1. MEM
    Avatar của MEM
    Ni Cô Diệu Thiện

    Soạn giả: Quy Sắc
    Năm ra đời: 1962

    Bảng phân vai:

    Thanh Nga...vai... Diệu Thiện
    Út Trà Ôn...vai... Vua
    Hữu Phước...vai... Nguyên Soái
    Thanh Hải...vai... Trụ Trì
    Ngọc Hương...vai... Hoàng Hậu
    Minh Điển...vai... Đức Phật
    ...............


    PHẦN TẢI AUDIO:
    http://www.mediafire.com/?yn6l3coigf4jwue
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Thanh Hậu (25-06-2012)

  3. Thanh Hương
    Avatar của Thanh Hương
    Anh Mem chưa đăng mà Hương phân vai luôn, xin lỗi nhé. Vai diễn này mình thấy nó ít hay hơn phiên bản đầu tiên. Tình mẫu tử vở này ít sâu sắc,.. nhưng dù sao MEM đăng lên là Hương và anh chị em vui rồi. Cộng một điểm với sự tận tình
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hương For This Useful Post:


  5. MEM
    Avatar của MEM
    "Ni cô Diệu Thiện" qua ngòi bút của soạn giả Quy Sắc


    Soạn giả Quy Sắc, một bút danh nổi tiếng từ giữa thập niên 50 (thế kỷ trước), có khá nhiều tác phẩm được thu dĩa và dàn dựng trên sân khấu các đại ban. Ông có một bài ca lẻ tuyệt hảo vào loại để đời đã từng thắp sáng thêm tên tuổi ông trong làng dĩa. Đó là bài vọng cổ 6 câu trong Cô bán đèn hoa giấy được thể hiện bởi giọng vàng của đệ nhất nữ danh ca Thanh Hương, mang nội dung vừa lạ lẫm, vừa lãng mạn trữ tình và rất đời thường, lại không sa đà vào sự não nề ủy mị.

    Chỉ có điều, ca từ của Quy Sắc khó ca hay đối với nghệ sĩ non nghề. Nhưng nếu gặp phải bậc danh ca thượng thặng thì khỏi phải bàn; bút pháp rất "đặc trưng Quy Sắc" như cất cánh, bay bổng, nhảy múa trên chữ đàn như bất chấp nhịp trường canh, nhưng xuống nhịp song lang chấm câu một cách tài tình. Nhiều bộ dĩa vở ngắn của ông một thời nổi đình nổi đám như Tình cô gái Huế (?), Ni cô và kiếm khách, Ni cô Diệu Thiện...đã góp phần phong phú hóa sắc màu lãnh vực dĩa hát.

    Ni cô Diệu Thiện quy tụ những ngôi sao: Út Trà Ôn (nhà vua), Thanh Nga (Diệu Thiện), Hữu Phước (nguyên soái), Ngọc Hương (hoàng hậu), Thanh Hải (sư trụ trì), Minh Điền (Bồ tát), đã từng lay động mạnh tâm tư thính giả hơn 40 năm trước; bây giờ nghe lại CD tái bản càng thẩm thấu cao sâu, gợi nhớ thời pháp nạn.

    Trong suốt chiều dài sự nghiệp của mình, Út Trà Ôn chuyên đóng kép mùi và luôn luôn đóng kép chánh, bởi vai chánh ca và diễn nhiều nhằm thỏa mãn khách tri âm. Chỉ riêng trong Ni cô Diệu Thiện, ông thủ vai sở đoản độc ác, vậy mà rất tuyệt vời. Khi truy tìm, gặp Diệu Thiện chốn thiền môn, nhà vua gọi giật giọng: "Diệu Thiện !" Cuộc đối đáp giữa hai cha con diễn ra, Thanh Nga Diệu Thiện ôn tồn hòa kính bao nhiêu thì nhà vua càng động nộ, mạt sát cửa Phật bấy nhiêu. Soạn giả thiết kế bài Mẫu tâm tử rất hợp kịch huống. Diệu Thiện chỉ ca một câu vỏn vẹn, còn nhà vua "lua" gần trọn bản bằng giọng đồng hảo hạng về chất cũng như về kỹ thuật. Bốn câu nói lối lòn hơi mùi mẫn của Thanh Nga dọn đường để Út Trà Ôn vô vọng cổ (dứt hò) ngọt lịm. Chẳng thuyết phục được ni cô, vua trút giận vào sư trụ trì. Một cuộc tranh luận giữa đạo và đời, giữa thiện và ác nổ ra hết sức gay cấn và hào hứng. Văn tài của soạn giả được vận dụng tối đa cho hùng biện và phản biện :

    -.....Quả nhân muốn vào cõi Niết Bàn ! Thuyết pháp đi ! Thuyết pháp đi, cho quả nhân đầu Phật.

    - Chỗ có nước mới phản chiếu vầng mặt nhật, bệ hạ thiếu chính kiên khó thấy được Niết Bàn.

    -....Trẫm sẽ tạo 10 Niết Bàn một lúc, xuất vàng kho phân phát cho muôn dân. Họ sẽ giàu, sung sướng xác hồn. Trẫm sẽ dẫn họ vào cực lạc...

    - Ban sang giàu là cột khổ vào thân vì tạo cho người tăng tính gian tham. Ví như bệ hạ giàu sang tuyệt thượng, bệ hạ vẫn chưa phiêu diêu sung sướng; sợ, lo, thương, ghét vẫn còn mang. Không sung sướng tức là khổ vẫn còn; thế có nghĩa giàu sang không cực lạc.

    Bằng sự dày công nghiên cứu Phật học, soạn giả đã cống hiến cho thính giác người nghe một lớp thoại rất nóng và đầy khoái cảm qua tài diễn của Út Trà Ôn và Thanh Hải.

    Càng đuối lý, nhà vua càng lồng lộn. Lớp Kim tiền bản được họ nhập cuộc xôm tụ, chỉnh chu nhịp hội, nhịp ngoại. Sau câu vọng cổ số 3 của Ngọc Hương, Út Trà Ôn ca câu 4 đậm tính tự tình, có đủ cương, nhu. Phú lục lớp 1, Mái ai, Sơn đông hướng mã ông hoàn thành rất tốt.

    Thanh Nga rất thích hợp khi vào vai Diệu Thiện. Tâm lý nhân vật diễn tiến một chiều, nhưng với tài nghệ đang độ chính, cô cuốn người nghe vào từ trường hấp dẫn cao nhờ đài từ nền nã sang trọng, lời thoại tròn vành, từ tốn. Bốn câu đầu Nam ai và hai câu 6, 7 Mái ai, Thanh Nga ca đúng nhịp, xúc cảm và đậm đà hơi Nam. Cổ bản lớp 1 cô ca với Minh Điền vừa đẹp vừa trí tuệ về ngữ pháp tuy cố tình phá cách về nhịp. Độc đáo thật ! Vọng cổ câu 1, 2 đầy tràn nổi niềm u uẩn của kẻ xả thân cầu đạo, cô ru người nghe vào cõi ai bi. Đến câu 16 (Hữu Phước ca câu 15) với những ca từ bàng bạc nhân văn, và quyết tâm tự hủy trong ngọn lửa sân si, tử đạo cùng toàn thể tăng ni thì ... có ai không dằn được ngọn trào lòng rưng rức lệ cảm ?

    Hữu Phước góp công lao lớn vào thành quả của CD qua làn hơi khi bi lúc hùng, từ thoại đến ca đều hoàn hảo. Trước sau, anh ca hai lần hai câu vọng cổ số 1 và 15 với lối vô rất mùi, ca lồng câu thì chạy chữ dồn dập bằng loại kỹ thuật "bẩm sinh" (Trời sinh Hữu Phước để ca vọng cổ hay sao ấy ?) đến xuống nhịp thì chính xác diệu kỳ. Bốn câu Phụng hoàng và mấy câu Phú lục anh thi thố có vẻ như quá ngắn đối với người mộ điệu. Một nghệ nhân của quê hương vọng cổ Bạc Liêu đã từng nói, cách nay hơn 40 năm : "50 năm trước, 50 năm sau chắc chẳng có ai ca được vọng cổ qua được Hữu Phước".

    Ngọc Hương ca diễn tốt, kỹ thuật cao từ vọng cổ đến Phú lục, Mái ai.

    Đội ca nhạc thiếu nhi (vai đàn chim) với lớp nhạc tân líu lo, ríu rít, duyên dáng, luyến thoắng từ ca từ đến giai điệu, chính là nét chấm phá rất đáng yêu.

    Soạn giả Quy Sắc rất già dặn qua cách bố trí bài ca; độc đáo và chính xác nhất là lớp nguyên soái vâng lệnh đàn áp Phật môn, soạn giả sử dụng bốn câu Phụng hoàng để Hữu Phước ca vừa dứt thì Thanh Nga ca bốn câu Nam ai. Tại sao không để 2 người ca trọn 8 câu Phụng hoàng, cớ chi phải vận dụng đến 2 bản lớn. Nói đơn giản: là vì Hữu Phước ca giỏi bài oán Phụng hoàng, hợp với tính cách cao thượng của vị nguyên soái; còn Thanh Nga lại chuyên trị Nam ai, thể điệu đắc dụng để lột tả nổi niềm tâm sự của người hiền đức. Cứ như là soạn giả đã "chấm" sẳn hai nghệ sĩ khi hình thành kịch bản vậy. Bàn sâu hơn thì do bản lĩnh của soạn giả trong sử dụng bài bản nhạc cổ. Thế mới biết, một soạn phẩm cải lương có giá trị cao phải hội đủ ba yếu tố bất di: nội dung tốt, văn phong sâu sắc mượt mà và cách đặt để bài ca tinh tế.

    Theo BSK
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  7. Thanh Hương
    Avatar của Thanh Hương
    Phân tích giồng như một triết lý, quá kĩ và chi tiết, mình phải học theo mới được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hương For This Useful Post:


  9. MEM
    Avatar của MEM
    Đúng rồi, Mem khoái dạng phân tích tác phẩm kiểu này nè. Dù mình ko chuyên nghiệp được vậy nhưng phân tích từng cái hay cái chưa hay của vai diễn, diễn viên, ca từ, cách đặt để bài bản... làm người đọc cũng muốn nghe liền. hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  11. Thanh Hương
    Avatar của Thanh Hương
    Vậy Hương học theo mai mốt bình luận kiểu này vậy..
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to Thanh Hương For This Useful Post:


  13. cubi35
    Avatar của cubi35
    Ni cô Diệu Thiện
    Soạn giả : Quy Sắc
    - Thanh Nga, Út Trà Ôn, Minh Chí...

    http://www.mediafire.com/download.php?l3ceq7upbhv9li1
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 7 Users Say Thank You to cubi35 For This Useful Post:


  15. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Xin phép gộp hai chủ đề này lại nhé, lúc nảy anh cubi35 đã đăng lộn qua giai đoạn Tiên phong trước 1960 đó. Cám ơn anh cubi35 đã chia sẽ
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL