Trang 16/17 ĐầuĐầu ... 6 12 13 14 15 16 17 CuốiCuối

Chủ đề: Tứ Đại Oán

  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    TỨ ĐẠI OÁN
    (Lớp đầu 6 câu nhịp tám)

    1. (-) (-) (-) Tồn là (liu)
    liu liu (-) tồn xề oan (liu) tồn xang xế (xê) xế xang xư (xề)
    2. Xề oan (liu) tồn xang xế (xê) lỉu liu oan (xừ) “xàng cộng (xề)”
    xề oan (liu) tồn liu oan (xề) lỉu liu oan (xề) tồn xề oan (liu)
    3. Xề oan (liu) tồn xang xế (xê) lỉu liu oan (xừ) “xàng cộng (xề)”
    xề oan (liu) tồn liu oan (xề) lỉu liu oan (xề) tồn xề oan (liu)
    4. Tồn là (liu) xế xang xư (xề) tồn xề oan (liu) “xề xán xư (liu)”
    tồn là (líu) tồn xế xán (líu) tồn xang xế (xê) xề xang xư (lịu)
    5. "Tồn xế xang xừ (xang)" (-) xế xang xư (lìu) tồn xang xế (xê)
    xê oán (líu) líu líu cống (xê) tồn xang xế (xê) xề xang xư (lịu)
    6. Tồn (xang) xế xê (-) xề xang xư (lìu) “xề xề oan (liu)”
    xế xang (xự) tồn xang xế (xê) líu líu cống (xê) xề xế xang xừ (xang).

    CA TỨ ĐẠI OÁN
    Lớp Đầu & Lớp Nhì
    Tựa đề: Bá Lý Hề
    Nguyễn Vĩnh Bảo ca

    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (04-04-2014), Giang Tiên (03-11-2015), giaonguyentuong (16-12-2014), romeo (31-08-2015), SauLucBinh (29-11-2015)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mấy vụ lí thuyết đó đã được các nhạc sĩ tiền bối lão thành nói đến nhiều lắm, Nhưng giới NS trẻ ngày nay không chịu đọc và nghiên cứu. Cứ đàn ra vô nhịp nội ngoại đúng là họ oke. Họ không thắc mắc tại sao đàn như vậy là oán ,là ai ....
    Để mình xem lại các bản đã in đóng thành tập của 4 oán chính xem thiếu cung bậc nào..
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Để mình xem lại các bản đã in đóng thành tập của 4 oán chính xem thiếu cung bậc nào...
    Mặc dù đã in ra và đóng tập rồi, nhưng lâu lâu cũng cần phải nên check lại (trong diễn đàn này) để coi có "update" gì không. Vì thỉnh thoảng NP cũng có đọc lại và có thể chỉnh sửa một vài chi tiết nhỏ (mà cũng có khi không sửa, nhưng dò lại vẫn tốt hơn).
    Chú tập hai bản ký âm hò tư và hò nhì Lớp Hồi Thủ theo audio clips đính kèm, rồi cho biết kết quả và nhận xét.
    Cũng với chữ đờn đó, có thể thúc nhịp nhanh chút theo rơ cải lương và cũng có thể giãn nhịp lơi ra theo rơ tài tử, nhanh chậm là do mình.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Mấy vụ lí thuyết đó đã được các nhạc sĩ tiền bối lão thành nói đến nhiều lắm. Nhưng giới NS trẻ ngày nay không chịu đọc và nghiên cứu. Cứ đàn ra vô nhịp nội ngoại đúng là họ oke. Họ không thắc mắc tại sao đàn như vậy là oán, là ai ....

    HÒA TẤU LỚP HỒI THỦ

    Chú thaydat nghe kỹ audio clip này hồi xưa
    của các tiền bối đờn nhịp thứ 5 câu 32 và câu 33
    tiếng đàn guitar chữ Liu đài nghe rất rõ
    (chú dò theo lòng bản)

    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. thaydat
    Avatar của thaydat
    Lớp hồi thủ có tập đàn theo audio rồi, nghe hay và không khó bởi đã tập phụng hoàng lại nghi rồi nên các láy đàn đàn cũng không khó. Bây giờ cần đàn cho thuộc thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Lớp hồi thủ có tập đàn theo audio rồi, nghe hay và không khó bởi đã tập phụng hoàng lại nghi rồi nên các láy đàn đàn cũng không khó. Bây giờ cần đàn cho thuộc thôi.
    Từ sau bản Phụng Hoàng Lai Nghi, NP "rút kinh nghiệm" là không viết theo chữ đờn của ông Ba Tu nữa (vì viết theo ông Ba Tu chú khó đờn), mà NP viết theo chữ đờn của NP "được đơn giản hóa" để chú dễ đờn (và cũng dễ thuộc hơn). Viết theo chữ đờn ông Ba Tu thì đờn thúc không được, viết theo chữ đờn của NP thì muốn đờn thúc cũng được mà muốn đờn mở cũng được, "nhất cử lưỡng tiện" cho chú. Hơn nữa viết theo chữ đờn ông Ba Tu thì phải thẩm âm rồi ký âm lại, mất thời gian và mệt óc. Viết theo chữ đờn NP thì trong đầu (thuộc lòng) viết ra rất nhanh. Bởi vậy như chú thấy đó, chỉ trong 30 phút là viết xong Lớp Hồi Thủ, hai buổi tối đi làm về là có ngay hai Lớp Hồi Thủ cho dây hò tư và hò nhì.
    Chú check lại coi có bản Phụng Cầu chưa, nếu chưa thì NP sẽ viết cả hai dây hò tư và hò nhì cho chú.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bản phụng cầu có rồi cả dây hò tư lẫn dây hò nhì. Cảm ơn NP
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bản phụng cầu có rồi cả dây hò tư lẫn dây hò nhì. Cảm ơn NP
    Oh, vậy mà NP không nhờ là đã viết bản Phụng Cầu cho chú rồi.
    Bản Phụng Hoàng (Lai Nghi) có ký âm dây hò tư chưa vậy chú?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. thaydat
    Avatar của thaydat
    Có hết rồi. Chỉ còn trường tương tư thôi không có dây hò nhì. nhưng mình không biết trường tương tư có ai chơi dây hò nhì không?
    Bản phụng cầu, tứ đại oán và trường tương tư người ta có chơi dây tố Lan không NP?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Có hết rồi. Chỉ còn trường tương tư thôi không có dây hò nhì. nhưng mình không biết trường tương tư có ai chơi dây hò nhì không?
    Bản phụng cầu, tứ đại oán và trường tương tư người ta có chơi dây Tố Lan không NP?
    Các bản oán lớn đều đờn dây Tố Lan (và dây hò tư). Nhưng sau nầy NP không viết cho chú dây Tố Lan nữa mà viết dây hò nhì để khỏi mất công vặn trục lên dây lại. Dây Tố Lan cũng thuộc cung hò nhì, nghe sơ qua nếu không rành thì cũng không phân biệt được Tố Lan hay hò nhì.
    Điều vô cùng quan trọng mà ngày nay rất nhiều người không biết rằng ngày xưa không có đờn dây hò nhì (cũng như dây hò năm mới có hồi 1949), mà đờn oán cho nữ ca thì đờn cung hò nhì của Dây Bắc (tức là Bắc Hò Nhì), gọi là Dây Tố Lan Thượng. Sau đó ông Trần văn Triều ở Mỹ Tho hạ chùng dây tồn xuống song thinh với phím thứ nhì của dây tang, gọi là Dây Tố Lan Hạ (tức là bây giờ người ta gọi là Dây Tố Lan như Ba Tu đờn). Hạ và Thượng là chỉ sự lên cao hay xuống thấp của dây tồn. Cho nên NP viết cho chú bản oán theo dây hò nhì (cách gọi bây giờ) chính là Dây Tố Lan Thượng, nhưng không phải Bắc Hò Nhì mà là Bắc Oán Hò Nhì.
    Văn Thiên Tường và Trường Tương Tư không được xếp vào bản oán lớn nên ít khi đờn dây Tố Lan, nhưng muốn đờn thì cũng được thôi. Tuy nhiên hai bản này đờn Dây Bắc Oán Hò Nhì (coi như Dây Tố Lan Thượng) thì tiện hơn và dễ đờn hơn.
    Trường Tương Tư và Văn Thiên Tường có đờn dây hò nhì đó chú.
    Dây hò nhì hiện tại nhạc giới đang chơi là Bắc Oán Hò Nhì, còn Dây Tố Lan Thượng hồi xưa là Bắc Hò Nhì.
    Học đờn phải biết căn biết cội, biết lai lịch từng loại dây đờn mới được. Cũng như bây giờ, có được mấy người biết lên dây Quả Phụ (đờn kìm)?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    thaydat (24-04-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bây giờ các bản oán người ta đờn cả 3 dây: hò nhứt, hò nhì (bao gồm dây Tố Lan) và hò tư, để tiện việc gác vô vọng cổ (cả 3 dây nói trên).
    Tóm lại, biết đờn rồi, thì đờn dây nào cũng được. Nhưng lúc học thì học cái chính thống của nhạc tài tử, sau này đi chơi thì "đờn đụng" nghĩa là đụng đâu đờn đó, theo cải lương.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 16/17 ĐầuĐầu ... 6 12 13 14 15 16 17 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL