Trang 5/12 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ... CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    WEBSITE CAILUONGSO.COM


    THÔNG BÁO CUỘC THI

    CẢM NHẬN TÁC PHẨM YÊU THÍCH


    Với định hướng cùng nhau sưu tầm và chia sẻ để có một nguồn tư liệu audio cải lương, vọng cổ dồi dào, vừa phục vụ nhu cầu thưởng thức vừa góp phần bảo tồn những giá trị tốt đẹp của loại hình nghệ thuật dân tộc, dù mới thành lập chưa đầy 01 năm nhưng Cải lương Số đã trờ thành trang web nghe cải lương trực tuyến tiện ích dành cho tất cả bạn bè mộ điệu gần xa, với những giờ cao điểm có gần 400-500 lượt khách cùng online thưởng thức.

    Hơn 3.300 tác phẩm không phải quá nhiều so với sự đồ sộ của kho tàng cải lương quý giá nhưng là một số lượng đáng kể của một trang web non trẻ.

    Nguồn tư liệu này có những tác phẩm của thời kỳ tiền phong của cải lương, có những tác phẩm của thời kỳ vàng kim, cũng có những tác phẩm rất mới. Cải lương Số luôn mong và phần nào trở thành nhịp cầu nối để các tác phẩm đó được chia sẻ và phổ biến rộng hơn. Mỗi tác phẩm đều có giá trị riêng, có cái hay riêng của nó.

    Bạn rất yêu thích một tác phẩm nào đó?

    Bạn đã thưởng thức vài lần hoặc thậm chí rất nhiều lần?

    Bạn đã rơi nước mắt vì xúc động cho số phận một nhân vật,
    hay ghét cay ghét đắng một vai tuồng?


    Bạn bị một giọng ca trong một vở tuồng nào đó
    thôi miên, ám ảnh bởi một câu thoại, một tích tắc diễn xuất?

    ……………


    Vậy tại sao bạn không viết nên những cảm nhận của riêng mình để tác phẩm đó được nghe nhiều hơn, thậm chí tạo tranh luận để từ đó hiểu cặn kẽ hơn?

    Cải lương Số luôn mong từ sự đóng góp của tất cả thành viên, khi mà kho tàng cổ nhạc audio ngày càng nhiều lên thì những thông tin về cải lương nói chung về các tác phẩm được đóng góp trên trang nhà nói riêng cũng sẽ phong phú tương ứng, để các tác phẩm đó sẽ luôn tươi mới, sống động với những trao đổi, chia sẻ, cảm nhận của mọi người chứ không hẳn như một quyển sách quý bỏ vào ngăn tủ đóng lại trong thư viện để ngày tháng rêu phong.

    Để làm được đều đó, rất cần sự đóng góp của tất cả bạn bè yêu cổ nhạc gần xa, những người luôn yêu thích và trân trọng những tác phẩm có giá trị của nền sân khấu nước nhà. Nhân dịp chào mừng Cải lương Số bước vào tuổi lên 2, Ban quản trị thân mời tất cả cùng tham gia phong trào này và khởi động cho xôm tụ là Cuộc thi Thử tài cảm nhận tác phẩm mình yêu thích.

    Nếu bạn chưa đăng ký thành viên, hãy chọn cho mình một nickname để viết chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

    1. Đối tượng tham dự:
    – Dành cho tất cả các thành viên website CailuongSo.com.

    2. Thể lệ:
    – Bài cảm nhận phải do chính người tham gia viết về các tác phẩm hiện có tại trang Music Online của trang nhà. Người viết có thể nghiên cứu, sưu tầm thông tin từ các nguồn khác. Tác giả chịu trách nhiệm về tác quyền bài viết của mình.
    – Số lượng bài dự thi cho từng thành viên không hạn chế, mỗi bài ít nhất 300 chữ.
    – Tác phẩm dự thi được đánh máy bằng tiếng Việt có dấu gửi về địa chỉ email: cailuongso@gmail.com. Phần thông tin ghi tên tác phẩm cảm nhận, có thể đặt tựa riêng cho bài viết, nickname thành viên, tên thật thành viên, số điện thoại liên hệ.
    – Tất cả tác phẩm dự thi trước mắt sẽ được đăng tại topic Bài dự thi cảm nhận tác phẩm để tiện cho việc chấm giải, bình chọn. Sau này, sẽ tách thành những bài riêng để vào mục Giới thiệu Audio – Video tương ứng.
    – Trường hợp 1 tác giả đoạt nhiều giải, Ban Tổ chức chỉ chọn trao 2 giải cao nhất.

    3. Thời gian:
    – Từ 22/06/2011 thông báo.
    – Từ 22/06/2011 đến 15/07/2011, các thành viên gửi bài tham dự.
    – Từ 15/07/2011 đến 18/07/2011, BGK chọn 10 bài vào chung khảo để tiến hành bình chọn
    – Từ 19/07/2011 đến 29/07/2011, tiến hành bình chọn online
    – Ngày 31/07/2011, BTC công bố và trao giải.

    4. Cơ cấu giải thưởng:
    - 1 giải I, trị giá 300.000 đ
    - 1 giải II, trị giá 200.000 đ
    - 1 giải III, trị giá 100.000 đ
    - 5 giải khuyến khích, mỗi giải một phần quà
    - 01 giải I bình chọn trị giá 200.000 đ
    - 01 giải bài cảm nhận nhận nhiều quan tâm và chia sẻ của mọi người nhất, trị giá 200.000 đ

    5. Ban giám khảo:
    - Tác giả Võ Tử Uyên
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 12 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. vietngu
    Avatar của vietngu
    Hok ấy lấy file gốc post lại. Có gởi file gốc cho MEM rồi đó...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. MEM
    Avatar của MEM
    Ừa, để tối Mem xem sửa lại nhe.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. Koala
    Avatar của Koala
    Koala viết bài cảm nhận này cho những người chưa từng nghe trọn vở "Áo cưới trước cổng chùa" đó nghen

    Cảm nhận về vở cải lương "Áo cưới trước cổng chùa"



    Tôi cũng không nhớ mình đã nghe tuồng “Áo cưới trước cổng chùa” lần đầu tiên vào lúc nào, có thể từ những ngày cả nhà quây quần bên chiếc ti vi đen trắng có hai cái cửa gỗ trông ngộ ngộ của bà nội, hay từ khi mẹ ẵm ngửa chạy sang nhà bà Tám ở bên kia đường Chánh Hưng coi ké ti vi, chỉ biết là mỗi khi nghe lại vở tuồng có tuổi đời già hơn tôi trên hai mươi năm này, tôi đều cảm thấy trong lòng dâng lên nhiều xúc cảm khó tả.

    “Áo cưới trước cổng chùa”, bản thân tiêu đề đã dậy lên một nỗi buồn day dứt, vấn vương, cũng giống như sợi dây tình tục không thể cắt đứt trước cửa thiền. Tuyệt tác sân khấu này đã được sọan giả, nhà thơ Kiên Giang – Hà Huy Hà viết theo một câu chuyện có thật về cuộc đời của bà Dì Tự (người vợ thứ tên Tự), thứ phi của tổng trấn đất Hà Tiên, Mạc Thiên Tích, hay còn gọi là Mạc Lịnh Công, nhưng được tô vẽ thêm nhiều họa tiết đắt giá, làm cho bức tranh tòan cảnh trở nên sống động, lung linh.

    Trong bức tranh tuyệt mỹ đó, ta bắt gặp tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Xuân mẫu đui mù và cô con gái Xuân Tự hiếu thảo, tình yêu đôi lứa từ thuở thanh mai trúc mã của Xuân Tự và Tô Châu, cùng chia uống tô nước mưa để giao thề đính ước, cùng “mỗi đêm mỗi thắp đèn trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con”. Ở đó, ta còn bắt gặp tình bạn bè, xóng giềng thân thuộc, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh nghèo khó mà luôn chan hòa hạnh phúc. Ở đó, còn có đứa trẻ mồ côi Phương Thành được cả làng nuôi dưỡng, thân thiết với Xuân Tự như hai chị em ruột thịt, giống nhau từ vóc dáng đến tánh tình, cùng ưa màu nước biển xanh của quê hương xóm chài, cùng ước có hai người chồng giống nhau, cùng mong mỏi khóac lên người chiếc áo cưới màu xanh, màu nước biển quê hương.

    Với vốn sống phong phú của mình, sọan giả đã lồng ghép vào bức tranh sinh động ấy những chất liệu văn hóa đặc trưng của xứ biển Hà Tiên, dẫn dắt người thưởng ngọan qua từng phân cảnh mà mỗi đọan đều lưu lại một dấu ấn khó phai.

    Hai cảnh đầu là hình ảnh vui tươi, sống động của người dân xóm chài, với những hình ảnh rất dễ thương thường gặp, từ việc phơi lưới, trả xuồng bị trôi, hát hội đình chùa, đến những tập tục tâm linh như uống nước mưa giao thề, thắp đèn trời cầu nguyện, lên chùa xin bùa cầu duyên. Ẩn hiện trong đó là những điềm báo trước cho một số phận nghiệt ngã như việc hai chị em cùng cầu có người chồng giống như nhau, hay chi tiết trái đước rơi làm vỡ tung gương nước.

    Điểm dừng lại lúc Mạc Thiên Tứ yêu cầu hai cô gái đứng yên cho ông họa bức tranh là một dấu chấm hết cho quãng thời gian tươi đẹp ngắn ngủi của cô gái xóm chài, tổng trấn đâu biết rằng nét họa của ông là một vệt đen bao trùm lên bức tranh hòan hảo trước mắt mình, đưa nó từ gam màu tươi sáng chuyển sang tối dần đi và đi đến hòan tòan mù mịt, như cuộc đời người con gái “bị bắt lên chiếc võng hoa, bỏ dở phiên chợ chiều, bỏ lại người chồng hứa hôn đau khổ” để bước vào cổng dinh đường, nơi có “nam tham sắc, nữ tham tàn”, có mưu mô quỷ kế đưa nàng từ một cô gái hiền ngoan đẹp nhất xóm Đông Hồ thành một phế nhân bại liệt với căn bệnh tuyệt tự, bị nhốt vào chiếc lu đựng nước mưa để chờ chết.

    Phân cảnh lúc Mạc Thiên Tứ tìm ra Xuân Tự nhờ dòng chữ “Nhất Phiến Băng Tâm tại Ngọc Hồ” là một đọan rất hay, với những màn đối đáp qua lại giữa một người tưởng như nửa mê nửa tỉnh sau khi bị hại cho tàn phế từ thể xác đến tinh thần, và một người tưởng như đang giữ vai trò giải thóat và bảo vệ người mình yêu, giữa sự vùng lên của những giá trị đạo lý thanh cao đang bị vùi dập và những toan tính tầm thường của con người. Cuối cùng, may thay, đạo nghĩa cao đẹp đã chiến thắng, để tâm trọn hiếu, cho lòng trọn trinh, cô gái Đông Hồ với tâm hồn thanh khiết đã được đưa về cửa phật, mong tìm sự giải thóat cho những tháng ngày còn lại của cuộc đời.

    Phân cảnh mà tôi thích nhất, chính là cảnh chùa Phù Dung, nơi Tô Châu tìm đến gặp người vợ hứa hôn với hy vọng thuyết phục nàng hòan tục để cùng anh nối lại mối tình, một mối tình trinh nguyên, mà không, tôi có cảm giác đó là một mối tình thiêng liêng, được minh chứng bởi non nước Hà Tiên, một mối tình mà không gì có thể làm cho phai nhạt. Nơi đây, Tô Châu đã gặp lại người đã mang khổ lụy đến cho cả gia đình anh, mà khi gặp anh vẫn phải kính cẩn cúi chào. Một nỗi đau phải dằn nén của người con trai xóm biển, đã phải mang trong bụng, dấu trong lòng, không dám cho người mẹ đui mù bệnh tật của vợ mình biết, nay phải kiềm cho nó không phát tiết khi đối diện kẻ gây nên oan nghiệt, từng câu, từng chữ, như nghiến chặt vào lòng người nghe. Một lần nữa, người dân đen đã dạy cho ngài tổng trấn một bài học về đạo làm người, để ngài biết đâu là con đường giải thóat.

    Từ đầu câu chuyện đến trước lúc này, tổng trấn vẫn chỉ lấy cái nhìn kẻ cả của người trên để xử thế, ông thích ai thì ông “trân trọng” đưa về, ông nâng niu, chiều chuộng mà không quan tâm đến người đối diện, ngay cả khi biết được người ta đã có chồng hứa hôn, biết được ở quê nhà vẫn còn người mẹ già mù lòa, nhưng tất cả những gì ông làm cũng chỉ là xây chậu để trồng lại đóa hoa, mặc dù biết chỉ để đi nhặt hoa tàn, tổng trấn không mảy may quan tâm đến tâm sự của hoa, đến những người thân có liên quan, cũng là những nạn nhân gián tiếp trong tai họa mà ông đã gây ra. Đối với tôi, Mạc tổng trấn là một người hòan tòan thất bại.

    Hình ảnh cô sư nữ tình trần chưa dứt, nhẩm đến ngày rằm, ngày đám cưới, lần gậy mang áo cưới ra phơi trước cội Phù Dung, là một hình ảnh khăc họa rất đậm nét trong tâm trí của tôi. Nối tiếp bằng hình ảnh người chồng hứa hôn bỏ về trong tiếng chuông chùa, cùng những lời ca da diết, của kẻ phải làm đám cưới với người mình chưa bén duyên, như là một cách giữ cho người mẹ của người mình yêu được kéo dài cuộc sống, tác giả đã khéo léo an bày một kết cuộc đầy chất nhân văn đặc trưng của người Việt Nam.

    Đọan cuối của vở tuồng, có lẽ tôi không cần phải dẫn giải nhiều, vì nó đã trở nên quá nổi tiếng. Sự đòan tụ gia đình, một đám cưới trước giả sau thật, tình người bao bọc lẫn nhau, che dấu để rồi vỡ òa trong niềm đau, nhưng cũng là nỗi thấu hiểu không cần thêm bất cứ một lời giải thích nào. Nên chăng là nói về sự diễn đạt quá tuyệt vời của tòan bộ diễn viên, từ một Phương Thành mộc mạc, chất phác của Tô Kim Hồng, từ một bác Hải Lâm của Diệp Lang hài hước mà đầy tình cảm, đến một Xuân mẫu không ai thay thế được của Thanh Nguyệt bên Xuân Tự Lệ Thủy và Tô Châu Lương Tuấn. Tôi không thể nào quyên được giây phút Thanh Nguyệt thốt lên “Nó đây nè, con nhỏ này nè…” và câu Xế Xảng “Nhất Phiến băng Tâm”, mẹ tôi thì lúc nào mắt cũng đỏ hoe, còn tôi thì cứ nghe cay cay ở sống mũi.

    Tôi không có dịp may được xem nghệ sĩ Thanh Nga hóa thân thành nàng Xuân Tự, mà theo nhận xét của một số nhà phê bình, là một sự hóa thân tuyệt vời, tôi chỉ được xem và nghe Lệ Thủy sống cùng nàng Xuân Tự, mà theo tôi, là một thành công khó ai có thể sánh được. Giọng hát Lệ Thủy luôn có sức hút đặc biệt với tôi, và ở vai Xuân Tự, cô xử lý luyến láy theo một cách rất đặc trưng, tôi hầu như không quên bất kỳ câu hát nào của cô, từ lúc tung tẩy ở làng chài bên Tô Châu, đến lúc cô kết câu vọng cổ “để mẹ tin con đã vu quy, cho dù Xuân Tự quy y lâu rồi”.

    Thật khó để dừng lời cảm nhận về một vở tuồng tâm đắc, một khi nó đã in sâu trong trái tim mình. Tôi chỉ xin một lần nữa nghiêng mình trước một tuyệt tác, từ một câu chuyện cảm động, đến ngòi bút điêu luyện của sọan giả và sự kết hợp xuất thần của dàn diễn viên, để giờ đây, trong lúc viết bài cảm nhận này, tôi vẫn tranh thủ tận hưởng từng giây từng phút…
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 10 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


  7. MEM
    Avatar của MEM
    Thanks em già! Bài viết làm muốn nghe lại trọn tuồng Áo cưới trước cổng chùa quá!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  9. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Tuồng này cảm động nhất là đoạn cuối ! Nghe hoài mà tới đoạn đó là ko cầm được nước mắt !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:


  11. MEM
    Avatar của MEM
    Đến nay số lượng bài đã tham gia cảm nhận vẫn còn khá ít, do đó sẽ không tiến hành bình chọn mà chỉ chấm thôi. Về thời hạn, BTC gia hạn tới 12h trưa mai 24/7 để gút lại bài vở gửi giám khảo nhe.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  13. Koala
    Avatar của Koala
    Hí hí, ít bài vậy ai cũng có giải sao ta?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Đã treo giải thì phải có giải chứ em ! Chỉ cần 02 người thi là đả có giải nhất và giải chót rồi !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following User Says Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:


  16. ace191084
    Avatar của ace191084
    Nguyên văn bởi Koala
    Koala viết bài cảm nhận này cho những người chưa từng nghe trọn vở "Áo cưới trước cổng chùa" đó nghen

    Cảm nhận về vở cải lương "Áo cưới trước cổng chùa"


    Trong tuồng này, em nhớ nhất là 2 cảnh. Cảnh Tô Châu vào chùa, bị Xuân Tự đuổi về và cuộc đối đáp giữa Tô Châu và Mạc Thiên Tích. Cảnh này em thấy xót xa với nỗi xót xa của Tô Châu. Chàng cố gắng níu kéo lại người con gái mà mình yêu thương nhưng mọi thứ là vô vọng. Khi cổng chùa khép lại, chàng đành lặng lẽ nuốt lệ quay về. Rồi gặp tổng trấn Mạc Thiên Tích, chàng đưa ra câu hỏi đầy oán hờn trách móc : "Dân có tội thì quan xử. Quan có tội thì vua xử. Còn tổng trấn là vua xứ Hà Tiên này có tội thì ai xử?" Dù MTT có ăn năn hối lỗi bao nhiêu lần cũng không thể trả lại cho chàng một Xuân Tự ngây thơ toàn vẹn của ngày xưa. Nỗi đau của chàng là nỗi đau bị cướp mất đi một người mà mình yêu quý nhất. NS Lương Tuấn đã để lại ấn tượng cho em cũng từ vai diễn này.

    Hồi nhỏ chơi đóng tuồng, em vào vai Tô Châu, lúc đó em nào thấu hiểu nỗi đau của Tô Châu. Trải bao nhiêu năm tháng, giờ em càng thấm thía hơn nỗi xót xa của chàng khi đánh mất đi một người mà mình yêu quý nhất.

    Cảnh thứ hai là cảnh cuối, khi Xuân Tư quay trở về dự đám cưới của Phương Thành và Tô Châu. Cảnh này đã lấy biết bao nhiêu nước mắt của người xem. Ngay như lúc này, em đang ngồi đây viết, chỉ là hồi tưởng thôi mà nước mắt cứ chực trào tuôn. Khi Xuân Tự hồi tưởng lại những kỷ niệm ngày xưa, bằng chất giọng và diễn xuất mang nét ngây thơ, quê mùa của mình, NS Lệ Thủy càng làm cho sự hồi tưởng của Xuân Tự thêm phần xót xa đau đớn. Rồi khi gặp lại mẹ, dường như có một cái gì đó nghẹn ở cổ họng khiến cho nàng không thể thốt ra lời. Đoạn này NS Thanh Nguyệt diễn cũng rất hay như anh Koala đã nói. Thật sự mỗi khi nghĩ đến đoạn này, chỉ cần nghĩ đến thôi chứ chưa nói gì là xem và hát nhẩm theo, thì đã nghe nghèn nghẹn rồi. Đây thật là một vở tuồng hay!

    Cảm ơn bài viết của anh Koala! Chúc anh đoạt giải!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. The Following 5 Users Say Thank You to ace191084 For This Useful Post:


  18. Koala
    Avatar của Koala
    Đúng rồi đó Hiền, vở hay vậy mà có người chưa bao giờ xem hết từ đầu đến đuôi, bức xúc quá nên a mới viết bài đó chứ

    Thích nhất là cách vô bài Vọng Kim Lang của Lương Tuấn, "Tiếng chuông ngân", nghe là thấy nhức nhối rồi, và cả câu "ai chung uống câu đoan thề mà nước non Hà Tiên vẫn còn ghi", cái hình ảnh uống nước mưa giao thề sao mà nghe nó thân thương biết là bao. Nước là khởi nguồn của sự sống, nước từ trên trời cũng như sự sống từ nguồn cội của quê hương, nước mưa xứ biển lại càng quý giá, dùng nước mưa để giao thề, có thể nói là cách hay nhất để gắn kết hai tâm hồn với nhau, và cả với quê hương.

    Giải này không có nhiều người tham dự, anh em nào tham dự thì có giải là chắc rồi Hiền ơi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  19. The Following User Says Thank You to Koala For This Useful Post:


Trang 5/12 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL