, lãnh đạo ngành thương mến và khán giả mến mộ cô từ những vai đào nhì. Có những lúc ban ngày, cô thường được khán giả đến đoàn hát tìm hỏi thăm làm quen, mời cô về nhà làm tiệc tùng chiêu đãi và trên đường lưu diễn đó đây cô đã ký tên, tặng ảnh lưu niệm cho không biết bao là khán giả...

    Mỹ Thu lý giải về những vai đào nhì của cô rất lý thú và cô cho rằng từ những vai đào nhì là sự thành công bước đầu của người đi hát, cũng là cơ hội gây cảm tình ban đầu với khán giả. Vai đào nhì thường là những nhân vật có tính cách hoặc phản diện đối nghịch với vai đào chánh, nhưng tính cách vai đào nhì thường đối lập, có thế lực để áp đảo vai chánh dù hệ quả về cuối có thảm bại, nhưng ban đầu vẫn gây sự xôn xao - phản cảm với người xem. Thêm vào đó, lợi thế của đào nhì thường là nhân vật tiểu thơ đài cát, công chúa quý tộc nên hoá trang, trang phục đẹp, xiêm y lộng lẫy hơn đào chánh thường xuất thân khổ cực, nghèo nàn, với những cảnh đời bi thảm... Điều kiện đó càng tôn vẻ hình thức bên ngoài của các vai đào nhì thêm sang trọng và quý phái hơn, là cái mà khán giả cảm nhận sắc vóc của một cô đào. Mỹ Thu vẫn thường được khen “Cô đào nhì đẹp quá!”.

    Những năm đầu sau giải phóng, Cải lương rất hưng thịnh. Cái thời mà Cải lương được mệnh danh là “Đế vương”, đào kép hát là những “Ông hoàng - bà chúa”; Cải lương về làng như “Phụng hoàng về miễu”... Đoàn hát đến đâu là khán giả nườm nượp đến đó, các đoàn tỉnh hồi ấy không quanh quẩn trong tỉnh nhà như bây giờ, mà luôn lưu diễn khắp nơi. Vì vậy, mới hát đào nhì chỉ vài năm mà tên tuổi Mỹ Thu được nhiều khán giả ở các tỉnh miền Tây nam bộ biết đến và mến mộ. Nhưng rồi đến đầu năm 1980, người ta không còn thấy Mỹ Thu đâu nữa, và có một vài đoàn Cải lương ở miền Tây muốn mời cô về cộng tác, nhưng cũng không tìm được mối liên lạc...


    Lâm Giang - Báo Sân Khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. MEM
    Avatar của MEM
    Mỹ Thu… Suýt chết vì té sông


    Mỹ Thu tâm sự, cuối năm 1979 cô rời sông nước miền Tây, vì trận lụt lớn năm 1978 khiến cô suýt chết chìm mấy phen. Lúc đó, đoàn hát lưu diễn đến khắp vùng sâu vùng xa, mà miền Tây Nam bộ sông nước thì mênh mông, sinh hoạt tắm giặt đa phần ở sông rạch, ao mương, nông thôn không có nước máy như bây giờ. Những ai không biết chút gì về bơi lội thì xem như ''Thần chết chìm'' luôn đe dọa.

    Mùa lụt 1978, Mỹ Thu thoát hiểm, nhưng năm sau (1979) lũ lại tràn về đồng bằng nữa. Người dân và nghệ sĩ ở đây quen ''sống chung với lũ'', còn người miền Đông hay thành phố thì cứ phải lo âu trước cơn lũ, trong số đó có Mỹ thu. Một lần diễn chuyện Giá Rai - Bạc Liêu, buổi trưa trong lúc mọi người nghỉ ngơi, Mỹ thu ra mé sông giặt quần áo. Bất ngờ, cây cầu bằng gỗ mục bị gãy, khiến Mỹ Thu té xuống sông...Đang chấp chới hoảng hốt trong dòng nước, thì gần đó có một bác nông dân đi giăng lưới nhìn thấy, ông ấy lập tức đến vớt cô lên.

    Tuy kịp thời cứu hộ, nhưng Mỹ Thu cũng ''ngoan ngoãn'' uống hết mấy ngụm nước sông!... Dù sao trong cái rủi có cái may, chị vẫn hú vía đã thoát tay ''bà thủy''! Thật may, bác nông dân có đi xem hát, biết Mỹ Thu là đào hát, rồi thấy cô loay hoay múc nước dưới sông, thao tác khác lạ hơn dân bản xứ nên bác nông dân để ý, thì quả nhiên bắt gặp cô bị té, ông nhào xuống sông ngay... Nhưng đây chỉ là một trong những nguyên nhân cùng với lý do khác mà Mỹ Thu tạm rời vùng sông

    Tạo thương hiệu ở miền Đông

    Mỹ Thu được đoàn CL võ Thị Sáu - Đồng Nai (nay là Đoàn CL Đồng Nai) mời về hát đào chánh, có lẽ đây là lý do chính, hợp cảnh hơn để cô rời miền Tây Nam bộ mà về miền Đông Nam bộ. Côt rụ tại đây khá lâu, gần cả một thập niên (1980- 1990). Nghề dạy nghề - tâm truyền tâm, đến giai đoạn này Mỹ thu đã thật sự hội đủ yếu tố của một cô đào thương chánh trên sân khấu Cải lương: ca diễn chững chạc, nhiều năm trên sân khấu cô tích lũy được những kinh nghiệm quí giá trong biểu hiện cảm xúc,tâm lý nhân vật khi trình diễn. Mỹ Thu thủ ngay vai đào chánh lúc mới về đoàn và đã chiếm được cảm tình của khán giả miền Đông.

    Đặc biệt, lúc đó Đoàn CL Võ Thị Sáu thường lưu diễn ở miền Trung nên tên tuổi Mỹ Thu ăn khách và lan rộng ở khu vực này. Nếu trước đây cô từng có duyên với những vai đào nhì là những nhân vật qúi phái, thì lúc này những vai đào chánh của cô cũng là những nhân vật tương tự như Công chúa Tô Lan trong vở (cùng tên), nàng Son cũng trong vở cùng tên (Nàng Son), Thứ phi ỷ Lan trong ''Nhiếp chính ỷ Lan'', Thúy Quỳnh trong ''Nhân danh công lý''... toàn là những nhân vật có tầm và tâm lý muôn màu muôn vẻ. Cô càng say mê nghề hơn với những vai diễn vừa tầm, càng chăm chút đào sâu cho từng nhân vật của mình để được đọng lại trong lòng khán giả mộ điệu lâu dài hơn...

    Con đường mỹ mãn

    NS Mỹ Thu vừa tạo được thương hiệu' ở miền Đông và trung Nam bộ thì cô bỗng ''biệt tích giang hồ'' ở khu vực này. Khi hỏi ra thì mới biết NSƯT út Bạch Lan lúc đã làm bầu Đoàn CL Long An 2, mời Mỹ Thu về hát chánh (1990). Về Long An, NS Mỹ Thu hát chánh nhiều vai nhưng theo cô, vai Trang trong ''Trà Hoa Nữ"' là vai được khán giả mến mộ hơn. Với cô, cũng là vai khá tâm đắc và hấp dẫn trong nghề. Bởi vì trước đây cô từng thủ những vai sang trọng quý phái, có quyền lực... nhưng vai Trang thì hoàn toàn ngược lại, là một cô gái nghèo lỡ bước nhưng luôn khát vọng có một tình yêu chân chính. Thế mà số phận bị hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ ngược đãi, bị áp lực lễ giáo gia phong đẩy cô vào bước đường cùng của cuộc đời... Chính số phận nghiệt ngã của nhân vật đã làm cho Mỹ Thu đồng cảm mà thành công với nó, diễn xuất của cô đã tạo nên mối đồng cảm sâu sắc với công chúng.

    Hết hợp đồng ở Long An 2, Mỹ Thu trở lại miền Đông Nam bộ một lần nữa. Sự trở lại lần này rất đáng kể trong cuộc đời sân khấu của cô,tạo một dấu ấn rực rỡ hơn thật mỹ mãn. Đó là giai đoạn khoảng hai năm cô hát chánh cho Đoàn CL Nhạn Trắng tỉnh Bình Thuận (1992). Về đây, Mỹ Thu thủ mấy vai chánh, nhưng vai mà cô thành công nhất là thiên Nga trong ''Lỡ nhịp cầu duyên''. Cũng vai này, cô lại có cơ hội thành danh vang xa hơn, đó là thời điểm giải thưởng Cải lương Trần Hữu Trang lần 2 (1992- 1993) do Tạp chí Sân Khấu TP tổ chức. Mỹ Thu khăn gối từ Bình Thuận về thành phố dự thi và đăng quang Huy chương Vàng năm đó. Điều đáng nói là một cô đào miệt tỉnh lại chen chân vào''vùng trời''của thành phố lại giành được giải thưởng bên cạnh những đồng nghiệp tài năng khác ở TPHCM. Cũng từ đây là cái mốc son trong cuộc đời làm nghệ thuật của cô, thành công tiếp những thành công sau này. Cái mốc son ấy không chỉ là tiền đề cho những thành công của cô sau này, mà còn là động lực của nhiều diễn viên trẻ khác đoàn CL tỉnh phấn đấu để đoạt giải Trần Hữu Trang ở những mùa giải sau.

    Sau khi đoạt HCV giải Trần Hữu trang, Mỹ Thu được Đài phát thanh, truyền hình, hãng băng từ mời cộng tác ca cổ, Cải lương... Chính cô xác định, từ giải thưởng Trần Hữu Trang đã tạo cho cô có tên tuổi thật sự như một chương hiệu''. Khi hay được tin này, Đoàn CL Hương Tràm - Cà Mau mời cô về hát chánh. Thế là Mỹ Thu một dịp nữa tái ngộ với khán giả vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Từ thành công tiếp những thành công, ngoài những vai diễn khác ở Hương Tràm, Mỹ Thu lại ghi thêm một dấu ấn thành công nữa là vai Kim Hương trong ''Bóng biển'', cô đã giành Huy chương Vàng tại Hội diễn SKCNTQ - 1995.

    ''Tiếng lành đồn xa'', Mỹ Thu được Đoàn Văn Công TPHCM mời về hát chánh khoảng một năm. Nhưng rất tiếc là giai đoạn này tình hình Cải lương đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, hơn nữa sân khấu bấy giờ không có những kịch bản hay như trước, nên Mỹ Thu không tạo được thêm tiếng vang trong lúc này...

    Lại một lần nữa, khán giả không còn thấy Mỹ Thu trên SK Cải lương phía Nam, cô đã rời TPHCM và cũng không hát ở đoàn tỉnh nào...

    Được biết, Mỹ Thu đã về quê nhà (Đà Nẵng) làm bầu, cô thành lập Đoàn CL Sông Hàn. Có lẽ, vì tình hình chung của SK Cải lương không mấy sáng sủa, nên giai đoạn khởi nghiệp làm bầu của cô cũng quá ngắn ngủi...

    Lâm Giang - Báo Sân Khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  5. cailuong04
    Avatar của cailuong04
    tác giả Lâm Giang hơi bị lộng cộng 1 tí, khi đoạt HCV THT 93, NS Mỹ Thu về cộng tác với đoàn Tiếng Hát Dân Tộc, hát chánh với Châu Thanh, Thanh NGuyệt, Ngọc Hà (mà từ đây, 2 người trở thành đôi bạn thân),...chứ hông phải về hát cho Hương Tràm rồi mới về TP. Khi ở Tiếng Hát Dân Tộc, NS Mỹ Thu có đóng chính tuồng CÒN GÌ CHO NHAU, nhưng khi thu dĩa thì NS Mỹ Thu đóng vai nhì phụ cho NS Cẩm Tiên đóng chính (tuồng đổi tựa là TÂM SỰ LOÀI RONG BIỂN), hic. NS Mỹ Thu còn thu tuồng CON CÒ TRẮNG cho HTV (vai Trinh), và tuồng gì nữa vai Thị Lộ, đóng cặp với NS CHiêu Hùng
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 5 Users Say Thank You to cailuong04 For This Useful Post:


  7. cailuong04
    Avatar của cailuong04
    Í lộn, hihihi, trong CON CÒ TRẮNG, NS Mỹ Thu vai Bạch, NS Phượng Hằng vai Trinh, NS Châu Thanh vai Hai Lộc, NS Ngọc Hương vai Bà Mẹ...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to cailuong04 For This Useful Post:


  9. MEM
    Avatar của MEM
    Lúc trước có nghe Mỹ Thu ca, thấy hay nhưng tiếc là có ít bài của Mỹ Thu được phổ biến quá, anh em nào có chia sẻ nhe. Thanks
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Những năm 1987-1988, bộ ba DV chính Ngân Vương - Mỹ Thu - Phương Hồng Thủy tạo sức hút mạnh mẽ với khán giả và giúp cho đoàn CL Võ Thị Sáu (Đồng Nai) trở thành đoàn mạnh về doanh thu.

    Năm 2009, Mỹ Thu cộng tác cho đoàn CL Long An.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following 4 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  12. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Năm 1995, mình đã được xem Mỹ Thu hát chánh cùng nam NS Minh Hoàng (cha của nữ NS Phượng Ngân) khi đoàn CL Hương Tràm về TPHCM tham dự Hội diễn SKCL chuyên nghiệp toàn quốc tại Nhà hát TP với vở Bóng biển.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following 3 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  14. linhhueforever
    Avatar của linhhueforever
    NS Mỹ Thu có giọng ca trầm ấm rất hay, đúng là hơi khó khi tìm bài hát của NS này, có 1 lần trên báo SK có đăng bài ca " Em về Kẻo Trời Mưa - Châu Thanh và Mỹ Thu ca" nhưng ko biết làm sao để có thể kiếm được bài này ở đài, có ai có bài này ko bà con cô bác????
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Mời bà con thưởng thức giọng ca ngọt ngào của Mỹ Thu qua bài vọng cổ mới kiếm về được nè! (Đợi 5 phút bỏ link vào nhe! hihi)

    Tình ca Tô Thị
    Mưa chiều nhớ nhau
    Thiệp hồng tím cả chiều thu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. linhhueforever
    Avatar của linhhueforever
    Bài Thiệp Hồng Tím cả Chiều Thu hay lắm. Em biết anh lấy từ đâu rồi, hehehehe.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL