Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    NSƯT Thanh Tuấn - Cuộc đời và sự nghiệp

    Kỳ 1: Biến ước mơ thành hiện thực



    NS Thanh Tuấn là một trong những NSCL thế hệ thứ ba, anh sáng tạo cho mình một phong cách ca diễn rất độc đáo, mà không ảnh hưởng những NS đi trước. NSƯT Thanh Tuấn được công chúng biết đến và mến mộ là một danh ca hơn là một NS biểu diễn. Nhiều người còn cho rằng nghệ thuật ca vọng cổ của anh đã tạo nên “Trường phái Thanh Tuấn”. Đó cũng là ước mơ thứ nhất khi anh mới bước vào nghề , ước mơ thứ hai là anh tự sáng tác vọng cổ để làm album lưu niệm cho mình và cả 2 ước mơ ấy giờ đây đã thành hiện thực, nhưng con đường thực hiện ước mơ không đơn giản chút nào…

    BẮT ĐẦU TỪ MỘT ƯỚC MƠ

    NS Thanh Tuấn tên thật là Nguyễn Thanh Liêm, sinh tại thôn Thuỷ Triều- Đức Phổ - Quảng Ngãi (1948), là một vùng quê có truyền thống Cách mạng. Đến năm 1962 thì vùng quê ấy được giải phóng, thế là Thanh Liêm được cắp sách đến học ở mái trường Cách mạng. Thanh Liêm sinh ra đã có sẵn dòng máu nghệ thuật, nên lúc học ở trường phổ thông anh nhiệt tình, linh hoạt với phong trào văn thể mỹ (làm báo tường, đá bóng, văn nghệ). Năm 1963- 1964, anh được Đoàn Thanh niên địa phương chỉ định làm Trưởng Ban văn nghệ thiếu nhi của thôn. Ban ngày đến trường học chữ, ban đêm anh đi học vũ múa, ca nhạc do những cán bộ của đoàn văn công huyện huấn luyện. Sau đó, anh về thôn tập dợt cho Ban văn nghệ ở thôn.

    Thanh Liêm và một vài thành viên trong Ban văn nghệ lúc đó thường được Đài phát thanh Quảng Ngãi mời thu thanh nhiều chương trình ca nhạc “Tiếng hát học sinh”; và từ đây Thanh Liêm đã nung nấu ước mơ làm nghệ sĩ... Tuy nhiên, sở trường của anh lúc bấy giờ là ca nhạc, với những ca khúc hợp với tuổi học trò hoặc những ca khúc tiền chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là chính. Còn về Tài tử - Cải lương thì anh chưa biết gì, chỉ thỉnh thoảng nghe đài, dĩa hát rồi ca bập bẹ vài câu Vọng cổ thôi. Giữa năm 1964 chiến tranh khá ác liệt, Mỹ đổ bộ vào miền Trung - Nam bộ, sau khi đảo chánh Ngô Đình Diệm (11/1963) để dựng lên chánh quyền mới của Sài Gòn. Giặc càn quét rất khốc liệt vào vùng giải phóng-quê của Thanh Liêm. Ban đầu, Ban văn nghệ của Thanh Liêm cũng muốn chứng tỏ chí khí cách mạng của mình, cùng với tổ chứcĐoàn-Đội theo bộ đội xuống chiến hào chống giặc... Tinh thần thì thừa nhưng vũ khívà lực lượng thì thiếu, không tương quan với giặc, nên sau ba ngày đêm dưới chiến hào chịu không nổi, tổ chức phải giải tán Ban văn nghệ trước, đưa khỏi chiến hào rồi mạnh ai nấy tìm đường chạy giặc... Sau đó, cũng năm này, Thanh Liêm chạy vào Sài Gòn để tìm kế mưu sinh.

    Buổi đầu Thanh Liêm đến Sài Gòn hầu như không có người thân để nương tựa, trong tay không chút vốn liếng, nghề nghiệp gì cả; vì anh cùng theo một người ở quê, nhưng vào đến Sài Gòn thì mạnh ai nấy tìm phương cách để sống. Thanh Liêm tìm đến những nơi ca nhạc như phòng trà, quán ban để xin cộng tác nhưng đều bị từ chối, rồi anh tìm đến rạp hát để xin phụ việc tạp vụ có chỗ tạm trú qua ngày. Trong thời gian này, anh muốn tìm nghề thích hợp với khả năng của mình, và không có gì ngoài giọng ca sẵn có anh bắt đầu tầm sư “học đạo”.

    Nhờ quen với những người ở rạp hát, họ chỉ anh qua quận 8, tìm đến lò nhạc sĩ út trong và nhạc sĩ BảyTrạch (cùng thầy với NSUT Minh Vương) để học ca Tài tử và Cải lương. Vốn có năng khiếu văn nghệ, Thanh Liêm học rất nhanh vì anh đã biết cơ bản về nhịp điệu bên tân nhạc, nên học hơi điệu bài bản Tài tử - Cải lương rồi phân nhịp. Thanh Liêm tiếp thu rất nhanh, đến nổi hai thầy đờn dạy anh rất đỗi ngạc nhiên, nhất là bộ nhịp của anh chắc nịch như đinh đóng cột. Chỉ trong vòng thời gian chưa đầy nửa năm mà Thanh Liêm ca rành 3 Nam, 6 Bắc, 7 Bài, toán, Vọng cổ và nhiều bài bản vắn Cải lương (1965).


    ĐƯỜNG VÀO CHUYÊN NGHIỆP

    Khi Thanh Liêm tương đối vững vàng về ca ngâm, anh hỏi ý kiến hai thầy đờn là anh có thể theo gánh hát được chưa? Hai thầy đểu có một “đáp án” là về ca ngâm Tài tử thì anh đã khá, nhưng ca Cải lương cần phải rèn thêm kỹ thuật biểu cảm theo sân khấu, tức là theo vai diễn từng nhân vật.

    Vâng lời thầy, Thanh Liêm nhiều đêm nép mình ở các rạp hát để xem những nghệ sĩ đàn anh ca diễn mà học gián tiếp cái hay của mỗi người một nét, nhận biết tính cách nhân vật, thế nào là hỉ, nộ, ái, ố... Về nhà, Thanh Liêm vào phòng riêng, đóng cửa lại rồi tựtập ca diễn, hết vai này đến vai khác, rồi ngồi suy nghĩ, so sánh cách ca diễn của từng nghệ sĩ mà anh học lén. Anh nghĩ: tuy học lén nhưng đừng để cho ai biết là mình đã học, biến cái học được thành cái mới và khác, không giống nét của người mình đã học. Từ ý tưởng đó, Thanh Liêm định giọng cho mình phải có một cách ca riêng không giống bất cứ một làn hơi chất giọng nào, dù chỉ là na ná... Ban đầu, anh cố né hơi giọng hay cách vô Vọng cổ, xuống “hò” ra “xề”, nếu không giống ông út Trà Ôn, Thành Được hay Hữu Phước thì lại có bóng dáng của Minh Cảnh hoặc của một nghệ sĩ đàn anh khác và ngược lại. Một thời gian khổ luyện, Thanh Liêm đã thành công một phong cách nghệ thuật ca ngâm mới, anh tách khỏi mọi ảnh hưởng ca ngâm khác (sẽ nói kỹ ở phần sau).

    Khi Thanh Liêm cảm thấy mình tương đối vững vàng, anh xin phép hai sư phụ “hạ san hành đạo”. Đầu tiên, Thanh Liêm xin đầu quân vào gánh Cải lương Bạch Liên Hoa của bầu hề Ty (cuối năm 1965); ban đầu, anh chỉ được ca sa lon trước khi mở màn (thử nghề). Lúc này NS Thanh Liêm (trùng tên) đang hát chánh nên Nguyễn Thanh Liêm phải “né”, anh đổi nghệ danh là Hoài Trúc Linh và chỉ một tháng sau bầu cho anh hát vai chánh Nguyễn Hoàng Minh trong vở “Tướng cướp Bạch Hải Đường” (TG: Nguyễn Huỳnh). Vì “một rừng không thể hai cọp” nên Hoài Trúc Linh qua hát cho Thủ Đô Hương Hoa Lan, lúc thì hát kép nhì, lúc thì kép chánh; sau đó anh qua gánh Dạ Kim Đô của bầu Hoàng Yến hát kép chánh.


    DẤU ẤN TỪ NGHỆ DANH THANH TUẤN

    Một hôm, soạn giả Thu An (bầu của Hương Mùa Thu) nói với NS Hoài Châu (thân phụ NSUTThanh Ngân) là ông đang tìm một kép ca mà chưa có. NS Hoài Châu nói: “Để tôi giới thiệu cho anh một kép ca có làn hơi chất giọng rất lạ, cất giọng lên Vọng cổ xuống “Hò” mà khán giả không vỗ tay thì tôi không lẩy tiền anh!”. Hôm sau, Hoài Châu dẫn Hoài Trúc Linh đến gặp soạn giả Thu An. Nghe anh ca, ông Thu An lấy làm hài lòng mời Hoài Trúc Linh ký contract (hợp đồng) hát kép chánh. Bầu Thu An đổi nghệ danh Hoài Trúc Linh thành “Thanh Tuấn” từ đó (1966).

    Về gánh Hương Mùa Thu, NS Thanh Tuấn đóng cặp với đào chánh Ngọc Hương (NSUT Ngọc Hương). Anh hát chánh nhiều vai như Phương trong “Tiếng súng một giờ khuya” của Thu An, Liêm Ba trong “Bà chúa ăn mày”..., nhưng vai ấn tượng nhất là Hồng Bảo Sơn trong vở “Người câu bóng trăng” ăn khách lâu dài; và khán giả biết tên tuổi của Thanh Tuấn cũng từ vai này. Ngay sau đó, soạn giả Thu An hợp đồng với hãng dĩa Hồng Hoa để thu tuồng “Người câu bóng trăng”, nhưng ở hãng dĩa còn phân vân vì lúc đó nghệ danh Thanh Tuấn chưa được công chúng biết nhiều. Soạn giả Thu An phải đứng ra cam kết với giám đốc hãng dĩa, nếu thu xong phát hành vở này bán không chạy thì ông Thu An sẽ bồi thường mọi phí tổn. Quả thật, khi vở “Người câu bóng trăng” thành phẩm, phát hành bán chạy như “tôm tươi” và một thời gian ngắn NS Thanh Tuấn nổi tiếng là kép trẻ ca phong cách mới (1967). Vì thời đó phương tiện truyền thông như truyền hình còn hạn chế, khán giả ở Sài Gòn có điều kiện xem hát thì biết Thanh Tuấn, còn khán - thính giả các tỉnh biết tài năng của anh chỉ qua giọng ca ở dã hát và đài phát thanh mà thôi.

    Vở “Người câu bóng trăng” thuộc thể tài hương xa, nhân vật Hồng Bảo Sơn của Thanh Tuấn có gương mặt khiếm khuyết, xấu xí nên anh không muốn để người đẹp nhìn thấy mặt anh, những đêm trăng anh ngồi bên bờ suối cầm cần câu mà câu bóng trăng dưới suối, với tưởng suy diễn là anh nhớ đến người đẹp mà anh thầm yêu trộm nhớ... Lớp này, tâm trạng nhân vật quá bi cảm và bộc lộ tâm lý qua 3 câu Vọng cổ; mà NS Thanh Tuấn ca chồng hơi rất khoẻ, ngân nga, luyến láy một cách rất điệu nghệ; và suất hát nào đến lớp này là khán giả vỗ tay như bể rạp (Theo lời kể của NSƯT Ngọc Hương, lúc đó hát đào chánh với Thanh Tuấn).

    NS Thanh Tuấn nổi tiếng thành một danh ca trẻ, mới lạ không theo khuôn khổ của những nghệ sĩ tài danh nào trước đó. Nhưng trong đời, người tài thường hay bị đố kỵ, có những kẻ lòng dạ tiểu nhân ganh ghét. Sau khi thành công “Người câu bóng trăng”, NS Thanh Tuấn được soạn giảThu An giao cho hát tất cả các vai chánh (đóng cặp với NSƯT Ngọc Hương) và thay vai những vở trước đó cho một kép chánh khác. Nhưng không biết ai đó chỉ điểm với cảnh sát: Thanh Tuấn là nghệ sĩ bất hợp pháp - đang trốn quân dịch. Nên một đêm nọ, gánh Hương Mùa Thu hát vở “Người câu bóng trăng” tại rạp Quốc thanh Sài Gòn, vở hát mới hết màn một thì cảnh sát vô rạp đòi bắt Thanh Tuấn, nhưng sợ khán giả phản đối vì họ bỏ tiền mua vé; hơn nửa hàng ghế đầu của rạp có nhiều vợ con Tá, Uý sĩ quan của lính Sài Gòn, một mặt bầu gánh ra can thiệp, lo lót... Nhưng bọn cảnh sát không bỏ qua, chúng chờ vãn hát để bắt Thanh Tuấn. Bầu Thu An thấy không xong, cảnh cuối của vở ông cho Thanh Tuấn không xuất hiện, mà cải trang là một khán giả rồi trốn ra cửa hậu tẩu thoát (1969). Thế là sau đó, gánh Hương Mùa Thu của soạn giảThu An liên tục bị cánh sát “hỏi thăm” và bọn mật vụ rình rập. Ông Thu An, thấy tình hình của gánh không ổn, kép tài danh thì bị cảnh sát kiếm hoài, dù ông đã “chi” không ít nhưng vẫn không xong, nên ông cho gánh tạm ngưng hoạt động một thời gian.

    (Còn tiếp)


    Đổ Dũng -Báo Sân Khấu
    Theo CLVN
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. MEM
    Avatar của MEM
    Kỳ 2: Nổi danh trên thị trường băng đĩa



    Sau cái đêm NS Thanh Tuấn bị cảnh sát ruồng bố, ông bầu Thu An, thấy tình hình của gánh không ổn, kép tài danh thì bị cảnh sát kiếm hoài, dù ông đã ''chi'' không ít, nên ông cho gánh tạm ngưng hoạt động một thời gian. Sau đó ông Thu An gởi NS Thanh Tuấn cho ông bầu Long đưa về hát cho Cty Kim Chung (1971).

    NỔI DANH TRÊN THỊ TRƯỜNG BĂNG ĐĨA

    Về Cty Kim Chung, Thanh Tuấn vẫn hát chánh luân chuyển qua các gánh Kim Chung 1, 2, 5, 6 một số vai, nhưng không nổi như hồi ở Hương Mùa thu; vì cục diện Cải lương bấy giờ bị phim Hồng Kông và các Đại nhạc hội tấn công. Lúc đó nhiều nghệ sĩ tài danh đã ký contract vẫn đành ngưng hát, một số rạp cải lương thì dành chiếu phim Hồng Kông, ban đêm và ngày từ 3-4 suất. Lúc đó, minh tinh màn bạc Lý Tiểu Long dường như độc quyền nhiều phim võ hiệp kỳ tình như: Đường sơn đệ huynh, Tinh võ môn, Long tranh hổ đấu, Long hổ tranh hùng...; một số đại bang Cải lương phải chạy ra miền Trung hoặc về các tỉnh miền Tây “lánh nạn”. Vì thế, một số tuồng ăn khách ở sân khấu trước đây thì hầu hết được chuyển sang thu dã hoặc băng cassette; trong số đó một số tuồng và vọng cổ lẻ có giọng ca NS Thanh Tuấn bán rất chạy; và Đài phát thanh Sài Gòn lúc đó cũng thường phát thanh những băng dã tiếng hát Thanh Tuấn.

    Trong giai đoạn này, có thể thấy những vở Cải lương mà NS Thanh Tuấn nổi bật nhờ giọng ca, cho dù anh ở vị trí của vai kép nhì như: Ngũ Châu trong “Đường gươm Nguyên Bá” (NS Minh Vương hát chánh - Thượng tướng Nguyên Bá); A Khắc Chu Sa trong “Người tình trên chiến trận” (NS Minh Vương hát chánh vai Cổ thạch Xuyên); Lữ Thanh Huy trong “Nửa bản tình ca” (NS Minh Vương hát kép chánh vai Lý Kim Tùng); Phạm Lãi trong “Phạm Lãi biệt Tây Thi”, Vua trong “Mạnh Lệ Quân”,... Ba vở đầu NS Thanh Tuấn tuy hát kép nhì, nhưng nhiều người sành điệu đều cho rằng giọng ca của anh không bị “lép vé”, vì lối ca quá “bốc”, lạng lách, luyến láy rất điệu nghệ và thẩm âm rất cao. Hầu như trong vở “Đường gươm Nguyên Bá” NS Thanh Tuấn có nhiều cơ hội để bật lên sở trường của mình, lớp nhà vua gởi anh lên núi học đạo với Thiền sư Đông Sơn (NS Chí Tâm), ngay cách nói lối của anh cũng như có ma lực thu hút người nghe “Thuỷ Cúc ơi, nàng có biết cứ mỗi chiều trên núi Triều Vân là ta nhớ nàng và cha ta vô kể...”, anh ngân dài, luyến dấu sắc chữ “biết” chữ “nhơ” anh nín mũi, đẩy hơi bụng lên cổ ngân dài, âm sắc vang lên như bay lượn theo hình cung anh luyến, chữ “kề” hạ giọng luyến nhẹ rất êm không khỏi làm xao xuyến lòng người... Rồi đến lúc anh ca trong nói, “... Học đạo à? phụ vương ta đâu có tụng một hồi kinh nào đâu mà cũng trị vì thiên hạ...” anh gắng giọng, nhấn nhá trọng âm một cách dút khoác nghe hùng hồn, rồi ca tiếp, tạo kịch tính mạnh trong ca từ, biểu đạt nội dung và nội tâm một cách sắc sảo. Hay là lớp mà Thái tử Ngũ Châu (Thanh Tuấn) thú nhận với Thuỷ Cúc (NS Thanh Kim Huệ), anh lên câu Vọng cổ mà người nghe phải nín thở để nghe, “Đã bỏ lạí vườn Thuỷ cúc trong một đêm tâm cuồng trí loạn; phụ vương ơi con biết mình kém tài hơn thượng tướng nên thừa lúc nửa đêm toan ám hại cho thoả mãn sự ghen... hờn, nhưng con đã thất bại trước đường gươm bạt tuy siêu quần...”. Ở câu vọng cổ này, Thanh Tuấn nhấn và luyến dấu huyền và nặng nổi bật nhất; làm cho người nghe mê mệt, và nhiều người mộ điệu thuộc lòng luôn câu ca này. Trong “Người tình trên chiến trận”, lớp mà A Khắc Chu Sa đối đáp với A Khắc Thiên Kiều, anh chỉ vô Vọng cổ xuống “Hò” vọng cổ câu 3 cũng rất tuyệt vời, “Thiên Kiều ơi, đã từ lâu anh và cha đã giấu em một sự thật vô cùng bi thiết, là anh với em không cùng máu huyết và tên thật của em không phải là A Khắc Thiên Kiều...”. Mỗi vở NS Thanh Tuấn đã tạo một dấu ấn bằng giọng ca của mình, làm xao lòng thính giả mộ điệu, còn ảnh hưởng đến những thế hệ sau anh có phong cách ca ngâm khá giống anh.

    Về những bài Tân cổ giao duyên, NS Thanh Tuấn cũng có phong cách ca ngâm riêng; cách biểu đạt không thuần tuý như lối ca suông, mà ca như có kịch để thể hiện cái hồn của bài ca. Anh cho biết: bài vọng cổ lẻ hay vọng cổ trong tuồng có các yếu tố quan trọng như nhau, nhưng nghiên cứu sáng tạo xử lý kỹ thuật hơi - giọng đừng để trùng lắp với ai, tức tạo nét riêng biệt cho mình và cố gắng định hình phong cách đó hoàn chỉnh, chứ không thể lúc này ca kiểu này, lúc khác ca kiểu khác. Cách sắp văn, chẻ nhịp cũng vậy, luyến láy nhả chữ với anh thì tô đậm dấu nặng và dấu sắc; và mỗi dấu (thanh điệu) phải nhấn nhá nhiều cung bậc khác nhau (thấp, cao; lên, xuống) để thể hiện tình cảm của ca từ, gọi theo ngữ âm học là biểu đạt ngữ điệu. Giai đoạn này, anh ca lẻ Tân cổ giao duyên một số bài đến nay nhiều người vẫn còn nhắc như: Xuân này con không về, Hoa trắng thôi cài lên áo tím, Thương về miền Trung, Về miền Trung... Trong bài “Xuân này con không về” Thanh Tuấn buông hơi nhẹ nhàng hơn, nhưng đặc trưng ngân, luyến thanh điệu vẫn nối bật là dấu nặng và dấu sắc chẳng hạn như: “Mẹ ơi, Xuân năm nay chắc nhà mình buồn lắm... chắc giờ này mẹ đang tựa cửa chờ con..."


    NỔI DANH TRÊN SÂN KHẤU

    Sau năm 1975, nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh có những vai diễn để đời trên sân khấu chính quy -chuyên nghiệp. Đó là điều kiện được đứng trên sân khấu chú trọng nghệ thuật. Những qui chế quản lý về các đơn vị nghệ thuật, thể chế và định chế của Đảng và Nhà nước có chế độ, chánh sách quan tâm quản lý và bảo trợ theo chiều dọc (hệ thống), định hướng hoạt động nội dung tư tướng, tổ chức các đơn vị nghệ thuật như một cơ quan của Nhà nước. Còn trước năm 1975, các gánh cải lương đều mang hình thức tư nhân (bầu chủ) tự chèo chống, tự phát, tự giác hoạt động, không có lãnh đạo, định hướng, không có cơ quan chính quyền bênh vực nghệ sĩ khi gặp sự cố...; cho nên không mang tính chính quy – chuyên nghiệp. Chính vì tính chính quy - chuyên nghiệp mà nhiều nghệ sĩ có điều kiện tạo tên tuổi các đơn vị tạo bảng hiệu của mình bền vững; đó là thời kỳ rực rỡ nhất của Sân khấu cải lương từ trước đến nay trong giai đoạn 1975-1990. Nói đến nhân vật là khán giả nhớ tên nghệ sĩ thủ vai, nói đến vở diễn là người ta nhớ tên tác giả và tên bảng hiệu của đoàn hát.

    Từ sau 1975, NS Thanh Tuấn trải qua hàng chục đoàn Cải lương từ TP HCM đến các tỉnh, như Sài Gòn 2, Văn công Thành phố, Lúa Vàng, Đồng Tháp, Phù Sa, Tinh Hoa, Đất mũi, An Giang, Hướng Dương, Phước Chung, Sông Hậu, Trùng Dương, 284, Châu Long, Tây Ninh, Cao Văn Lầu. Nhà hát Trần Hữu Trang, CLB Hội SKTPHCM... NS Thanh Tuấn trụ sài Gòn 2 là lâu nhất và để lại nhiều vai diễn ấn tượng nhất. Vai khởi đầu và nổi bật nhất sau 1975 là vai Đại uý Huy Bình trong “Tìm lại cuộc đời” của soạn giả Điêu Huyền, Huy Lam, Trần Hà (CTCL), một vai hùng và sang trọng, với tính cách nhân vật khá phức tạp. Một sĩ quan - Trưởng ty cảnh sát của chế độ Sài Gòn được đào tạo tại Mỹ quốc, có chị ruột (Jackly Hương) vợ của một thương phế binh nguy (Trần Hùng) mà lại lấy Mỹ, em gái (Oanh) và người yêu (Lan) là sinh viên biểu tình chống lại cảnh sát... Từ một Đại uý - Trưởng ty cảnh sát đầy tham vọng, NS Thanh Tuấn đã tái hiện bản chất gian hùng của một sĩ quan cảnh sát khá rõ nét, khẩu ngữ hùng hồn của kẻ có uy quyền; và lúc ăn năn khi nhận rõ âm mưu của giặc đối với dân tộc ta thâm độc, khi thấy người thân mình chọn con đường đi là chính nghĩa... Trạng thái chuyển đổi tâm lý từ cương đến nhu của NS Thanh Tuấn trong vai Huy Bình, là sự biểu đạt bản chất của nhân vật từ quá khứ đến hiện tại một cách chân thật và tinh tế... Sự thức tỉnh của một tên sĩ quan lúc sa cơ đã có thái độ dứt khoát, nghĩa là không do dự nuối tiếc cái địa vị ảo mà Mỹ cấp cho Huy Bình... NS Thanh Tuấn ca diễn song hành nhuần nhuyễn, anh đã để lại dấu ấn trong lòng khán thính giả khá lâu qua câu Vọng cổ, bản Phụng Hoàng và bản Khổng Minh Toạ lầu. vọng cổ, “Có thật thế vậy không Lan? ... Lát nữa đây anh sắp cất nón chào con tàu tàn bạo đưa em và Oanh với bao người vô tội vùi thây nơi Côn Đảo muôn... trùng. Dóc liễu hình mai chôn vào ngục tối lạnh lùng..." anh diễn bằng cả tay kết hợp mắt và luyến giọng, buông hơi xuống Vọng cổ ngọt lịm; và cứ suất hát nào đến dây khán giả cũng vỗ tay vang dội. Bản Phụng Hoàng thì anh ngân dài, giọng như đổ hột “Nhìn đôi mắt em như triều sóng của đại... dương, mắt hướng về cố hương xa thẳm...", bản Khống Minh toạ lầu, anh diễn ánh mắt giận dữ và gắng giọng lúc hội thoại với tên Đại uý an ninh nguy Văn Thành Giảo, “Giảo, mầy hãy móc súng ra, đứng ở góc bên kia, đếm một hai ra tay...”, tính chất cà giựt của bản Khổng Minh toạ lầu và lối diễn cứng rắn của Thanh Tuấn rất oai phong, và là một trong những mảng miếng đắt giá của Thanh Tuấn trong vở này.

    Kế đó, NS Thanh Tuấn có những vai tâm lý xã hội đương đại tương tự như Trung trong “Khách Sạn Hào Hoa"" của Vũ Kim - Trần Hà, Lê Kim Hùng trong “Cây sầu riêng trổ bông” của hoài Linh, Nguyễn Trãi trong “Rạng Ngọc côn Sơn” của Xuân Phong, Chu Văn An trong “Nỗi lòng Chu Văn An” của Phi Hùng (vai liên hoan phim toàn quốc đoạt Diễn viên xuất sắc nhất); Giám đốc Hai Phước trong “Pha lê và cát bụi” của Hoài Linh (vai đoạt HCV), Hoài Phong trong “Tinh ca đêm chơi vơi” của Ngô Hồng Khanh (vai đoạt HCV), Trần Châu trong “Khúc ly hương” của NSUT Thanh Kim Huệ (vai đoạt HCV)...; mỗi vai NS Thanh Tuấn ca diễn tạo cho nhân vật mình một sức sống và nét độc đáo riêng: sự nham hiểm của kẻ gian hùng và sự thức tỉnh người giác ngộ (Huy Bình), tính linh hoạt và thuỷ chung của chiến sĩ Cách mạng hoạt động bí mật trong lòng địch (Trung và Lê Kim Hùng), sự mạnh dạn với tư duy đổi mới trước tình hình đất nước mở cửa (Hai Phước)... Còn đối với những nhân vật lịch sử, NS Thanh Tuấn ca diễn có phần sâu lắng hơn để thích hợp với tính cách nhân vật: một Nguyễn Trãi nho nhã nhưng cương quyết và bản lĩnh với gian thán, một Chu Văn An tỉnh táo, quyết liệt dâng sớ đòi chém đầu gian thần...; anh đã ca ngâm ít xử hơi - giọng kỹ thuật luyến láy mà phát âm trầm lắng hơn để biểu đạt tâm trạng của kẻ sĩ, đề cao cái sĩ khí của những sĩ phu quân tử...

    Cũng cần nói thêm, thiên phú cho NS Thanh Tuấn làn hơi chất giọng, cộng với kỹ thuật thanh đới cá nhân thành một giọng ca tuyệt vời; nhưng không phải lúc nào sức khoẻ anh cũng bình ổn để giữ được hơi - giọng lý tưởng như vậy, mà đôi lần đã có trục trặc. Có một lẩn đáng lo ngại, là lúc anh đang có những vai diễn kể trên, liên tục ca Vọng cổ lẻ trên đài, đắt show ở hãng băng Việt Nam của cô Sáu Liên, thì bất thình lình NS Thanh Tuấn bị tắt tiếng, không thể cất tiếng ca!

    (Còn tiếp)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  5. MEM
    Avatar của MEM
    Kỳ cuối: "HIỆN TƯỢNG THANH TUẤN"


    NS Thanh Tuấn có chứng bệnh viêm học cấp, nên một dạo đang đắt show thì bổng nhiên bị tắt tiếng, không ca hát gì được một thời gian. Nhưng sau khi anh điều trị khỏi bệnh, giọng lại trong trẻo hơn, âm lực mạnh và cao hơn trước đó, mà theo anh là được “Tổ nghiệp” phù hộ…Có thể nói từ sau 75, tài năng nghệ thuật và ý thức nghề nghiệp của NS Thanh Tuấn đã đạt đến đỉnh cao. Trước đó, công chúng nghệ thuật chỉ biết NS Thanh Tuấn là một kép ca hơn là kép diễn, bởi anh nổi tiếng nhất là ca trong băng dĩa, những vở: Người tình trên chiến trận, nửa bản tình ca, Đường gươm nguyên bá, Phạm Lãi biệt Tây Thi,…

    Từ lúc anh về hát chánh cho đòan CL SG 2, vang dội với vai đại úy Huy Bình trong “Tìm lại cuộc đời”, bắt đầu đài TNND TPHCM và đài THVN tại TPHCM mời anh cộng tác một thời gian khá dài, anh ca hàng chục bài vọng cổ như: Dệt chặng đường xuân, rẻ mạ đầu mùa, cây sáo trúc, Cô gái tưới đậu, dòng sông quê em… Nhưng có lẽ hai bài vọng cổ mà anh để lại sâu đậm trong lòng khán giả, và ảnh hưởng rất nhiều giọng ca đó là bài “Chuyến xe Tây Ninh” của tác giả Thanh Hiền (1978) và “Nhớ Nha Trang” của tác giả Minh Thùy (1993).

    Trong bài “Chuyến xe Tây Ninh”, chất giọng mượt mà của NS Thanh Tuấn là qua thể điệu “Xang xừ líu”. Vốn tính chất âm nhạc của thể điệu vui tươi, trữ tình, lại lối câu ca là những ca từ mang dấu huyền và dấu nặng, nên anh có điều kiện phô diễn làn hơi:“…Tôi quen cô bạn đường xa, bạn đường xa hóa ra gần. Lên xe nhường nơi bạn chọn, nhường lời bạn trao. Bốn bề, sắc áo màu hoa, bốn bên là lời ca tiếng cười…”

    Thanh huyền thì anh nhấn trọng âm trọn một âm tiết trước rồi ngâm dài phần vần ”gần…ần…”, “cười…ười…” làm cho ca từ thêm tươi mượt. Thanh nặng thì anh buông hơi nhẹ nhàng, không nhấn trọng âm – âm tiết thì bỏ nhỏ và luyến giọng từ thấp cất lên cao theo đường cong hình vòng cung, thanh âm tựa hồ như cuộn tròn trong gió…

    Trong bài “Nhớ Nha Trang” hơi – giọng NS Thanh Tuấn bật lên ở thể điệu Phụng Hoàng: ”Mặt nước êm đều như con sóng khẻ lời… ru, thì thầm trong đêm vắng… hình ảnh diễm kiều của miền cát trắng quê em. Ơi, biển Nha Trang, xon sống miên man làm xao động lòng người…như huệ trắng ngạt ngào hương”. Anh nhấn trong trọng âm khác với điệu “xang xừ líu”, vừa mạnh vừa ngân dài hơi ở dấu huyền và dấu nặng, dấu sắc, anh lại bỏ nhỏ rồi ngân bằng hơi bụng, tức ngậm miệng, dùng hơi từ phổi ngâm phần vần âm tiết ca từ trong khoang họng, nghe buồn và mùi mẫn…

    Về băng cassette, NS Thanh Tuấn có một thời gian khá dài được cô 6 Liên hợp đồng thu lại một số vở nói trên, và hàng chục bài vọng cổ, tân cổ giao duyên với nhiều NS tài danh và ngôi sao trẻ. Đặc biệt giai đọan này (1985 - 1987), NS Thanh Tuấn một lần nữa để lại dấu ấn trong vở “Thúy kiều”, của Nhị Kiều – Tám Vân, anh hát vai Kim Trọng, NS Bạch Tuyết vai Thúy Kiều. Vở này, kỷ thuật hơi – giọng Thanh Tuấn phong phú hơn, có những sáng tạo mới trong buông hơi, chẻ nhịp và những đường luyến lái lã lướt, duyên dáng, tạo thẩm âm, nhuần nhuyễn…Ấn tượng nhất là anh ca “Vọng kim lang”: ”Ôi gương mặt và giọng nói của nàng như khúc hát Chiêu….Quân, năm cũ bên lam chiều, cho ngổ ngang trăm điều, lòng kẻ dưới Tây Nguyên…”. Anh biểu đạt ca từ cảm xúc hơn, với lối buông hơi, chẻ nhịp mới hơn, từ nhịp 1 qua nhịp 2 anh luyến lái giọng bằng phẳng, nhưng từ nhịp 3 đến nhịp 4 (cuối khuôn nhịp) thì anh chia 3,5 hoặc 3,7 rồi luyến giọng, ngân hơi cho đủ 4. Đây là kiểu chia trường canh nhịp điệu chỉ riêng của NS Thanh Tuấn. Mà theo anh cho là “bộ nhịp trong máu” nên nhiều NS chịu ảnh hưởng hiện tượng ca ngâm theo kỹ thuật hơi – giọng của anh, có người tương đối giống, nhưng bộ nhịp thì chưa một ai ca chẻ nhịp giống được, mà trong giới cho đó là “thiên tư” của mỗi nghệ sĩ.

    Về “Hiện tượng Thanh Tuấn” khi xuất hiện có người cho là “Trường phái Thanh Tuấn”, được xem là NS CL “Độc nhất vô nhị” sáng tạo ra kỹ thuật hơi – giọng này. Từ sau đó rất nhiều giọng ca chuyên và không chuyên học theo phong cách ca ngâm, luyến lái theo kiểu Thanh Tuấn.


    ƯỚC MƠ THỨ HAI

    NS Thanh Tuấn đã thực hiện trọn hai ước mơ: Một là thành nghệ sĩ, hai là sáng tác cho mình ca làm album kỷ niệm. Nhiều năm theo nghề, ca văn chương của nhiều soạn giả cải lương, tác giả vọng cổ… từ đó anh nảy ra ý nghĩ: Các tác giả sáng tác thường là không viết riêng “đo ni đóng giày” cho ai. Nên khi anh cầm đến tác phẩm nào đó là anh phải đầu tư, nghiên cứu trước tiên là nội dung, kế đến là thanh điệu ca từ, phân nhịp; có những câu văn không như ý muốn, nghiên cứu cách thể hiện khá vất vả để ca cho thành công. Vì thế mà NS Thanh Tuấn muốn muốn tự “đo ni đóng giày” cho mình. Hay nói khác, anh muốn “tự biên tự diễn” ca ngâm như ý mình, cũng là tạo cái mốc đánh dấu cho cuộc đời anh.

    Nhưng còn phải đợi ý tưởng chín muồi anh mới bắt tay vào việc, cảm xúc đầu tiên cho bài vọng cổ đầu tay là từ cơn bão số 5 – 1997. Cơn bão ấy đã cướp đi nhiều mạng sống của ngư dân ở Cà Mau và một số tỉnh miền Tây, ngay sau đó NS Thanh Tuấn đã viết bài vọng cổ “Cơn bão biển”, và chuyến cứu trợ ở miền Tây lúc đó anh ca bài này để phục vụ rất được khán giả mến mộ. Cũng từ bài vọng cổ này, như một chất men xúc tác, anh tiếp tục sáng tác các bài: Thương quá mẹ ơi, mối tình đầu, sa mưa giông… làm album vol.1. Sau đó nhân dịp đi thăm và biểu diễn ở huyện Nam Đàn – Nghệ An (quê Bác), anh viết bài vọng cổ “Vầng trăng quê Bác” và “Mặt trời đêm”; tiếp đó là các bài: Việt Nam mùa thu ấy, Thư tình nơi Côn Đảo, nhớ đồng núi Sập, Gió núi… làm album vol.2 – 2004.

    Hiện anh đang chuẩn bị làm alubm thứ 3 đề tài nói về Mẹ, và anh đã sáng tác xong bài “Đạo làm con”.

    Hai album nói trên không phát hành theo hình thức kinh doanh, mà NS Thanh Tuấn chỉ để kỷ niệm cho mình và tặng người thân là chính. Về nội dung và nghệ thuật văn chương của tác phẩm thì không bàn, nhưng chắc chắn một điều là NS Thanh Tuấn “tự biên tự diễn” có rất nhiều ưu thế” Sắp văn, chẻ nhịp, những ca từ cần nhấn nhá, luyến láy đã được tư duy trước là điều kiện tiên quyết thành công.

    Gần như trọn đời với nghiệp Tổ, niềm hạnh phúc lớn lao là thực hiện được ước vọng mà NS Thanh Tuấn đã thành đạt. Con đường thành đạt đó không phải là con đường trải thảm đỏ, mà là khúc khuỷu, khiến người đi phải bền lòng, vững chí. Ngoài hai ước mơ, NS Thanh Tuấn còn ghi lại trong lịch sử cải lương một hiện tượng ca ngâm mới, mà anh là chủ thể sáng tạo nghệ thuật ấy.

    ĐỖ DŨNG
    Theo Báo Sân Khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. tran van tan
    Avatar của tran van tan
    Đối với mình giọng ca Thanh Tuấn là số 1,nhiều ngừơi hâm mộ đặt biệt là ở miền quê.Ngày xưa mỗi lân đi dự đám tiệc ở đâu cũng có người cất giọng ê a bắt chước theo giọng của ông...ngay cả các kép sau này rất nhiều người hát theo phong cách của ông.
    Mình đang tìm 2 bài hát Thanh tuấn và Phượng Liên Hát chung trên sóng truyền thanh những năm 80 nghe rất tuyệt vời ,trong đó có 1 bài hát về Hà Nội mình quên tên mất rồi .Ai có share giùm.Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following 3 Users Say Thank You to tran van tan For This Useful Post:


  8. MEM
    Avatar của MEM
    Bài về Hà Nội có phải là bài Hà Nội mùa thu ko Tran Van Tan? Nếu phải thì Mem có đó, để Mem post lên cho. Còn bài còn lại có nội dung hay thông tin gì ko thì mới biết có ko chứ nói chung vậy cũng khó à!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  10. Dungnoixanhau
    Avatar của Dungnoixanhau
    Kỳ cuối: "HIỆN TƯỢNG THANH TUẤN"


    NS Thanh Tuấn có chứng bệnh viêm họng cấp, nên một dạo đang đắt show thì bổng nhiên bị tắt tiếng, không ca hát gì được một thời gian. Nhưng sau khi anh điều trị khỏi bệnh, giọng lại trong trẻo hơn, âm lực mạnh và cao hơn trước đó, mà theo anh là được “Tổ nghiệp” phù hộ…Có thể nói từ sau 75, tài năng nghệ thuật và ý thức nghề nghiệp của NS Thanh Tuấn đã đạt đến đỉnh cao. Trước đó, công chúng nghệ thuật chỉ biết NS Thanh Tuấn là một kép ca hơn là kép diễn, bởi anh nổi tiếng nhất là ca trong băng dĩa, những vở: Người tình trên chiến trận, nửa bản tình ca, Đường gươm nguyên bá, Phạm Lãi biệt Tây Thi,…

    Từ lúc anh về hát chánh cho đòan CL SG 2, vang dội với vai đại úy Huy Bình trong “Tìm lại cuộc đời”, bắt đầu đài TNND TPHCM và đài THVN tại TPHCM mời anh cộng tác một thời gian khá dài, anh ca hàng chục bài vọng cổ như: Dệt chặng đường xuân, rẻ mạ đầu mùa, cây sáo trúc, Cô gái tưới đậu, dòng sông quê em… Nhưng có lẽ hai bài vọng cổ mà anh để lại sâu đậm trong lòng khán giả, và ảnh hưởng rất nhiều giọng ca đó là bài “Chuyến xe Tây Ninh” của tác giả Thanh Hiền (1978) và “Nhớ Nha Trang” của tác giả Minh Thùy (1993).

    Trong bài “Chuyến xe Tây Ninh”, chất giọng mượt mà của NS Thanh Tuấn là qua thể điệu “Xang xừ líu”. Vốn tính chất âm nhạc của thể điệu vui tươi, trữ tình, lại lối câu ca là những ca từ mang dấu huyền và dấu nặng, nên anh có điều kiện phô diễn làn hơi:“…Tôi quen cô bạn đường xa, bạn đường xa hóa ra gần. Lên xe nhường nơi bạn chọn, nhường lời bạn trao. Bốn bề, sắc áo màu hoa, bốn bên là lời ca tiếng cười…”

    Thanh huyền thì anh nhấn trọng âm trọn một âm tiết trước rồi ngâm dài phần vần ”gần…ần…”, “cười…ười…” làm cho ca từ thêm tươi mượt. Thanh nặng thì anh buông hơi nhẹ nhàng, không nhấn trọng âm – âm tiết thì bỏ nhỏ và luyến giọng từ thấp cất lên cao theo đường cong hình vòng cung, thanh âm tựa hồ như cuộn tròn trong gió…

    Trong bài “Nhớ Nha Trang” hơi – giọng NS Thanh Tuấn bật lên ở thể điệu Phụng Hoàng: ”Mặt nước êm đều như con sóng khẻ lời… ru, thì thầm trong đêm vắng… hình ảnh diễm kiều của miền cát trắng quê em. Ơi, biển Nha Trang, con sống miên man làm xao động lòng người…như huệ trắng ngạt ngào hương”. Anh nhấn trong trọng âm khác với điệu “xang xừ líu”, vừa mạnh vừa ngân dài hơi ở dấu huyền và dấu nặng, dấu sắc, anh lại bỏ nhỏ rồi ngân bằng hơi bụng, tức ngậm miệng, dùng hơi từ phổi ngâm phần vần âm tiết ca từ trong khoang họng, nghe buồn và mùi mẫn…

    Về băng cassette, NS Thanh Tuấn có một thời gian khá dài được cô 6 Liên hợp đồng thu lại một số vở nói trên, và hàng chục bài vọng cổ, tân cổ giao duyên với nhiều NS tài danh và ngôi sao trẻ. Đặc biệt giai đọan này (1985 - 1987), NS Thanh Tuấn một lần nữa để lại dấu ấn trong vở “Thúy kiều”, của Nhị Kiều – Tám Vân, anh hát vai Kim Trọng, NS Bạch Tuyết vai Thúy Kiều. Vở này, kỷ thuật hơi – giọng Thanh Tuấn phong phú hơn, có những sáng tạo mới trong buông hơi, chẻ nhịp và những đường luyến lái lã lướt, duyên dáng, tạo thẩm âm, nhuần nhuyễn…Ấn tượng nhất là anh ca “Vọng kim lang”: ”Ôi gương mặt và giọng nói của nàng như khúc hát Chiêu….Quân, năm cũ bên lam chiều, cho ngổ ngang trăm điều, lòng kẻ dưới Tây Nguyên…”. Anh biểu đạt ca từ cảm xúc hơn, với lối buông hơi, chẻ nhịp mới hơn, từ nhịp 1 qua nhịp 2 anh luyến lái giọng bằng phẳng, nhưng từ nhịp 3 đến nhịp 4 (cuối khuôn nhịp) thì anh chia 3,5 hoặc 3,7 rồi luyến giọng, ngân hơi cho đủ 4. Đây là kiểu chia trường canh nhịp điệu chỉ riêng của NS Thanh Tuấn. Mà theo anh cho là “bộ nhịp trong máu” nên nhiều NS chịu ảnh hưởng hiện tượng ca ngâm theo kỹ thuật hơi – giọng của anh, có người tương đối giống, nhưng bộ nhịp thì chưa một ai ca chẻ nhịp giống được, mà trong giới cho đó là “thiên tư” của mỗi nghệ sĩ.

    Về “Hiện tượng Thanh Tuấn” khi xuất hiện có người cho là “Trường phái Thanh Tuấn”, được xem là NS CL “Độc nhất vô nhị” sáng tạo ra kỹ thuật hơi – giọng này. Từ sau đó rất nhiều giọng ca chuyên và không chuyên học theo phong cách ca ngâm, luyến lái theo kiểu Thanh Tuấn.


    ƯỚC MƠ THỨ HAI

    NS Thanh Tuấn đã thực hiện trọn hai ước mơ: Một là thành nghệ sĩ, hai là sáng tác cho mình ca làm album kỷ niệm. Nhiều năm theo nghề, ca văn chương của nhiều soạn giả cải lương, tác giả vọng cổ… từ đó anh nảy ra ý nghĩ: Các tác giả sáng tác thường là không viết riêng “đo ni đóng giày” cho ai. Nên khi anh cầm đến tác phẩm nào đó là anh phải đầu tư, nghiên cứu trước tiên là nội dung, kế đến là thanh điệu ca từ, phân nhịp; có những câu văn không như ý muốn, nghiên cứu cách thể hiện khá vất vả để ca cho thành công. Vì thế mà NS Thanh Tuấn muốn tự “đo ni đóng giày” cho mình. Hay nói khác, anh muốn “tự biên tự diễn” ca ngâm như ý mình, cũng là tạo cái mốc đánh dấu cho cuộc đời anh.

    Nhưng còn phải đợi ý tưởng chín muồi anh mới bắt tay vào việc, cảm xúc đầu tiên cho bài vọng cổ đầu tay là từ cơn bão số 5 – 1997. Cơn bão ấy đã cướp đi nhiều mạng sống của ngư dân ở Cà Mau và một số tỉnh miền Tây, ngay sau đó NS Thanh Tuấn đã viết bài vọng cổ “Cơn bão biển”, và chuyến cứu trợ ở miền Tây lúc đó anh ca bài này để phục vụ rất được khán giả mến mộ. Cũng từ bài vọng cổ này, như một chất men xúc tác, anh tiếp tục sáng tác các bài: Thương quá mẹ ơi, mối tình đầu, sa mưa giông… làm album vol.1. Sau đó nhân dịp đi thăm và biểu diễn ở huyện Nam Đàn – Nghệ An (quê Bác), anh viết bài vọng cổ “Vầng trăng quê Bác” và “Mặt trời đêm”; tiếp đó là các bài: Việt Nam mùa thu ấy, Thư tình nơi Côn Đảo, nhớ đồng núi Sập, Gió núi… làm album vol.2 – 2004.

    Hiện anh đang chuẩn bị làm alubm thứ 3 đề tài nói về Mẹ, và anh đã sáng tác xong bài “Đạo làm con”.

    Hai album nói trên không phát hành theo hình thức kinh doanh, mà NS Thanh Tuấn chỉ để kỷ niệm cho mình và tặng người thân là chính. Về nội dung và nghệ thuật văn chương của tác phẩm thì không bàn, nhưng chắc chắn một điều là NS Thanh Tuấn “tự biên tự diễn” có rất nhiều ưu thế” Sắp văn, chẻ nhịp, những ca từ cần nhấn nhá, luyến láy đã được tư duy trước là điều kiện tiên quyết thành công.

    Gần như trọn đời với nghiệp Tổ, niềm hạnh phúc lớn lao là thực hiện được ước vọng mà NS Thanh Tuấn đã thành đạt. Con đường thành đạt đó không phải là con đường trải thảm đỏ, mà là khúc khuỷu, khiến người đi phải bền lòng, vững chí. Ngoài hai ước mơ, NS Thanh Tuấn còn ghi lại trong lịch sử cải lương một hiện tượng ca ngâm mới, mà anh là chủ thể sáng tạo nghệ thuật ấy.

    ĐỖ DŨNG
    Theo Báo Sân Khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following User Says Thank You to Dungnoixanhau For This Useful Post:


  12. Nguyễn Ngọc Điệp
    Avatar của Nguyễn Ngọc Điệp
    Không biết có BST chưa A Bầu ơi?
    E chưa tìm thấy
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following User Says Thank You to Nguyễn Ngọc Điệp For This Useful Post:


  14. MEM
    Avatar của MEM
    BST gì em? Giọng ca Thanh Tuấn hả??
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  16. tran van tan
    Avatar của tran van tan
    vậy nhờ Mem post bai Hà Nội mùa thu đi.Mình đang chờ đây nè.Mình nhớ Ko lầm thì bài còn lại hát ca ngợi về rừng ở Việt nam mình đó lâu quá nên ko còn nhớ nổi tựa bài này rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. The Following User Says Thank You to tran van tan For This Useful Post:


  18. MEM
    Avatar của MEM
    Ok, đợi mình ít phút, đang úp cho xong, chứ hổm rày hứa lu bu cái quên.

    Bài thứ 2 cũng hát với Phượng Liên luôn hả Tân?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  19. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  20. MEM
    Avatar của MEM
    Tan và bà con nghe nhe!

    Hà Nội Mùa Thu

    Thanh Tuấn - Phượng Liên

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  21. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


Trang 2/3 ĐầuĐầu 1 2 3 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL