Trang 4/9 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 ... CuốiCuối

Chủ đề: Xuân Tình

  1. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Xuân Tình
    ( trích tập bài bản thầy Út Trọn 1994 )

    Lớp 1

    1. Lượt trang quốc sử (+) (cống)
    Cổ truyền ngôn ngữ (+) phân tích rành rành (+) (xừ)
    2. Lời ngọc vàng chí lý (+)biết bao (-) (xê)
    Do bật dĩ nhân (+) tiền bối tạo thành (+) (xàng)
    3. Soi gương (+) quá trình sử liệu (+) (xự)
    Hùng Vương lập quốc (+) được 18 đời (+) (hò)
    4. Huyết thống truyền lưu (+) nòi giống lạc hồng (-) (hò)
    Danh tiếng lẫy lừng (+) Nam Bắc Đông Tây (+) (xang) (1N)
    5. Đời vua nhu nhược (+) (xự)
    Là Lê Long Đỉnh (+) nên hiểu ngọa triều (+) (hò)
    6. Mãi đắm say tửu sắc (+) quá nhiều (-) (hò)
    Bất kể điều (+) tồi bại suy vong (+) (xang) (1N)
    7. Lê Chiêu Thống (+) (cống)
    Vì vua cổng rắn (+) cắn gà nhà (+) (xừ)
    8. Rước voi về dày mã (+) tổ tiên (-) (xê)
    Làng cho sinh linh (+) uất hân câm hờn (+) (xàng)
    9. Thần dân (+) đồng tâm hiệp lực (+) (xự)
    Chống ngoại xăm (+) và chừng trị gian tà (+) (hò)
    10. Đánh đuổi nhà Minh khôi phục (+) sơn hà (-) (hò)
    Đem lại thanh bình (+) cho tổ quốc ta (+) (xang) (1N)
    11. Đồng bào chủng tộc (+) (xự)
    Nguyện gớp công (+) đấp bồi cơ nghiệp (+) (xự)
    12.Nước Việt trời Nam (+) sáng chói (-) (cóng)
    Dòng giỏi Tiên Rồng (+) lạc nghiệp Âu cơ (+) (xang)
    13. Quốc gia (+) độc lập muôn đời (+) (xề)
    Quân dân nhất trí (+) đáp lời núi sông (+) (liu)
    14. Sĩ Công Nông Thương (+) đứng vững lập trường (-) (xề)
    Đấu tranh chiến thắng (+) đem về quê hương (+) (liu) (1,5N)

    Lớp 2

    15. Ngày xưa (+) (u)
    Bà Triệu Ẩu (+) đảm đương quốc sự (+) (cộng)
    16. Dẹp tan phường (+) xăm lược (-) (cộng)
    Gương má hồng (+) lừng danh tiết liệt (+) (cộng)
    17. Diệt quân thù (+) lập quốc phục ngai (+) (u)
    Các lân bang (+) mến tài khuất phục (+) (cộng)
    18. Nữ anh hùng (+) nước Việt (-) (cộng)
    Đem đức tài (+) xây đấp tương lai (+) (xê) (1,5N)
    19. Bà trãi qua (xê)
    Hiểm nguy (+) trở ngại gian lao (+) (xê)
    20. Nhưng hậu thuẩn (+) có dân (-) (xê)
    Biết hy sinh (+) bảo toàn quốc vận (+) (xự) (1,5N)
    21. Dân tộc (+) (xự)
    Ta quật cường (+) chống giữ biên cương (+) (xê)
    22. Công chúng (-) bốn phương (-) (xê)
    Đều phục tùng (+) bà Triệu - Trưng Vương (+) (xê) (1,5N)
    23. Tinh Thần (+) (xề)
    Bất khuất của toàn (+) dân Việt Nam ta (+) (liu)
    24. Lòng yêu nước (+) thiết tha (-) (liu)
    Nêu cao màu cờ (+) quốc gia (-) (liu) (1,5N)
    25. Sử vàng (+) (hò)
    Lưu dấu (+) nhị nữ Trưng Vương (+) (xang)
    26. Phận quần thoa xong pha (+) chiến trận (-) (xự)
    Làm cho quân thù (+) thảm bại chua cay (+) (xang)
    27. Quân vương (+) ba năm sử trị (+) (xự)
    Xây lũy thành (+) tại huyện Mê Linh (+) (xê)
    28. Vì tổ quốc (+) giang san (-) (xê)
    Cùng hận thù chồng (+) bà trừ an Tô Định (+) (xự) (1,5N)
    29. Không ngờ (+) (xề)
    Mã viện (+) lãnh lệnh Hán Vương (+) (liu)
    30. Kéo binh đến (+) vây thành (-) (xề)
    Chúng gây cần (+) tạo thành chiến tranh (+) (liu) (1,5N)

    Lớp 3

    31. Lam Sơn (+) (liu)
    Nghĩa binh (+) phất ngọn cờ hồng (+) (xàng)
    32. Quân sĩ chuẩn bị (+) lên đường (-) (xàng)
    Bình Định Vương (+) ra trường kháng địch (+) (cộng)
    33. Vị anh hùng (+) áo vải núi Lam (+) (u)
    Đánh quân Minh (+) chẳng màng tên đạn (+) (cộng)
    34. Vì nước nhà (+) biến loạn (-) (cộng)
    Chí quật cường (+) trừ khử sói lang (xang) (xang)
    35. Thúc quân (+) đôi bên xuất trận (+) (xự)
    Trãi thời gian (+) thư hùng quyết liệt (+) (xự)
    36. Lũ giặc chiếm vùng (+) u thế (-) (cống)
    Hán tăng cường (+) biên giới kéo sang (+) (xang) (1,5N)
    37. Chiến địa (+) (cộng)
    Quân thù (+) như kiến cỏ (+) (cống)
    38. Thiên binh (-) vạn tướng (-) (cống)
    Chia từng đoàn (+) phong tỏa khắp nơi (+) (xang)
    39. Nghĩa quân (+) tấn công quyết liệt (+) (xự)
    Nhờ lòng trung trực (+) của cận tướng Lê Lai (+) (xê)
    40. Cứu chúa (-) thoát nguy (-) (xê)
    Khiến quân thù (+) lầm lẫn kế mưu (+) (liu) (1,5N)

    Lớp 4

    41. Soi gương (+) (liu)
    Thời xưa (+) Trinh - Nguyễn tranh hùng (+) (xàng)
    42. Lương dân lo lắng (+) khôn cùng (-) (xàng)
    Ông Nguyễn Hoàng (+) quan quân mến phục (+) (cộng)
    43. Chúa Trịnh (+) làm thất nhân tâm (+) (u)
    Bởi thế nên (+) họ phò Lê diệt Trịnh (+) (cộng)
    44. Đã bao lần (+) chưa ổn định (-) (cộng)
    Lúc sau cùng (+) nhị Nguyễn phân tranh (+) (xang)
    45. Nguyễn Ánh (+) sai con xuất ngoại (+) (xự)
    Cầu binh pháp (+) viện binh cứu trợ (+) (xự)
    46. Được như thế thì (+) hoàng tử Cảnh (-) (cống)
    Cất bước lên đường (+) làm xứ mạng con tin (+) (xang)
    47. Ngàn sau (+) nòi giống Tiên Rồng (+) (xề)
    Lượt trang quốc sử (+) am tường đục trong (+) ((liu)
    48. Bốn ngàn năm dâng hiến (+) Nam triều (-) (xề)
    Nên vua phản chiếu (+) của nhiều đời vua (+) (liu)


    28-08-2011
    XUÂN TÌNH
    (LỚP 1 - 14 CÂU)
    Ba Tu độc tấu đàn kìm
    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 11 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    DOHOANG (15-09-2014), romeo (09-09-2014), tancosay79 (12-08-2013)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Chữ đàn Tồn bắt buộc đánh dây đại buông đúng không? Nhưng còn chữ đàn hò thì đàn như thế nào? Dây đại buông ngoài gọi tồn còn gọi hò? Dây tiểu phím 3 và dây đại phím 5 gọi là liu nhưng có người cũng gọi hò nữa đúng không ? bạn chia sẻ thêm cách gọi chữ nhạc ở trên (phím 3 dây tiểu, phím 5 của dây đại, dây đại buông) nếu cũng gọi hò,để đánh đúng chữ nhạc mà bạn viết thì phải đánh chữ nhạc hò chổ nào ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (18-05-2015), romeo (18-05-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Đàn kìm, dây lớn tồn dây nhỏ tàn (tồn tàn) là dùng để chuyển bàn tay, vì khi di chuyển bàn tay thì không bấm chữ đàn kế tiếp kịp nên phải dùng chữ đàn buông để không bị trống; hoặc để đàn song thinh. Khi gọi tồn thì nó không đi liền một mạch với những chữ đàn theo thang âm. Nó giống như hư tự trong cách viết văn là làm thơ Hán văn.
    Gọi Hò khi nó được dùng ở âm vực thấp và đi liền với những chữ đàn khác cùng thang âm (và âm vực).
    Phím 3 dây nhỏ và phím 5 dây lớn, tính theo ngũ âm trong cần đàn thì là chữ Liu khi ở âm vực bình thường (âm vực thấp của đàn kìm), gọi Hò khi nó ở âm vực cao, theo thang âm.
    Đàn quen rồi, khi nhìn những chữ đàn trước và sau nó thì biết ngay nó là Liu hay Hò (vì tính theo thang âm).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (18-05-2015), thaydat (18-05-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Nghe ca
    XUÂN TÌNH LỚP 1 - LỚP 4
    (trích trong phim truyện Tiếng Đàn Kìm)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi mình có ông chú ở xóm ông ấy nói Xuân Tình có ngoại con. Vậy ngoại con là gì? Bản đàn của NP viết có ngoại con không? sao không thấy?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi mình có ông chú ở xóm ông ấy nói Xuân Tình có ngoại con. Vậy ngoại con là gì? Bản đàn của NP viết có ngoại con không? sao không thấy?
    Ổng phải dùng đúng thuật ngữ của giới thầy đờn tài tử tiền bối chính tông thì NP mới hiểu được.
    Tiếng "ngoại con" NP mới nghe lần đầu, có thể là "phương ngữ".
    Nhưng theo NP đoán, "ngoại con" chắc có lẽ ông ấy muốn nói đến nhịp ngoại bảy rưỡi tức nhịp chẻ (3/4), vì 3/4 nhỏ hơn 2/4 (ngoại chính) nên nhỏ thì phải là con???
    Những bản (bắc) NP viết cho chú, lúc đó chú mới biết đờn nên phải viết theo rơ cải lương (không có nhịp chẻ bảy rưỡi) để chú dễ đờn dễ tập nhịp. Chứ nếu viết nhịp chẻ thì người mới học khó mà đờn đều nhịp được.
    Như chú cũng biết đó, Thiện Vũ đã đờn cứng rồi, đem chuông đánh xứ người, xuống Rạch Giá gặp ông Mười đờn chẻ, làm Thiện Vũ rớt nhịp tháo mồ hôi phải về nhà đóng cửa khổ công luyện tập theo rơ của ông Mười, sau nầy đờn bản Bình Bán Chấn, ông Mười nghe và nhận xét "cũng được", thì thấy đờn chẻ không phải dễ, cũng không phải một sớm một chiều gì mà làm được.
    Người đờn cứng rồi thì bất cứ bản gì, bất cứ chỗ nào họ chẻ cũng được (nhất là với bản bắc và bản vọng cổ).
    Chẻ là do kỹ thuật mình sắp chữ đờn và do tay tim của mình. Mình muốn chẻ chỗ nào là do ý mình (nhưng cũng theo quy tắc của từng loại bài bản).
    Cho nên "ngoại con" chắc là ông ấy muốn nói đến nhịp chẻ, tức là những nhịp ngoại "nhỏ xíu".
    Chú hỏi lại ông ấy coi phải vậy không. Hoặc là kêu ông ấy dẫn chứng cụ thể.
    Trong 6 bản bắc, 3 bản Bình Bán, Phú Lục, Lưu Thủy mới chẻ nhiểu, 3 bản còn lại (Tây Thi, Xuân Tình, Cổ Bản) ít chẻ hơn. Đó là quy tắc.
    Tóm lại bản nào hơi xốc, dựng... thuộc võ thì chẻ càng nhiều càng tốt; bản nào hơi hiền hoà, êm... thuộc văn thì ít chẻ.
    Thật ra, trong 6 bản bắc có 3 bản chấn ba bản trường. Ba bản chấn (thuộc võ) thì đờn chẻ, 3 bản trường (thuộc văn) thì ít chẻ. Mà Xuân Tình thuộc "chấn (Xuân Tình Chấn) nên ông ấy nói có "ngoại con" cũng đúng.
    Nhưng bản Xuân Tình từ khu đưa vào sân khấu cải lương thì nó bị "cải lương hoá" (như nhiều bài bản khác), nên người ta cũng không đờn chẻ để cho đào kép (trên sân khấu) dễ ca, lâu ngày, nó bị đồng hoá thành bản thuộc về văn.

    *Ghi chú: bản Xuân Tình ngày xưa các lớp 2, 3, 4 đều vô U (dựng) nên tài tử đờn chẻ. Sau đưa vào cải lương, mấy lớp đó vô LIU (êm) nên bị biến thành "văn", không đờn chẻ nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    XUÂN TÌNH
    Lớp một 14 câu
    (Ba Tu độc tấu đàn kìm)
    -----o0o-----


    Chú thaydat nghe audio này do Ba Tu đàn nè, đâu có chỗ nào chẻ bảy rưỡi ("ngoại con") đâu.
    NP là vô danh tiểu tốt nên nói có thể không ai tin, nhưng Ba Tu là đệ nhất danh cầm vừa đàn nhạc lễ, vừa đàn tài tử, vừa đàn cải lương đàn trong audio trên rõ ràng đó.
    NP nói là có lý luận, có dẫn chứng, có chứng minh. Nói trên diễn đàn public có nhiều người đọc, đâu phải muốn nói sao nói.
    Trên net có rất nhiều người (Việt) ở khắp mọi nơi trên quả địa cầu này, trong đó có những người hiểu biết chứ không phải không. Nhưng họ không nói ra public đó thôi, chứ họ dư biết đúng sai...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình nhớ lúc ông ấy ca Xuân Tình (cách đây 6.7 năm rồi lúc mình chưa học đàn) Ông ấy nhịp ngộ lắm.Ông ấy nhịp 2 nhịp chân trái và 2 nhịp chân phải. Mình có hỏi tại sao ? Ông ấy trả lời nhịp như vậy khi đến chân phải là nhịp song lang. Hình như nhịp ngoại con là nhịp ở chân trái (nhịp thứ 2). Để bửa nào hỏi lại ông ấy rồi trao đổi NP sau.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Mình nhớ lúc ông ấy ca Xuân Tình (cách đây 6.7 năm rồi lúc mình chưa học đàn) Ông ấy nhịp ngộ lắm.Ông ấy nhịp 2 nhịp chân trái và 2 nhịp chân phải. Mình có hỏi tại sao ? Ông ấy trả lời nhịp như vậy khi đến chân phải là nhịp song lang.
    Cách nhịp như vậy là do người đàn sợ gõ nhầm song lang, nên chia ra bản nhịp tư (4 nhịp) thì 2 nhịp đầu là chân trái, 2 nhịp sau là chân phải để gõ song lang luôn.
    NP (và các ông của NP) thì không nhịp chân nào cả (người ta gọi là nhịp trong "bụng"), chỉ tới song lang thì mới gõ bằng chân phải thôi. Vì mình sắp chữ đàn (và cách tiết tấu) thì tự nó đã phân nhịp (và tiết phách) trong đó rồi.
    Nhịp ra ngón chân gọi là "nhịp sáng", không nhịp gì hết gọi là "nhịp tối".
    Thầy đờn không nhịp sáng bao giờ. Đi chơi đàn ca là hồn ai nấy giữ, nhịp là tự trong bụng mình (ca cũng như đờn).
    Những nhạc sĩ khiếm thị đâu có nhìn thấy nhịp (chân) ai đâu mà theo, cứ nhịp trong bụng mình mà đàn thôi (chỉ nghe người khác là biết họ mở hay thúc).

    Nguyên văn bởi thaydat
    Hình như nhịp ngoại con là nhịp ở chân trái (nhịp thứ 2).
    Trong các bản bắc và bản nam thì nhịp thứ 2 phần nhiều là nhịp ngoại 2/4, nhồi thêm nửa nhịp 2/4 nữa thành nhịp 3/4 (để không nguôi và trống nhiều).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015), thaydat (23-12-2015)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP có thể viết thêm bản đàn có nhịp ngoại 2/4, nhồi thêm nửa nhịp 2/4 nữa thành nhịp 3/4 để không nguôi và trống nhiều và gạch chân chổ ấy để mình biết.Xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP có thể viết thêm bản đàn có nhịp ngoại 2/4, nhồi thêm nửa nhịp 2/4 nữa thành nhịp 3/4 để không nguôi và trống nhiều và gạch chân chổ ấy để mình biết. Xin cảm ơn.
    Tất cả những bản đàn viết cho chú đều có như vậy hết mà chú. Chú đàn không để ý nhận thấy sao?
    Những chỗ nhịp ngoại (2/4) chữ đàn màu xanh, sau đó có thêm vài chữ đàn nữa chính là nhồi thêm 1/4 trường canh nữa đó.
    Chỉ nhịp ngoại cuối cùng (dứt luôn) thì mới không nhồi thêm 1/4 trường canh thôi (vì nghỉ luôn rồi, không còn sợ nguôi, trống nữa).
    Ômg Ba Tu, có những chỗ ổng sợ bị nguôi và trống nên gõ thùng đàn lụp cụp đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (24-12-2015)

Trang 4/9 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL