Trang 3/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối

Chủ đề: Phong Ba Đình

  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Bản đờn
    PHONG BA ĐÌNH
    32 câu nhịp đôi, hơi quảng, trường canh trung điệu

    1. Cống xê (xang) xừ xang xê (cống)
    2. Ú liu (cồng) xề cồng liu (u)
    3. U (xán) u xán (liu)
    4. Cống xê (xang) xừ xang xê (cống)
    5. Công líu (xê) cống xê xang (xừ)
    6. Cồng liu u liu u (-) xê xang (xừ)
    7. Cồng liu u liu u (-) xê xang (xừ)
    8. Xang xừ xang xừ (-) xê xang (xừ)
    9. Xang xê (cống) công líu (xê)
    10. Cống xê xang (xừ) cồng liu u liu u (-)
    11. Ú liu (cồng) xề cồng liu (u)
    12. Liu u xán (liu) u xán (liu)
    13. Liu u (xán) xán u liu (cồng)
    14. Cồng ú liu (cống) líu (xừ)
    15. Xê cống líu (xê) công líu (xê)
    16. Cống (xê) xàng xê công (líu)
    17. Líu (cống) cống xê (xang)
    18. Cống (xê) xàng xê công (líu)
    19. Líu (cống) cống xê (xang)
    20. (Liu) ú liu ú (xề)
    21. (Liu) ú liu ú (xàng)
    22. Xê cống xê xàng (-) líu (xừ)
    23. Xê cống líu (xê) cống líu (xê)
    24. (Xê) cống xê xang (xừ)
    25. Xừ xang (xê) xang xừ xang (xê)
    26. (liu) ú liu ú (xàng)
    27. (Liu) ú liu ú (xàng)
    28. Xê xàng xê xàng (-) líu (công)
    29. Công líu (công) líu công xê (xàng)
    30. Cống (xê) xê xang (xự)
    31. Xê xang (hò) cồng hò xự (xang)
    32. Xang (xư) xang cống (hò)

    PHONG BA ĐÌNH
    Hoà tấu

    ----o0o-----

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-12-2015)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Đàn guitar nhiều chữ chuyền nên viết mất nhiều thời gian lắm.
    Bộ ông bạn coffee của chú chưa đàn được bản Phong Ba Đình hả?
    Ừ nguyên thế này. Một lần nọ cách nay vài tuần ông đi chơi đàn với Năm Máy có người ca phong ba đình ông ôm đàn chịu trận. Cách nay vài ngày ông nhờ nói với NP giúp cho ông xin kí âm bằng số bài phong ba đình nhưng tôi đang đắn đo không biết có nên nhờ NP giúp không vì sợ NP bận không có thời gian. Hôm nay ông lại nhắc nữa vậy NP giúp ông ấy đi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (09-01-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Ừ nguyên thế này. Một lần nọ cách nay vài tuần ông đi chơi đàn với Năm Mấy, có người ca phong ba đình ông ôm đàn chịu trận. Cách nay vài ngày ông nhờ nói với NP giúp cho ông xin kí âm số bài phong ba đình nhưng tôi đang đắn đo không biết có nên nhờ NP giúp không vì sợ NP bận không có thời gian. Hôm nay ông lại nhắc nữa vậy NP giúp ông ấy đi.
    Hihi... để hôm nào rảnh rồi tính...
    Đờn chưa nhiều (bài bản) thì đi chơi bị "chịu trận" là chuyện thường... ngày ở huyện.
    Ổng sẽ còn "chịu trận" dài dài nữa... hihi...
    Mà chú có nói với ổng là chú đã có bản Phong Ba Đình chưa vậy?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (09-01-2016)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình không có nói với ông ấy mình được NP viết cho bản đàn Phong Ba Đình. Mà nói thì đâu có giúp gì được cho ông ấy đâu. Ông ấy học đàn kiểu dẫn ngón không hà đâu có học theo ngũ cung . Đúng như NP nói mai mốt ổng còn chịu trận dài dài nữa(chưa nhiều bài bản) nếu đi chơi xa. Theo mình biết ông ấy có học đàn hồi còn nhỏ nhưng cũng không có thầy giỏi chỉ mà bạn bè chi thôi rồi bỏ thời gian cũng lâu mới chơi lại cách đây 4,5 năm khi mình phát hiện trang dạy đàn bên cổ nhạc Việt Nam trang của Hữu Tùng các bài đàn mình sẽ nói dưới đây chính mình lấy đưa cho ông ấy tập đó. Đàn kiểu mỗi bài 1 lớp ấy mà. Ba bài nam thì Đảo ngũ cung ông ấy đàn chưa được nữa. Trước đây có luyện bản đàn của Văn Hải theo kí âm của Hữu Tùng mình lấy bên diễn đàn cổ nhạc Việt Nam cho ông ấy Nhưng bản đàn ấy đàn chạy rù rù nên đâu đàn được cho ai ca. Còn Bắc thì chỉ xuân tình lớp đầu , cuối...Oán thì mới tập 2 bài PHLN của NP đó. Chỉ đàn được Văn Thiên Tường lớp dựng xế xản chưa rành và phụng hoàng cải lương. Một vài bản quãng như khóc hoàng thiên, trung thu...Vài bài lý, Phi Vân ..Đoản khúc lam Giang.Vọng kim lang vọng cổ 6 câu dây hò nhì chưa đàn được cũng lấy bên trang Hữu Tùng . Tóm lại vôn luyến ông ấy có bao nhiêu đó thì làm sao đi chơi xa được? Ngoài ra nhịp thì cũng chưa chắc . Ông hay rũ Năm Mấy cùng đàn cho anh em ca. Nhưng nhịp bị chinh nhiều lắm. Ông ấy cũng mới bắt đầu chơi lại cùng lúc mình bắt đầu tập đàn kìm thôi. Nhưng ông ấy có lợi thế là biết đàn trước, có trí nhớ tốt học mau thuộc và ngón hay chứ bài bản thì không có bao nhiêu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (09-01-2016), romeo (09-01-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bởi vậy học đàn phải ráng tập nhịp cho thật đều trường canh.
    Có câu: "nhất nhịp nhì đàn hoặc nhất nhịp nhì ca".
    Đàn hoặc ca dù có hay cách mấy đi nữa mà nhịp không đều thì cũng bỏ đi, đi chơi với ai cũng không được.
    Chú nhớ thường xuyên đàn bản Khúc Ca Hoa Chúc hôm trước để luyện nhịp. Nhớ gõ song lang cho lớn để tai nghe mà kiểm soát tiếng gõ (nhịp) có đều hay không, chỗ nào sượng (không đều) thì tập lại để chỉnh.
    Tập hoài cho nhuần nhuyễn thì ngón chân sẽ quen độ đều, từ đó "phát huy" ra những bài bản khác.
    Bản Khúc Ca Hoa Chúc là nhịp một (cấp điệu), thời lượng bằng 1/2 nhịp trung điệu, bằng 1/4 nhịp hoãn điệu. Đó là căn bản, tuy nhiên khi đi chơi tuỳ nơi có thể đàn chậm hơn hoặc nhanh hơn, nhưng cũng lấy đó làm căn bản để thúc nhịp hay mở nhịp. Không phải như bên tân nhạc trường độ nhất định (cố định theo máy Metronome).
    Bởi vậy những người học trường quốc gia âm nhạc (bây giờ là trường sân khấu nghệ thuật, tức Học Viện Âm Nhạc TP.HCM), đàn tập nhịp theo máy tiết phách (Metronome), khi ra ngoài chơi với tài tử không được, vì họ (học viên quốc gia âm nhạc) học nhịp cố định chứ không phải nhịp co giãn như tài tử.
    Thí dụ cũng là bản Nam Ai, người học quốc gia âm nhạc đàn chỉ có một trường độ (cũng hiểu là trường canh) cố định (kiểu Văn Hải), trong khi đó cũng với bản Nam Ai nhưng tài tử thì có khi đàn nhanh có khi đàn nhanh vừa, cũng có khi đàn chậm vừa, cũng có khi đàn rất chậm... ngay cả bản Vọng cỗ cũng vậy..
    Học quốc gia âm nhạc, ra ngoài gặp người ta đàn căng nhịp là chỉ có nước "ôm đàn chịu trận" mà thôi. Cho nên phải có "quá trình" lăn lộn trong "giang hồ" để học hỏi kinh nghiệm "trường đời".
    Đàn kiểu "ăn cướp" như Văn Hải, đi chơi tài tử chỉ ngồi nghe thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (09-01-2016)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ừ mình sẽ cố gắng tập theo chỉ dẫn của NP. Hy vọng sẽ dần khắc phục những nhược điểm mà NP đã chỉ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (09-01-2016), romeo (09-01-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Ừ mình sẽ cố gắng tập theo chỉ dẫn của NP. Hy vọng sẽ dần khắc phục những nhược điểm mà NP đã chỉ.
    Điều quan trọng bậc nhất là phải luyện nhịp cho thật đều.
    Nhịp vững thì mới đàn được những bản có tiết tấu mắc mỏ, nếu nhịp yếu thì chỉ có thể đàn những bản mà tiết tấu đều đều như gõ mõ tụng kinh, chứ không thể "lúc khoan như gió thoảng ngoài, lúc mau sầm sập như trời đổ mưa" được.
    Đàn phải có khoan có nhặt, lúc rải rác ít chữ lúc dồn dập nhiều chữ; nếu nhịp không vững thì không thể làm vậy được.
    Nhịp vững mới đàn chẻ chữ được.
    Ngay cả nếu nhịp không chắc thì gõ mô cũng không đều.
    (nhịp không đều người ta gọi là nhịp bị chinh)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (09-01-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Cách nay vài ngày ông nhờ nói với NP giúp cho ông xin kí âm số bài phong ba đình nhưng tôi đang đắn đo không biết có nên nhờ NP giúp không vì sợ NP bận không có thời gian. Hôm nay ông lại nhắc nữa vậy NP giúp ông ấy đi.
    Hic... viết bản nhiều chữ chuyền thì không có cách nào ghi chú chữ nào đánh xuống chữ nào vít lên cũng như những chỗ ngưng nghỉ một cách chính xác (như ký âm tân nhạc). Mà không ghi chú được vậy thì người đọc bản đờn sẽ không thể đờn đúng tiết tấu. Hơn nữa viết nhiều chữ vừa mệt trí vừa cực lắm.
    Vậy viết bản "thường thường bậc trung" thôi, chú thaydat hỏi ông ấy chịu không.
    Viết bản đàn nghe hay thì cả năm mới xong, viết bản "thường thường bậc trung" thì nhanh hơn.
    "Thường thường bậc trung" là "tám lạng nửa cân" với tiếng đàn guitar trong AUDIO CLIP này nè, chịu không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (09-01-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Sáng mai mình uống coffee với ông ấy mình sẽ chuyển ý này của NP đến ông. Theo mình nghĩ chắc ông OK rồi. Hiện không đàn được phong ba đình bây giờ tự nhiên có bài đàn để đàn giống như nắng hạn gặp mưa rào thì còn gì bằng. Hơn nữa kiểu chưa có túi như ông cầu mà đàn được như AUDIO CLIP ở trên.
    NP ơi theo mình nghĩ,không biết có đúng hay không, nhịp mà đều được cũng là do mình thuộc bản đàn nhuần nhuyễn phải không? và nếu chưa nhuyễn thì chắc chắn nhịp không đều và đây cũng là nguyên nhân làm cho bài đàn bị sượng?
    Không thấy NP vào diễn đàn thôi đi ngủ
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (10-01-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi theo mình nghĩ, không biết có đúng hay không, nhịp mà đều được cũng là do mình thuộc bản đàn nhuần nhuyễn phải không? và nếu chưa nhuyễn thì chắc chắn nhịp không đều và đây cũng là nguyên nhân làm cho bài đàn bị sượng?
    Nhịp đều là do mình tính phách của từng chữ (nốt đàn). Thí dụ một trường canh là 1 phút, thì tổng cộng các chữ đàn (nốt nhạc) trong trường canh đó dù nhiều hay ít thì cũng phải với thời gian là 1 phút, dù nghỉ không đàn (như nghỉ mô) thì cũng là 1 phút. Trường canh nào cũng vậy thì tất nhiên suốt bản đàn sẽ đều. Còn nếu như trường canh thì hơn 1 phút, trường canh thì thiếu 1 phút, trường canh thì đúng 1 phút... làm sao mà đều được.
    Có nhiều người thuộc bản đàn như cháo mà nhịp vẫn không đều là do nơi họ tiết tấu (tiết phách) không đúng làm cho chênh lệch thời gian của các trường canh trong suốt bản đàn.
    Lấy thí dụ chữ đàn (nốt nhạc) có giá trị tương đương với móc chiếc mà họ đánh (đàn) với giá trị dấu đen thì dư, hoặc chữ đàn (nốt nhạc) có giá trị tương đương với dấu trắng mà họ đánh (đàn) với giá trị dấu đen có chấm thì lại thiếu, và những chỗ ngưng nghỉ cũng phải tính nữa.... Cứ như vậy thì suốt bản đàn không có trường canh nào đều cả.
    Cái máy Metronome (máy tiết phách) mà người ta gọi không chính xác là "máy đánh nhịp" chính là cái máy tính thời gian (trường độ) cho người học nhạc đó.
    Ngày xưa người ta tập nhịp bằng cái đồng hồ treo tường (có quả lắc), muốn đàn thúc hay mở là kéo xuống hoặc nâng lên cái quả lắc cho nó chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.
    Cho nên các thầy đờn dạy ngón (dẫn ngón) là để cho học trò đàn rập khuôn như ông thầy từng chữ đàn (mà ông thầy đã sắp chữ tính phách sẵn) thì tự nhiên đều nhịp.
    Rồi tập hoà đờn với nhau...
    Những người đàn không đúng tiết phách của từng chữ đàn nếu muốn đều trường canh (nhạc giới gọi là đều nhịp) thì phải dùng cách "dồn bao bố", cách này tuy rằng không hay ho gì nhưng cũng tạm giúp đều trường canh.
    Cách "dồn bao bố" giải thích nôm na như sau: giả dụ cái bao bố là một đơn vị trường canh (một nhịp), trường canh nào ít chữ thì cũng chứa trong một cái bao bố, trường canh nào nhiều chữ thì cũng chứa trong một bao bố, trường canh nào nhiều chữ quá thì cũng dồn nhét ém vào một cái bao bố, không cho dư lòi (tràn) ra ngoài. Một câu vọng cổ nhịp 32 coi như có 32 cái bao bố, cứ làm sao không cho dư không cho thiếu thì coi như đều. Cách này tất nhiên không đúng theo tiết tấu (tiết phách) của người ra bản đờn (ký âm) nhưng tạm đều để đi chơi được, nhưng người biết nghe thì thấy hơi bị gượng ép... hihi... dù "gượng ép" mà đều nhịp vẫn hơn đờn nghe tươi ngón ngọt ngào mà không đều nhịp thì không hoà được không ca được, coi như bỏ đi.
    Bởi vậy NP viết cho chú bản đàn nào mà có kèm theo audio thì chú phải đàn theo tiết tấu y như vậy (coi như phải rập khuôn). Khi đã quen và nhịp đều rồi thì có thể tự ý sửa đổi miễn sao đều trường canh (như dồn bao bố vừa nói).
    Cái vụ "dồn bao bố" này giống như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hồi mới nổi dậy giết người dồn bao bố thả trôi sông, người ốm nhỏ cũng bỏ vô một bao, người to mập cũng dồn ém nhét vô một bao, cứ mỗi người dân bị Mặt Trận Giải Phóng giết là bỏ hoặc dồn vô một bao cột miệng bao lại thả trôi sông.
    Ở miệt hậu giang, hỏi những vị lớn tuổi ai cũng biết. Ông Mười, ông Ba cũng xác nhận chuyện này (lúc đó hai ông còn nhỏ).
    Cho nên cách tập nhịp "dồn bao bố" cũng giúp cho người học đàn canh đều nhịp.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-01-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    PHONG BA ĐÌNH
    (32 câu nhịp đôi, viết cho đàn guitar phím lõm)

    Câu 1/ - o - 1 – 22 – 2 – 35 – 35 – 35 – 35 - 32 – 35 – 2 – 22
    Câu 2/ - 44 – 22 - 15 – 12 – 1 – 22 – 22 – 2 – 22 – 15 – 22 – 25 – 12
    Câu 3/ - 12 – 12 – 12 – 22 – 1 – 12 – 15 – 15 – 15 – 15 – 15 – 12 - 1 - 12 – 15 – 1
    Câu 4/ - 2 – 22 – 25 – 12 – 15 – 1 – 23 – 22 – 2 – 35 – 32 - 2 – 34 – 32 – 34 – 2 – 22
    Câu 5/ - 44 – 22 – 2 – 22 – 1 – 2 – 25 - 22 – 2 – 22 – 25 – 2 – 22 - 34 – 2 – 32
    Câu 6/ - 35 - 44 – 3 – 32 – 44 – 32 – (-)34 – 34 – 2 – 32
    Câu 7/ - 35 – 44 – 3 – 32 – 44 – 32 – (-)34 – 34 – 2 – 32
    Câu 8/ - 35 – 44 – 3 – 32 – 44 – 32 - (-) – 22 - 22 – 1 – 2 – 22 – 34 – 2 – 32
    Câu 9/ - 32 – 22 – 2 – 35 – 32 – 35 - 2 – 22 – 25 – 35 – 2 – 25 – 24 – 22 – 2 – 22 – 1 - 2
    Câu 10/ - 22 – 25 – 2 – 22 – 34 – 2 – 32 – 35 - 44 – 3 – 32 – 44 – 32 - (-)
    Câu 11/ - 12 – 12 – 15 – 12 – 1 – 22 – 44 – 22 – 35 – 22 – 25 - 12
    Câu 12/ - 22 – 1 – 12 – 22 – 12 – 15 – 1 – 15 – 12 – 1 – 12 – 15 – 1 – 25 – 12 – 15 – 1
    Câu 13/ - 15 – 12 – 15 – 1 – 22 – 1 – 12 – 15 – 15 - 14 – 12 – 15 – 12 – 15 – 12 – 1 – 22
    Câu 14/ - 25 – 32 – 2 – 34 – 32 – 34 – 2 – 22o – 44 – 32
    Câu 15/ - 32 – 35 – 22 – 44 – 22 – 1 – 2 – 22 – 25 – 22 – 2 – 35 – 2 – 22 – 2 – 22 – 25 – 2
    Câu 16/ - 25 – 22 – 2 – 22 – 25 – 2 – 2 – 22 – 25 – 2 – 25 – 35 – 2 – 22 – 2 – 35 – 2 – 22 - 25
    Câu 17/ - 25 – 25 – 25 – 15 – 12 – 15 – 12 – 1 – 22 – 25 – 35 – 2 – 22 – 25 - 22 - 25 – 22 – 2 – 35
    Câu 18/ - 35 – 2 – 35 – 2 – 22 – 25 – 2 – 25 – 22 - 2 – 22 - 25 – 2 – 35 – 2 – 22 – 25
    Câu 19/ - 25 – 25 – 25 – 15 – 12 – 15 – 12 – 1 – 22 – 25 – 35 – 2 – 22 – 25 – 22 – 25 – 22 – 2 – 35
    Câu 20/ - 2 - 22 – 35 – 2 – 35 – 25 – 25 - 25 – 25 – 12 – 1 – 12 – 2
    Câu 21/ - 42 – 2 – 42 – 2 – 22 – 1 – 1 – 1 – 1 – 12 – 1 – 12 – 35
    Câu 22/- 2 – 22 – 35 – 2 – 35 – (-)o - 44 – 32
    Câu 23/ - 32 – 35 – 22 – 44 – 22 – 1 – 2 – 22 – 25 – 22 – 2 – 35 – 2 – 22 – 2 – 22 – 25 – 2
    Câu 24/- 25 – 22 – 2 – 22 – 25 – 2 – 2 – 22 – 25 – 2 - 22 – 22 – 25 – 2 – 22 – 34 – 2 – 32
    Câu 25/- 44 – 3 – 32 – 44 – 32 – 35 – 2 – 22 – 25 – 22 – 2 – 35 – 2 – 22 – 2 – 22 – 25 – 2
    Câu 26/ - 2 - 2 – 2 – 22 – 2 – 22 - 1 – 1 – 1 – 1 – 12 – 1 – 12 – 35
    Câu 27/ - 35 – 35 – 35 – 22 – 2 – 22 – 1 – 1 – 1 – 1 – 12 – 1 – 12 – 35
    Câu 28/ - 2 – 22 – 35 – 2 – 35 – (-) – 12 – 12 – 15 – 12 – 1 – 22
    Câu 29/ - 44 – 22 – 25 – 35 – 2 – 22 – 25 – 24 – 22 – 25 – 22 – 25 – 22 – 2 – 35
    Câu 30/ - 35 – 35 – 35 – 2 – 22 – 25 – 2 – 22 - 22 – 25 – 2 – 22 – 2 – 34 – 32
    Câu 31/ - 32 – 35 – 2 – 22 – 32 – 35 – 3 – 44 – 3 – 32 – 3 – 44 – 3 – 32 – 35
    Câu 32/ - 34 – 34 – 34 – 22 – 34 – 32 – 44 – 44 ->47.

    HẾT
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-01-2016)

Trang 3/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL