Trang 4/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc




    HAI MƯƠI BẢN TỔ CỔ NHẠC TÀI TỬ


    Gồm có:
    Ba Nam:
    Nam Xuân - Nam Ai - Đảo Ngũ Cung
    Bài Đảo Ngũ Cung còn gọi là Nam Đảo
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Đảo Ngũ Cung mà thôi)

    Sáu Bắc:
    Lưu Thủy Trường - Phú Lục Chấn - Bình Bán Chấn - Cổ Bản Trường - Xuân Tình Chấn - Tây Thi Trường
    Nhưng giới đàn ca tài tử thường chơi Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn mà ít chơi hai bài Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường

    Bảy Bài (tức 7 bài lễ):
    Xàng Xê - Ngũ Đối Thượng - Ngũ Đối Hạ - Long Ngâm - Long Đăng - Vạn Giá - Tiểu Khúc

    Bốn Oán:
    Tứ Đại Oán - Phụng Cầu - Giang Nam - Phụng Hoàng
    Bài Giang Nam còn gọi là Giang Nam Cửu Khúc (vì có 9 lớp), bài Phụng Cầu còn gọi là Phụng Cầu Hoàng Duyên, bài Phụng Hoàng còn gọi là Phụng Hoàng Lai Nghi
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Phụng Cầu, Phụng Hoàng mà thôi)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    El Zombre (07-02-2014)

  3. khaltt
    Avatar của khaltt
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Dạ, em không phải là nhạc sĩ đâu chị.
    Biết đàn thì chắc có biết chút chút.
    Nhưng có thể giải đáp phần nào về đàn tạm được.
    Và nghe biết ai đàn đúng ai đàn sai, ai đàn có qua đào tạo trường lớp, ai đàn mò theo audio... nghe từng nhịp từng câu của từng bài bản là biết liền hà.
    Đàn đúng căn bản như ông Ba Tu và mấy người thường đàn chung với ông (nên sửa theo ông) như Văn Môn, Út Tỵ...
    Những bậc thầy xưa thì không nói rồi. Có thầy xưa giỏi mới lưu truyền cho hậu thế kế thừa được như ngày nay.
    Chính ông Ba Tu cũng than là bây giờ người ta học đàn theo kiểu cơm gạo (tại vì kinh tế nên phải vậy thôi). Nghĩa là không học theo chương trình của thầy mà muốn học theo sở thích, mỗi bản một lớp thôi và chỉ học những bài bản lớn, khó. Còn bao nhiêu thì về nhà mò theo audio.
    Mà mò theo audio không phải dễ ăn, vì trong đó người ta đàn "phăng" để biểu diễn "tài nghệ" chứ không đàn chân phương (căn bản như lòng bản). Chỉ mò theo được cái đuôi (chữ dứt cuối câu), còn trong lòng câu thì không nắm vững được, cho nên đờn đại (cái này rất nhiều người mắc phải).
    Nhiều người đàn bản Nam Ai, ngay câu thứ 2 đã sai căn bản rồi, thì nói gì khúc sau. Nhiều người "sáng tác" lời ca cũng vậy. Chỉ nhái theo những bài ca khác và cho rằng đúng nên làm theo, như vậy chỉ đúng ở cuối câu thôi. Trong lòng câu không biết căn bản, viết lời sai dấu thanh, nhất là tại các nhịp chẻ, nên khi ca vào dàn đờn mấy chỗ đó nghe không ăn với tiếng đàn hoặc là không hài hoà. Bài ca mà trắc trở làm cho người ca khó ca ngọt, giống như bài thơ bị khổ độc làm cho người ngâm nghe không truyền cảm vậy.
    Đọc bài này của anh Khal ngộ ra một điều có nhiều lời ca mặc dù nội dung rất hay nhưng khó ca, khó diễn tả nên không thông dụng khó nhất là khác dấu thanh, một bài bị nhiều lỗi này chỉ có mấy bậc cao nhân ca nghe mới hay được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Đọc bài này của anh Khal ngộ ra một điều có nhiều lời ca mặc dù nội dung rất hay nhưng khó ca, khó diễn tả nên không thông dụng khó nhất là khác dấu thanh, một bài bị nhiều lỗi này chỉ có mấy bậc cao nhân ca nghe mới hay được.

    Nhiều "soạn giả", nhiều người "sáng tác" bài ca đâu có biết đàn, mà cũng không biết lòng bản đàn nào đúng lòng bản đàn nào không đúng để dựa theo. Cứ nhái theo những bài ca có sẵn, cũng không biết chỗ đó đàn nhịp dài nhịp ngắn ra sao. Mỗi câu đàn tại mỗi nhịp trường canh đều có chữ đàn căn bản để làm sườn cho làn hơi và thanh giọng nương theo đó mới tạo nên điệu nhạc. Nhiều người đàn mò chỉ đúng ở cuối câu, trong lòng câu bị sai nên người biết nghe thấy bị lạc hơi (như đi lạc đường), làm mất nét đặc thù của bản đó. Người viết bài ca không nắm vững lẽ đó chỉ viết đúng dấu thanh ở cuối câu thôi (có khi còn sai nữa đó). Trong lòng câu viết không sát chữ đàn (nốt nhạc) hoặc chỗ phải viết nhiều từ mà lại viết ít, ngược lại chỗ phải viết ít từ mà lại viết nhiều làm cho bài ca khó phân nhịp, vì phân nhịp phải nương theo mạch văn (hoặc mệnh đề, câu cú), đâu phải ngắt đại câu văn của người ta thì làm sao nghe êm tai được. Viết không đều như vậy làm cho người ca chỗ thì chạy theo đàn chỗ thì kéo hơi chờ đàn.
    Lời ca viết sát với chữ đàn (nốt nhạc) thì ca rất êm rất mùi, trái lại rất khó ca, mà ca khó đạt. Thí sinh mà gặp những bài ca này ca mệt lắm.
    Cao nhân thì họ biết chỗ nào chữ đàn gì nhịp ra sao (vì chơi nhiều nên có kinh nghiệm) nên họ lèn lách nghe mới êm.
    Soạn giả Nguyễn Phương nói là ông hồi xưa phải đi học đàn để làm soạn giả.
    Bài ca của soạn giả Viễn Châu đặt dễ ca và mùi bởi vì Viễn Châu là nhạc sĩ (danh cầm đàn tranh Bảy Bá). Một số soạn giả khác viết lời ca ca không êm là vì họ không biết đàn.
    Mới học ca vọng cổ nên học bài ca của soạn giả Viễn Châu (tức nhạc sĩ Bảy Bá).
    Muốn học ca bài bản phải biết lựa bài, bài phải viết sát chữ đàn, phân nhịp theo mạch văn, không phải muốn ngắt chỗ nào thì ngắt. Ngắt đại cố ca cho ăn nhịp thì cũng được nhưng nghe không được êm tai cho lắm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Đọc bài này của anh Khal ngộ ra một điều có nhiều lời ca mặc dù nội dung rất hay nhưng khó ca, khó diễn tả nên không thông dụng khó nhất là khác dấu thanh, một bài bị nhiều lỗi này chỉ có mấy bậc cao nhân ca nghe mới hay được.

    Những cao nhân gặp những chỗ lời ca sai dấu thanh, họ ca chẻ nhịp (dấu lặng) tại những chỗ này nên không thấy chỏi với đàn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  9. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Nhiều "soạn giả", nhiều người "sáng tác" bài ca đâu có biết đàn, mà cũng không biết lòng bản đàn nào đúng lòng bản đàn nào không đúng để dựa theo. Cứ nhái theo những bài ca có sẵn, cũng không biết chỗ đó đàn nhịp dài nhịp ngắn ra sao. Mỗi câu đàn tại mỗi nhịp trường canh đều có chữ đàn căn bản để làm sườn cho làn hơi và thanh giọng nương theo đó mới tạo nên điệu nhạc. Nhiều người đàn mò chỉ đúng ở cuối câu, trong lòng câu bị sai nên người biết nghe thấy bị lạc hơi (như đi lạc đường), làm mất nét đặc thù của bản đó. Người viết bài ca không nắm vững lẽ đó chỉ viết đúng dấu thanh ở cuối câu thôi (có khi còn sai nữa đó). Trong lòng câu viết không sát chữ đàn (nốt nhạc) hoặc chỗ phải viết nhiều từ mà lại viết ít, ngược lại chỗ phải viết ít từ mà lại viết nhiều làm cho bài ca khó phân nhịp, vì phân nhịp phải nương theo mạch văn (hoặc mệnh đề, câu cú), đâu phải ngắt đại câu văn của người ta thì làm sao nghe êm tai được. Viết không đều như vậy làm cho người ca chỗ thì chạy theo đàn chỗ thì kéo hơi chờ đàn.
    Lời ca viết sát với chữ đàn (nốt nhạc) thì ca rất êm rất mùi, trái lại rất khó ca, mà ca khó đạt. Thí sinh mà gặp những bài ca này ca mệt lắm.
    Cao nhân thì họ biết chỗ nào chữ đàn gì nhịp ra sao (vì chơi nhiều nên có kinh nghiệm) nên họ lèn lách nghe mới êm.
    Soạn giả Nguyễn Phương nói là ông hồi xưa phải đi học đàn để làm soạn giả.
    Bài ca của soạn giả Viễn Châu đặt dễ ca và mùi bởi vì Viễn Châu là nhạc sĩ (danh cầm đàn tranh Bảy Bá). Một số soạn giả khác viết lời ca ca không êm là vì họ không biết đàn.
    Mới học ca vọng cổ nên học bài ca của soạn giả Viễn Châu (tức nhạc sĩ Bảy Bá).
    Muốn học ca bài bản phải biết lựa bài, bài phải viết sát chữ đàn, phân nhịp theo mạch văn, không phải muốn ngắt chỗ nào thì ngắt. Ngắt đại cố ca cho ăn nhịp thì cũng được nhưng nghe không được êm tai cho lắm.
    Giờ mới biết soạn giả Viễn Châu là danh cầm Bảy Bá đó.

    Vậy mà trước đây GT cứ nghĩ, thầy đàn chỉ cần đàn đúng chữ đờn nhịp xuống, còn lòng bản được quyền "múa" chứ. GT thấy nhiều thầy đàn coi đó là khả năng phóng tác của chính mình luôn. Như vậy, đâu hẳn là sai nhỉ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  11. Koala
    Avatar của Koala
    GT mụi có nhiều cái tưởng chóng mặt lắm nghen
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


  13. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Bởi vậy nên nguyenphuc giải thích cho mụi đuối luôn nè.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    Giờ mới biết soạn giả Viễn Châu là danh cầm Bảy Bá đó.
    Vậy mà trước đây GT cứ nghĩ, thầy đàn chỉ cần đàn đúng chữ đờn nhịp xuống, còn lòng bản được quyền "múa" chứ. GT thấy nhiều thầy đàn coi đó là khả năng phóng tác của chính mình luôn. Như vậy, đâu hẳn là sai nhỉ?

    Không nên tự do phóng túng vượt ra khỏi căn bản của lòng bản bài bản (lòng bản gốc là sáng tác cho đàn kìm). Phải đi theo lòng bản thì mới thể hiện đúng hơi điệu lên xuống bổng trầm khoan nhặt của bản nhạc mà người xưa đã sáng tác ra.
    Mỗi bản đàn đều có nét đặc thù của nó, nếu vượt thoát ra khỏi căn bản thì bản nào cũng giống bản nấy (vì cùng hơi). Người xưa chỉ cần nghe một đoạn rất ngắn giữa chừng bản là người ta biết đó là bản gì (vì nét đặc thù như đã nói). Nếu đàn "chung chung" thì phải đợi nghe gần hết bản mới biết.
    Chỉ có bản Vọng Cổ là được phép tự do phóng túng "múa" thôi. Nhưng đi quá xa cũng không nên, thành ra đàn luông tuồng, không có nhịp phách phân minh gì hết.
    Nhạc sĩ Bảy Bá (tức soạn giả Viễn Châu) là danh cầm đàn tranh nổi tiếng từ cuối thập niên 1950 mà ông đàn tranh vẫn giữ đúng căn bản từng khung từng câu từng chữ đàn, không "phăng" tùm lum như một số người khác.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  16. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    Bởi vậy nên nguyenphuc giải thích cho mụi đuối luôn nè.

    Người thức khuya ngồi gõ keyboard mà chưa than đuối.
    Chỉ ngồi đọc thôi mà cũng đuối nữa hả ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  18. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    Vậy mà trước đây GT cứ nghĩ, thầy đàn chỉ cần đàn đúng chữ đờn nhịp xuống, còn lòng bản được quyền "múa" chứ. GT thấy nhiều thầy đàn coi đó là khả năng phóng tác của chính mình luôn. Như vậy, đâu hẳn là sai nhỉ?

    "Phóng tác" là phóng tác ngón đàn và kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy... mà thôi.
    Vượt quá xa căn bản sẽ làm mất nét đặc thù của từng bản mà người xưa đã sáng tác ra.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  19. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  20. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Người thức khuya ngồi gõ keyboard mà chưa than đuối.
    Chỉ ngồi đọc thôi mà cũng đuối nữa hả ?
    Thì thấy 1 rừng chữ luôn... nên đuối đó mà.

    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    "Phóng tác" là phóng tác ngón đàn và kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy... mà thôi.
    Vượt quá xa căn bản sẽ làm mất nét đặc thù của từng bản mà người xưa đã sáng tác ra.

    Đúng rồi, chỉ là "múa" trong bài vọng cổ thôi. Giờ mới nhớ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  21. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


Trang 4/8 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL