Trang 2/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc




    HAI MƯƠI BẢN TỔ CỔ NHẠC TÀI TỬ


    Gồm có:
    Ba Nam:
    Nam Xuân - Nam Ai - Đảo Ngũ Cung
    Bài Đảo Ngũ Cung còn gọi là Nam Đảo
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Đảo Ngũ Cung mà thôi)

    Sáu Bắc:
    Lưu Thủy Trường - Phú Lục Chấn - Bình Bán Chấn - Cổ Bản Trường - Xuân Tình Chấn - Tây Thi Trường
    Nhưng giới đàn ca tài tử thường chơi Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn mà ít chơi hai bài Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường

    Bảy Bài (tức 7 bài lễ):
    Xàng Xê - Ngũ Đối Thượng - Ngũ Đối Hạ - Long Ngâm - Long Đăng - Vạn Giá - Tiểu Khúc

    Bốn Oán:
    Tứ Đại Oán - Phụng Cầu - Giang Nam - Phụng Hoàng
    Bài Giang Nam còn gọi là Giang Nam Cửu Khúc (vì có 9 lớp), bài Phụng Cầu còn gọi là Phụng Cầu Hoàng Duyên, bài Phụng Hoàng còn gọi là Phụng Hoàng Lai Nghi
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Phụng Cầu, Phụng Hoàng mà thôi)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    El Zombre (07-02-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi cubi35

    chào Giangtien theo cubi được biết là Hơi Quảng thì không phân đào kép đâu, chỉ đặc thù là dây quảng

    Anh cubi nói đúng đó, hơi quảng không phân đào kép, chỉ khác làn điệu (hơi) mà thôi.
    Như Sương Chiều, Tú Anh, Khốc Hoàng Thiên, Xang Xừ Líu chẳng hạn, đào kép gì cũng ca y như nhau không có đổi qua cung bậc (dây) khác.

    Hồi xưa, thời còn đàn ca tài tử thì đàn có nhiều thứ dây, tuỳ theo ca loại (hơi) gì mà vặn trục lên dây theo loại (hơi) đó.
    Kể từ khi có phong trào ca ra bộ, rồi sau đó cải lương hình thành thì cái vụ đang ca mà ngừng tay vặn trục đó coi bộ bất tiện nên người ta nghĩ ra một loại dây thống nhất, chỉ lên dây một lần mà đàn được tất cả mọi loại bài bản, giọng hơi.
    Guitar thì từ dây Rạch Giá (kép ca) và dây Tứ Nguyệt (đào ca) sửa lại thành Dây Lai (là dây hiện nay dùng). Dây "lai" có nghĩa là lai qua lai lại, đàn gì cũng được. Chỉ lên dây một lần thôi, tuỳ theo bài bản và hơi giọng mà bấm ngón tay chỗ ngạch phím khác thôi, không phải nửa chừng ngừng tay vặn trục chỉnh dây như hồi xưa nữa.
    Kìm thì từ các dây hò nhứt hò nhì hò ba hò tư hò năm, sửa lại thành Dây Bắc Chinh là dây hiện dùng bây giờ. Chỉ lên dây một lần thôi, tuỳ theo bài bản và hơi giọng mà bấm ngón tay chỗ ngạch phím khác thôi, không phải nửa chừng ngừng tay vặn trục chỉnh dây như hồi xưa nữa.
    Chữ "Chinh" trong dây Bắc Chinh của đàn kìm cũng có nghĩa đại khái như chữ "Lai" trong Dây Lai của đàn guitar vậy. Tức là không hẳn thuộc về bên nào, mà là lai qua lai lại, chinh qua chinh lại. Nhờ vậy mà chỉ một loại dây duy nhất, đàn bản gì hơi gì cũng được.
    Còn ngày nay guitar có dây ngân giang, dây Saigon, dây Dây Tháp Mười, dây An Giang v.v... chẳng qua là để đàn bản vọng cổ cho nghe lạ tai chơi thôi chứ không đàn được hết bài bản nên không có tính phổ thông.
    Không tin hỏi thử coi có ai đàn guitar lên dây Ngân Giang mà đàn bắc và quảng được hay không ?
    Những chi tiết này thuộc về nhạc sử. Học đàn phải học lịch sử từng loại dây đàn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  5. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Sáng giờ cúp mạng, không lên trang nhà được, giờ mi71 lên nhưng sắp tới giờ đi học. Cảm ơn Mod nguyenphuc nha, hihi . Tất cả mấy cái này em chép lại hết đó, để học hỏi thêm, có gì lấy ra tra như từ điển vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    Sao mỏi tay lẹ vậy. Hay thời tiết lạnh quá nên tê tay. Không cần nhớ gấp, cứ nhớ từ từ rồi cho 1 bài tổng hợp vậy ấy mà.

    Bản Phụng Nghi Đình tên nghe lạ quá.
    Còn bản Liễu Xuân Nương có phải là Liễu Thuận Nương không?

    Nguyenphuc không phải thầy đàn, mà nghe lý giải giống như 1 thầy đàn chuyên nghiệp vậy. ^^!

    Bản Phụng Nghi Đình... muốn nghe thì để hôm nào hết mỏi tay, nguyenphuc sẽ post lên đây bản đàn và audio cho các anh chị nghe.
    Liễu Thuận Nương và Liễu Xuân Nương là hai bản hoàn toàn khác nhau, cũng như Tứ Bá Tường và Từ Bá Tướng là hai bản hoàn toàn khác nhau vậy.
    Tứ Bá Tường và Từ Bá Tướng thuộc loại bản Tiều như đã nói ở phần trên, cũng đại khái như bản Trạng Nguyên Hành Lộ, Mạnh Lệ Quân, Di Khí Tiếu (Nhị Thủy) vậy.
    Hihihi... đâu phải thầy đàn có nghĩa là biết nhiều. Mà phải do tìm tòi học hỏi nghiên cứu. Như giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần văn Khê, đâu phải là thầy đàn, mà ông hiểu biết rất uyên bác, thầy đàn làm sao mà sánh được với ông.
    Ngày xưa, hầu hết thầy đàn cổ nhạc tài tử cải lương đều không có trình độ văn hoá (có người không qua tiểu học), học đàn là học ngón, thầy dạy tận tay, nhờ có khiếu (thiên tư) nên có ngón đàn hay làm rung động lòng người, chớ không học được nhạc lý nhạc sử nhạc pháp. Bởi vậy nhiều người viết bản đàn, ký âm lộn mèo, hò ra liu, xự ra ú, xang ra xán, cộng ra cồng v.v... nên người khác nhìn bản đàn không thể nào đàn được mà phải nghe qua để biết hơi gì điệu gì nhịp gì trường canh gì. Vì vậy mà đàn cổ nhạc khó học là ở chỗ đó, do không có phương pháp sư phạm.
    Nói tóm lại cho dễ hiểu, thầy đàn cổ nhạc cũng giống như quan võ ngày xưa trong chế độ phong kiến, chỉ biết và giỏi võ nghệ để đánh giặc mà thôi, không biết qua tứ thư ngũ kinh sách vở, không qua cửa Khổng sân Trình gì ráo trọi. Trong khi đó quan văn phải học bù đầu và phải qua các kỳ thi từ cấp thấp lên cao mới được bổ nhậm làm quan.
    Ngày nay thời đại văn minh hiện đại thì phải tài kiêm văn võ như chúng ta biết.
    Bởi vậy, ngày nay nếu có danh xưng là nhạc sĩ, nhạc sư v.v... thì điều kiện tất yếu (bắt buộc) phải tốt nghiệp phổ thông. Rồi học âm nhạc coi như là cao đẳng hoặc đại học. Muốn là nhạc sư (coi như học vị giáo sư) phải trình luận án hẳn hoi. Chứ không nên tự phong tự xưng được.
    Chỉ có làm thầy bói Ngao (trong vở Ngao Sò Ốc Hến), chuyên nói mò mới dễ thôi.
    Huhu... lại mỏi tay nữa rồi mà buồn ngủ nữa... huhuhu...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  9. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Giờ này khuya lắt khuya lơ mà anh không ngủ vậy anh Phúc
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    THỂ ĐIỆU PHỤNG NGHI ĐÌNH
    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...

    Sáng tác nhạc (bản đàn): Trọng Khanh
    Sáng tác lời ca: Đêm Thệ Nguyện của Thanh Lịch


    -----o0o-----


    Post audio cho anh chị nghe trước, hôm nào rảnh nguyenphuc sẽ post bản đàn sau.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Giờ này khuya lắt khuya lơ mà anh không ngủ vậy anh Phúc

    Cuối năm nghỉ lễ nên ráng thức với anh chị.
    Qua đầu năm đi làm, ít khi thức khuya được.
    Mà viết mấy cái này phải kỹ lưỡng chứ không phải như chat chít, viết sao cũng được; do đó phải cần có thời gian.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  15. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Cám ơn anh nhiều nữa, những thông tin này của anh đáng quý lắm, vì trước giờ em chỉ biết thực hành như con vẹt vậy, giờ có được những phần lí thuyết ra như vày em thấy hay hơn, tốt hơn và sẽ chắc hơn, cảm ơn anh. Giờ này em sắp đi học rồi, chỗ đây nắng chang chang hà anh. Anh ngủ ngon nhé !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Còn đây là bản Tương Giang (hơi xuân) mà đã có đề cập ở trên.




    THỂ ĐIỆU TƯƠNG GIANG
    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...

    Sáng tác nhạc (bản đàn): Trọng Khanh
    Sáng tác lời ca: Dòng Sông Tương Tư của Thanh Lịch


    -----o0o-----


    Cũng để hôm nào rảnh, nguyenphuc sẽ post bản đàn lên đây luôn.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  19. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Xin cảm ơn nguyenphuc về tất cả những thông tin quý báu này. ^^! Sau kỳ nghỉ này, coi bộ nguyenphuc lên tay trong đánh máy đó. ^^! Nguyenphuc giống bách khoa toàn thư về cổ nhạc quá. Sẽ còn hỏi nữa...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hihi... đánh máy thì có gì đâu mà lên tay mỏi tay thì có
    Trời, làm gì mà được như bách khoa toàn thư về cổ nhạc.
    Đã nói là chỉ biết chút ít, cùng đóng góp với các anh chị trong gia đình cailuongso vậy mà.

    Ừa, hỏi nữa thì hỏi... nhưng khả năng hiểu biết nguyenphuc chỉ có hạn. Biết gì nói nấy, cái nào không biết thì đành chịu vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


Trang 2/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL