1. romeo
    Avatar của romeo
    Sau những vở Đêm Phán Xét, Chim Việt Cành Nam, Tiếng hát tuyệt vời, Thái hậu Dương Vân Nga, Rạng ngọc Côn Sơn, Hòn đảo thần vệ nữ,…Nhà hát THT với việc quy tụ hàng lọat NS tên tuổi thời ấy (1982) như: Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Minh Phụng, Minh Vương, Ngọc Giàu, Út Hiền, Phượng Liên, Phương Quang, Thanh Vy, Thanh Tuấn, Hồng Nga, Bảo Quốc, Vân Hương, Phú Quý,…đã tạo nên một thương hiệu được hầu hết khán giả miền Nam rất yêu thích.


    Nhưng phải đến cuối năm 1982 đầu 1983 khi vở “nàng Xê-Đa” ra đời, với việc xác lập một kỷ lục vô tiền khóang hậu về số suất diễn sau 11 năm trên sàn diễn (đến năm 1993) là gần 2000 suất thì nhà hát THT mới vươn đến đỉnh, trở thành anh cả của đòan nghệ thuật CL miền Nam. Đây là một kỷ lục (theo nhiều người trong giới nhận xét) thì không những ở bộ môn cải lương mà các bộ môn khác như chèo, tuồng, kịch nói, dân ca,…khó “xô ngã” trong vài chục năm tới.

    NÀNG XÊ-ĐA HAY NÀNG XI-TA?
    Sau 21 năm chia cắt, đất nước ta đã thống nhất, mở ra một thời kỳ mới cho SK hai miền được giao lưu. Ngòai nhiều đòan nghệ thuật từ Bắc vào Nam biểu diễn, nhiều kịch bản của các tác giả miền Bắc cũng được các đòan nghệ thuật phương Nam sử dụng rất ăn khách. Thời ấy, hai miền đều có những tác giả trẻ viết khỏe và rất chất lượng. Nổi bật nhất là miền Nam có Lê Duy Hạnh, miền Bắc có Lưu Quang Vũ. Nhiều kịch bản của hai tác giả này được nhiều đòan nghệ thuật trên cả nước thi nhau dàn dựng. Bởi ngòai tính nhân văn, các kịch bản của hai tác giả này đi sâu vào những đề tài gai góc, hiện thực và đều mang tính dự báo. Bởi vậy, báo giới thời ấy thường đánh giá cao tài năng, sự bạo gan của hai tác giả này qua nhiều bài viết phân tích, lý luận sâu sắc và rất trân trọng họ, đúc kết qua 4 chữ “Bắc Vũ – Nam Hạnh”.

    “Nàng Xê-Đa” là một trong những kịch bản du Nam của Lưu Quang Vũ (đồng tác giả với Lưu Quang Thuận) sau khi một số đòan chèp phía Bắc đã dàn dựng và biểu diễn rất thành công với nguyên bản là “nàng Xi-Ta”. Chính vì vậy mà khi “nàng Xi-ta” du Nam thì ngòai nhà hát THT dàn dựng (qua sự chuyển thể CL của tác giả tài hoa Thể Hà Vân – cũng là một người gốc Bắc) còn có nhiều đòan CL tỉnh như: Sông Hương, Nhạn Trắng, Tinh Hoa, Trùng Dương,…cũng đều dàn dựng vở này. Nói về kỷ lục các đòan dàn dựng “Nàng Xi-ta” thì chỉ đứng sau “hái Hậu Dương Vân Nga” đã được trên chục đòan CL TPHCM và trên 5 đòan tỉnh phía Nam dàn dựng ngay sau sự kiện Thanh Nga ngã xuống (sau năm 1978).

    “Nàng Xi-ta” chèo đến với nhà hát THT sau khi được Thể Hà Vân chuyển thể CL (muộn hơn một số đòan tỉnh đã dựng trước đó khỏang nửa năm), nên để làm mới và hợp với phong cách Nam Bộ nên đạo diễn Đòan Bá đã đổi tên thành “Nàng Xê-đa”. Trong quá trình dàn dựng, ekip làm vở (Đòan Bá – Thể Hà Vân) đã nâng chất lượng của vở diễn trên nhiều mặt. Đáng kể nhất là nhân vật vua khỉ Hanuman lúc sắp chuyển thành người nhưng nhận thất sự thâm độc, đối xử với nhau giữa con người (bất kể là thân tộc, vợ chồng,…) rất tàn bạo nên Hanuman chán ngán: Thà ra về rừng làm thú còn hơn. Vì con thú chưa hòan thiện bằng người nhưng còn giữ được tình yêu thương đồng lọai, săn sóc bảo vệ cho nhau. Nếu so giữa “nàng Xi-ta” và “nàng Xê-đa” mà người viết đã từng xem qua thì đây là lớp diễn đắt giá nhất mà “Nàng Xê-Đa” có được. Dĩ nhiên, vở diễn đã tìm được sự đồng cảm rất nhiều ở người xem. Chính tính nhân văn mang triết lý sâu sắc ấy đã là một lực hút lớn mạnh thu hút hàng vạn lượt người xem, đã lý giải vì sao mà chỉ trong ba năm (1983 - 1985), vở “Nàng Xê-Đa” đã vượt qua cột mốc 1000 suất diễn liên tục.



    NHỮNG NGƯỜI NĂM ẤY BÂY GIỜ NƠI ĐÂU


    Vở “Nàng Xê-đa” trên sân khấu Nhà hát CL Trần hữu Trang có tất cả 10 nhân vật, nếu kể luôn người ca hậu trường sau 11 năm tồn tại có hai ê-kíp diễn viên tham gia với tổng cộng là 15 nghệ sĩ, được quy tụ từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể: vai vua Riêu (do hai NS Phương Quang và Lương Tuấn đóng), vai Xê-đa (Thanh Vy và Thái Châu đóng), quỷ Riết (Minh Châu), cô gái hóa thân của quỷ Riết (Minh Xuân, Thái Ngân), vua khỉ Hanuman (Hoàng Tri), Ra-la (Thanh Xuân), Pơ-le (Công Tài), tên ăn trộm (Phú Quý), Hoạn quan (Tấn Đạt, Vân Hương), người hát rong (Ngọc ẩn), người thực hiện ca hậu trường (An Trung).

    Trong đó, nghệ sĩ tại chỗ thành danh trước giải phóng có Phương Ouang, Vân Hương, Ngọc Ân. Nghệ sĩ từ đoàn CL Nam bộ ở Bắc về có: Thanh Vy, Tấn Đạt, Minh Châu, Hoàng Tri. Nghệ sĩ tử đoàn Văn Công T4 về có: An Trung, Công Tài, Thanh Xuân. Nghệ sĩ được đào tạo từ khóa I Nhà hát Trần Hữu Trang có: Thái Châu, Thái Ngân, Minh Xuân. Nghệ sĩ đi lên từ phong trào văn nghệ quần chúng có Phú Quý. Và NS ở tỉnh về có Lương Tuấn (kép chánh đoàn Đất Mũi - Cà Mau).

    Đến nay sau gần 30 năm trôi qua, nhìn lại mới giật mình: số nghệ sĩ tham gia vở “Nàng Xê đa” đã mất hơn phân nửa, gồm: An Trung (nguyên Phó GĐ Nhà hát), Lương Tuấn, Thái Ngân, Hoàng Tri, Thanh Xuân, Ngọc ẩn, Tấn Đạt, Minh Châu. Đó là chưa kể ê-kíp làm vở thì chỉ còn mỗi đạo diễn Đoàn Bá. Còn Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ, Thể Hà Vân đều đã quy tiên. Trong 7 nghệ sĩ còn lại thì chỉ có mỗi NSUT Phương Quang nay tròn 70 tuổi còn bám nghề, thường tăng cường cho một số đoàn lưu diễn và làm giám khảo cho nhiều cuộc thi giọng ca cải lương ở TPHCM và các tỉnh. NSUT Thanh Vy và Phú Quý thì chuyển qua đóng kịch, tấu hài rồi đóng phim. NS Công Tài cũng đóng phim và có thời gian làm quản lý ở rạp Hưng Đạo. Hai NS Thái Châu và Minh Xuân thì đã giải nghệ từ lâu. NS Vân Hương chuyển qua làm tác giả viết kịch bản cho sân khấu audio, video với bút danh là Phi Long, đồng thời làm giám đốc hãng phim tư nhân chuyên cung cấp các vở video cải lương cho thị trường trong và ngoài nước. Mấy năm gần đây NS Vân Hương (tác giả Phi Long) bị chứng tiểu đường cộng với tuổi già (gần 80 tuổi) nên sức khỏe yếu dần. Ông cũng ít sản xuất băng dĩa như trước đây vì nạn sao chép băng (ra lậu làm ông cụt vốn. Thỉnh thoảng ông chọn những vở diễn hay để thực hiện phim truyện cải lương (video) theo đơn đặt hàng của một số hãng nước ngoài.


    11 NĂM VÀ MÃI MÃI
    Vở “Nàng Xê-đa” trên sân khấu Nhà hát CL Trần Hữu Trang ra đời vào cuối năm 1982 ngoài việc xác lập kỷ lục với gần 2000 suất diễn còn được xem là vở diễn thọ nhất của SKCL (đến năm 1993 vẫn còn diễn nhưng thưa dần, tròm trèm gần 11 năm). Ngoài việc biểu diễn phục vụ bà con cả nước, vở còn được chọn sang châu Âu biểu diễn tại một số nước (năm 1988). Nhưng vở chỉ diễn được khoảng chục suất tại Pháp thì sau sự cố ca sĩ Họa My trốn khỏi đoàn nên kế hoạch biểu diễn thêm tại một số nước khác không thực hiện được. Đỉnh điểm của vở là trong vòng ba năm (1983-1985), đã vượt qua cột mốc trên 1000 suất diễn liên tục. Trong đó vào các ngày chủ nhật thì vở “Nàng Xê-đa” diễn tới ba suất (sáng, chiều, tối). Sau đó, đoàn dựng thêm nhiều kịch bản khác để diễn kèm như: Phù dung đáy nước, Nữ ca sĩ Hoàng Gia, Trả lại tình xưa Tình yêu và lời đáp”. Dù vậy “Nàng Xê-đa” vẫn là kịch bản chủ lực, được nhiều địa phương bao dàn mời về diễn cho đến năm 1993 khi SKCL cả nước gặp khó khăn thì đoàn thôi diễn vở này. Tuy vậy, “Nàng Xê-đa” vẫn được nhiều nghệ sĩ chọn làm trích đoạn khi tăng cưởng, chạy show ở các tỉnh, hoặc diễn TTTH trên các Đài trong các chương trình từ thiện. Năm 2010, hãng băng Vân Hương có thực hiện vở “Nàng Xê-đa” dạng video với hai nghệ sĩ đóng chánh là Thanh Thanh Tâm và Trọng Phúc, nhưng trong quá trình thực hiện gặp trục trặc nên không thể hoàn thành như dự kiến.

    Vở “Nàng Xê-đa” đã đi vào huyền thoại và lịch sử sân khấu sẽ luôn nhắc đến sự kiện này. Vở đã tạo nên những tên tuổi lớn, tạo bước ngoặt thăng hoa cho nhiều nghệ sĩ như: Thanh Vy và Phương Quang, Minh Châu, Hoàng Tri, Công Tài,... Không ít chứng nhân, người trong cuộc như Thanh Vy, Phương Quang khi nhắc đến “Nàng Xê-đa” đều rất phấn khởi với nhiều chuyện kể, nhiều kỷ niệm trong quá trình dàn dựng và biểu diễn. Người viết sẽ có dịp cung cấp thêm những thông tin, tư liệu quý giá đó trong nay mai qua chuyên mục “Buồn vui đời nghệ sĩ”. Xin mời bạn đọc nhớ đón xem !


    CỐT CHUYỆN
    “Nàng Xi-ta” là câu chuyện dân gian trong kho tàng chuyện cổ của đất nước chùa Tháp - Campuchia. Chủ đề chính của vở nói về lằn ranh Thiện -ác trong mỗi con người. Nếu ta không kiên định, làm chủ mình thì cái ác sẽ trỗi dậy. Nhân vật quỷ Riết trong vở có thể hiểu là hiện thân của cái ác là khởi nguồn cho mọi tội lỗi trong mỗi con người. Nó luôn tìm cách tấn công, xúi giục con người làm bậy. ở “Nàng Xi-ta”, vua Riêu đã bị quỷ Riết che mờ lý trí nên sinh ra ghen tức và thù hận. Ông cho rằng, vợ mình - Xê-đa (hay Xi-ta) không chung thủy, buộc Xê-đa chứng minh sự trong trắng của mình bằng cách đưa nàng lên giàn hỏa. Và sự trong trắng của nàng đã làm trời đất cảm động bằng trận mưa đột ngột làm tắt ngủm giàn hỏa. Xê-đa lại được vua Riêu sủng ái. Nhưng quỷ Riết không buông tha Riêu, tìm cách xúc xiểm để Riêu ghen tức hơn. Thấy chồng không độ lượng và có thể nhiều tai họa khác sẽ đến với mình nén Xê-đa thất vọng, buồn bã, bỏ trốn khỏi hoàng cung vào rừng sâu sống với muôn thú. Không ngờ đó là cơ hội để Riết tấn công Riêu đến độ Riêu mù quáng, sai người em kết nghĩa với mình là Pơ-le vào rừng giết Xê-đa. Nhận thấy chị dâu mình là người hiền đức, chung thủy lại đang mang dựng máu của anh mình sắp đến ngày khai hoa nở nhụy nên Pơ-le đã không thực hiện sứ mệnh của Riêu giao cho. Trái lại, Pơ-le tìm cách cứu Xê-đa và bảo toàn cho thai nhi bằng việc tự mổ tim mình rồi nhờ vua khỉ Hanuman đem về triều đình cho vua Riêu để làm tin. Được muôn thú nhất là vua khỉ Hanuman cưu mang, giúp đỡ, Xê-đa hạ sanh hoàng tử Ra-lan. Cũng trong thời gian này, Riêu sống trong cô độc nơi hoàng cung. Ông bắt đầu hối hận và thương nhớ vợ hiền. Ông sai nhiều sứ giả đi khắp nơi dò la tin tức khi mơ hồ nhận ra nàng còn sống, để mời Xê-đa về lại triều đình. Sau bao nhiêu sóng gió, Xê-đa quyết định chỉ cùng con chỉ trở về hoàng cung khi nào Riêu băng hà để thọ tang mà thôi. Biết Xê-Đa rắn rỏi, nên Riêu giả chết, bố cáo mình đã băng hà để Xê-đa quay về. Và Xê-đa đã trở lại hoàng cung thọ tang Riêu, nhưng trước đó nàng đã uống lá độc để được chết cùng chồng. Ngày hội ngộ vợ chồng, cha con cũng là lúc Xê-đa ra đi vĩnh viễn...






    ngocanh - cailuongvietnam (Theo Báo sân khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 8 Users Say Thank You to romeo For This Useful Post:


  3. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    thằng út chôm nữa . giống tía nó .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to 10Cuong For This Useful Post:


  5. Koala
    Avatar của Koala
    Ủa, không phải cốt truyện được trích một phần trong sử thi Ramayana của Ấn Độ sao? Đây là một sử thi rất nổi tiếng, sao lại đổi địa chỉ về Campuchia thế nhỉ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


  7. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    vì cambot có casino .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to 10Cuong For This Useful Post:


  9. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Nguyên văn bởi Koala
    Ủa, không phải cốt truyện được trích một phần trong sử thi Ramayana của Ấn Độ sao? Đây là một sử thi rất nổi tiếng, sao lại đổi địa chỉ về Campuchia thế nhỉ?
    Truyện cổ tích mà, em thấy hay có những phiên bản lắm! Hồi nhỏ xem cổ tích của Ấn Độ, của Campuchia, em đều thấy có truyện nàng Xi-ta này...
    Cũng như truyện Tấm Cám á, trong cổ tích Campuchia cũng có 1 truyện y chang à.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to Scarlet For This Useful Post:


  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Hay là Anh-Em mình dựng cái này đi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  13. MEM
    Avatar của MEM
    Cái này thấy khó à, đồ đạc cũng lạ nữa!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  15. Koala
    Avatar của Koala
    Nguyên văn bởi Scarlet
    Truyện cổ tích mà, em thấy hay có những phiên bản lắm! Hồi nhỏ xem cổ tích của Ấn Độ, của Campuchia, em đều thấy có truyện nàng Xi-ta này...
    Cũng như truyện Tấm Cám á, trong cổ tích Campuchia cũng có 1 truyện y chang à.
    Em ơi, đây không phải truyện cổ tích nhé. Sử thi Ramayana là nguồn gốc của Hindu giáo và là một trong những bộ sử thi nổi tiếng nhất Ấn Độ và trên thế giới. Hindu giáo sau đó có du nhập vào Campuchia nên tích này cũng được lưu truyền cũng dễ hiểu. Nhưng nếu nói đây là câu chuyện dân gian trong kho tàng truyện cổ Campuchia, thì chẳng khác nào nói kinh Koran của đạo Hồi có nguồn gốc từ Indonesia hay đạo Phật bắt nguồn từ Trung Quốc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to Koala For This Useful Post:


  17. Koala
    Avatar của Koala
    Thấy vở này là nhớ cô Thanh Vy, nhớ hồi đó cô diễn lúc nàng Xê Đa chết thật cảm động
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


  19. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    À, em không được đọc sử thi vì lúc đó những truyện này được viết thành dạng truyện cổ Ấn Độ, em nhớ là 1 cuốn dày lắm, không phải truyện tranh với tựa đề là nàng Si-ta. Em đọc hồi lớp 1 cơ đấy nhưng vẫn còn nhớ như in cái hình bìa truyện. Còn truyện cổ tích Campuchia thì không nhớ rõ là xem ở đâu nữa.
    Nhưng em có xem từ điển văn học thì có nói về bộ sử thi nổi tiếng này của Ấn Độ.
    Đây cũng là vở tuồng cải lương em xem đầu tiên ở rạp, lúc đó mới hơn 3 tuổi đi vô nhà máy dệt của mẹ, vì nhỏ xíu nên ngồi ngay hàng đầu, kê dép ngồi, akakaka. Lúc đó cả cái hội trường nhà máy cả ngàn người xem, vui như đi hội.
    Em còn nhớ rất nhiều cảnh ấn tượng. Màn cuối, chỗ cô Thanh Vy nuốt hoa huệ và chết thì em khóc như mưa và cứ luôn thắc mắc là sao ăn hoa huệ lại bị chết.
    Ôi kỷ niệm tuổi thơ, hixhix...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL