Trang 8/8 ĐầuĐầu ... 4 5 6 7 8
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc




    HAI MƯƠI BẢN TỔ CỔ NHẠC TÀI TỬ


    Gồm có:
    Ba Nam:
    Nam Xuân - Nam Ai - Đảo Ngũ Cung
    Bài Đảo Ngũ Cung còn gọi là Nam Đảo
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Đảo Ngũ Cung mà thôi)

    Sáu Bắc:
    Lưu Thủy Trường - Phú Lục Chấn - Bình Bán Chấn - Cổ Bản Trường - Xuân Tình Chấn - Tây Thi Trường
    Nhưng giới đàn ca tài tử thường chơi Cổ Bản Vắn và Tây Thi Vắn mà ít chơi hai bài Cổ Bản Trường và Tây Thi Trường

    Bảy Bài (tức 7 bài lễ):
    Xàng Xê - Ngũ Đối Thượng - Ngũ Đối Hạ - Long Ngâm - Long Đăng - Vạn Giá - Tiểu Khúc

    Bốn Oán:
    Tứ Đại Oán - Phụng Cầu - Giang Nam - Phụng Hoàng
    Bài Giang Nam còn gọi là Giang Nam Cửu Khúc (vì có 9 lớp), bài Phụng Cầu còn gọi là Phụng Cầu Hoàng Duyên, bài Phụng Hoàng còn gọi là Phụng Hoàng Lai Nghi
    (Tài liệu xưa là sách Cầm Ca Tân Điệu và Nhạc Cổ Điển Việt Nam chỉ gọi là Phụng Cầu, Phụng Hoàng mà thôi)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    El Zombre (07-02-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Hồng Phượng

    Em khen quá làm chị sắp bể mũi rồi nè ! Công nhận em có cái tai rất thính và nhận xét rất chính xác. Thường chị đi chơi thì chỉ gặp dàn đờn tài tử mà dân tài tử thì em biết rồi đó ko phải ai cũng điêu luyện cả nên ko thể ko có những sai sót.

    Dạ thưa chị, tai em thính như tai chuột vậy đó
    Em nghe đàn là nghe từng chữ từng nhịp từng câu, nghe phân riêng ra từng cây đàn.
    Chị biết 3 chỗ sai của dàn đờn trong 12 câu Phụng Hoàng đó chỗ nào không?
    Nhiều người, chỗ nhịp chẻ của người ta mà đờn khoả lấp thành nhịp nội lại không đúng chữ đờn đặc thù để giữ hơi điệu của bản đó. Chỗ nhịp chẻ hoặc nhịp ngoại không song lang phải đờn đúng rồi nhồi khoả lấp cho không bị trống (nguôi) thì được.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  5. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Em quả là rất thính ,vậy là chị ko còn lo ko có ai kế nhiệm má Tư Bạch Huệ của chị rồi !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Hồng Phượng For This Useful Post:


  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Hồng Phượng

    Em quả là rất thính ,vậy là chị ko còn lo ko có ai kế nhiệm má Tư Bạch Huệ của chị rồi !

    Em mê tiếng đàn và rơ đàn của ông Sáu Tửng lắm (ông Sáu Tửng là thân phụ của cô Bạch Huệ). Ông đàn rất đúng căn bản bài bản tổ truyền, cách tiết tấu của ông rất độc đáo, khó tìm được người nào bằng ông đừng nói chi qua nổi ông. Ông đàn sến còn độc nữa. Thường thường hai nhịp chầu của bản Phụng Hoàng ai cũng đàn suông, ông Sáu Tửng đàn sến nghe gút mắc, độc mà mùi. Bản Ngựa Ô Nam, chỗ nhịp ngoại người ta bỏ trống, ông đàn lùa vào rồi đi luôn qua câu sau nghe rất hay, người lơ mơ là rớt nhịp.
    Cô Bạch Huệ là học trò của bà Ngọc Ánh, chuyên ca bài bản lớn theo rơ tài tử chánh tông, giữ đúng căn bản tổ truyền, theo đúng câu:
    Lục nhạc điều hoà tiên tổ giáo
    Bát âm phối hợp cổ sư truyền

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  9. MEM
    Avatar của MEM
    Nghe mấy anh chị em trao đổi rồi Nguyenphuc giảng giải từng cái nghe đã quá! Phải chi Nguyenphuc ở VN để có nhiều buổi trao đổi cho ANH EM hé! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi Hồng Phượng
    Em khen quá làm chị sắp bể mũi rồi nè ! Công nhận em có cái tai rất thính và nhận xét rất chính xác. Thường chị đi chơi thì chỉ gặp dàn đờn tài tử mà dân tài tử thì em biết rồi đó ko phải ai cũng điêu luyện cả nên ko thể ko có những sai sót.
    Dạ, sao tai em cũng thính mà... không nghe ra gì ráo trọi nè.

    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Em mê tiếng đàn và rơ đàn của ông Sáu Tửng lắm (ông Sáu Tửng là thân phụ của cô Bạch Huệ). Ông đàn rất đúng căn bản bài bản tổ truyền, cách tiết tấu của ông rất độc đáo, khó tìm được người nào bằng ông đừng nói chi qua nổi ông. Ông đàn sến còn độc nữa. Thường thường hai nhịp chầu của bản Phụng Hoàng ai cũng đàn suông, ông Sáu Tửng đàn sến nghe gút mắc, độc mà mùi. Bản Ngựa Ô Nam, chỗ nhịp ngoại người ta bỏ trống, ông đàn lùa vào rồi đi luôn qua câu sau nghe rất hay, người lơ mơ là rớt nhịp.
    Cô Bạch Huệ là học trò của bà Ngọc Ánh, chuyên ca bài bản lớn theo rơ tài tử chánh tông, giữ đúng căn bản tổ truyền, theo đúng câu:
    Lục nhạc điều hoà tiên tổ giáo
    Bát âm phối hợp cổ sư truyền

    Nghe nguyenphuc nói làm GT cũng tò mò muốn nghe tiếng đàn của ông Sáu Tửng quá hà.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  13. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Trời ơi sao Hai hổng liên hệ với em, bửa em cho Hai nghe mấy cái xưa là của ông Sáu tửng đờn vài cái đó, còn ông Chín Trích cũng xưa nữa, mốt em cho hai nghe luôn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 8/8 ĐầuĐầu ... 4 5 6 7 8
ANH EM CHANNEL