Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Cải lương truyền hình chưa hay


    Cải lương truyền hình vẫn làm theo kiểu ăn xổi, không quan tâm đến chất lượng nghệ thuật khiến các vở diễn ngày càng nhạt nhòa, kém hấp dẫn.

    Khi sàn diễn cải lương còn khó khăn trăm bề, thị trường video cải lương đóng băng dài hạn, màn ảnh nhỏ đã mở ra hướng đi mới cho nghệ thuật cải lương với rất nhiều kênh truyền hình xây dựng các chương trình cải lương phục vụ khán giả xem đài. Tuy nhiên, nhiều hệ lụy đã nảy sinh từ đây.

    Một ngày quay hình một vở

    Kênh SCTV 7 đã thực hiện hơn 100 vở cải lương truyền hình với nguồn kinh phí 10 triệu đồng/vở diễn có thời lượng 100 đến 120 phút. Điều đáng nói là các vở này được làm theo cách thu tiếng trước, nghệ sĩ ra sàn diễn nhép theo từ lời thoại cho đến lời ca, nên trong hai ngày thu âm 5 vở và quay hình mỗi ngày một vở!

    Khác với SCTV 7, phim truyện cải lương của HTV có thời gian quay hình trong 3 ngày nhưng vẫn bị chi phối bởi diễn viên chưa thuộc lời thoại, ra sàn quay vẫn “diễn cương”, “diễn ẩu”. Vì sử dụng công nghệ thu tiếng trực tiếp trên trường quay nên không thể có người nhắc tuồng như trên sân khấu, do đó diễn viên được trang bị máy nhắc tuồng. Buồn cười là hình ảnh diễn viên khi lên sóng, ai nấy đều đeo phone trên tai, rất phản cảm.

    Hiện nay, ba ê kíp thực hiện cải lương truyền hình đang tung ra các tỉnh, thành phía Nam để quay hình các vở diễn đã từng đạt doanh thu cao trong nhiều năm qua với kinh phí đầu tư 10 triệu đồng/vở nhằm cung cấp cho các kênh truyền hình.


    NSƯT Thanh Ngân trong vai Giáng Hương – vở Tô Hiến Thành xử án

    NSƯT Thanh Vy cho biết: “Khó có thể thực hiện hay được khi mà kịch bản chưa thể ngấm vào hơi thở, lời ca chưa thẩm thấu vào cảm xúc người diễn, nghệ sĩ ra sàn quay như một con rối, chỉ biết làm theo những gì ê kíp thực hiện đã sắp đặt. Số lượng phim cải lương truyền hình vì thế khó đạt được chất lượng như cách làm hiện nay”.

    NSƯT Bảo Quốc vừa qua được mời đóng vai Tô Hiến Thành trong vở Tô Hiến Thành xử án, nhất quyết không chịu quay trong một ngày, mà phải quay trong 3 ngày kể cả quay đêm khi diễn viên của vở bị kẹt sô.

    Ông nói: “Diễn trên sàn diễn, vai tuồng có thể bị dở, bị hỏng một vài phân đoạn thì hôm sau cố gắng hoàn thiện để không phụ lòng công chúng; còn khi đã quay hình, mỗi vai diễn sẽ được đóng khuôn, không sửa chữa được nên rất cần sự chăm chút, đầu tư. Với cách làm hiện nay, phim cải lương truyền hình sẽ phá hỏng những kịch bản kinh điển”.
    Chất lượng quá tệ!

    Với kinh phí ít ỏi, trong giai đoạn hiện nay, những người thực hiện khó có thể mang lại chất lượng nghệ thuật cho vở diễn. Điều đáng nói hơn là sự cắt xén vô tội vạ của những người biên tập thiếu trình độ và kiến thức về sân khấu nên những kịch bản kinh điển như: Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Trăng soi dòng Bảo Định, Giọt máu oan cừu, Thời con gái đã xa, Bức ngôn đồ Đại Việt, Tô Hiến Thành xử án… bị cắt xén hết sức tùy tiện.

    HTV với chương trình Phim truyện cải lương truyền hình, có phần thu tiếng trực tiếp, đã tạo sự sinh động trong diễn xuất của nghệ sĩ nhưng phần lời ca được thu âm trước không khớp âm thanh thu trực tiếp trên trường quay, khiến người xem bị hẫng.

    Đó là chưa kể đến phần hóa trang của nghệ sĩ trong các phim cải lương truyền hình. Một số nghệ sĩ quen với lối hóa trang của sàn diễn nên hết sức lòe loẹt, còn một số lại hóa trang như diễn viên điện ảnh, nên các tính cách cứ chênh nhau trong cùng một vở diễn. Trang phục sân khấu, cảnh trí, tiếng động trong vở đều làm một cách chắp vá, hời hợt, thiếu sự đầu tư nên thời gian qua, hiếm có vở diễn trên truyền hình đạt được chất lượng nghệ thuật.

    Nhiều nghệ sĩ cải lương hiện nay đang xem phim truyện cải lương truyền hình của HTV và chương trình Sàn diễn 360 độ của SCTV7 là chiếc phao cứu sinh để có thể tìm được vai diễn, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống trong thời buổi sân khấu tối đèn liên tục.
    20 năm trước, cải lương video làm theo kiểu “mì ăn liền”, mỗi ngày quay một vở, khiến cho thị trường cải lương video chết yểu ngay sau đó; nay đến cải lương truyền hình vẫn làm theo kiểu ăn xổi, không quan tâm đến chất lượng nghệ thuật khiến các vở diễn ngày càng nhạt nhòa, không hấp dẫn người xem.

    “Hồn” cải lương, “da” truyền hình

    Hầu hết ý kiến của các nhà chuyên môn khi xem phim truyện cải lương truyền hình trên HTV và các vở diễn cải lương trên sàn diễn 360 độ của SCTV7 đều có chung thắc mắc: “Các chương trình này đang góp phần vực dậy nghệ thuật cải lương hay làm cho bộ môn này càng thụt lùi?”. Phân tích việc này, NSND Thanh Tòng nói: “Ngôn ngữ phim truyện cải lương truyền hình chưa có điểm nhất quán.

    Trước đây, các chương trình Nhà hát truyền hình của VTV 3, Dưới ánh đèn sân khấu của HTV ghi hình trong khán phòng một vở diễn, đã phần nào trung thành với vở diễn dựng trên sân khấu và cứ thế truyền hình trực tiếp đến người xem. Tuy nhiên, ánh sáng của truyền hình đã phá hỏng hết các xử lý ánh sáng của vở diễn sân khấu, do đó khó đạt được hiệu quả nghệ thuật như mong muốn. Còn phim truyện cải lương lại được quay ngoại cảnh, hành động diễn viên phải tuân thủ theo đúng hành động điện ảnh, do đó xem một số vở đã thấy hỏng về mặt xử lý tình huống”.
    Trên thực tế, vở Tô Hiến Thành xử án, cảnh thái tử Long Xưởng hãm hại cung nữ Giáng Hương, trên sàn diễn của Đoàn Cải lương Minh Tơ ngày trước được dàn dựng ước lệ, tạo hiệu ứng sân khấu thuyết phục người xem; còn khi lên phim truyện, hành động nhân vật quá giả, gây phản cảm đối với lớp diễn này.

    Ngôn ngữ phim truyện khi đưa vào cải lương rất khó xử lý bởi hành động và các tình huống đòi hỏi phải thực tế, diễn ra đúng tâm trạng, còn chuyển tải được hình thức ca diễn của cải lương theo ngôn ngữ phim truyện thì không những không tạo được sự thăng hoa mà càng làm cho người xem khó chịu.

    Chưa nói đến nghệ sĩ, trong phần thu tiếng trước các bài ca vọng cổ, bài bản cải lương, ca diễn theo lối diễn sân khấu nhưng khi diễn thoại thu âm trực tiếp trên trường quay thì phải theo tâm lý của phim truyện. Hai ngôn ngữ này triệt phá nhau và không tạo được sự thăng hoa cho vở diễn.

    Bài và ảnh: Thanh Hiệp
    Nguồn: NLDO
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 7 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Kiểu làm ăn chụp giựt thế này chỉ làm cho cải lương càng mau chết sớm nữa thôi.

    Thật không thể hiểu nổi những người đang thực hiện những chương trình đó nghĩ gì ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  5. MEM
    Avatar của MEM
    Họ nghĩ gì hả? Để bữa nào gặp hỏi thử xem nhe, rồi báo em biết! keke
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  7. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Những chương trình thế này DOHOANG tui đây không khi nào chủ động xem, chỉ tốn thời gian thôi.

    Vừa rồi, tình cờ xem được một đoạn Phim truyện cải lương với vở tuồng Nửa Đời Hương phấn trên sóng HTV, thật hụt hẫng. Và nếu những ai yêu mến cải lương và thuộc nằm lòng vở tuồng kinh điển này cũng sẽ có cảm giác hụt hẫng như tôi.

    Tại sao hụt hẫng?

    Ai đời một vở tuồng với bối cảnh mấy mươi năm về trước mà nhân vật Hai Lung (do nữ NS Thanh Ngọc diễn) lại đòi đi lên Lái Thiêu - một vùng quê cách xa thị thành Sài Gòn mấy chục cây số - để đòi nợ bằng .......Taxi, một phương tiện nếu có vào thời điểm đó cũng chỉ ở vùng đô thành.

    Còn nữa, nhà Ông bà Sáu - cha mẹ cô Hương - ở miệt Lái Thiêu, nhà nghèo. Ấy thế mà bối cảnh được chọn để ghi hình là một ngôi nhà với trang trí nội thất rực rỡ, tủ bàn như kiểu nhà giàu, nền nhà lót bằng gạch bông sáng loáng. Cảnh trí đó hoàn toàn lạ lẫm với những phiên bản Nửa Đời Hương phấn được dàn dựng trên SKCL nhiều năm qua. Đó cũng là một trong những nhân tố làm giảm giá trị của kịch bản này.

    Ấy vậy mà vở được sự tham gia diễn xuất nhiệt tình của những nghệ sĩ nổi tiếng, những HCV Trần Hữu Trang như Phượng Hằng, Thanh Ngân.... Thật tiếc cho nhận thức của họ về giá trị của những vở tuồng kinh điển, đã đi vào lòng người từ nhiều thập niên qua. Và tiếc cho cả nhận thức của những người thực hiện vở tuồng này để phát trên sóng truyền hình phục vụ hàng triệu người xem.

    Thử hỏi như vậy cải lương không chết mới là lạ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 8 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  9. bachlong
    Avatar của bachlong
    thay đổi bối cảnh thôi chứ đâu có gì mà anh DH làm quá vậy trời...họ đâu có nói là lấy bối cảnh năm nào...hơi bị cực đoan đó nhe... Với lại nếu như họ nợ tiền triệu tiền tỉ chứ hok phải 1000 thì bối cảnh đó cũng hợp mà...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to bachlong For This Useful Post:


  11. MEM
    Avatar của MEM
    Nói chung làm lại thì tính sao cho tốt để ko bỏ công làm, làm mà cẩu thả thì làm phí công!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  13. phannhan
    Avatar của phannhan
    Nửa đời hương phấn, người mộ điệu không còn xa lạ. Và việc dựng lại phải tuân thủ bối cảnh của soạn giả. Chú dùng kịch bản đó, lấy bối cảnh hiện đại càng không hợp, vì bối cảnh như bây giờ làm gì The, phải hy sinh như vậy?

    Sửa bối cảnh, cũng phải được sự đồng ý của "cha đẻ" của vở tuồng đó. Nhưng bây giờ, rất khó, họ nhân danh làm mới, cách tân...nên làm ẩu, làm đại, không biết cảm xúc của người nghe, người xem, người yêu qu1y cải lương như anh em mình. Đặc biệt, là DH nhà ta.

    Thứ hai, nói thật cải lương truyền hình bây giờ xem chan chán, giả giả sao đó, coi sân khấu vẫn thích hơn nhiều.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to phannhan For This Useful Post:


  15. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Em thấy anh ĐH và anh phannhan nhận xét chính xác lắm.

    Trong phạm vi em hiểu, thì mỗi tuồng tích được sinh ra là liên quan đến tình hình xã hội thực tại, cũng như việc dựng lại những thời điểm lịch sử trước đó. Đã là tái hiện lại mà lấy bản chất xã hội bây giờ là một điều rất sai về quan điểm đổi với tác phẩm nghệ thuật. Người ta nghiên cứu sử của một nước cũng dựa vào những tác phẩm văn học sinh ra trong thời ấy mà. Nếu hời hợt chấp nhận việc làm cho nó mới để phù hợp với xã hội hiện tại thì người ta sẽ không cảm nhận được hết cái hoàn cảnh của kịch bản.

    Em vẫn nhớ rõ những bản thảo của một soản giả, ngoài việc ghi đầy đủ nhân vật nào tên gì, còn phải ghi rõ mối quan hệ giữa các nhân vật đó, tuổi của nhân vật đó và bối cảnh bắt đầu câu chuyện đó nữa. Nên chỉ cần mới đọc giới thiệu nhân vật thôi, đã có thể hình dung ra được một giai đoạn lịch sử nào đó với đầy đủ bối cảnh xã hội thực tế xung quanh thời điểm ấy và tất cả đều có liên quan mật thiết đến từng hành động suy nghĩ quan điểm của nhân vật. Điều đó, đáng được giữ gìn nguyên vẹn và nghiêm túc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  17. suka
    Avatar của suka
    1 ngày quay 1 vở sao có đủ time đúng là quá nhanh.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to suka For This Useful Post:


  19. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Họ muốn làm mới cải lương và họ cũng có cái lý riêng của họ, họ cũng biết như thế và đang cố gắn khắc phục từng chút một . Nếu đem cả dàn nhạc đến trường quay để thu tiếng trực tiếp chắc chết quá!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL