Trang 7/7 ĐầuĐầu ... 3 4 5 6 7

Chủ đề: Xang Xừ Líu

  1. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    XANG XỪ LÍU 21 CÂU
    Trích trong tuồng : Đêm Lạnh Chùa Hoang

    MỜI NGHE TẠI ĐÂY

    Một chiều, khi lá cuối thu rụng đầy trên thảm cỏ.
    Khách viễn hành quên cả lối về xưa.
    Tôi đã gặp ông nơi quán nhỏ cô đơn xao xuyến
    1- Kẻ lên… (đường) (hò)
    2- Và bóng (chiều) xuống lạnh mù (sương) (xê)
    3- (---xê---) … Rồi (ông) (cống)
    4- Nói gì__ nhớ nhớ thương (thương) (xê)
    5- Làm cho tôi__ xúc động tâm (hồn) (hò)
    6- (---hò---) Trời (ơi!) (xang)
    7- Con gái gì__ mà không biết (thẹn) (xừ)
    8- Tôi có bao__ giờ hứa (hẹn) (u)
    9- Thôi đi! …(Muội) (cồng)
    10- Đã biết tánh__ của nhị sư (ca) (xê)
    11- Đừng chối quanh__ tội đa (tình) (hò)
    12- (---hò---) … Anh (đâu) (xừ)
    13- Có tội tình gì (xừ) … Thôi ông ơi! (đừng) (xừ)
    14- Vội vàng cải chối (cống) … Ông (hứa) (xừ)
    15- Yêu tôi trọn đời (xừ) … rồi bây (xang)___
    16- Giờ ông quên bỏ (cống) (---cống---)
    17- Đó, nhị sư ca! Nhị sư (ca) (cống)
    18- Còn định (cống) lừa em chi (nữa) (liu)
    19- Đâu có, Sư muội (à!) (cống)
    20- Thật là oan__ uổng cho (tôi) (xang)
    21- Đừng đóng kịch__ nữa ông (ơi!) (xang).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    Giang Tiên (04-06-2015), MEM (29-05-2015), romeo (29-05-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi BichNuong
    Nguyenphuc làm đầu trên xóm dưới nghe hết trơn vậy mà còn đổ thừa là bị ăn hiếp nữa kìa. Chỉ sợ là không có ai ăn hiếp em thì em mới buồn đó.
    Nhân em nói về nhà thơ Vũ Hoàng Chương, thì chị chỉ thích có 2 câu này thôi:
    " Em ơi lửa tắt bình khô rượu,
    Đời vắng em rồi say với ai."

    Chị rất thích thơ Xuân Diệu, thuộc nhiều thơ của "ông vua thơ tình này" nhưng lại không hề thích nhà thơ này đâu nhé. Ngược lại chị chẳng hề thích, chẳng hề thuộc một bài thơ nào của nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim, nhưng chị lại rất kính phục nhân cách sống của ông. Nếu em rảnh thì tìm những tư liệu về nhà thơ này mà đọc nhé.
    Oh, chị cũng thuộc hai câu thơ nổi tiếng của ông Vũ Hoàng Chương nữa hén.
    Người ta nói cũng chính ông là tác giả hai câu thơ cũng rất nổi tiếng sau đây:
    Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công lý
    Đồng khởi vùng lên mất Tự do
    Em kính phục ông là một kẻ sĩ đúng nghĩa.
    Về ông Hữu Loan em cũng biết và cũng kính phục ông. Ông cũng là một kẻ sĩ có nhân cách, sống có nghĩa có nhân. Trong khi có nhiều kẻ ăn cháo đá bát vong ân bội nghĩa đem những người ơn của họ ra đấu tố gán ghép cho những tội danh này nọ rồi đập đầu chôn sống. Trong khi ông Hữu Loan bất chấp nguy hiểm tính mạng, cứu con của người bị nạn về cưu mang bảo bọc...
    Đọc quyển hồi ký Thằng Hèn của Tô Hải người ta khinh miệt phỉ nhổ bọn hèn mất nhân tính như Cù Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên... kính phục những người như Hữu Loan, Văn Cao, Vũ Hoàng Chương...
    Chế độ mất nhân tính sinh ra những kẻ mất nhân tính...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (10-06-2015), romeo (09-06-2015)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bản XANG XỪ LÍU (8 câu, 21 nhịp, song lang chiếc, hơi quảng, trường canh hoãn điệu) theo tôi thấy thì mỗi nhịp của bản đàn NP trích của nhạc sư Trọng Khanh thì một số nhạc sĩ bên này tách thành 1 câu mỗi câu nầy có 2 nhịp cho nên bỏ nhịp thứ nhất, gõ song lang nhịp thứ 2 phải không NP? Nếu đúng như trên thì khi có bài ca có phân câu phân nhịp như vậy khi phân lại thì chỗ gõ song lang của họ chính là nhịp gõ song lang của bản đàn NP viết trích của NS Trọng Khanh?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (13-06-2015), romeo (15-06-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bản Xang Xừ Líu trường canh hoãn điệu (giống như Sương Chiều và Hoài Tình). Nó chỉ có một loại nhịp và một loại trường canh duy nhất như vậy mà thôi.
    Nhiều người nghe đàn rồi canh nhịp theo kiểu nhịp vọng cổ 32 (trường canh trung điệu), vì không rành nhạc lý nên phân nhịp kiểu vọng cổ (trung điệu), thành ra chỗ nhịp phụ (chân trái) của người ta mà phân thành nhịp chánh (chân phải), rồi nói song lang bỏ một lấy một. Người này truyền cho người kia, rốt cuộc sai tuốt luốt.
    Cứ nghe nhịp phụ (chân trái) nó nhồi lại kiểu như Phụng Hoàng Lai Nghi, thì làm sao là nhịp chánh được.
    Tóm lại, đó là trường canh hoãn điệu.
    Xang Xừ Líu gốc là nhạc Tiều nên không thể sắp câu cú theo cổ nhạc Việt Nam được mà phân câu theo câu ca. Ngày xưa, khi lấy bản này của nhạc Tiều làm của ta thì các tiền bối đã phân thành 8 câu như vậy rồi.
    Trường canh hoãn điệu vừa dài vừa chậm, khó giữ nhịp nên nhiều người (không cứng nhịp) lại phân thêm, chẻ nhỏ ra, thành trường canh trung điệu cho dễ giữ nhịp. Chẻ nhỏ để dễ canh nhịp thì không ai nói, nhưng cho đó là nhịp chánh thì không phải. Cũng như vọng cổ có người chẻ nhỏ nhịp ra 64, 128 cho dễ canh nhịp (và dễ giữ nhịp) rồi nói vọng cổ nhịp 64 hay 128 là sai hoàn toàn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (13-06-2015), romeo (15-06-2015), thaydat (13-06-2015)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Chú thaydat xem đây, NP nói có sách mách có chứng (scan trang sách Nhạc cổ điển Việt Nam xuất bản hồi thập niên 1950's), chứ không phải như mấy ông thầy mò, mò tầm bậy, nói Xang Xừ Líu 21 câu. Đã vậy mà còn truyền cái dốt cái tầm bậy ra cho mọi người đều hiểu lầm, lấy cái sai làm cái đúng. Lâu dần nếu không có người chấn chỉnh thì cổ nhạc càng ngày càng sai, chí ít cũng sai về căn bản.
    NP thấy người ta làm karaoke bản Hoài Tình (và bản Sương Chiều) cũng sai y chang. Họ đâu có biết trường canh hoãn điệu !
    Mấy thầy mò, cứ học mò theo audio, nghe rồi canh nhịp theo kiểu nhịp vọng cổ rồi phân nhịp tầm bậy.
    Nói thì đụng chạm và bị Mod Giang Tiên la rầy là "hỗn", dám phê bình các thầy (là cầy thác). Nhưng NP có tính thẳng thắn. có sao nói vậy, biết sao nói vậy, không thiên vị, không nịnh bợ... Nói thật, NP nghe qua là biết ai học đàn có thầy chân truyền, ai đàn mò theo audio hoặc video.
    Lẽ ra không nên nói, nhưng vì chú thaydat hỏi tới hỏi lui rằng ai cũng nói Xang Xừ Líu 21 câu mỗi câu 1 nhịp tại sao NP nói Xang Xừ Líu chỉ có 8 câu, do đó mà NP scan trang sách có bản Xang Xừ Líu này để chứng minh là không phải NP tự vẽ ra. muốn nói sao nói.
    Tất cả những người (nhạc sĩ) đàn mà có audio (hoặc video) upload lên internet, NP đều có nghe qua từng bản và biết ai sao sao hết rồi, nhưng không nói ra (có 1 "nhạc sĩ" đàn bản Tứ Đại Oán hết sức là tầm bậy, chỗ chữ đàn liu tích XỪ mà ổng đàn xế xang XỰ). Chỉ nói (bàn luận) với những người thân coi như trong gia đình. Đó là ông cậu của NP và 2 người bạn của ông cậu, trong đó có ông mà hồi Thiện Vũ 18 tuổi từ Long Xuyên xuống Rạch Giá (vì nghe tiếng ổng) tìm ổng hoà đàn. Đàn xong đổ mồ hôi hột. Sau đó nhiều năm về nhà khổ công luyệp tập rơ đàn và nhịp, lại tìm xuống ổng (trước khi ổng đi H.O) xin hoà lại và nói, hồi đó tôi hoà với ông muốn chết vì nhịp và rơ đàn. Tôi về khổ công luyện theo rơ (và nhịp) của ông mà vẫn chưa được như ý.
    Ông đó, nghe ông cậu của NP kêu bằng anh Mười (vì là học trò của nhạc sư Mười Khói ở vùng Cà Mau Rạch Giá hồi xưa), thật ra ông ấy không phải thứ mười.
    Một ông nữa, nghe ông cậu của NP kêu bằng anh Ba (sự thật cũng không phải thứ ba), vì ông này là học trò của nhạc sư Ba Thu ở Long Xuyên. Nhạc sư Ba Thu có tiếng hồi những thập niên 30s, 40s, 50s.
    Không biết chú thaydat ở Long Xuyên có nghe danh tiếng nhạc sư Ba Thu hay không. Ông Ba Thu hồi đó dạy một bản oán giá 1 chỉ vàng 24k.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Hi hi... coi thêm trang scan này chơi cho vui...




    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Coi thêm trang scan này nữa, để thấy cách phân nhịp của bản Hoài Tình
    (4 câu đều dứt ngoại)


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. thaydat
    Avatar của thaydat
    Tư liệu được trích dẫn và bài viết của NP rất quý cho những người mới tìm hiểu như mình .Mình sẽ in lại để làm tư liệu. Rất cảm ơn NP.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (15-06-2015)

  14. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Tư liệu được trích dẫn và bài viết của NP rất quý cho những người mới tìm hiểu như mình .Mình sẽ in lại để làm tư liệu. Rất cảm ơn NP.
    Hi hi... bây giờ chú thaydat tin rằng cách phân câu của bản Xang Xừ Líu là 8 câu 21 nhịp trường canh không nè... hi hi...
    Các vị tiền bối đã phân câu phân nhịp như vậy đó. Ngay từ khi du nhập bản này từ các gánh hát Tiều vào cải lương tuồng Tàu của Việt Nam (cải lương tuồng Tàu là "ông tổ" của cải lương Hồ Quảng hiện nay).
    Cách phân câu như vậy là căn cứ vào câu ca (lời ca) của bản hát Tiều. Khởi thuỷ bản này đàn trường canh trung điệu. Về sau người ta đàn giản nhịp ra thành trường canh hoãn điệu. Do đó có một số người không rành, nghe đàn (ca) rồi canh theo cách nhịp vọng cổ, xé câu ra tầm bậy và còn nói là song lang bỏ 1 lấy 1.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (15-06-2015), thaydat (15-06-2015)

Trang 7/7 ĐầuĐầu ... 3 4 5 6 7
ANH EM CHANNEL