1. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Múa minh họa cho bài ca vọng cổ


    Soạn giả Nguyễn Phương, RFA
    2009-11-29


    Thưa quý thính giả, khi về thăm quê hương, anh Phan Văn Hai, bạn của Nguyễn Phương xem hát cải lương hoặc chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc, anh không hài lòng khi thấy có những màn múa minh họa cho các bài ca vọng cổ


    Hình do soạn giả Nguyễn Phương cung cấp
    Chương trình "Chiếc áo Thiên Nga"

    Anh gọi điện thoại cho Nguyễn Phương:

    Có từ khi nào?

    Phan Văn Hai: Allô! Chào anh Nguyễn Phương, trong chương trình cổ nhạc đài Á Châu Tự Do, anh giới thiệu tiểu sử và hoạt động sân khấu của rất nhiều nghệ sĩ tài danh từ thập niên 30 đến cuối thế kỷ 20. Anh đề cập tới nhiều lãnh vực nghệ thuật và kỹ thuật sân khấu cải lương, vì vậy, tôi muốn hỏi vậy chớ anh có biết là ai đã bày ra cái chuyện múa minh họa khi các nghệ sĩ ca vọng cổ không?

    Múa minh họa cho các chương trình ca tân nhạc hiện đang là cái mốt thời thượng của các ca sĩ tân nhạc và cả cổ nhạc khi trình bày bản vọng cổ.

    Nguyễn Phương: Chào anh Hai, muốn tìm hiểu ai đã sáng chế ra Ban vũ múa minh họa khi nghệ sĩ ca vọng cổ thì cũng dễ thôi, chỉ cần ngược thời gian, xem xét lại tình hình của sân khấu cải lương như thế nào? Và nhớ lại những hoạt động của sân khấu cải lương trước năm 1975 thì sẽ biết được hồi nào và tại sao người ta bày ra chuyện ca vọng cổ mà có ban múa múa minh họa. Ca vọng cổ có hai trường hợp: ca vọng cổ trong một tuồng hát và ca vọng cổ dưới hình thức ca độc chiếc hoặc ca đối đáp như trong các chương trình ban đàn ca tài tử, trong chương trình đại nhạc hội hoặc sau này trong các chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc, chương trình Làn Điệu Phương Nam.

    Ca vọng cổ trong một tuồng cải lương thì bài vọng cổ đó liên hệ chặt chẽ đến cốt truyện tuồng, đến tâm lý nhân vật trong tuồng nên những màn múa hay đánh võ của nhân vật khác quanh hai ca sĩ đang ca là để góp phần diễn tả nội dung bài vọng cổ đang được ca.

    Ca vọng cổ trong các ban đàn ca tài tử hồi xưa(thập niên 20, 30} thì chỉ có ca sĩ và ban nhạc tài tử. Ca sĩ ngồi chung với ban nhạc hoặc đứng ca. Ca sĩ có khi ra bộ diễn tả theo câu ca, người ta gọi đó là ca ra bộ. Thời gian này, đàn ca tài tử không có ban múa múa chạy quanh ca sĩ như trong đầu thế kỷ 21 này.

    Trước năm 1975, trong các chương trình Đại Nhạc Hội hát vào sáng chúa nhựt thì thỉnh thoảng ông bầu đại nhạc hội giới thiệu những danh ca vọng cổ ca những bài vọng cổ được khán giả ưa thích. Những nghệ sĩ danh ca đó mặc y phục đẹp, cầm micro đứng ca trên sân khấu, không có ra bộ và cũng chẳng có nhiều người nào khác múa vũ để phụ họa bài vọng cổ đó.

    Sau năm 1975 cho đến năm 1996, sân khấu cải lương có được đông đảo khán giả vì thời gian này chỉ có xem hát cải lương là nguồn giải trí duy nhất của dân chúng. Từ 1975 đến năm 1986, ca vọng cổ trong các chương trình chào mừng các ngày lễ, tổ chức ở các rạp hát hoặc tụ điểm văn hóa quận, huyện, phường, khóm thường là những bài có nội dung chánh trị, chỉ có nghệ sĩ ca, không có múa minh họa.

    Trong khi đó, những chương trình ca múa và tân nhạc thu hút đông đảo khán giả trẻ. Chương trình của các ca sĩ tân nhạc thường có một ban múa minh họa, bắt chước theo các chương trình ca nhạc của ngoại quốc như chương trình của ca sĩ Madona, Michael Jackson,..Dàn vũ nữ hay vũ nam múa theo nhịp điệu tân nhạc, mạnh khỏe và phô trương hình thể đẹp, góp phần thành công không nhỏ cho các ca sĩ tân nhạc. Múa minh họa cho các chương trình ca tân nhạc trở thành một cái mốt thời thượng, không có ca sĩ tân nhạc tài danh nào trình bày một bản tân nhạc mà không có một ban múa minh họa biểu diễn những đội hình, những điệu múa làm nền sau lưng hoặc múa chung quanh người ca sĩ đang trình bày bản tân nhạc đó.

    Lạm dụng

    Phan Văn Hai: Thì chắc là tại thấy ca sĩ ca tân nhạc có múa minh họa, được khán giả ưa thích nên các ông bầu show mời ban múa múa minh họa cho các bài ca vọng cổ. Có đúng như vậy không?

    Nguyễn Phương:
    Các chương trình trình diễn tân nhạc hay cổ nhạc đều có phần nào ảnh hưởng qua lại với nhau. Khi thấy tân nhạc ca có múa minh họa mà khán giả thích thì ca cổ nhạc vẫn có thể áp dụng vào phần trình diễn của mình, vấn đề là phải làm sao cho nó hợp với phong cách của cổ nhạc. Tôi nghĩ là lúc khởi đầu thì các ông bầu show và đạo diễn muốn trình bày bài ca vọng cổ một cách khác lạ, hấp dẫn hơn là kiểu đứng một chỗ ca như ca salon hồi xưa. Năm 2000, tôi được mời xem một đêm hát ở rạp Hưng Đạo, nhà hát Trần Hữu Trang hát nhiều trích đoạn cải lương như Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Muôn Dặm Vì Chồng và ca vài ba bài vọng cổ. Bài vọng cổ Thầy cũ trường xưa có minh họa tân nhạc và ban múa. Một đoàn nữ sinh, áo dài trắng, cặp sách tung tăng đến trường, ban múa tạo thành những đội hình tươi trẻ và đẹp. Khi hát đến cảnh bãi trường chia tay bạn học, các cô nữ sinh và nam sinh cầm những nhánh hoa phượng đỏ, hình ảnh quen thuộc của những ngày nghỉ hè, họ vừa múa vừa minh họa cho bài hát chia tay khi nghỉ hè, tiếp sau đó là hai câu vọng cổ 5, 6 kết thúc bài Thầy cũ trường xưa. Điệu múa minh họa nầy được khán giả tán thưởng vì nó phù hợp với nội dung bài vọng cổ. Nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan ca bài vọng cổ Hòn Vọng Phu, có hoạt cảnh đoàn quân đi chinh chiến và hình ảnh thiếu phụ trông chồng đến hóa thành tượng đá. Bài hát này cũng được khán giả tán thưởng. Những điệu múa minh họa bài vọng cổ được dàn dựng thành hoạt cảnh, phù hợp với nội dung bài ca nên làm tăng thêm hiệu quả khi ca sĩ trình bày bản vọng cổ này. Sau này, ở Đầm Sen, chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc hay ở rạp Thành Phố, chương trình Làn Điệu Phương Nam, tôi có cảm giác là đạo diễn cho ban múa minh họa xen vô khi ca sĩ đang ca là để lấp cho đầy sân khấu. Sân khấu ngoài trời ở Đầm Sen quá rộng, nếu chỉ có hai ca sĩ đứng ca một bài vọng cổ, đạo diễn thấy là nó quá trống trải nên cho ban múa xen vào, khi múa quạt, khi múa khăn, khi chạy loanh quanh kết thành đội hình này, đội hình kia cho đầy sân khấu. Vì vậy nên khán giả nào chỉ thích nghe ca vọng cổ sẽ thấy ban múa làm náo loạn không khí thâm trầm của bài ca vọng cổ nên họ không hài lòng.


    Phan Văn Hai: Đó ! Đó!.. Múa minh họa cho các chương trình ca tân nhạc hiện đang là cái mốt thời thượng của các ca sĩ tân nhạc và cả cổ nhạc khi trình bày bản vọng cổ. Đối với tân nhạc, múa minh họa hiện nay chẳng ăn nhập gì đến phần biểu diễn của ca sĩ. Các ca sĩ cứ nhắm mắt thể hiện nội tâm của mình trong ca khúc, mặc kệ cho diễn viên múa nhảy nhót xung quanh. Các điệu nhảy chẳng ăn nhập gì đến bài hát, ca sĩ hát cứ hát, diễn viên múa cứ nhảy, ai nấy cứ làm tròn bổn phận của mình, xong rồi thì lui vào sân khấu lãnh cachet, chẳng cần biết đến cảm xúc, suy nghĩ của khán giả.

    Ông Phan Văn Hai:
    Tôi có một con cháu, nó ở trong ban múa… nó nói có nhiều bài múa minh họa được lập đi lập lại trong nhiều chương trình ca khúc…Hôm nay thì điệu nhảy này minh họa cho ca khúc A ở tụ điểm X, ngày mai lại cũng những động tác ấy, phục trang ấy nhưng lại được minh họa cho một ca sĩ khác ở tụ điểm Y. Không những chỉ là một sự lập lại nhàm chán mà múa minh họa đang có vấn đề làm cho khán giả thắc mắc, đó là trang phục thật ít tốn vải và động tác khêu gợi, khiến cho nhiều bạn gái trẻ phải đỏ mặt. Họ gởi thơ cho báo chí, phàn nàn, phản đối nhưng phản đối thì cũng giống như ca sĩ đang ca, phản đối cứ phản đối, múa minh họa mát mẻ vẫn được một số khán giả thanh niên ưa thích.

    Còn nói về múa minh họa cho bài ca vọng cổ thì đúng như kiểu đèn kéo quân, diễn viên múa ăn mặc chỉnh tề hơn, áo dài tha thướt cho nữ diễn viên múa, cứ chạy loanh quanh, đưa tay, vẩy khăn, quơ nón, hay múa dải lụa…vậy cho tới khi vô vọng cổ thì họ lui vào trong, rồi lại chạy ra. Múa cứ theo bài bản của múa, ca vọng cổ thì phải lo giữ nhịp điệu của vọng cổ. Cùng biểu diễn nhưng hồn ai nấy giữ, hết bài vọng cổ thì ban múa trụ bộ lại chào rồi chạy vô hai bên cánh gà. Một đạo diễn cho một số chương trình ca nhạc và vọng cổ nói: Nghệ thuật cũng như cuộc đời, phải có cái tốt, cái xấu. Tiền nào của nấy, đơn vị tổ chức chương trình có ít kinh phí thì chỉ có thể mời những nhóm múa ở mức độ đó tham gia biểu diễn thôi.

    Nguyễn Phương:
    Nguyễn Phương xin cám ơn anh Hai đã góp ý về múa minh họa cho vọng cổ. Có lẽ đã đến lúc các ông đạo diễn cải lương nên nghĩ lại, áp dụng công thức tạp pí lù vô nghệ thuật hát cải lương và ca vọng cổ là giết chết cải lương và vọng cổ đó.

    Thưa quý thính giả, chương trình cổ nhạc xin chấm dứt, Nguyễn Phương xin hẹn vào giờ nầy tuần sau.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


  3. huutienvl
    Avatar của huutienvl
    Đúng là bây giờ có múa minh họa cho bài vọng cổ đúng là làm cho sân khấu sinh động hơn, đẹp hơn, hành tráng hơn! lên hình cũng màu sắc hơn!
    Nhưng sao Tiến tui vẫn thích xem nghệ sĩ hát ca cổ đứng một mình trên sân khấu. vì đã nghe ca cổ thì phải tập trung thưởng thức nghe từng lời ca, tiếng đàn, từng làn điệu, nghe giọng hát của nghệ sĩ nữa.... Vậy mới đúng chất ca vọng cổ hơn!. Với lại cái cảnh các diễn viên múa đứng im như tượng khi nghệ sĩ bắt đầu vô vọng cổ...Tiến tui thấy nó sao sao á.....
    Nên múa ở đoạn nhạc dạo đầu và nhạc ở giữa bài là tốt nhất, khi nghệ sĩ bắt đầu vô vọng cổ thì nhóm múa nên từ từ rút vô trong, trả sân khấu lại cho ngưới nghệ sĩ và bài ca cổ được thăng hoa!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to huutienvl For This Useful Post:


  5. MEM
    Avatar của MEM
    Vậy vài bữa làm show lớn, mời Phố múa minh họa, anh nhớ lưu ý vụ này nhe, chứ ko Phố đứng yên để lên hình cả bài luôn đó! kekeke
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL