Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
  1. romeo
    Avatar của romeo
    NSƯT Thoại Miêu: Những trang đời

    Kỳ 1: Mê và đi theo nghề hát



    NSƯT Thọai Miêu là một trong những đào thương cá biệt, chị khác với nhiều đào thương khác, trong khi NS khác nổi danh thành công nhờ vai diễn chánh, còn NS Thọai Miêu thì thành công vang dội nhờ những vai diễn đào nhì. Giờ đây chị đã nghỉ hưu, nhưng nhà hát THT mời chị cố vấn cho đoàn 1. Lẽ ra, chị đã rời sân khấu, bắt đầu công việc quản lý, nhưng có lúc đứng bên cánh gà sân khấu chỉ huy đêm diển chị bổng muốn trở lại sân khấu. Nhắc lại những kỷ niệm xa xưa thời lưu diễn càng thấy “lửa” nghề của chị dường như chưa từng nguội lạnh.


    Nghệ sĩ Thoại Miêu lúc mới vào nghề

    TUỔI THƠ MÊ HÁT XƯỚNG

    Gốc gác của NS Thọai Miêu là ở Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng sinh ra (1953) và lớn lên ở SG. Thuở ấy phụ mẫu của chị rời quê quán trước năm 1950 vào SG lập nghiệp. Không ai là họ hàng ở SG lúc bấy giờ, nhưng cha mẹ chị sống có tình có nghĩa, nên bà con lối xóm thương mến. Ông bà được một phụ nữ nhận làm má nuôi, tức Thoại Miêu, gọi bà ấy là bà nội nuôi.

    Tên thật của NS Thoại Miêu là Nguyễn Thị Ngọc Hoa, mọi người thường gọi là Ngọc Hoa. Trong gia đình chị, có đến 12 anh chị em, 5 nam, 7 nữ, chị (thứ năm) và em gái là NSƯT Thoại Mỹ (thứ 12) là theo Cải lương. Từ nhỏ chị rất mê Cải lương; nhưng lúc đó gia đình chị còn cơ cực, làm sao được đi xem sân khấu. Khi đó gia đình của bà nội nuôi khá giả, bà lại mê Cải lương, nên Ngọc Hoa xin cha mẹ qua sống với bà nội nuôi; chị vừa đi học và phụ công việc nhà cho bà nội, cốt yếu là để cuối tuần vào tối thứ bảy được nội dẫn đến rạp xem Cải lương. Mấy lần, Ngọc Hoa được xem những xuất hát ở gánh Dạ Lý Hương, Thanh Minh – Thanh Nga, nên chị rất thần tượng hai nghệ sĩ: Thanh Nga và Mỹ Châu. Về nhà, Ngọc Hoa thường hát nghêu ngao trong những lúc rảnh rỗi, thậm chí lúc làm công việc nội trợ trong nhà. Sẵn bà nội nuôi mê Cải lương nên khi nghe Ngọc Hoa hát, bà đã tinh tế nhận ra giọng ca của Ngọc Hoa có triển vọng. Rồi chị được bà nội dẫn đến gởi thầy đờn Mười Phú để học ca Tài tử - Cải lương gần ba năm. Trong thời gian này, Ngọc Hoa được thực tập bằng cách theo thầy đi hát quán nghệ sĩ hoặc ở các cuộc chơi đờn ca Tài tử, nên hơi giọng, nhịp nhàng bài bản nhờ đó mà vững vàng.

    Về con đường học vấn, bà nội cho Ngọc Hoa học tới tú tài một; vì chị mê học ca hơn là học chữ nên bà nội cho Ngọc Hoa tiếp tục thi vào Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ (QGAN&KN) Sài Gòn để học khoa diễn viên Cải lương. Năm đó Ngọc Hoa trúng tuyển với thứ hạng đặc cách (1969).


    GẶP QUAN NIỆM XƯỚNG CA VÔ LOẠI

    Khi Ngọc Hoa vào chính thức học ở Trường QGAN&KN Sài Gòn, chị học cùng khóa với Đỗ Quyên và Tài Lương (chị của NS Tài Linh và Chí Linh) và khóa này chỉ có ba học viên. Cả bộ ba đều may mắn được các bậc thầy Cải lương tài danh truyền dạy; đó là cố NSND Nguyễn Thành Châu, cố NSND Phùng Há, NS Duy Lân, NS Kim Cúc, NS Bích Thuận, NS Mai Thành (phụ giáo, nay là diễn viên điện ảnh)... nên cả ba sau này đều thành danh.

    Sau ba năm rèn luyện ở trường chính qui – chuyên nghiệp, khi tốt nghiệp ra trường Ngọc Hoa đã vững vàng ca diễn (cuối 1971). Trong thời gian học ở trường, Ngọc Hoa còn được Ban ca kịch của NS Chín Sớm và Ban ca kịch của NS Duy Chức mời cộng tác ca trên Đài phát thanh Sài gòn. Chị còn nhớ dạo ấy, chị cùng Ngọc Đan Thanh (đang sống nước ngoài) và NS Tú Trinh, Mai Thành đã nổi ảnh nổi đám trên Đài phát thanh Sài Gòn với vở Cải lương truyền thanh “Trần Minh khố chuối” của soạn giả Duy Lân; Ngọc Hoa đóng chánh vai Quỳnh Nga, Mai Thành vai Trần Minh, Tú Trinh vai công chúa Bích Vân, Ngọc Đan Thanh vai lão mẫu Trần... Bên cạnh đó, thầy Năm Châu lập ra nhóm “Nữ Ban” cho học viên của trường thực tập nghề; Ngọc Hoa cũng nổi ảnh nổi đám với bộ ba trong vở “Trường hận”: Ngọc Hoa vai Dương Qúy Phi, Đỗ Quyên – An Lộc Sơn và Tài Lương - Đường Minh Hoàng. Vở diễn này, còn được thầy đưa đi biểu diễn giới thiệu nhiều nơi khác ngoài học đường. Vở “Trường hận” còn được chuẩn bị đi biểu diễn ở nước ngoài (1972), nhưng do thủ tục trục trặc nên không được. Qua đó, nhiều ông bầu gánh hát biết đến tên tuổi của bộ ba này, dù là học viên mới ra trường. Khi bộ ba chính thức ra trường, Đỗ Quyên và Tài Lương được bầu gánh nhận ngay đi hát; còn Ngọc Hoa cũng có bầu gánh mời nhưng chị không được đi hát...

    Bởi lẽ, bà nội nuôi của Ngọc Hoa tuy có tâm hồn Cải lương, nhưng lại có quan niệm khắc khe với Cải lương. Với định kiến của bà cho Cải lương là “Xướng ca vô loài”. Tuy nhiên, bà vẫn mê Cải lương và nhìn nhận nghệ thuật cải lương là tuyệt vời; nhưng quan niệm cũ vẫn tồn tại nên bà không cho Ngọc Hoa theo Cải lương. Lúc đó, Ngọc Hoa buồn bã, thường khóc thâm một mình vì mộng ước không thành; thêm vào đó là sự buồn chán vì suốt ngày quanh quẩn với những công việc lặt vặt trong nhà. Thật ra, ngoài nghề hát thì chị chẳng có công việc gì khác để làm có tiền. Dù vậy, Ngọc Hoa phải chấp nhận không dám than phiền lời nào cả, vì chị nghĩơn cưu mang của bà nội đối với gia cảnh chị khó mà đo đếm được, nên một chữ chị cũng không dám làm phật ý nội.


    THẮNG QUAN NIỆM CŨ – CÓ NGHỆ DANH MỚI

    Những ngày đầu giải phóng năm 1975, Sài Gòn từng bước ổn định trật tự xã lại hội, các đơn vị nghệ thuật được củng cố và sắp xếp lại đi vào hoạt động; những nghệ sĩ hoạt động tự do trước đây được đăng ký lại với ngành VHTT, để sau đó bố trí biên chế đơn vị theo khả năng chuyên môn của từng nghệ sĩ.

    Nhận được thông tin này từ bạn bè, Ngọc Hoa liền đăng ký xin đi hát, rồi chị về nhà nói “láu” với bà nội là “nếu biết nghề mà không đi hát để phục vụ nhân dân thì sẽ bị Cách mạng phê bình, khiển trách...”. Nhiều bà lão thời đó đâu rành “mô, tê” gì, nói Cách mạng phê bình, khiển trách thì sợ... Nên khi hay tin Ngọc Hoa đã đăng ký, bà không do dự gì nữa mà còn lại hối thúc Ngọc Hoa, “Thôi, lo sửa soạn đồ đạc xin đi hát đi con” (!). Lúc đó, Ngọc Hoa trong lòng mừng như mở hội, vừa vui vừa tức cười: một là thực hiện được ước mơ, hai là đã “chiến thắng” được bà nội.

    Sau đó, Ngọc Hoa được cấp trên quyết định đưa chị về làm diễn viên dự bị đoàn Cải lương Sài Gòn ll. Lúc đó lực lượng diễn viên Sài Gòn ll rất hùng hậu, là những Lệ Thủy, Thanh Tuấn, Diệp Lang, Giang Châu; kế đó có Ngọc Bích, Mỹ Châu, Tuấn Thanh... Ngọc Hoa và Đỗ Quyên cùng về Sài Gòn ll một lúc, suốt 4 tháng trời mà hai người vẫn chưa có vai, hàng đêm chỉ ngôi bên cánh gà xem đồng nghiệp đàn anh đàn chị diễn. Trong 4 vở được dựng trong thời gian này là Lỡ bước sang ngang, ánh lửa rùng khuya, Khách sạn hào hoa, Tìm lại cuộc đời, Ngọc Hoa và Đỗ Quyên vẫn chưa chen chân vào được một vai nào, dù là vai nhỏ.

    Cuối năm 1975, Đoàn Văn công Giải phóng (TP. HCM) ra đời, với lực lượng diễn viên hùng hậu từ ba nguồn sát nhập: các nghệ sĩ ngoài Bắc về, nghệ sĩ trong chiến khu ra và nghệ sĩ Sài gòn tại chỗ như những Thanh Hùng, Ngọc Hoa, Quốc Hùng, Tứ Đại, Thanh Hồng, Ngọc Hồng, Hữu Phước, Chí Tâm, Hương Lan, Thanh Liễu, Thoại Miêu, Đỗ Quyên....; sau đó có thêm các nghệ sĩ Hoàng Giang, Lệ Thủy, Phương Quang... Giai đoạn đầu ở Đoàn Văn công Thành phố, Ngọc Hoa được hát đào ba - vai sinh viên trong vở “Ngày tàn bạo chúa” của soạn giả Lê Duy Hạnh. Đây là dấu mốc trong cuộc đời đi hát của NSUT Thoại Miêu.

    Khi chị nhận vai đào ba trong vở “Ngày tàn bạo chúa” thì NS Ngọc Hoa (ngoài Bắc về) hát đào chánh vai Yên Ly. Trong cùng đoàn hát không thể có hai nghệ sĩ cùng nghệ danh mà NS Ngọc Hoa vợ NS Thanh Hùng lớn tuổi nghề và tuổi đời hơn, bà lại là nghệ sĩ kháng chiến về nên Ngọc Hoa chạy về thầy Năm Châu xin thầy đổi cho nghệ danh khác. Cố NSND Năm Châu tra sách Hán - Việt và đặt nghệ danh mới cho Ngọc Hoa là ”Thọai Miêu”. Thầy Năm Châu giải thích rằng, Miêu có nghĩa là mèo, Thoại nghĩa là thơm; ngữ nghĩa chung của từ Thoại Miêu nghĩa là con mèo thơm là nghĩa hàm ẩn của một mỹ danh. Và từ đó chị lấy nghệ danh Thọai Miêu cho đến bây giờ. Sau này em gái chị là Ngọc Mỹ vào nghề, Mỹ tự lấy chữ “Thoại” của chị mình đặt nghệ danh cho mình “Thoại Mỹ” là vậy.

    Còn tiếp…



    Đỗ Dũng
    (Theo Báo sân khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:

    Thanh Hậu (09-12-2012)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Tại biết và có nghe tuồng Dốc sương mù nổi tiếng của Minh Phụng, Minh Cảnh, Lệ Thủy, Bạch Tuyết... đóng nè.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. romeo
    Avatar của romeo
    NSƯT THỌAI MIÊU: NHỮNG DÒNG NƯỚC MẮT Ở PARIS

    "Cuộc đi hát của tôi không bao giờ quên chuyến lưu diễn ở hải ngoại, đó là lần biểu diễn phục vụ cho kiều bào ở Paris (Pháp). Lúc đó Đoàn nghệ sĩ Cải lương TP. HCM có NSND - đạo diễn Huỳnh Nga, NSND Thanh Tòng, NSUT Bảo Quốc, NSƯT Thanh Sang, NSUT Ngọc Giàu, NSUT Hùng Minh, NSƯT Thanh Kim Huệ, NS Phượng Liên... Là chuyến lưu diễn có những dòng nước mắt hòa lẫn với tình nghệ sĩ đến với khán giả Việt kiều ớ đó" - NSƯT Thoại Miêu tâm sự như vậy.


    Gần cuối năm 1989, Đoàn nghệ sĩ cải lương của TP. HCM sang Pháp biểu diễn theo lời mời của Hội Người Việt tại Pháp. Chương trình có hai vớ diễn “sân khấu về khuya” và “Câu thơ yên ngựa”. Đoàn nghệ sĩ được bố trí ăn nghỉ tại một khách sạn sang trọng cách quận Cam và thủ đô Paris khoảng 10 km. Đoàn đến Paris vào buổi trưa, được nghỉ ngơi nửa ngày rồi biểu diễn ngay tối hôm đó. Các nghệ sĩ hóa trang trước, mang theo phục trang và đạo cụ biểu diễn; tới giờ là xe rước đến rạp.

    Xuất đầu tiên, Đoàn biểu diễn vở “Câu thơ yên ngựa”. Xe đến rước nghệ sĩ trước 20 phút. Đi mới nửa đường thì bị bọn quá khích (hoạt động chính trị) giăng băng-rôn chặn đường, gây áp lực buộc nghệ sĩ phải theo chúng. Ban đầu thì chúng dùng lời lẽ khuyến dụ nghệ sĩ theo chúng để hoạt động chính trị chống đất nước, ở lại Pháp cùng bọn chúng để được giàu sang, phú quý... Các nghệ sĩ trả lời dút khoát là nghệ sĩ chỉ biết đem nghệ thuật phục vụ công chúng thôi, không biết và không thích hoạt động chính trị; và năn nỉ chúng cho đi, sợ trễ giờ biểu diễn khán giả mong đợi... Chúng vẫn một mực cản đường không cho xe nghệ sĩ đi; Đoàn phải nhờ đến Ban tổ chức bên đó gọi cảnh sát đến can thiệp.

    Trong lúc cảnh sát chưa đến, bọn chúng đập kín cửa xe, tràn lên xe gây áp lực với nghệ sĩ, lấy toàn bộ phục trang và đạo cụ. Các nam nghệ sĩ còn bình tĩnh một chút, các nghệ sĩ nữ hầu hết khóc òa lên và năn nỉ chúng buông tha cho. Những tên lố bịch còn dùng tay bôi lên mặt nghệ sĩ để xóa lớp phấn chúng tôi đã hóa trang. Chúng kéo người này người nọ xuống xe, nhưng các nghệ sĩ đoàn kết ôm nhau hoặc vòng tay nhau chặt lại không cho chúng kéo một người nào rời ra. Vì các nghệ sĩ đã rút kinh nghiệm của chuyến lưu diễn hồi tháng 2 năm 1984 của Đoàn 2-84 bị bọn này gây rối bên nước Đức.

    Khi cảnh sát của Paris đến giải tỏa, buộc bọn này phải xuống xe để cho nghệ sĩ đi đến rạp biểu diễn. Bọn chúng xuống xe nhưng không chịu cho xe chạy, chúng tập trung nằm một dọc dưới bánh xe để cản xe lại. Cảnh sát phải giải thích với chúng, là “người ta không chịu theo các ông mà các ông bắt buộc làm gì?”. Bọn chúng yêu cầu cho chúng hỏi từng người, ai muốn ở lại theo chúng; tất cả các nghệ sĩ đều trả lời là không ai muốn theo bọn chúng, mà chỉ muốn biểu diễn phục vụ kiều bào rồi trở về nước. Lúc đó chúng mới chịu “bó tay” cho xe đi...

    Khi xe đến được rạp hát, những thân nhân và nghệ sĩ bên Pháp đón các nghệ sĩ xuống xe và ôm nhau khóc nức nở, nhất là các nữ nghệ sĩ Họ mừng khi gặp nhau nơi xứ lạ quê người và mừng vì thoát nạn. Nhiều nghệ sĩ tưởng là không thoát được sự cố đó để đến rạp. Tuy đã đến rạp nhưng quá trễ giờ biểu diễn, vậy mà đông đảo khán giả hôm đó vẫn chờ nghệ sĩ biểu diễn. Nhưng phục trang (áo mão, đạo cụ) đều bị bọn chúng lấy hết làm sao hát?... Khán giả yêu cầu nghệ sĩ cứ diễn, không cấn xiêm y, áo mão, trâm cài lược vắt... Thấy khán giả quá nhiệt tình mến mộ, nghệ sĩ hải ngoại Tài Lương (chị NS Tài Linh) lái xe về nhà gôm hết đồ hát của chị để cho nghệ sĩ mượn tạm (vì phục trang không đủ cho nhân vật). Vậy mà suất hát đêm đó thành công trong niềm vui khôn tả.

    Vãn hát, các nghệ sĩ không về khách sạn cũ vì sợ bọn quá khích sẽ tìm cách khác làm khó khăn, nên mọi người tạm trú trong khu vực Tòa Đại sứ Việt Nam tại Paris suốt thời gian biểu diễn tại Pháp quốc. Vì bị ám ảnh bởi biến cố đó nên đoàn chỉ biểu diễn một số nơi ở quận Cam và Paris rồi trở về nước. Lẽ ra, theo kế hoạch chuyến lưu diễn này còn tiếp tục sang Thụy sĩ và thời gian là hai tháng.


    “MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN” Ở QUY NHƠN

    Như một thông lệ, mùa mưa ở miền Nam, các đoàn né mưa nên ra miền Trung. Bãi hát Bồng Sơn ở Qui Nhơn là một trong những bến đông khách.

    Năm đó, Đoàn Văn Công TP.HCM lưu diễn ra trung được khoảng một tháng, suất hát nào cũng đông khán giả; rồi Đoàn ghé bến Bồng Sơn. Đoàn chưa diễn được suất nào, ngay đêm đầu đã gặp một sự cố... Đêm hôm đó, trời trong mây tạnh, lại có trăng thật thơ mộng. Khán giả đến bên ngoài rất đông, cửa đang bán vé, nên bảo vệ mời những người bán hàng rong (thuốc lá , đậu phộng rang, cốc ổi, hột vịt lộn...) bên trong ra ngoài mua vé rồi vào sân bãi. Một số người không chịu ra. Các anh bảo vệ trật tự của Đoàn dùng biện pháp rinh đồ đạc của họ và quyết liệt mời họ ra ngoài. Giữa lời qua tiếng lại, nói năng khích bác nên đôi bên xảy ra xô xát với nhau. Sau đó một số người bán hàng rong gọi người thân là những tên côn đồ quá khích đến gây sự tiếp với bảo vệ trật tự của Đoàn. Hai bên xô xát rồi dẫn đến đánh nhau. Bọn chúng rất đông, một số là những người thân bênh vực người bán hàng rong, một số côn đồ ở địa phương lợi dụng cơ hội này quậy phá Cải lương. Chúng tràn lên sân khấu, đập phá dàn âm thanh, ánh sáng, phong màn bị hư hết. Lúc này, bảo vệ của Đoàn dùng súng ARi5 bắn chỉ thiên báo động để nhờ lực lượng địa phương can thiệp, nhưng không thấy đến kịp. Công nhân hậu đài, nhạc công, diễn viên nhiều người bị chúng tấn công, mạnh ai nấy chạy trốn thoát thân...

    Một cuộc chiến hỗn loạn tại bãi hát, sân khấu tanh bành, te tua thấy mà đau lòng. Hôm đó, Đoàn chuẩn bị hát vở “Một chuyện tình buồn”, NSUT Minh Vương - Lệ Thủy hát chánh, NSƯT Thoại Miêu hát đào nhì, cố NSUT Hoàng Giang hát lão mùi... NSUT Lệ Thủy đi xe riêng chưa tới bãi diễn thì nghe tin sự cố liền quay trở lại; lúc đó NSƯT Hoàng Giang, Minh Vương và Thoại Miêu đến trước, và đang hóa trang ở trong nhà sau bãi hát. Bọn côn đồ quá khích biết ba nghệ sĩ này đã đến điểm hát rồi, nên chúng chia nhau đi tìm và la hét lớn lên hăm dọa “Minh Vương thì đánh theo Minh Vương, Hoàng Giang đánh theo Hoàng Giang, bắt trói Thoại Miêu...”. Ba nghệ sĩ này nghe bọn chúng la hét như thế đều “xanh mặt”, cả ba năn nỉ người quản gia ngôi nhà đó tìm đường giải thoát dúm. Ban đầu người quản gia từ chối vì sợ bọn côn đồ biết được sẽ hành hung ông ta, nhưng cuối cùng ông đã mở cửa nhỏ phía sau cho Hoàng Giang, Minh Vương, Thoại Miêu trốn thoát.

    Ông quản gia còn nói rằng, các nghệ sĩ phải chịu khó mò đường mà đi trong đêm mới an toàn, không dùng đèn pin và đèn trong ngôi nhà đó cũng đều tắt tối đen... ông quản gia chỉ đường cho ba nghệ sĩ chạy theo đường ray xe lửa mà về khách sạn. Đoạn đường từ khách sạn đến bãi hát là 3 km, vì dọc theo đường xe lửa nên không có đèn đường, bình thường thì không nghệ sĩ nào có thể chạy nổi; nhưng lúc đó không còn phương sách nào khác là chạy bán sống bán chết! NSƯT Hoàng Giang lúc đó tuổi đã cao, sức yếu; NSUT Minh Vương tuy còn khỏe nhưng đâu đã từng quen đi bộ xa như vậy, nhất là Thoại Miêu “chân mền tay yếu”, chị được Hoàng Giang và Minh Vương kè hai bên, nắm tay chị phụ kéo nhau mà chạy. Về đến khách sạn, giầy dép te tua, mặt người nào cũng như không còn chút máu, thở không kịp, hồn phách thì siêu lạc, đến hôm sau vẫn chưa định thần.

    Đêm đó, lực lượng quân sự và công an địa phương đến nơi thì mọi việc đã xong. Công an lập biên bản hiện trường và tạm giữ khẩu súng ARi5 của Đoàn vì không có giấy phép sử dụng súng. Sau đó, NS Quốc Hùng (Trưởng Đoàn) ra Qui Nhơn giải quyết hậu sự: đem giấy phép ra lãnh khẩu súng, khiếu nại với địa phương bắt bọn côn đồ bồi thường thiệt hại và xử lý theo pháp luật đối với chúng. Cuối cùng, “huyện bênh huyện, phủ bênh phủ” địa phương chỉ đền bù thiệt hại vật chất cho Đoàn Văn công theo kiểu tượng trưng; còn bọn côn đồ hầu hết tẩu tán, chỉ phạt hành chánh cũng tượng trưng... theo kiểu “chìm xuồng”.



    SÚYT LẬT XE Ở CAO LÃNH – ĐỒNG THÁP
    Một lần Đoàn về biểu diễn ở vùng sâu của TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Từ trung tâm thành phố đến điểm diễn cách hơn 10 km, con đường thì đang thi công đào đấp, có nhiều đoàn hố sâu hai trên lề để chờ long móng trải nhựa. Nếu trời không mưa thì xe hơi có thể đi được, gặp mưa là bùn đất đỏ nhầy nhụa xe hơi khó đi, chỉ xe honda thì luồng lách mới đi được. Tình hình lúc này Cải lương đã xuống dốc, nhưng ở miệt tỉnh thì Đoàn hát vẫn còn khán giả. Tuy vậy, các nghệ sĩ ngôi sao cũng hạn chế khách sạn, mà thường nghỉ ở nhà dân hoặc UBND vì doanh thu thấp.

    Chiều hôm ấy, trời không mưa, Đoàn đi xe hơi chở cả tập thể vào điểm diễn. Gần vãn hát thì trời đổ mưa, hôm đó là đêm diễn cuối nên Đoàn phải dọn bến. Mưa mỗi lúc càng nặng hạt, công nhân hậu đài tranh thủ lên đồ và cho xe chuyển bánh. Nhưng xe đi mới nửa đoàn đường thì một bánh xe sau bị sụp xuống hố sâu bên đường. Mọi người đều xuống xe, lội bộ với bùn lầy, chỉ có cách nhờ xe cần cẩu nhờ cẩu xe lên; nhưng khu vực đó không có xe cán cẩu. NS Thoại Miêu chỉ biết một điều là khấn nguyện với Tổ nghiệp linh thiêng cho xe của Đoàn qua khỏi bùn láy để chuyển bến. Nhờ các anh xe ôm rất nhiệt tình huy động một số thanh niên khác, cùng với công nhân hậu đài dùng lực và đòn bẩy đẩy bánh xe bị sụp hố lên; lúc đó tự nhiên trời ngưng mưa. Khoảng nửa giờ sau, xe có thể di chuyển được ra quốc lộ thì trời lại mưa tầm tã...

    Theo tâm linh, NS Thoại Miêu vẫn tin hôm ấy xe thoát được hố sâu và chuyển ra được quốc lộ là nhờ Tổ nghiệp phù hộ... Dù thể nào đi chăng nữa, lòng tin cũng là một sức mạnh để vượt qua gian khó; cũng vì lòng tin được củng cố mà các nghệ sĩ theo nghiệp Tổ cả đời không mệt mỏi. Khi gặp gian khó, các nghệ sĩ cảm thấy càng gắn bó yêu thương nhau hơn. Trong những lúc bình yên ở thành phố, mà nhắc lại những kỷ niệm của các chuyến lưu diễn ai cũng thấy niềm vui lẫn tự hào với nghề nghiệp; mà thông thường những kỷ niệm khó quên là những sự cố rủi ro, nguy hiểm; và khi nhớ về những kỷ niệm đó thì câng cảm thấy yêu nghề hơn, đó là lời tâm sự của NSƯT Thoại Miêu.

    (Còn tiếp)



    ngocanh - cailuongvietnam (Theo Báo sân khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. The Following 3 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:


  6. MEM
    Avatar của MEM
    Nghe chuyện kể đi lưu diễn mà thấy làm nghệ sĩ cũng nguy hiểm thật.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 2/2 ĐầuĐầu 1 2
ANH EM CHANNEL