Trang 4/17 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 14 ... CuốiCuối

Chủ đề: Văn Thiên Tường

  1. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    VĂN THIÊN TƯỜNG
    (LỚP DỰNG & XẾ XẢNG)
    Hạng Võ Biệt Ngu Cơ

    Tác giả: Trọng Khanh

    Lớp Dựng:
    7. (-) (-) (-) Quân (vương)
    Đừng ai (bi) (-) lẽ thường (-) thắng bại sá (chi)
    8. (Ráng) làm sao (-) thoát khỏi cơn (nguy) (-)
    Sau (nầy) sẽ liệu (toan) gây (dựng) lại cơ (đồ)]
    9. (Có) thiếp theo (-) càng vướng (bận) (-)
    Quân (vương) thêm nặng (-) vì chút (-) phận má (hồng)
    10. (Giờ) đây thiếp (-) quyết quyên (sinh) (-)
    Để thánh (hoàng) được rảnh (tay) lo (xã) tắc sơn (hà)
    11. (Quân) vương hỡi (-) từ đây vĩnh (biệt) (-)
    Chúc (quân) vương được (-) thoát khỏi (-) cơn nguy (nàn)
    12. Ngày (sau) nghiệp đế (-) muôn thuở vững (bền) (-)
    Thiếp (về) cõi giới (ba) mà (lòng) vẫn nhớ quân (vương)
    Lớp Xế Xảng:
    13. (-) (-) Ruột (thắt) lòng (đau)
    Khanh (đã) thác (rồi) trẫm (nát) tâm (can)
    14. (-) (-) (-) Ngu (Cơ)
    Khanh (hỡi) (-) sao bỏ (-) trẫm một (mình)
    15. Nỗi (lòng) trẫm (biết) tỏ cùng (ai) (-)
    Điện (ngọc) cung (vàng) ngôi (báu) mà (chi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    caophihung (28-11-2015), DOHOANG (10-11-2014), giaonguyentuong (15-12-2014), huynhdiep73 (27-03-2013), MEM (08-09-2016), romeo (10-11-2014), SauLucBinh (27-11-2015)

  3. khaltt
    Avatar của khaltt
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Nếu chỉnh câu thỉ phải chỉnh lại cách phân nhịp toàn bài, rất trở ngại và mất thời gian.
    Bản oán hầu hết là nhịp tám, cách phân câu là một câu có 8 nhịp phân làm 2 vế (hai dòng chữ) mỗi vế 4 nhịp.
    Thí dụ:

    VĂN THIÊN TƯỜNG
    Bá Lý Hề nhìn vợ
    Soạn giả: Trọng Khanh

    Lớp Đầu:
    1. (-) (-) (-) Từ (ngày)
    chàng ra (đi) thấm (thoát) đã hai (mươi) mấy năm (dư)
    2. (-) (-) (-) Đường (xa)
    xôi vạn (lý) ngày (đêm) em luống (những) trông tin (chàng)
    ....
    Có người thích phân theo mỗi dòng 2 nhịp như phân nhịp tư
    nên một câu 4 dòng. Nếu quen củng không khó nhìn lắm. ai tiếp cận cách phân câu nào trước quen kiểu đó (các bài nhịp 8). hehee
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  5. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Văn Thiên Tường đúng là có 3 lớp gồm 39 câu. Nhưng ko phải như bạn khaltt nói đâu. Từ câu 1 đến câu 15 chỉ là 1 lớp thôi. Lớp 1 và lớp 2 trùng nhau nhưng khác câu đầu là câu 1 của lớp 1 và câu 16 của lớp 2. Vì trùng như vậy nên nhạc giới chỉ thường chơi lớp 2 và lớp 3 mà thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  7. khaltt
    Avatar của khaltt
    Nguyên văn bởi Hồng Phượng
    Văn Thiên Tường đúng là có 3 lớp gồm 39 câu. Nhưng ko phải như bạn khaltt nói đâu. Từ câu 1 đến câu 15 chỉ là 1 lớp thôi. Lớp 1 và lớp 2 trùng nhau nhưng khác câu đầu là câu 1 của lớp 1 và câu 16 của lớp 2. Vì trùng như vậy nên nhạc giới chỉ thường chơi lớp 2 và lớp 3 mà thôi.
    Em không biết khác thế nào vì không có tài liệu ghi cụ thể, chỉ thấy
    lớp 1:....
    lớp 2 (trùng lớp 1)
    Lớp 3:....

    Và các bài ca củng sáng tác 2 lớp có khi ghi Lơp 1, lớp 2 (trùng lớp 1 nên không viết lời - NS Mười Phú) lớp 3. Có SG ghi lớp 2, lớp 3 luôn (mấy bài của SG Trần Ngọc Thạch).
    Vụ này thực tế em mù tịt chí biết đọc từ tài liệu thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Như anh đã nói VTT có 3 lớp, lớp 1(1-15) còn gọi là lớp đầu cả khúc dựng và xế xảng nữa chứ anh?

    Dựng & Xế Xảng chỉ là một lớp nhỏ (phụ) nằm trong 3 lớp chính. Nó không phải là một lớp riêng biệt. Vì cải lương hay trích ra riêng để không bị dài.
    Cách phân lớp của người xưa đã có nói rõ, 3 lớp Văn Thiên Tường đều có Dựng & Xế Xảng nằm trong đó, vị trí y như nhau là ở phần cuối của mỗi lớp.
    Giới tài tử khi chơi bản Văn Thiên Tường, hoặc đờn đủ (3 lớp) hoặc đờn tắt (1 & 3) thì đều đờn qua Dựng và Xế Xảng. Vậy đâu có thiếu, đâu có bỏ sót.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi Hồng Phượng
    Dàn đờn của CLB quận 10 thời ấy đó ,ba bốn cây ko cây nào đoàn kết với cây nào hết mà mình mới học ca mới ghê chứ !
    Cái câu ko cây nào đoàn kết với cây nào hết nghe mắc cười quá.

    Nguyên văn bởi nguyenphuc

    Chỗ nhịp thứ 8 câu 2 (là nhịp dứt câu 2), chỗ lời ca súng ống lưỡi (), mấy ổng đờn chữ gì vậy? Mấy ổng đờn chữ là sai hoàn toàn.
    Bản Văn Thiên Tường chỗ dứt câu 2 có 2 nhóm chơi khác nhau.
    Một nhóm đờn XỰ và một nhóm đờn XÀNG.
    Tuồng Tô Ánh Nguyệt năm 1936 của cố soạn giả Trần Hữu Trang đờn XÀNG.
    Tuồng Sân Khấu Về Khuya của soạn giả Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) khoảng thập niên 1960 đờn XÀNG.
    Em không nhớ hết.
    Bây giờ nghe rất nhiều người đờn XỰ.
    Nhưng đờn là hoàn toàn sai.
    Em chỉ nghe tới đó.

    Nghe nguyenphuc giải thích phát ghiền luôn.

    Nguyên văn bởi khaltt
    Có người thích phân theo mỗi dòng 2 nhịp như phân nhịp tư
    nên một câu 4 dòng. Nếu quen củng không khó nhìn lắm. ai tiếp cận cách phân câu nào trước quen kiểu đó (các bài nhịp 8). hehee
    Cảm ơn anh khaltt, giờ mới được biết điều này.

    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Dựng & Xế Xảng chỉ là một lớp nhỏ (phụ) nằm trong 3 lớp chính. Nó không phải là một lớp riêng biệt. Vì cải lương hay trích ra riêng để không bị dài.
    Cách phân lớp của người xưa đã có nói rõ, 3 lớp Văn Thiên Tường đều có Dựng & Xế Xảng nằm trong đó, vị trí y như nhau là ở phần cuối của mỗi lớp.
    Giới tài tử khi chơi bản Văn Thiên Tường, hoặc đờn đủ (3 lớp) hoặc đờn tắt (1 & 3) thì đều đờn qua Dựng và Xế Xảng. Vậy đâu có thiếu, đâu có bỏ sót.
    Ủa, vậy mà GT cứ tưởng chỉ có Lớp 1 - Lớp 2 - Lớp Dựng - Xế Xãng chứ. Không ngờ mỗi lớp đều có Lớp Dựng và Xế Xãng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Như anh đã nói VTT có 3 lớp, lớp 1(1-15) còn gọi là lớp đầu cả khúc dựng và xế xảng nữa chứ anh?

    Bản Văn Thiên Tường, từ câu 1-15 là Lớp Nhứt chứ không phải lớp đầu.
    Mà, lớp đầu cũng chỉ là một phần của Lớp Nhứt mà thôi (cũng như dựng & xế xảng) vậy.
    Gọi là Lớp Đầu thì chỉ có 6 câu từ 1-6 thôi. Cải lương vẫn chơi 6 câu đầu (gọi là lớp đầu), như trong tuồng Sân Khấu Về Khuya của soạn giả Nguyễn Thành Châu.
    Ngày xưa những bản oán đờn nhịp tư lơi nên giới tài tử thường chơi hết bản. Sau này đờn giãn ra thành nhịp tám thời gian dài gấp đôi nên người ta thường chơi ngắt bớt lớp (gọi là nhận lớp) để người nghe đỡ bị nhàm chán vì dài lê thê.
    Cũng với cách ngắt lớp này mà bản Nam Xuân cũng chỉ chơi 20 câu thôi, bản Nam Ai chỉ chơi 28 câu hoặc dài lắm là 43 câu thôi. Riêng bản Đảo Ngũ Cung vì hơi điệu ít bị trùng nên người ta vẫn chơi đủ bản là 52 câu.
    Các lớp Trống Xuân, Mái Ai và Song Cước có khi chơi riêng, cũng có khi nối theo bản "mẹ" đã giản lược như nói trên.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Có người thích phân theo mỗi dòng 2 nhịp như phân nhịo tư
    nên một câu 4 dòng. Nếu quen củng không khó nhìn lắm. ai tiếp cận cách phân câu nào trước quen kiểu đó (các bài nhịp 8). hehee

    Những cách phân câu đại để như trên là cách của người tùy tiện, không phải cách của thầy đàn.
    Trừ những bản nhỏ, những bản nhịp đôi thì mỗi câu một hàng; hoặc có một số bản quảng số câu không nhất định nên có câu một hàng có câu hơn một hàng.
    Ngoài ra, từ những bản nhịp tư trở đi thì phân mỗi câu chỉ có 2 hàng thôi.
    Bản nhịp tư thì mỗi hàng 2 nhịp, bản nhịp tám thì mội hàng 4 nhịp.
    Đó là qui ước xưa nay của cách viết bản đờn và bài ca của các nhạc sư tiền bối.
    Những người học đàn chính quy thì theo thầy nên cũng phân câu bản đờn bài ca theo qui ước trên.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Em không biết khác thế nào vì không có tài liệu ghi cụ thể, chỉ thấy
    lớp 1:....
    lớp 2 (trùng lớp 1)
    Lớp 3:....

    Và các bài ca củng sáng tác 2 lớp có khi ghi Lơp 1, lớp 2 (trùng lớp 1 nên không viết lời - NS Mười Phú) lớp 3. Có SG ghi lớp 2, lớp 3 luôn (mấy bài của SG Trần Ngọc Thạch).
    Vụ này thực tế em mù tịt chí biết đọc từ tài liệu thôi.

    Bất cứ bản đàn nào cũng có lòng bản đầy đủ từ đầu đến cuối chứ.
    Bản Văn Thiên Tường cũng vậy, cũng lòng bản với đầy đủ 42 câu.
    Nếu học đàn chính quy thì bản gì cũng biết hết, kể cả phải biết những dị bản. Trừ khi bỏ lâu quá bị quên bớt thôi.
    Người biết đàn, nói đến bản gì là người ta biết trong lòng bản chỗ nào trùng nhau chỗ nào khác nhau, chỗ nào hơi điệu đặc thù. Nếu không có nét đặc thù thì bản nào cũng giống bản nào, cần gì phải đặt ra cho nhiều bản.
    Lớp Ba Văn Thiên Tường khác 2 lớp 1 và 2 là câu từ 31-33.
    Chỗ khác đây nè:

    VĂN THIÊN TƯỜNG
    (Lớp III)
    Bá Lý Hề nhìn vợ

    31. (-) (-) (-) Khi đã đến (nơi)
    nàng mới nhìn (lên) (-) rõ ràng (-) là Bá Lý (Hề)
    32. Chàng (ơi) có biết (-) em đã đến (đây) (-)
    muôn dặm trời (mây) (-) em cố tìm (-) cho gặp mặt (chồng)
    33. Lòng (em) tan nát (-) khi lìa bỏ quê (xưa) (-)
    nhìn mái lều (tranh) xác xơ (-) mà hôm nào (-) em chẻ cửa tiễn (đưa)
    34. Vì vinh (sang) chàng nỡ (-) quên cảnh muối (dưa) (-)
    quên vợ (dại) con thơ (-) mỏi mòn (-) sống cảnh bơ (vơ)
    vân vân...


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    Ủa, vậy mà GT cứ tưởng chỉ có Lớp 1 - Lớp 2 - Lớp Dựng - Xế Xãng chứ. Không ngờ mỗi lớp đều có Lớp Dựng và Xế Xãng.

    Dựng & Xế Xảng chỉ là lớp nhỏ (phụ) nằm trong 3 lớp chính mà thôi.
    Cải lương trích ra cho đỡ bị dài. Tài tử khi chơi là chơi nguyên bài, đâu nói gì tới dựng hay xế xảng (vì đương nhiên bao gồm trong đó).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

  21. dieulyquehuong
    Avatar của dieulyquehuong
    Cho dieuly tám chút xíu nhe!
    Nghe nói ,người sáng tác bản đờn "Văn Thiên Tường" có 2 lớp trùng nhau với ý tưởng là : lớp đầu nói về Văn Thiên Tường ,một vị quan thời Nam Tống (Trung Quốc ) và lớp thứ hai nói về anh hùng Thủ Khoa Huân của chúng ta .Hai lớp giống nhau cũng như hai người giống nhau ở khí tiết anh hùng,dù bị giặc bắt,vẫn hiên ngang anh dũng hy sinh,quyết không khuất phục.Cái bi hùng ẩn chứa trong âm điệu bản đờn thoát ra cũng thế .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 5 Users Say Thank You to dieulyquehuong For This Useful Post:

    giaonguyentuong (15-12-2014)

Trang 4/17 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 14 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL