Trang 3/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc




    HAI MƯƠI BẢN TỔ CỔ NHẠC TÀI TỬ


    Gồm có:
    Ba Nam:
    Nam Xuân - Nam Ai - Đảo Ngũ Cung
    Bài Đảo Ngũ Cung còn gọi là Nam Đảo
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Đảo Ngũ Cung mà thôi)

    Sáu Bắc:
    Lưu Thủy Trường - Phú Lục Chấn - Bình Bán Chấn - Cổ Bản Trường - Xuân Tình Chấn - Tây Thi Trường
    Nhưng giới đàn ca tài tử thường chơi Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn mà ít chơi hai bài Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường

    Bảy Bài (tức 7 bài lễ):
    Xàng Xê - Ngũ Đối Thượng - Ngũ Đối Hạ - Long Ngâm - Long Đăng - Vạn Giá - Tiểu Khúc

    Bốn Oán:
    Tứ Đại Oán - Phụng Cầu - Giang Nam - Phụng Hoàng
    Bài Giang Nam còn gọi là Giang Nam Cửu Khúc (vì có 9 lớp), bài Phụng Cầu còn gọi là Phụng Cầu Hoàng Duyên, bài Phụng Hoàng còn gọi là Phụng Hoàng Lai Nghi
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Phụng Cầu, Phụng Hoàng mà thôi)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    El Zombre (07-02-2014)

  3. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Phúc phân tích cặn kẽ được như vậy quả là ko hay gì vì quá hay rồi còn gì. Chị biết hát mấy chục năm mà còn chưa giải thích được như vậy nữa à ! Phúc là nhạc sĩ hả ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:


  5. khaltt
    Avatar của khaltt
    Anh nguyenphuc phân tích đọc sướng quá, anh có thể nói sơ qua về hơi Hạ(Ngự)?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:


  7. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyenphuc chắc giờ ngủ rồi. ^^! Chờ nhé bạn.

    Mà "hơi hạ" có, vậy có "hơi thượng" không nhỉ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Hồng Phượng

    Phúc phân tích cặn kẽ được như vậy quả là ko hay gì vì quá hay rồi còn gì. Chị biết hát mấy chục năm mà còn chưa giải thích được như vậy nữa à ! Phúc là nhạc sĩ hả ?

    Dạ, em không phải là nhạc sĩ đâu chị.
    Biết đàn thì chắc có biết chút chút.
    Nhưng có thể giải đáp phần nào về đàn tạm được.
    Và nghe biết ai đàn đúng ai đàn sai, ai đàn có qua đào tạo trường lớp, ai đàn mò theo audio... nghe từng nhịp từng câu của từng bài bản là biết liền hà.
    Đàn đúng căn bản như ông Ba Tu và mấy người thường đàn chung với ông (nên sửa theo ông) như Văn Môn, Út Tỵ...
    Những bậc thầy xưa thì không nói rồi. Có thầy xưa giỏi mới lưu truyền cho hậu thế kế thừa được như ngày nay.
    Chính ông Ba Tu cũng than là bây giờ người ta học đàn theo kiểu cơm gạo (tại vì kinh tế nên phải vậy thôi). Nghĩa là không học theo chương trình của thầy mà muốn học theo sở thích, mỗi bản một lớp thôi và chỉ học những bài bản lớn, khó. Còn bao nhiêu thì về nhà mò theo audio.
    Mà mò theo audio không phải dễ ăn, vì trong đó người ta đàn "phăng" để biểu diễn "tài nghệ" chứ không đàn chân phương (căn bản như lòng bản). Chỉ mò theo được cái đuôi (chữ dứt cuối câu), còn trong lòng câu thì không nắm vững được, cho nên đờn đại (cái này rất nhiều người mắc phải).
    Nhiều người đàn bản Nam Ai, ngay câu thứ 2 đã sai căn bản rồi, thì nói gì khúc sau. Nhiều người "sáng tác" lời ca cũng vậy. Chỉ nhái theo những bài ca khác và cho rằng đúng nên làm theo, như vậy chỉ đúng ở cuối câu thôi. Trong lòng câu không biết căn bản, viết lời sai dấu thanh, nhất là tại các nhịp chẻ, nên khi ca vào dàn đờn mấy chỗ đó nghe không ăn với tiếng đàn hoặc là không hài hoà. Bài ca mà trắc trở làm cho người ca khó ca ngọt, giống như bài thơ bị khổ độc làm cho người ngâm nghe không truyền cảm vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt
    Anh nguyenphuc phân tích đọc sướng quá, anh có thể nói sơ qua về hơi Hạ (Ngự)?
    Hơi Hạ là hơi của 7 bài. Trong đó có 4 bài có mấy câu giống hơi nhau. Đó là bài Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long ngâm và Long đăng.
    Nói là hơi Hạ vì đàn dây nhạc lễ, thấp hơn dây bắc 1 bậc, khác dây thì hơi đã khác rồi và có những câu đặc biệt (đặc thù) của Bài Hạ (Ngũ Đối Hạ) là câu:
    Tồn (XẠNG) cống xê xự xang (LÌU)
    (câu này nằm rải rác trong toàn bài)
    Không có câu này thì không ra hơi bài Hạ.
    Hơi Hạ là hơi của nhạc lễ (vì 7 bài thuộc gốc nhạc lễ mà ra).
    Ngày xưa các nhạc sư gọi là hơi nhạc lễ, mà nhạc lễ thì bài Hạ (Ngũ Đối Hạ) làm gốc, nên ngày nay người ta gọi hơi Hạ từ ý nghĩa đó mà ra.
    Thật ra hơi hạ và bắc cũng là một, nhưng nhạc lễ lấy xề u làm chủ âm còn bắc thì lấy xàng liu làm chủ âm.
    Dây bắc lấy liu làm liu, dây nhạc lấy phan làm liu khi trở qua Xuân Nữ mới ăn.
    Vì khác cung bận (như nói trên) nên đàn nghe hơi cũng khác. Như cùng là dây vọng cổ kép mà đàn Hò Nhứt và Hò Nhì nghe hơi cũng khác rồi.
    Tóm lại hơi Hạ là hơi nhạc lễ.
    Còn hơi Ngự... 8 bài ngự không có hơi riêng. Chỉ gọi là bài ngự, không có hơi gì đặc biệt, cũng chỉ là hơi bắc và hơi ai, hơi oán mà thôi.
    Trong đó hết 6 bài hơi bắc, chỉ có bài Tương Tư (Tương Tư ngự) là hơi ai oán. Bài Chiêu Quân thì có khi người ta chơi hơi như hơi xuân toàn bài, có khi chơi theo hơi ai toàn bài, có khi chơi hơi xuân rồi trở qua hơi ai từng đoạn. Cái đó khi chơi phải nói trước với nhau, nếu không sẽ không khớp.


    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    Nguyenphuc chắc giờ ngủ rồi. ^^! Chờ nhé bạn.
    Mà "hơi hạ" có, vậy có "hơi thượng" không nhỉ?
    Hơi Hạ có như đã giải thích. Hơi Thượng thì không có
    Nói thêm về hơi Hạ chút nữa.
    Trong cổ nhạc tài tử có 7 bài (nhóm thất chính) gốc là nhạc lễ, mà ngày xưa nhạc lễ cây đàn cò chánh là cây đàn chính nên 7 bài lễ còn gọi là 7 bài cò.
    (Phụ chú: đàn cò có 3 loại là cò chánh, cò lòn và cò líu)
    Bài Ngũ Đối Hạ (Bài Hạ) thường gọi là Hạ Cò. Nhạc lễ không thể thiếu bài Hạ cho nên đàn hơi nhạc lễ thì người ta gọi là hơi Hạ là vậy.
    Hát Bội thường chơi Bài Hạ, Xuân Nữ, Nam Ai, Nam Xuân, Đảo, Tẩu Mã...
    Đờn Hát Bội là đờn bài bản nhạc lễ, không phải bài bản tài tử hay cải lương.
    Bài Hạ, Nam Ai, Nam Xuân, Đảo... của Hát Bội (tức là nhạc lễ) hoàn toàn khác với Bài Hạ, Nam Ai, Nam Xuân, Đảo... của tài tử và cải lương.
    Muốn biết nhạc lễ ra sao thì nghe hát bội miền Nam (khác với hát bội Bình Định) hoặc nghe nhạc đám tang đó.
    Trong giới đàn ca cũng phân biệt rành mạch giữa Nam nhạc và Nam ca. Nam nhạc là Nam Ai nhạc lễ, nam ca là Nam Ai tài tử, cải lương.
    Nhạc lễ chỉ có nhạc mà hoàn toàn không có lời ca cho từng điệu nhạc.
    Hát bội là hát theo hơi nhạc chứ hoàn toàn không theo nhịp trường canh như tài tử cải lương, đại khái như nói lối của cải lương vậy.
    Hát bội có chia ra nói lối, hát nam, hát khách.
    Hát nam là nhạc buồn, hát khách là nhạc vui.
    Nhạc lễ chính là để cúng tế như cúng đình cúng miễu, tế lễ chỗ thờ phượng trang nghiêm. Cho nên đàn mấy bài lễ (đã chuyển qua tài tử) giọng điệu phải trang nghiêm, nhất là bài Ngũ Đối Hạ.



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  13. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Hôm nay bị bội thực kiến thức cải lương rồi. Quá nhiều điều giờ mới biết. Những điều mà trước đây... cứ ngỡ...
    Cảm ơn nguyenphuc đã chịu khó chia sẻ thông tin cho mọi người biết đầy đủ. ^^! (Nhưng gần sáng rồi đó.)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  15. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Em vừa đi học về, lại thêm một lượng kiến thức mới quá đi, đã quá hà, cám ơn anh nữa nhé. Nhưng anh Phúc cũng nên giữ gìn sức khỏe đi nha, trời còn tối đó mà không ngủ...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Em vừa đi học về, lại thêm một lượng kiến thức mới quá đi, đã quá hà, cám ơn anh nữa nhé. Nhưng anh Phúc cũng nên giữ gìn sức khỏe đi nha, trời còn tối đó mà không ngủ...

    Hihi... sắp sáng rồi.
    5:55 AM
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  19. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Trời ơi sao anh thức cả đêm vậy, giờ bên em là 5 giờ chiều rồi. Anh thức như vậy lấy sức đâu sinh hoạt vậy. Coi chừng ốm là bo xì anh luôn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    Hôm nay bị bội thực kiến thức cải lương rồi. Quá nhiều điều giờ mới biết. Những điều mà trước đây... cứ ngỡ...
    Cảm ơn nguyenphuc đã chịu khó chia sẻ thông tin cho mọi người biết đầy đủ. ^^! (Nhưng gần sáng rồi đó.)

    Không phải chịu khó, mà là chịu thức khuya mới chính xác.
    Giang Tiên có thắc mắc gì trong lãnh vực cổ nhạc, tài tử, cải lương xin cứ nêu câu hỏi.
    Có hỏi mới biết đường mà theo đó viết bài (trả lời), chứ khi không biết viết gì bây giờ, vì lĩnh vực cổ nhạc, tài tử, cải lương mênh mông quá.
    Biển học mênh mông, sức người có hạn. Biết tới đâu bàn luận tới đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  21. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


Trang 3/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL