Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Bạch Tuyết
    Trong một chuyến về Tân Châu - An Giang cứu trợ, nhìn những em bé chân trần đen đũi đang chạy dọc hai bên bờ kinh, cố đuổi theo chiếc xuồng có chở NSƯT Bạch Tuyết, chính cô hồn nhiên cười bảo: "- Mình cũng đã lớn lên từ một tuổi thơ như thế ! Ừ nhỉ ! Có ai biết trước được rằng, trong đám trẻ lêu nghêu ấy lại là một nghệ sĩ hay là một nhân vật nào đó của sau này?"
    Một tuổi thơ có đầy đủ sự tinh nghịch, suốt ngày đùa giỡn với nắng gió, với hương vị phù sa ngọt lịm từ dòng sông Chín khúc, ban đêm ngon giấc trong tiếng ầu ơ của mẹ. Để từ đó rót đầy tâm hồn, ấp ủ giọng ca mà thành hình một chân dung nghệ thuật: NSƯT -Tiến sĩ Bạch Tuyết.
    Tiếng ru hời đã đứt quãng vào một ngày của tết 1955. Biến cố đầu tiên và cũng là biến cố lớn nhất trong đời của Bạch Tuyết là sự ra đi quá sớm và bất ngờ của người mẹ trong một tai nạn giao thông. Mồng 7 Tết, hai chị em tất tả chạy vào nhà thương. Màu trắng của những tấm dra, của những chiếc áo blouse và cả không khí lạnh lẽo của bệnh viện trong những ngày Tết. Chỉ duy nhất, ánh mắt của người mẹ là màu đen thăm thẳm, nấn níu nhìn hai đứa con thơ lần cuối, chỉ kịp dặn lại mấy câu: "- Con ráng sống làm sao để người ta đừng mắng là đồ không cha không mẹ !". Lời dặn dò ngắn ngủi trong sự mong manh giữa bờ sống - chết ấy lại trở thành cái Đạo lý của cả một đời người mà Bạch Tuyết và người chị gái của mình theo đuổi. Những bước đường chông chênh, gập ghềnh chính là chất xúc tác để người con vươn lên đạt thấu hai chữ Thành Danh và giữ trọn hai tiếng Thành Nhân trước vong linh của người mẹ và nỗi canh cánh của người cha đã bước thêm bước nữa.
    Được cha đưa vào học trường nội trú Saint -Esprit cũng là môi trường rèn luyện con người đi vào mọi khuôn khổ nề nếp từ đi đứng, lời ăn tiếng nói, nữ công gia chánh cho đến những đỏan khúc Thánh ca cứ gieo vào tâm hồn, chắp cánh cho một tình yêu nghệ thuật đã nhú mầm. Ở trường, với làn da không đủ trắng nhưng cô học trò nhỏ Nguyễn Thị Bạch Tuyết lại luôn được các soeur, các thầy cô chọn làm Thiên thần bởi nhờ giọng ca vun vút.
    Và có lẽ, đôi cánh thiên thần đã không đưa Bạch Tuyết đến với nghề Luật sư như cô hằng mơ ước mà vô tình đáp xuống dòng sông nghệ thuật. Lạ một điều, dòng sông ấy dù mênh mang, bát ngát lại luôn chảy ngược dòng để tìm về cội nguồn của xứ sở, quê hương. Ngay cả khi đã dám giấu cha, lẻn theo người chú để đi hát show ca nhạc, rồi bị bắt gặp, bị cấm đóan, rồi đưa trở lại trường nhưng chỉ cần một nhạc sĩ rao lên mấy ngón đờn tranh là Bạch Tuyết cứ thế mà ca Bắc Nam, xuống vọng cổ ngọt ngào, không hề trật nhịp.
    Một thóang " hòai nghi": nghệ thuật ca - kịch cải lương đã chọn đúng tên cô hay cô đã tìm đến lọai hình nghệ thuật đặc trưng của văn hóa Nam Bộ này ?!
    Một lời khẳng định: Đó là cuộc hội ngộ giữa một tâm hồn và tài năng khát khao giao cảm với đất trời, với lòng người cũng như sự đón nhận hào phóng nhất của thế giới nghệ thuật cải lương dành riêng cho Bạch Tuyết.
    Sọan giả Điêu Huyền là người đầu tiên đã chính thức bắt nhịp cầu đưa Bạch Tuyết vào với sân khấu đúng vào lúc cô tròn 16 tuổi ở đòan Kiên Giang. Người sọan giả tài hoa này, cũng đã ngầm nhận ra những " ẩn số" tài năng nơi Bạch Tuyết. Và ông cũng đã nhận cô làm con nuôi - một sự đỡ đầu tinh thần cần thiết cho cô gái đang ngỡ ngàng đặt chân vào thế giới của những Đào Kép - Tuồng tích, kể cả sự ganh đua và nổi tiếng...
    Chưa kịp qua khỏang thời gian làm vũ nữ ( đội múa), hay phải " thử thách" làm đào ba, đào nhì, Bạch Tuyết được nhận ngay vai chính trong Lá thắm chỉ hồng của Điêu Huyền. Với vai diễn đầu tiên này, Bạch Tuyết đã kịp " trình tên" với Tổ nghiệp và sân khấu cải lương được báo hiệu về sự xuất hiện mới từ một tên tuổi lạ.
    Rời Kiên Giang đầy tình nghĩa của ông bà Bầu Sáu Nhỏ, một nghiệp chủ giàu có, hữu duyên với nghệ thuật Cải lương để về Thống Nhất Út Trà Ôn từ năm 1963. Ngay trong khỏang thời gian mà xã hội đầy dẫy những biến động, Bạch Tuyết đã đảm nhận vai nữ chính trong Tàn một kiếp hoa của sọan giả Trọng Nguyên, và đọat giải triển vọng Thanh Tâm 1963. Như vậy, chỉ trên dưới hai năm kể từ ngày " gia nhập" giới sân khấu, Bạch Tuyết đã đăng quang. Để rồi, hai năm sau đó, khi về Dạ Lý Hương, với vai Lê Thị Trường An trong Tuyệt tình ca ( Người đối diện lương tâm ) của Hoa Phượng - Ngọc Điệp, Bạch Tuyết tiếp tục lên ngôi với giải xuất sắc Thanh Tâm. Danh hiệu Cải lương chi bảo đã ra đời từ đó, được chính giới ký giả kịch trường và nhiều sọan giả tiếng tăm khẳng định
    Ngày 30.4.1975 cột mốc lịch sử của cả dân tộc và cũng là điểm mốc cho một đời người. Những tưởng tấm màn nhung đã khép lại một cuộc đời sân khấu nhưng ngay chính giữa bao ngổn ngang thời cuộc ấy, có một người ở lại,tự nguyện gắn mình với những khó khăn chung của đất nước. Năm 1979, sự kiện Thanh Nga và tấm gương hy sinh lẫm liệt của người nữ nghệ sĩ tài sắc này đã gióng một hồi chuông lương tri đến tất cả những người dân Việt Nam. Giới SK cải lương kết đòan cùng ra trận với đồng lọat 7 Thái hậu Dương Vân Nga. Tình yêu và trách nhiệm của người NS - người công dân được tiếp sức cùng trái tim của một người mẹ trẻ - Bạch Tuyết đã xuất hiện trở lại trên SK của một Việt Nam đã hòan tòan thống nhất.
    Nghệ thuật được điểm tô bằng một sức sống mới đã tạo nên một phong cách Bạch Tuyết đạt đến độ chín mùi với tác phẩm Đời cô Lựu trên SK 2-84. Một lần nữa, ý thức công dân đã giúp những NS trong chuyến công diễn các nước Tây Âu trở thành những " sứ giả văn hóa" đầu tiên của giới SK TP Hồ Chí Minh. Đó cũng là một giai đọan " điểm son" trong cuộc đời họat động nghệ thuật của Bạch Tuyết bởi với một lọat những thành công trên SK của Nhà Hát Trần Hữu Trang, SK cải lương đã phục hưng thật sự.
    Trôi theo dòng chảy nghệ thuật của Bạch Tuyết, người ta sẽ nhận thấy rằng, sự xuất hiện của cô trên SK không ồ ạt, khá hiếm hoi. Song, từng vai diễn, vở diễn của Bạch Tuyết luôn tạo được một " độ nén" nghệ thuật có tính đột phá rất cao. Những quãng nghỉ, khỏang dừng trong cuộc đời ca hát của Bạch Tuyết dường như là để gom góp bấy nhiêu niềm đam mê, sự tìm tòi, khám phá tiếp tục dồn sức cho những thành công bất ngờ kế tiếp. Trong khả năng và điều kiện cho phép, Bạch Tuyết đã tự nâng cao hiểu biết của mình bằng thái độ không ngừng học hỏi. Tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn - tốt nghiệp Đạo diễn tại Bungary - tốt nghiệp Cao học rồi tiếp theo học vị tiến sĩ nghệ thuật học tại Anh - Bungary, với đề tài :" Sự thích nghi của Nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện sinh họat hiện đại của khán giả thế kỹ thứ 21".
    Trên mọi thứ bằng cấp, học vị, danh hiệu, nơi Con Người Này là một thái độ sống và làm việc không mệt mỏi. Bao niềm vui, nỗi buồn, cả những vị mặn của thế thái nhân tình đi qua cuộc đời - sàn diễn, lại là chất liệu sống - gom thành cái Triết lý xanh tươi nhất cho Bạch Tuyết: "Sống là cho và được cho".
    Cuộc khai phá vào mảng SK thử nghiệm ở những năm đầu của thập kỷ 90 là dòng chảy bất tận đó. Diễn kịch một mình " cho cả cõi nhân sinh" -1992 đã mở ra một số phận diễn kịch cho SK thành phố. Hòang hậu của hai vua phân thân và đối thọai cùng lịch sử - một chứng nhân của nghệ thuật cải lương trữ tình và bác học đã hòan tòan thu phục giới SK trong nước và khu vực...
    Thuở thiếu thời, Bạch Tuyết đã chọn cải lương làm cánh cửa lập thân. Để đến ngày, cải lương đã trao cho cô tình yêu và sức sống nghệ thuật để nhiều thế hệ công chúng Việt Nam đi qua vẫn ngỏanh lại để chiêm ngưỡng, vẫn vươn tới để đón nhận ngôi vị Cải lương chi bảo - Bạch Tuyết.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  3. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Lệ Thủy
    Trong thập niên 60, nữ nghệ sĩ Lệ Thủy khi mới 14 tuổi đã là đào chánh của đoàn hát Kim Chung nhờ vào giọng ca thiên phú và sự tự khổ luyện về nghề ca hát.
    Nữ nghệ sĩ Lệ Thủy tên thật là Trần Thị Lệ Thủy, sanh ngày 20 tháng 5 năm 1948, tại tỉnh Cửu Long. Mẹ làm nghề chầm lá, cha đi làm thuê. Hồi Lệ Thủy ba tuồi, nhà của Ba Má Lệ Thủy bị cháy, hai ông bà bỏ xứ sở, lên Sàigòn tìm kế sinh sống. Ba của Lệ Thủy làm lao công trong Thảo Cầm Viên, má của Lệ Thủy nấu cơm tháng cho phu khuân vác ở bến tàu quận Tư. Lệ Thủy học trường Tiểu học Khánh Hội.
    Vì nhà nghèo, Lệ Thủy ngoài giờ học, về nhà phải coi em, giử em để cho Má Lệ Thủy nấu cơm tháng cho người ta. Hàng ngày Lệ Thủy bồng em ra ngang hông chợ Khánh Hội để dổ em, đút cơm cho em ăn. Bên hông chợ có một tiệm sửa radio, người chủ tiệm ngày nào cũng hát dĩa bài vọng cổ " Cô bán đèn hoa giấy" của cô Thanh Hương ca.
    Nữ nghệ sĩ Thanh Hương là con của nghệ sĩ Năm Châu và cô Tư Sạng, Thanh Hương thừa hưởng được chất giọng ca rất ngào ngào của mẹ nên cô ca bài "Cô Bán Đèn Hoa Giấy" cũng rất mùi, rất ngọt. Lệ Thủy nghe riết rồi thuộc lòng và bắt chước theo cách ca của cô Thanh Hương.
    Anh Tư Long, người ở lối xóm lân cận, có một ban văn nghệ đang hoạt động trong vùng, nghe Lệ Thủy ca tốt giọng, anh xin cho Lệ Thủy ca trong Ban Văn Nghệ của anh. Được Ba Má cho phép, Lệ Thủy theo Ban Văn Nghệ của anh Tư Long và nhờ ông Năm Truyền, nguyên là thợ hớt tóc trong xóm, đờn đàn kìm dạy cho Lệ Thủy ca cổ nhạc.
    Vào đầu thập niên 60, những ai có giọng tốt, ca vọng cổ hay thì có nhiều hy vọng trở thành đào kép chánh vì khán thính giả những năm 1960, 61, 62 rất mê nghe ca vọng cổ. Minh Vương, Minh Cảnh, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ và Lệ Thủy đều ở trong lứa tuổi từ 12 đến 16 tuổi, nhờ có giọng tốt và biệt tài ca vọng cổ mà làm nên sự nghiệp sân khấu của mình.
    Lệ Thủy kết hôn với trung úy Nguyễn Dương Trúc năm 1972.
    Năm 1973, sanh ra đứa con gái đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Dương Thụy Hiếu.
    Năm 1975, Trung úy Trúc cũng như bao nhiêu sĩ quan Cộng Hòa khác bị học tập cải tạo tập trung..
    Lệ Thủy được đoàn Văn Công mời cộng tác, nhân dịp nầy cô xin bảo lảnh cho chồng ra khỏi trại tập trung, về làm thơ ký kế toán trong đoàn hát.
    Năm 1979, Lệ Thủy sanh con trai, đặt tên là Nguyễn Dương Đình Trí.
    Năm 1982, Lệ Thủy sanh đứa con trai khác, đặt tên là Nguyễn Dương Quốc Bảo.
    Cô gái lớn Thụy Hiếu, học Đại Học Quản Trị Kinh Doanh ở Melbourne, nước Úc, làm việc cho ngân hàng Bendigo, có chồng và định cư Úc.
    Nguyễn Đình Trí tốt nghiệp Bằng Ngoại Thương và Kế Toán ở Úc, trường Victoria University. Lệ Thủy sợ con ở lại bên Úc giống như Thụy Hiếu. Đình Trí sáng tác bài Tân Cổ giao duyên Tha Hương cho mẹ ca để mẹ yên lòng là Đình Trí sẽ trở về với mẹ.

    Nguyễn Phương, RFA
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  5. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Ngọc Huyền
    Ngọc Huyền sinh ngày 28 tháng 6 năm 1970 tại Sài Gòn với tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền. Song thân cô là người miền bắc di cư vào Nam năm 1954. Thân phụ cô là kiến trúc sư góc Hà Nội, và thân mẫu cô theo nghề buôn bán nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền chính thức bước vào nghề rất sớm, cô bước lên sân khấu từ khi cô 14 tuổi trong vở Tấm Cám. Do ảnh hưởng từ bố mẹ và người bác gái đều là những người yêu thích bộ môn cải lương. Những vở tuồn cải lương được nghe trong gia đình đã sớm thắm vào đầu ốc non nớt của Ngọc Huyền để cô đã sớm cất tiếng hát theo những nghệ sĩ nỗi tiếng.
    Mẹ của Ngọc Huyền rất mê xem hát cải lương tuồng cổ nên mỗi khi bà đến xem các đoàn hát Minh Tơ, Huỳnh Long, bà cho Ngọc Huyền đi theo. Nữ nghệ sĩ Bạch Lê thường dẫn Ngọc Huyền đứng bên cánh gà coi hát và thỉnh thoảng dạy cho Ngọc Huyền hát vài bài ca Hồ Quảng.
    Năm cô 11 tuổi, nữ nghệ sĩ Bạch Mai giới thiệu cô vào học ca với thầy nhạc sĩ Út Trong. Cô tiến bộ rất nhanh, nỗi danh trong các buỗi sinh hoạt văn nghệ của trường và trong quận nên đoàn hát Thanh Nga mời Ngọc Huyền cộng tác. Năm 1985, Ngọc Huyền hát trên sân khấu Thanh Nga vở tuồng đầu tiên là tuồng Những đêm trăn trở, Ngọc Huyền thế vai cho cô đào chánh Mỹ Tiên khi cô nầy rời đoàn.
    Từ năm 1985 đến năm 1989, Ngọc Huyền được bà Phùng Há dạy cho cách hát tuồng Tàu qua các vở tuồng như Phụng Nghi Ðình, Trường Hận, Dương Quí Phi – An Lộc Sơn, cô lại được các nghệ sĩ Thanh Bạch - Bạch Lê, Bữu Truyện – Thanh Thế, Bạch Mai dạy cho cô hát Hồ Quảng khi cô gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long. Khi cô hát trên sân khấu Minh Tơ, Ngọc Huyền thụ huấn nơi nghệ sĩ Thanh Tòng để diễn các vai ý Lan Phu Nhơn, Thượng Dương Hoàng Hậu, Dương Gia Tướng ...
    Nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền đã được nhiều bậc thầy truyền dạy nghề hát, nên cô diễn thành công nhiều loại tuồng, từ các tuồng cổ, hồ quảng đến các vở ca kịch xã hội hiện đại. Ngọc Huyền đã được huy chương vàng giải Trân Hữu Trang năm 1991, là diễn viên được ưa thích nhất trong những năm 1991, 1992, 1993. Ngọc Huyền và Kim Tử Long là diễn viên đẹp đôi nhất trong nhiều năm liền.
    Ngọc Huyền đẹp trên sân khấu nhờ nơi má lún đồng tiền. Cái đẹp của nụ đồng tiền của Ngọc Huyền tạo ra một nụ cười đầy nữ tính, đôi lúc còn tạo ra được hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. Trong tuồng “Bụi Mờ ải nhạn”, ở Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân-Ngọc Huyền được chở đi cống Hồ. Cả triều Hán và triều Hồ, cả một thời khốc liệt giao tranh chỉ để mua một nụ cười mỹ nữ. Nụ cười và sắc đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng như là một báu vật mà người ta tử chiến với nhau, quyết chiếm hữu nó cho bằng được.
    Ngọc Huyền được phong là nghệ sĩ ưu tú thì cô theo chồng bỏ cuộc chơi. Trên đất Hoa Kỳ, được sự thương yêu của chồng, được mẹ chồng tạo cho điều kiện để diễn tuồng trên sân khấu như để bù đấp cho nỗi đam mê đã bị mất mát của nàng, nhưng Ngọc Huyền không còn có được những người bạn diễn ăn ý như ngày trước.
    Thỉnh thoảng gặp lại bạn diễn cũ từ Việt Nam qua, Ngọc Huyền không bao giờ để lỡ mất cơ hội được cùng bạn diễn diễn lại những vai tuồng đẹp nhất của một thời vàng son trên sân khấu. Ngọc Huyền chuyễn sang lĩnh vực ca tân nhạc, ca tân cổ giao duyên và thực hiện trên DVD những trích đoạn hồ quảng Tứ đại Mỹ Nhân, Ngọc Huyền cũng đạt được sự yêu mến của khán thính giả hải ngoại.

    Trường Kỳ, RFA
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  7. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Ngọc Huyền
    Ngọc Huyền sinh ngày 28 tháng 6 năm 1970 tại Sài Gòn với tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền. Song thân cô là người miền bắc di cư vào Nam năm 1954. Thân phụ cô là kiến trúc sư góc Hà Nội, và thân mẫu cô theo nghề buôn bán nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền chính thức bước vào nghề rất sớm, cô bước lên sân khấu từ khi cô 14 tuổi trong vở Tấm Cám. Do ảnh hưởng từ bố mẹ và người bác gái đều là những người yêu thích bộ môn cải lương. Những vở tuồn cải lương được nghe trong gia đình đã sớm thắm vào đầu ốc non nớt của Ngọc Huyền để cô đã sớm cất tiếng hát theo những nghệ sĩ nỗi tiếng.
    Mẹ của Ngọc Huyền rất mê xem hát cải lương tuồng cổ nên mỗi khi bà đến xem các đoàn hát Minh Tơ, Huỳnh Long, bà cho Ngọc Huyền đi theo. Nữ nghệ sĩ Bạch Lê thường dẫn Ngọc Huyền đứng bên cánh gà coi hát và thỉnh thoảng dạy cho Ngọc Huyền hát vài bài ca Hồ Quảng.
    Năm cô 11 tuổi, nữ nghệ sĩ Bạch Mai giới thiệu cô vào học ca với thầy nhạc sĩ Út Trong. Cô tiến bộ rất nhanh, nỗi danh trong các buỗi sinh hoạt văn nghệ của trường và trong quận nên đoàn hát Thanh Nga mời Ngọc Huyền cộng tác. Năm 1985, Ngọc Huyền hát trên sân khấu Thanh Nga vở tuồng đầu tiên là tuồng Những đêm trăn trở, Ngọc Huyền thế vai cho cô đào chánh Mỹ Tiên khi cô nầy rời đoàn.
    Từ năm 1985 đến năm 1989, Ngọc Huyền được bà Phùng Há dạy cho cách hát tuồng Tàu qua các vở tuồng như Phụng Nghi Ðình, Trường Hận, Dương Quí Phi – An Lộc Sơn, cô lại được các nghệ sĩ Thanh Bạch - Bạch Lê, Bữu Truyện – Thanh Thế, Bạch Mai dạy cho cô hát Hồ Quảng khi cô gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long. Khi cô hát trên sân khấu Minh Tơ, Ngọc Huyền thụ huấn nơi nghệ sĩ Thanh Tòng để diễn các vai ý Lan Phu Nhơn, Thượng Dương Hoàng Hậu, Dương Gia Tướng ...
    Nữ nghệ sĩ Ngọc Huyền đã được nhiều bậc thầy truyền dạy nghề hát, nên cô diễn thành công nhiều loại tuồng, từ các tuồng cổ, hồ quảng đến các vở ca kịch xã hội hiện đại. Ngọc Huyền đã được huy chương vàng giải Trân Hữu Trang năm 1991, là diễn viên được ưa thích nhất trong những năm 1991, 1992, 1993. Ngọc Huyền và Kim Tử Long là diễn viên đẹp đôi nhất trong nhiều năm liền.
    Ngọc Huyền đẹp trên sân khấu nhờ nơi má lún đồng tiền. Cái đẹp của nụ đồng tiền của Ngọc Huyền tạo ra một nụ cười đầy nữ tính, đôi lúc còn tạo ra được hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. Trong tuồng “Bụi Mờ ải nhạn”, ở Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân-Ngọc Huyền được chở đi cống Hồ. Cả triều Hán và triều Hồ, cả một thời khốc liệt giao tranh chỉ để mua một nụ cười mỹ nữ. Nụ cười và sắc đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng như là một báu vật mà người ta tử chiến với nhau, quyết chiếm hữu nó cho bằng được.
    Ngọc Huyền được phong là nghệ sĩ ưu tú thì cô theo chồng bỏ cuộc chơi. Trên đất Hoa Kỳ, được sự thương yêu của chồng, được mẹ chồng tạo cho điều kiện để diễn tuồng trên sân khấu như để bù đấp cho nỗi đam mê đã bị mất mát của nàng, nhưng Ngọc Huyền không còn có được những người bạn diễn ăn ý như ngày trước.
    Thỉnh thoảng gặp lại bạn diễn cũ từ Việt Nam qua, Ngọc Huyền không bao giờ để lỡ mất cơ hội được cùng bạn diễn diễn lại những vai tuồng đẹp nhất của một thời vàng son trên sân khấu. Ngọc Huyền chuyễn sang lĩnh vực ca tân nhạc, ca tân cổ giao duyên và thực hiện trên DVD những trích đoạn hồ quảng Tứ đại Mỹ Nhân, Ngọc Huyền cũng đạt được sự yêu mến của khán thính giả hải ngoại.

    Trường Kỳ, RFA
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  9. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Hương Lan
    Năm 1961, khi Hương Lan chỉ vừa tròn 5 tuổi, cha cô là cố nghệ sĩ Hữu Phước đã mang cô lên sân khấu và vở cải lương "Thiếu Phụ Nam Xương" ghi dấu đầu tiên trong cuộc đời ca hát của cộ Năm 1966, Hương Lan bắt đầu chuyển sang hát tân nhạc và bài hát đầu tiên của cô là "Ai Ra Xứ Huế" của Duy Khánh. Giọng hát ngọt ngào và lối trình diễn điêu luyện của cô đã làm bao nhiêu người ngưỡng mộ.
    Hương Lan nổi bật trong loại nhạc trữ tình lãng mạn. Cô đã vào nghề ca hát hầu hết cuộc đời của cô và đã trở thành một trong những nghệ sĩ hàng đầu tại hải ngoạị Theo thời gian, Hương Lan đã thích hát một số bản nhạc sáng tác trước 1975 và một số nhạc sau 1975. Nhưng mục đích chính của cô vẫn là thể loại nhạc quê hương, dân tộc.
    Năm 1978, Hương Lan sang Pháp định cư, cũng như nhiều ca sĩ khác phải làm nhiều việc để nuôi sống mình và nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật. Đâu có ca sĩ nào luôn ở trên đỉnh cao của sự hãnh tiến. Hương Lan phải làm ngay cả những việc chẳng ăn nhập gì với nghệ thuật như cuốn chả giò, bán quần áo,… chỉ với ước mơ được hát trở lại. Niềm đam mê ca hát theo cô bé Hương Lan từ lúc nhỏ, được nung nấu trong suốt cuộc đời cô. Hương Lan bắt đầu thực hiện mơ ước ở những phòng trà, mặc dù mỗi tuần chỉ hát vào ngày thứ bảy. Và từ đó, cô trở thành ca sĩ đầu tiên trên sân khấu Thúy Nga Paris.
    Hương Lan rất quý mến khán thính giả tại San Jose mặc dù họ rất chọn lọc và luôn đòi hỏi rất cao ở những nghệ sĩ trình diễn tại đâỵ Vì thế, Hương Lan luôn tập luyện để làm vừa lòng những người đang ái mộ cô.
    Hiện nay, Hương Lan vẫn thường xuyên xuất hiện trên các băng video của nhiều trung tâm và đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới. Gần đây, người ta còn thấy cô xuất hiện trên những băng video được quay và thực hiện tại Việt Nam. Có lẽ vì thế nên một số khán thính giả tại hải ngoại đã đặt ra nhiều câu hỏi trước sự kiện này. Tuy nhiên, Hương Lan vẫn thường cho biết rằng cho chỉ phụng sự cho nghệ thuật và mơ ước của cô là được trở về hát trên chính quê hương của mình.

    Trường Kỳ, NhacTre, VietMedia
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  11. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Kim Tiểu Long
    Mang tên Kép mà ước mơ làm thầy giáo, chưa kịp làm thầy giáo lại trở thành kép hát. Một gương mặt sáng giá của cải lương nhưng trái tim chưa muốn dành riêng cho ai.
    Kim Tiểu Long là con trai út trong một gia đình có bảy anh chị em. Cha anh, tuy là một nông dân ở Vĩnh Long nhưng lại là người ham mê đờn ca tài tử. Suốt thời trẻ, những khi nông nhàn, ông xách đờn đi khắp nơi, con cái sinh ra ít khi có mặt ông ở nhà. Mẹ anh lấy thế làm buồn nên đến đứa con thứ năm, không đợi ông về được, bà bực mình đặt tên con gái là Đào. Đến khi Kim Tiểu Long ra đời, bà khai sinh luôn là Kép - Trương Hoàng Kép. Rồi đến cô em gái út của Kép, bà lại đặt là Đào Em. Khi Kép đến tuổi đi học, người cha thôi không đi nữa, ban ngày ra đồng, ban đêm ông ôm đờn hát cho các con nghe. Chính tiếng đờn của cha đã làm cho cậu con trai út say mê cải lương khiến không một tuồng tích nào trong radio mà cậu không thuộc. Thế nhưng, ước mơ nghề nghiệp của Kép khi lớn lên không phải là làm kép hát mà làm thầy giáo. Đối với một cậu bé nông thôn ngày ngày phải lội ruộng hơn ba cây số mới đến trường thì thầy cô chính là hình ảnh cao đẹp nhất để vươn tới. Nhưng một bước ngoặt tình cờ đã làm thay đổi cả cuộc đời chàng trai trẻ mới lớn Trương Hoàng Kép, ấy là khi anh theo cha ra miền Trung thăm người anh ruột đang là diễn viên (Châu Tuấn) của đoàn cải lương La Ngà. Đoàn ít khi về TP, thường đi diễn ở các vùng nông thôn xa xôi nhưng có khá đông khán giả. Đêm nào cậu em cũng nép sau cánh gà xem anh mình diễn. Một bữa kia, đột nhiên Kép bị “bắt” lên sân khấu làm quân sĩ. Chỉ chạy qua chạy lại thôi, vậy mà Kép run. Lúc đầu có cảm giác hơi sợ nhưng vài lần lại thấy vui vui, đêm nào không được kêu lên sân khấu lại thấy nhơ nhớ. Đến ngày về đi học, Kép xin cha ở lại với anh trai. Được anh trai chỉ dạy, Kép bắt đầu học ca, học diễn rồi một đêm, đoàn thiếu người đóng vai chú tiểu trong vở Lan và Điệp, Châu Tuấn mạnh dạn xin cho em đóng thử. Với nghệ danh Châu Kiệt, Kép đã diễn vai đầu tiên một cách suôn sẻ. Hết đoàn La Ngà, đến đoàn Tiếng hát Vương Linh, Châu Kiệt mới có điều kiện về TPHCM, bắt đầu hội nhập vào đời sống sân khấu ở một TP lớn với nghệ danh mới: Tiểu Long. Đi hát ở quán nghệ sĩ được một thời gian, Tiểu Long làm quen được thần tượng Kim Tử Long. Thương “thằng em” hiền ngoan, Kim Tử Long khuyên nên thêm chữ Kim lên trước Tiểu Long để sự nghiệp dễ... phát sáng. Dường như lời khuyên đó linh ứng nên chỉ sau một năm đi hát ở quán, tiếng tăm của Kim Tiểu Long được lọt vào mắt của các đạo diễn làm phim cải lương. Một vóc dáng đẹp, một giọng ca hay và một phong thái rất nam tính, Kim Tiểu Long trở thành một gương mặt mới ăn khách, sô đặt hàng đắt không thua gì các tên tuổi đàn anh.

    Nhật Lam, Lao Động
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  13. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Kim Tử Long
    Nam nghệ sĩ Kim Tử Long tên thật là Hoàng Kim Long, sinh ngày 17 tháng 10 năm 1966 tại Sài Gòn. Thân phụ của anh là ông Hoàng Sinh, than mẫu là bà Châu Thanh Nguyên. Gia đình anh có 4 anh chị em, 3 nam, 1 nữ, nhưng chỉ có mình anh theo nghề Sân Khấu. Hiện nay, anh đang sống dưới một mái ấm gia đình rất đẹp, vợ anh, chị Cẩm Tú, cùng 3 người con gái: Hoàng Kim Phụng, Hoàng Gia Linh và Hoàng Gia Hân đều hết lòng ủng hộ anh trên bước đường nghệ thuật.
    Sở thích
    Màu sắc: đen, trắng
    Thể thao: Tập tạ, chơi bóng bàn
    Món ăn: Canh chua, thịt kho tàu
    Món vợ chồng cùng thích: Bún Rêu
    Ghét nhất: Giả dối
    Thương nhất: Vợ Con
    Sân khấu biểu diễn: được đầu tư nghiêm túc
    Giữa vai trò diễn viên và đạo diễn: yêu thích cả hai
    Thói quen: đi lễ chùa và ăn chay vào ngày rằm và mồng một
    Đêm giao thừa: thường đi chùa Vĩnh Nghiêm và Phổ Đà
    Mong ước: có được vai diễn lớn để thử thách mình
    Huy Chương Vàng giải Trần Hữu Trang(1992)
    Một trong những diễn viên được yêu thích nhất do bạn đọc báo SK bầu chọn
    Một trong những đôi diễn viên được yêu thích nhất (chung với nghệ sĩ Ngọc Huyền)
    Giải thưởng tài hoa trẻ (2000)
    Giải Mai Vàng (2003)
    1985: Kim Tử Long về đoàn cải lương Trần Hữu Trang 3, hát qua các vai: Y Mây (Y Ban và nàng tiên), Gia Đồng (Nàng tiên Mẫu Đơn), Phan Lương (Người đẹp bến Tiền Châu), Mỹ đen (Sống trong tình thương)
    1987: Kim Tử Long về đoàn cải lương Trần Hữu Trang 1, hát qua các vai: Tư Hùm (Trả Lại TÌnh Xưa), Keo Đinh (Nữ ca sĩ hòang gia), Lý Thân (Lý Thân và công chúa nước Tần)
    1989: Kim Tử Long về đoàn cải lương Minh Tơ hát qua các vai: Lữ Bố (Phụng Nghi Đình), Đổng Thừa (Mã Siêu báo phụ thù)
    1990: Kim Tử Long về đoàn cải lương Sài Gòn I, hát qua các vai: Trí Bình (Xin đừng nói yêu em), Nguyễn Khắc Cường (Em Ơi Đừng Khóc Nữa), Đạt Sơn (Ben suối đợi chàng)
    1991: Kim Tử Long về đoàn Huỳnh Long, hát qua các vai: Lưu Bị (Về Đất Kinh Châu), An Ly Vương (nang Như Cơ và chiếc Hổ Phù), Trân Bình Trọng (Bài Ca Ly biệt) Kim Tử Long về đoàn cải lương Sài Gòn I, hát qua các vở: Yêu em từ đó, Yêu và ghen, Quỷ kiếm sầu
    1992: Kim Tử Long về đoàn Minh Tơ hát qua các vở: Ngai vàng và tội ác (Ngũ Phụng Giao), Thanh Xà Bạch Xà, Bụi Mờ Ải Nhạn (Hắc Bạc Cốt Tố), Con gái Hoa Mộc Lan, Tứ Hỷ Lâm Môn, Chung Vô Diệm (Tề Vương), Văn Võ Kỳ Duyên (Cao Khánh Văn, Cao Khánh Võ)
    1993: Kim Tử Long về đoàn Sông Bé 2 hát qua các vở: Phàn Lê Huê phá Ngũ Long Trận (Tiết Ứng Luông), Tiêu Anh Phụng Loạn trào (Ngự Đệ), Dự Nhượng (Dự Nhượng đả long bào)
    1994: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Minh Tơ qua các vở: Huyền Thoại Cây Đa (chú Cuội), Song Kiếm Uyên Ương
    1996: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Văn Công Thành Phố qua vở: Truyền Thuyết Một Lời Nguyền (Kim Bình Nguyên Chương)
    1997: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Văn Công Thành Phố qua vở: Bến Phà Kỷ Niệm (Hầu), đoàn Sài Gòn I vở Nữ Tỉ Phú
    1999: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Đoàn Sài Gòn I qua các vở: Trạng Mèo Cưới Vợ Câm (Mèo), Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu (Cao Quân Bảo), Xử Án Phi Giao (vua Anh Tôn), Bức Ngôn Đồ Đại Việt (Nguyễn Phục)
    2000: Kim Tử Long cộng tác với nhà hát Trần Hữu Trang qua các vở: Turip và cây đền thần (Turip), Em Ơi Đừng Khóc Nữa (Nguyễn Khắc Cường), Đôi Bờ (Lâm)
    2001: Kim Tử Long cộng tác với SK thể nghiêm 5B qua vở Vợ và Tình (Lương)
    2002: Kim Tử Long dựng vở Vợ là tất cả, tham gia "Dưới Ánh Đèn Sân Khấu" vở Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu
    2003: Kim Tử Long tham gia nhóm Hội Ngộ Tài Năng với tư cách khách mời qua các vở :Tình Sử Dương Quý Phi (An Lộc Sơn), Giũ Áo Bụi Đời (Vũ Tèo)
    2004:Kim Tử Long tham gia nhóm Hội Ngộ Tài Năng dàn dựng và biểu diễn các vở Turip và Cây Đèn Thần, Song Kiếm Uyên Ương, chương trình "Kim Tử Long-Ngọc Huyền, một thời để nhớ".

    KimTuLongSK
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  15. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Tài Linh
    Nguyễn Phương xin đặc biệt giới thiệu một ngôi sao sân khấu cải lương có một hoàn cảnh khởi nghiệp đầy khó khăn và lâu dài, đó là nữ diễn viên Tài Linh. Tên tuổi của Tài Linh rực sáng trên bầu trời nghệ thuật, cổ nhạc, tân nhạc lẫn tấu hài, ngôi sao Tài Linh càng ngày càng sáng chói, khán giả ái mộ Tài Linh đến độ cuồng nhiệt.
    Có nhiều lần trong chương trình Đại Nhạc Hội, Ban Tổ Chức thấy đã quá khuya nên cắt bớt chương trình: bỏ bài ca vọng cổ của Vũ Linh và Tài Linh. Khán giả tràn lên sân khấu phản đối, chất vấn Ban tổ chức và Tài Linh phải xuất hiện ca mấy câu vọng cổ, sau đó khán giả mới chịu giải tán ra về.
    Nữ nghệ sĩ Tài Linh, tên thật là Huỳnh thị Phú Nhuận, sanh năm 1956 tại Saigon. Cha cô quê ở Bình Định, mẹ là người ở tỉnh Bến Tre. Hai ông bà là chủ tiệm may "Ngọc Châu’’ ở đường Ngô Tùng Châu, một tiệm chuyên may âu phục rất nổi tiếng ở Saigon.
    Tài Linh có cái tên khai sinh: Phú Nhuận. Phú Nhuận là kỷ niệm một làng quê xa lắc xa lơ của cha cô. Đó là thôn Phú Nhuận, tổng Tài Lương, phủ Bồng Sơn, tỉnh Qui Nhơn. Cho nên tên của chị là Tài Lương, tên em là Phú Nhuận.
    Tài Linh có 7 chị em mà 3 người theo nghề hát và cùng nổi danh : Chị là nữ nghệ sĩ Tài Lương, đoàn cải lương Saigon 3. Tài Lương đã cùng chồng là nghệ sĩ Minh Tâm đi định cư tại Pháp hồi tháng 5 năm 1981. Kế đó là nữ nghệ sĩ Tài Linh và em trai tên Huỳnh Trung Đức sanh năm 1964, nghệ danh là Chí Linh; vợ của Chí Linh là nữ nghệ sĩ Vân Hà, con gái của soạn giả Vân An.
    Tài Linh theo nghề hát cải lương là do hoàn cảnh đẩy đưa chớ không phải do Tài Linh thích cổ nhạc, xin gia đình cho đi học cổ nhạc như trường hợp của Vũ Linh, hay của Kim Tử Long, Ngọc Huyền.
    Năm 1977, cha của Tài Linh bị bịnh, mất, thời buổi nầy tiệm may âu phục ế ẩm, bà mẹ giao cho cô con gái lớn quán xuyến tiệm may, bà dẫn Tài Linh, Chí Linh và đứa con gái út về quê ở Bến Tre sinh sống. Nữ nghệ sĩ Tài Lương hát ở đoàn cải lương Saigon 3, khi có dịp là cô về Bến Tre thăm mẹ và các em.
    Cuộc sống ở dưới quê khó khăn nên Tài Lương đưa Tài Linh về Saigon, làm nhân viên bán vé hát của đoàn cải lương Saigon 3. Năm 1977, Tài Linh được 21 tuổi, cô thường ca tân nhạc trong các dịp sinh hoạt Thanh niên trong đoàn cải lương Saigon 3, cô được các nghệ sĩ trong đoàn như Thanh Điền, Thanh Kim Huệ ngợi khen.
    Các nữ nghệ sĩ Lan Chi và Thúy Lan dạy cho Tài Linh ca cổ nhạc. Tài Linh học thêm ca cổ nhạc với nhạc sĩ Duy Khanh, con của nhạc sĩ đàn tranh Vũy Chổ, trưởng ban cổ nhạc đoàn cải lương Saigon 3.
    Tài Linh may mắn được các nghệ sĩ đàn anh đàn chị như Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Thúy Lan, Lan Chi, hề Thanh Việt trong đoàn cải lương Saigon 3 chỉ dạy nghệ thuật ca diễn nên Tài Linh đã diễn xuất thành công hai vai diễn đầu tiên trên sân khấu đoàn Saigon 3 là vai Mai trong vở Mái Tóc Người Vợ Trẻ và vai ‘’Sa Rong’’ trong vở Tình Ca Biên Giới. Tài Linh nghĩ đến người cha đã mất nên cô lấy tên cha là ‘’Ngọc Châu’’ làm nghệ danh của mình.
    Tài Linh (Ngọc Châu) có nét đẹp thùy mị, như một con búp bê nhỏ nhắn dể thương, giọng ca trong vút nhưng khi diễn chung với hai ngôi sao sân khấu Thanh Kim Huệ và Tài Lương thì Tài Linh ( Ngọc Châu) không thể nào bật sáng lên được.
    Năm 1981, dịp may mắn đã đến với Ngọc Châu khi nghệ sĩ Quốc Trầm, bầu đoàn cải lương Nha Trang mời Ngọc Châu vế làm đào chánh. Ngọc Châu thay đổi nghệ danh thành tên Tài Linh. Tài Linh đã diễn ở nhiều tỉnh miền Trung với các nghệ sĩ Quốc Trầm, Phương Dung, Vương Tuấn, Lệ Huyền, Thanh Hùng, được khán giả miền Trung rất ái mộ qua các vở tuồng ‘’Công Chúa Tóc Thơm’’,’’ Cây Gậy Thần’’, ‘’Tình Ca Biên Giới’’.
    Nữ nghệ sĩ Tài Linh, tên thật là Huỳnh thị Phú Nhuận, sanh năm 1956 tại Saigon. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương.
    Từ năm 1981 đến năm 1988, trong 7 năm liên tục, Tài Linh đã là đào chánh của các đoàn hát Tiếng Ca Sông Cửu, Tây Ninh 2, Long Giang, Vũng Tàu 2, Cữu Long 1, Tài Linh đã đi lưu diễn qua các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây Hậu Giang với các tuồng Công Chúa Tóc Thơm ( tức là tuồng cũ Sĩ Vân Công Chúa được đổi tên), tuồng Tội Của Ai ( tức tuồng Máu nhuộm sân chùa) và các tuồng cổ tích dân gian như Khoai Lang Dương Ngọc, Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn, Lâm Sanh Xuân Nương….
    Đến năm 1989, Tài Linh được đoàn cải lương Minh Tơ mời về hát thế vai cho nữ nghệ sĩ Thùy Dương vì Thùy Dương theo chồng đi định cư ở Canada. Đây là một dịp may mắn đã chắp đôi cánh thiên thần cho Tài Linh bay cao và bay cao mãi trên bầu trời nghệ thuật.
    Ở đoàn Minh Tơ, Tài Linh được diễn viên kiêm đạo diễn Thanh Tòng chỉ dạy cho những vũ đạo cơ bản của sân khấu tuồng cổ, những bài ca Hồ Quảng. Tài Linh sáng dạ, tiếp thu mau, có duyên sân khấu, có sắc đẹp đằm thắm dịu dàng lại được mặc y phục cổ trang rực rở, Tài Linh xuất hiện trong các vai Nữ Hoàng, Công Chúa, Tài Linh xinh đẹp một cách lạ lùng, sang trọng, giọng ca sâu lắng mượt mà khiến cho khán giả si mê thần tượng Tài Linh thinh sắc lưởng toàn.
    Tài Linh hát trên sân khấu Minh Tơ, thành công trong nhiều vai như Hàn Tố Mai trong tuồng Trảm Trịnh Ân, vai Điêu Thuyền trong tuồng Phụng Nghi Đình, vai Chúc Anh Đài trong tuồng Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, vai Võ Tắc Thiên và vai Thái Bình Công Chúa trong tuồng Thái Bình Công Chúa, đặc biệt Tài Linh sáng chói nhất là vai Lý Thần Phi trong tuồng Bích Vân Cung Kỳ Án và được khán giả ưa thích qua kỹ thuật ca diễn và hình ảnh tuyệt đẹp của Tài Linh trong vai Bàng Quí Phi tuồng cải lương Hồ Quảng Bàng Quí Phi.
    Vở Bích Vân Cung Kỳ Án được diễn hai năm liên tục ở Saigon và các tỉnh, đêm nào cũng đông nghẹt khán giả. Báo chí không ngớt khen ngợi Tài Linh, khán giả săn đón, xin ảnh thần tượng Tài Linh, xin chữ ký và gần như lúc nào Tài Linh xuất hiện trên đường phố cũng bị rất đông khán giả vây quanh, chào hỏi, chụp ảnh.
    Về cổ nhạc, tân nhạc và tấu hài, trên lãnh vực nghệ thuật nào Tài Linh cũng thành đạt khó có người hơn cô.
    Về đời sống gia đình, chồng của Tài Linh là nhạc sĩ Viết Cường, Viết Cường và Tài Linh là đôi bạn học thân thiết và yêu nhau từ khi còn cùng chung mái trường, cả hai chung sống hạnh phúc đến nay hơn hai mươi năm, có được hai con trai nay đã học thành tài.
    Tài Linh phấn đấu không ngừng về nghề nghiệp, tánh tình hiền lành, dịu dàng, nếp sống bình dị nên thành công trong sự nghiệp sân khấu và đạt được hạnh phúc gia đình bền vững.
    Hiện nay Tài Linh và gia đình định cư ở nước Hoa Kỳ, gần đây cô tham gia những chương trình hát cải lương ở quận Cam, ở San José và rất được khán giả đồng hương ở hải ngoại tán thưởng.

    Nguyễn Phương, RFA
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  17. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Thanh Nga
    Thanh Nga (1942-1978) là nghệ sĩ cải lương được coi là nổi tiếng nhất, tài sắc vẹn toàn nhất. Cô được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu".
    Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga
    Sinh ngày: 31 tháng 7 năm 1942
    Nơi sinh: Tây Ninh
    Nguyên quán: Tây Ninh
    Cha: Nguyễn Văn Lợi
    Mẹ: Nguyễn Thị Thơ (bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời)
    Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Diệu Minh)
    Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau với ông Phạm Duy Lân (luật sư). Cô có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).
    Gia đình cô còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
    Năm Nghĩa (cha dượng)
    Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
    Hữu Châu (con của nghệ sĩ Hữu Thìn, anh ruột của Thanh Nga)

    Cô bị ám sát cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại Sài Gòn, được an táng tại nghĩa trang chùa.

    Wikipedia
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

  19. Minh_Răng
    Avatar của Minh_Răng
    Tiểu Sử Minh Vương
    Trông dáng vẻ Minh Vương rất công tử, nhưng kỳ thực ở ngoài đời thì không phải thế. Có lẽ, trên sân khấu, những vai diễn con nhà giàu, hoàng tử, vua,... của Minh Vương đã đi vào lòng khán giả.
    Cũng giống như Lệ Thủy, Minh Vương cũng từng đi làm em nuôi của những đào kép chánh, phải khuân vác, xách đồ, trải ghế bố, lấy cơm... Khi đoàn di chuyển thì anh phải ngồi ở băng ghế cuối cùng. Tủi cực lắm nhưng đã theo nghề thì phải chấp nhận. Minh Vương cũng bắt đầu đi hát năm 14 tuổi (1963) và sau khi đoạt giải "Khôi nguyên vọng cổ" thì được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời ký giao kèo hợp đồng với số tiền là 10.000 đồng. Ðây là số tiền lớn nhất từ trước tới nay của gia đình anh nên cầm số tiền trong tay mẹ anh phải tính đủ thứ. Riêng Minh Vương, được mẹ sắm cho mấy bộ đồ để chơi ba ngày Tết.
    Ði hát chưa được 1 năm thì Minh Vương bị bệnh ban cua, ốm tong ốm teo, đầu tóc rụng hết, đành phải về nhà chữa bệnh. Nhiều người nhìn anh thương hại và cho rằng, anh sẽ không bao giờ lên hát kép chánh được. Và Minh Vương cũng tưởng như mình phải bỏ nghề mà mình yêu thích thì buồn lắm. Khi ấy, anh đã khóc thật nhiều, bao ước mơ như thế là sụp đổ... Nhưng Minh Vương đã có người mẹ đến an ủi động viên và đúng 1 năm sau, Minh Vương khoẻ hẳn và quay trở lại đoàn hát.
    Ðược bầu Long động viên, Minh Vương cố gắng rất nhiều, nhận tất cả các vai với tâm niệm: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Giấc mơ ấy trở thành hiện thực vào năm 1967 khi Minh Vương được hát kép chánh bên cạnh Kiều Tiên và người ta kéo nhau đi xem đến chật cả rạp để thưởng thức giọng ca của anh chàng 18 tuổi. Nhưng nỗi vui sướng ấy cũng không được lâu vì tình hình chiến sự...
    Năm 1971, tên tuổi của Minh Vương thực sự bắt đầu nổi lên, được nhiều hãng băng chú ý, mời thu tới tấp. Cũng năm ấy, Minh Vương được mời đóng phim "Sám hối". Ông chủ hãng phim và cũng là đạo diễn của phim thực sự bất ngờ khi thấy Minh Vương ngủ chung với mấy anh em hậu đài. Cho đến giờ, Minh Vương vẫn giữ chất "bụi" ấy với anh em. Anh coi họ như những người thân trong gia đình của mình vậy.
    Minh Vương cũng đã từng đi sang Tây Âu biểu diễn cùng với một số nghệ sỹ tài danh khác. năm 1985, anh được khán giả và độc giả báo Tuổi Trẻ bình chọn là diễn viên sân khấu được yêu thích nhất sau 10 năm giải phóng. Giải thưởng này đã khích lệ Minh Vương rất nhiều và luôn nhắc nhở anh, phấn đấu cho nghệ thuật sân khấu cải lương ngày càng phát triển.

    Source: VNN
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to Minh_Răng For This Useful Post:

    HVCT (21-11-2012)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL