Trang 16/17 ĐầuĐầu ... 6 12 13 14 15 16 17 CuốiCuối

Chủ đề: Văn Thiên Tường

  1. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    VĂN THIÊN TƯỜNG
    (LỚP DỰNG & XẾ XẢNG)
    Hạng Võ Biệt Ngu Cơ

    Tác giả: Trọng Khanh

    Lớp Dựng:
    7. (-) (-) (-) Quân (vương)
    Đừng ai (bi) (-) lẽ thường (-) thắng bại sá (chi)
    8. (Ráng) làm sao (-) thoát khỏi cơn (nguy) (-)
    Sau (nầy) sẽ liệu (toan) gây (dựng) lại cơ (đồ)]
    9. (Có) thiếp theo (-) càng vướng (bận) (-)
    Quân (vương) thêm nặng (-) vì chút (-) phận má (hồng)
    10. (Giờ) đây thiếp (-) quyết quyên (sinh) (-)
    Để thánh (hoàng) được rảnh (tay) lo (xã) tắc sơn (hà)
    11. (Quân) vương hỡi (-) từ đây vĩnh (biệt) (-)
    Chúc (quân) vương được (-) thoát khỏi (-) cơn nguy (nàn)
    12. Ngày (sau) nghiệp đế (-) muôn thuở vững (bền) (-)
    Thiếp (về) cõi giới (ba) mà (lòng) vẫn nhớ quân (vương)
    Lớp Xế Xảng:
    13. (-) (-) Ruột (thắt) lòng (đau)
    Khanh (đã) thác (rồi) trẫm (nát) tâm (can)
    14. (-) (-) (-) Ngu (Cơ)
    Khanh (hỡi) (-) sao bỏ (-) trẫm một (mình)
    15. Nỗi (lòng) trẫm (biết) tỏ cùng (ai) (-)
    Điện (ngọc) cung (vàng) ngôi (báu) mà (chi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    caophihung (28-11-2015), DOHOANG (10-11-2014), giaonguyentuong (15-12-2014), huynhdiep73 (27-03-2013), MEM (08-09-2016), romeo (10-11-2014), SauLucBinh (27-11-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi phongbadinh
    Chào a Nguyễn Phúc!
    Thấy a hiểu biết cũng khá nhiều vậy cho e hỏi này chút. Theo anh là đoạn Dựng & Xế Xảng của bài VTT này thì gọi sao cho đúng? Lớp thì lớp 1, lớp 3, lớp 2... cái đoạn e nói trong l1 lớp 2 đều có (lớp 3 trùng xế xảng và nữa đoạn sau của khúc dựng) mà gọi lớp nữa vậy có gì sai sai không? Tại e có thấy số người gọi lớp dựng, 1 số ít kêu là khúc dựng??? Tóm lại là lớp hay khúc??
    Từ xưa, các thầy đờn và sách vở đều gọi là LỚP, như câu nói trong giới đờn ca cổ nhạc tài tử là: "Đờn phải có bài bản, lớp lang", hoặc: "Đờn phải đờn đủ nguyên bài, không được nhận lớp" v.v...
    Bài bản là chỉ nguyên bài ca bản đờn; lớp là chỉ từng phần nằm trong (trực thuộc) mỗi bản đờn. Người ta nói phân lớp bản đờn, không ai nói phân khúc bản đờn.
    Thí dụ như bản Nam Ai hoặc Nam Xuân hoặc Đảo, người ta nói Lớp Mái Ai, Lớp Trống Xuân, Lớp Song Cước. Có ai nói Khúc Mái Ai Khúc Trống Xuân hay Khúc Song Cước đâu.
    Cũng vậy, người ta nói Tứ Đại Oán Lớp Hồi Thủ, có ai nói Khúc Hồi Thủ đâu.
    Và người ta cũng nói Xàng Xê Lớp Xề chứ có ai nói Khúc Xề đâu.
    Do đó người xưa sách xưa nói Lớp Dựng (và Lớp Xế Xảng) Văn Thiên Tường, không ai nói Khúc Dựng Khúc Xế Xảng cả.
    Người nay, sách nay thì muốn nói sao cũng được, muốn viết sao cũng được, thậm chì lòng bản muốn đờn sao cũng được. Tùy theo sở học, sở kiến và nhận thức của mỗi người.
    PS: xin cho hỏi, anh (bạn) phongbadinh bao nhiêu tuổi (mà gọi NP bằng anh) ạ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (10-04-2019), phongbadinh (15-01-2017), romeo (15-01-2017)

  5. phongbadinh
    Avatar của phongbadinh
    Dạ hỏi để biết thêm chứ e cũng ít khi kêu là lớp (khúc) dựng cả. E cũng thấy nó như là 1 tiểu lớp (lớp nhỏ) nằm trong lớp lớn và thấy một số tranh cãi vấn đề này nên hỏi để biết vậy : )). Đi chơi hát nói VTT mấy ông đờn canh ngay dựng mà phang, thỉnh thoảng e ca lớp 3 thì e dặn là hát lớp 3 để họ biết mà đờn. Ko thì chỉ nói hát VTT : ))
    PBD chắc nhỏ hơn NP quá (89 á)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to phongbadinh For This Useful Post:

    nguyenphuc (15-01-2017), romeo (15-01-2017)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Cái chuyện gọi lớp dựng và lớp xế xảng của bản Văn Thiên Tường là khúc dựng và khúc xế xảng chỉ xảy ra sau năm 1975 (nhưng không rõ chính xác là từ năm nào) cũng giống y chang như gọi bản Thập Tình, bản Phước Châu và bản Sâm Thương là Lý Thập Tình, bản Lý Phước Châu và Lý Sâm Thương vậy.
    Tự nguyên thủy, 3 bản Thập Tình, Phước Châu và Sâm Thương không phải là bản Lý, cũng không nằm trong nhóm Lý nào cả. Tự dưng sau 1975 người ta gán cho nó thêm cái "họ" (last name) Lý vào. Cũng không biết ai đã "sáng tạo" ra cái tên Lý đó nữa... hic. Thôi thì người ta thích gọi vậy thì để họ gọi, tranh cãi vừa mệt vừa mất hòa khi trong cuộc chơi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    phongbadinh (15-01-2017), romeo (15-01-2017)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Theo mình hiểu như thế này xem coi đúng không nghe NP và phongbadinh. Gọi theo người xưa.Văn Thiên Tường có 3 lớp. Lớp 1, 2,3. Trong lớp 1 có lớp đầu , lớp dựng, lớp xế xảng. theo đó người xưa có bố cục của bản văn thiên tường như sau:
    1. Lớp 1
    a. Lớp đầu
    b. Lớp dựng
    c. Lớp xế xảng
    Còn ngày nay có thể người ta không dựa vào kiểu bố cục 1.a,b,c nữa vì thấy nghe cái gì mà lớp rồi nhỏ hơn cũng lớp. Cho nên dựa vào tên để gọi(bố cục) cho bài VTT. Lớp 1 thì lớp nhỏ hơn thì khúc để phân biệt .
    1. Lớp 1
    a. Khúc đầu
    b. Khúc dựng
    c. Khúc xế xảng
    Nói tóm lại ngày nay người ta tìm cách để người ta nhớ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    DOHOANG (10-04-2019), phongbadinh (15-01-2017), romeo (15-01-2017)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Không cần thiết phải gọi như vậy "để nhớ".
    Chỉ cần nói Văn Thiên Tường dựng hoặc xế xảng là người ta dư hiểu rồi. Cũng như bản Đảo Ngũ Cung chỉ cần nói Đảo là ai cũng hiều, cần gì phải thêm vào nữa cho dài dòng.
    Hoặc như nói Sâm Thương ai cũng hiểu, cần gì phải thêm chữ Lý vào cho rườm rà và nhất là sai trái.
    Những người hiểu biết chuyên sâu về cổ nhạc tài tử cải lương (như ông Ba Tu, ông Nhị Tấn, ông Vũy Chỗ, ông Hoàng Cơ Thụy v.v...) không ai gọi khúc dựng khúc xế xảng cả.
    Chú lên mạng mà tìm hiểu, những người gọi khúc có danh vị kỳ cựu gì đáng tin cậy trong làng cổ nhạc hay không.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (27-03-2019), phongbadinh (15-01-2017), romeo (15-01-2017)

  13. catminhloc
    Avatar của catminhloc
    Mình theo dõi diễn đàn này cũng được một thời gian và cũng học hỏi được nhiều điều, cũng như tìm hiểu thêm được nhiều, mình thấy nguyenphuc có kiến thức rất thâm sâu về đàn ca tài tử, mình thì giờ mới đang tự học nhưng mình đam mê đàn ca tài tử, mặc dù mình không là người sinh ra ở vùng miền ấy, mà thấy nguyenphuc nhận xét nhiều nhạc sĩ cổ nhạc, phím lõm, đàn cò ... mình đọc mà nổi da gà vì nó quá giống cảm nhận của mình. Mình rất cám ơn diễn đàn rất nhiều.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to catminhloc For This Useful Post:

    DOHOANG (10-04-2019), MEM (27-03-2019), nguyenphuc (27-03-2019)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Vậy bạn vào chia sẻ và bầu bạn với Nguyenphuc cho vui. Cũng ít người biết đàn để trao đổi với NP.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    nguyenphuc (28-03-2019)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Oh, thấy tên anh catminhloc trong topic nầy bữa giờ mà không thấy bài post ở đâu.
    Hôm nay nhờ anh MEM cho hiển thị mới đọc được.
    Cảm ơn anh MEM và anh catminhloc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (27-03-2019)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Văn Thiên Tường Lớp Dựng, câu 12:
    12. Ngày (sau) nghiệp đế (-) muôn thuở vững (bền) (-)
    Thiếp (về) cõi giới (ba) mà (lòng) vẫn nhớ quân (vương)

    Chú thaydat ơi, chú nghe cho kỹ chỗ nhịp thứ 7 câu 12 nầy, theo lòng bản căn bản xưa là chữ
    XỀ. Trong clip dưới đây có hai nhạc sĩ lừng danh là ông Ba Tu và ông Bảy Bá đờn XỀ và dứt LIU (dứt nội) đúng theo lòng bản căn bản xưa.
    Trong khi hiện nay mấy ông cố nội xưng là "nhạc sĩ" mà lại đờn
    LIU
    (tức là dứt ngoại 7 nhịp) rồi nhồi lại LIU nhịp thứ 8 như Phụng Hoàng (Lai Nghi).
    Chú nghe lại tuồng Tô Ánh Nguyệt xưa (phiên bản đầu tiên 1930), chỗ nầy danh ca cô Tư Sạng và Tám Thưa cũng ca chữ XỀ (nhịp thứ 7) và dứt nội (tại nhịp thứ 8), dĩ nhiên dàn đờn (vào thời đó) cũng đờn đúng theo căn bản lòng bản xưa.

    VĂN THIÊN TƯỜNG
    (LỚP DỰNG & XẾ XẢNG)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (10-04-2019), MEM (27-03-2019), thaydat (27-03-2019)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi catminhloc
    Mình thì giờ mới đang tự học nhưng mình đam mê đàn ca tài tử, mặc dù mình không là người sinh ra ở vùng miền ấy.
    Anh catminloc ơi, nhạc sĩ Thanh Hải (đờn tranh) cũng đâu phải là người "sinh ra ở vùng miền ấy" nhưng đàn cổ nhạc tài tử và cải lương cũng xuất sắc vậy.
    Cũng có rất nhiều nghệ sĩ chuyên lẫn không chuyên cũng không phải "sinh ra ở vùng miền ấy" mà ca cũng rất hay, điển hình là chị Thanh Thanh Hiền.
    Ngoài ra NP cũng có nghe một số nhạc sĩ không phải "sinh ra ở vùng miền ấy" mà đàn cũng hay lắm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (10-04-2019), MEM (27-03-2019), thaydat (27-03-2019)

Trang 16/17 ĐầuĐầu ... 6 12 13 14 15 16 17 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL