1. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Một vở tuồng được viết ra trong một chuyến đi thực nghiệm của các soạn giả đoàn Thanh minh Thanh Nga và cũng là tác giả vở tuồng này. Vở tuồng viết về tiếng hú có thật từ rừng vọng về, sau đó được viết hư cấu thêm nội dung phong phú và nhân vật tình cảm đa dạng. “Mưa Rừng” với nội dung hư cấu diễn ra trong cảnh núi rừng thơ mộng ở Việt Nam với cô sơn nữ dịu dàng Klay:
    “Thầy cai lên ngựa về rồi
    Sao Klay còn đứng bên đồi ngó theo
    Mưa rừng gió lạnh đìu hiu
    Em mang gùi nhỏ đựng nhiều nhớ thương”.


    MƯA RỪNG

    Soạn giả: Hà Triều - Hoa Phượng

    Năm ra đời: 1962

    THÀNH PHẦN NGHỆ SĨ:

    Út Trà Ôn ...vai... Tịnh
    Thành Được ...vai... Khanh
    Hữu Phước ...vai... Bằng
    Thanh Sang...vai... Thuyết
    Mộng Tuyền ...vai... K'Lay
    Bạch Tuyết ...vai... Tuyền



    TÓM TẮT NỘI DUNG:

    Khanh làm cai phu ở đồn điền của ông Tịnh trên cao nguyên, rất được mọi người thương mến. K’Lai, cô gái dân tộc, giúp việc nhà cho ông Tịnh, hằng ngày đem cơm nước cho Khanh, cô thầm yêu anh nhưng trái tim anh hướng về Tuyền, cô dâu trưởng của ông Tịnh có chồng là Thuyết bị bệnh chết hơn một năm. Bằng là em trai của Thuyết đem lòng si mê K’Lai, hắn tìm cách đuổi Khanh đi. Chán ngán cảnh đời đen bạc, anh quyết định bỏ đi làm cho Tuyền và K’Lai đau khổ.
    Ở rừng hằng đêm có tiếng hú ghê rợn vọng về, mọi người lo sợ vì trên đồn điền xanh tốt kia đã thấm máu bao người phu. Bí mật tiếng hú đó chỉ một mình K’Lai biết, Khanh lợi dụng tình cảm của K’Lai để điều tra một chuyện khác trong gia đình ông Tịnh : tiếng hú đó là của Thuyết, anh ta điên, bị gia đình xích chân tại một nơi kín đáo, chỉ có K’Lai đến đem cơm.
    Thì ra Thuyết đã bắn chết cha K’Lai và để trả thù, K’Lai xin vào làm người giúp việc, đã dùng lá thuốc rừng trộn vào thức ăn đầu độc Thuyết, vì danh dự gia đình, ông Tịnh nói dối mọi người rằng Thuyết đã chết. Bị lời lẽ thuyết phục của Khanh , K’Lai tìm thuốc cứu Thuyết hết điên, anh chứng kiến vợ mình tỏ tình với Khanh, quá đỗi ghen tức, toan giết Tuyền thì ông Tịnh đến, tưởng Thuyết còn điên, để cứu con dâu ông bắn chết Thuyết.
    Không còn gì cản trở tình yêu của Khanh và Tuyền, nhưng đối với K’Lai đó là sự mất mát lớn trong đời, cô đi khỏi đồn điền, từ chối tình yêu với Bằng, Khanh cũng bỏ đi lần nữa vì anh thấy mình hèn khi lợi dụng tình cảm của K’Lai để đạt ý nguyện của mình.
    Họ chia tay giữa tiếng Mưa Rừng não ruột giăng kín núi đồi cao nguyên phủ lấp những huyền bí năm xưa.


    Vở tuồng này đã từng được dựng thành phim ảnh rất nổi tiếng làng kịch nghệ ngày xưa.

    CHUYỆN BÊN LỀ - (Điện Ảnh)

    Khi một nhóm trong đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, kể cả các soạn giả Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà, đi tắm suối ở Tây Nguyên và phải trọ qua đêm trong một buôn bản vì mưa to. Giữa lúc nhậu nhẹt thâu đêm tại nhà ông chủ bản, làng với những điệu tình ca Radhê buồn da diết, thì từng tràng tiếng hú của người rừng trổi lên giữa cơn mưa bão càng làm rùng rợn thêm cảnh rừng khuya âm u. Tuồng “Mưa Rừng” nổi tiếng của Hà Triều, Hoa Phượng được hình thành dựa trên bối cảnh tiếng hú rừng khuya này.Tuồng cải lương thành công rực rỡ do Thanh Nga đóng. Sau đó 1 năm được chuyển thể sang phim.
    Có một c âu chuy ện tình khác gắng liền với bài hát nổi tiếng: “Mưa rừng”, đó là những tình cảm rất đẹp, trong sáng giữa nhạc sĩ Huỳnh Anh và nữ hoàng sân khấu Thanh Nga
    “Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
    Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
    Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
    Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu….
    Ca khúc “Mưa Rừng” là bài hát chính trong vở tuồng cùng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng.Hai nhạc sĩ này đã nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh viết. Bản này đã được viết đặc biệt theo giọng Thanh Nga và tính toán rất kỷ những đoạn nào làm Thanh Nga phát huy hết khả năng cũng như để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc. Nhạc sĩ Huỳnh Anh đã bỏ rất nhiều công sức cũng như thời gian để tập hát cho Thanh Nga, và bài này Thanh Nga hát rất thành công trên sân kấu cũng như trên đĩa nhựa, đài phát thanh. Bài hát này đã gắn liền tên tuổi của anh với người nữ nghệ sĩ khả ái trong suốt giai đoạn thành công của nó. Đây là một tuyệt chiêu, tận dụng tối đa phương pháp “đo ni đóng giày” và bà bầu Thơ đã làm sáng thêm bảng hiệu Thanh Minh Thanh Nga với thành công quá mức tưởng tượng. Chính Nhạc sĩ Huỳnh Anh cũng đã khiêm tốn xác nhận là vào năm 1961 anh được nổi tiếng thêm, nhứt là sau khi bản nhạc nầy được phát đi phát lại nhiều lần trên làn sóng của đài Phát Thanh Sài Gòn. Chính “Mưa Rừng” đã góp phần thành công cho Thanh Nga ở mặt tân nhạc và cũng chính bài hát nầy đã giúp cho thế đứng của Nhạc sĩ Huỳnh Anh càng thêm vững chắc và đưa ông vào lãnh vực viết nhạc cho điện ảnh với hai nhạc phẩm “Loan Mắt Nhung” trong phim cùng tên, và “Sa Mạc Tuổi Trẻ” trong “Điệu Ru Nước Mắt”.
    Năm 1962- 1963, Nền điện ảnh miền nam có dấu hiệu “hồi sinh” trở lại với nhiều hãng phim mới và những dự án làm phim.Các phim thời kỳ này bắt đầu áp dụng kỷ thuật phim mầu đơn. Tiên phong trình chiếu trong dịp Xuân như Mưa Rừng- mầu- màn ảnh đại vĩ tuyến của hãng phim An Pha. Tất cả các báo tại Sài gòn đều đăng tải về bộ phim “Mưa Rừng”
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  3. nguoisaigon
    Avatar của nguoisaigon
    mình mê tuồng này lắm nè, cám ơn Thanh Hậu nhiều nhé
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguoisaigon For This Useful Post:

    Thanh Hậu (15-02-2013)

ANH EM CHANNEL