Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
  1. khaltt
    Avatar của khaltt
    Hoà tấu: NGŨ ĐỐI HẠ (Chuyển Ai)
    Dàn đờn: NSƯT Ba Tu: Kìm - Út Tỵ: Cò - Đức Huệ: Ghi ta



    http://www.4shared.com/mp3/2Q8CzLvg/..._ChuyenAi.html

    NS Đức Huệ đờn tay trái thật điêu luyện, có nhiều NS đờn tay trái củng khá nổi tiếng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:

    romeo (13-10-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    NS Đức Huệ đờn tay trái thật điêu luyện, có nhiều NS đờn tay trái củng khá nổi tiếng.

    Hồi trước 1975 có nhạc sĩ Sáu Số đờn tay trái cũng nổi tiếng.
    Nhạc sĩ Sáu Số đờn cho đoàn Kim Chung 1.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  5. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Anh nguyenphuc có thông tin gì của nghệ nhân đờn kiềm Năm Hưng không, em cực kì mê ngón đờn của ông vào khoảng thập niên 50 cho các vở tuồng thu âm Tiên Phong nhen ! Em cám ơn, ông đờn rất hay, nhất là bài vọng cổ nhịp 16 và các thể điệu hơi Bắc, tuyệt vời. Sau thì em ko biết thông tin gì về ông.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Anh nguyenphuc có thông tin gì của nghệ nhân đờn kiềm Năm Hưng không, em cực kì mê ngón đờn của ông vào khoảng thập niên 50 cho các vở tuồng thu âm Tiên Phong nhen ! Em cám ơn, ông đờn rất hay, nhất là bài vọng cổ nhịp 16 và các thể điệu hơi Bắc, tuyệt vời. Sau thì em ko biết thông tin gì về ông.

    Nhạc sĩ Năm Hưng tên thật là Võ Tấn Hưng, là anh ruột của nhạc sĩ Nhị Tấn.
    Nhạc sĩ Năm Hưng là học trò của nhạc sư Nguyễn Văn Thinh tức nhạc sư Hai Thinh, giám đốc trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Saigon. Nhạc sư Hai Thinh gốc là nhà giáo nên còn gọi là ông Giáo Thinh.
    Nhạc sĩ Năm Hưng có viết và xuất bản bộ sách CỔ NHẠC TẦM NGUYÊN, bản đờn và bài ca đối chiếu (để minh hoạ cho bản đờn).
    Nhạc sĩ Năm Hưng có sáng tác nhiều bài bản cho sân khấu cải lương, gọi là bài bản sân khấu canh tân (đăng trong sách Cổ Nhạc Tầm Nguyên của ông).
    Sau này nhạc sĩ Nhị Tấn có tái bản lại.
    Nhạc sĩ Nhị Tấn tên thật là Võ Tấn Nhì, ông vừa là nhạc sĩ cổ nhạc vừa là luật sự.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  8. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Cám ơn anh Phúc nghen, ông đờn mấy vở tuồng Tiên Phong như Phất Cờ Độc Lập, Cát Bụi Đô Thành, Tam Ban Đổng Quý Phi,...(trên nhà có) nghe rất tuyệt vời, những bản vọng cổ nhịp 16 nghe hay ơi là hay. Anh có biết thông tin năm sinh năm mất(nếu có) của ông không ạ !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Nhạc sĩ Năm Hưng tên thật là Võ Tấn Hưng, sinh năm 1913, tại xã Phú Hữu, quận Long Thành, tỉnh Biên Hoà, trong gia đình nghèo, yêu thích ca nhạc tài tử, cải lương.
    Ngay thời niên thiếu, năng khiếu, sở thích âm nhạc của Năm Hưng đã được phát triển nhờ vào thầy Giáo Thinh, tức nhạc sư Nguyễn Văn Thinh. Chưa đầy 20 tuổi, Năm Hưng đã trở thành một nhạc sĩ, trong các gánh hát có tiếng như: Phước Tường, Long Phụng, Tiến Hóa, Huỳnh Kỳ v.v.
    Từ những năm 1940, nhạc sĩ Năm Hưng từng là nhạc sĩ trên các sân khấu cải lương, như: Hậu Tấn Bảy Cao, Tiếng Chuông, Tân Hương Hoa, Kim Chưởng.
    Sau hơn 15 năm hành nghề, ngón đờn của nhạc sĩ Năm Hưng càng được công chúng ái mộ. Từ năm 1946, nhạc sĩ Năm Hưng bắt đầu biên soạn những bài bản mà đã được thầy Giáo Thinh truyền dạy trong thời niên thiếu. Nhạc sĩ Năm Hưng đã có công chép lại 10 bộ bài bản nhạc tài tử, như Nhứt Lý, Nhì Ngâm, Tam Nam, Tứ Oán, Ngũ Điếm, Lục Xuất, Thất Chính, Bát Ngự, Cửu Nhĩ, và Thập Thủ, theo cách ký âm đã được học. Trong đó có nhiều bài ca tài tử đã được phổ biến trong công chúng từ rất lâu.
    Trong những năm 1950, nhạc sĩ Năm Hưng còn biên tập nhiều bài bản ngắn, đã đuợc lưu hành trong giới đàn ca tài tử, trên sân khấu cải lương, trong đó có nhiều giai điệu được tài tử hóa từ ca nhạc Tàu, ca nhạc Miên v.v... Công trình biên soạn, biên tập của nhạc sĩ Năm Hưng được in trong quyển Cổ Nhạc Canh Tân, Bộ Cổ Nhạc Tầm Nguyên. Trong số đó, quyển 1 Cổ Nhạc Tầm Nguyên, của nhạc sĩ Võ Tấn Hưng được phát hành năm 1958, tại Sài Gòn.
    Từ năm 1975, nhạc sĩ Năm Hưng về sinh sống tại quê nhà Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thời gian còn lại của đời nhạc sĩ, Năm Hưng đã cống hiến cho phong trào đàn ca tài tử, và cho sự phát triển âm nhạc sân khấu cải lương.
    Nhạc sĩ Năm Hưng mất năm 1983.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  11. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Em cảm ơn anh Phúc đã cho em biết rõ thêm về nghệ nhân đờn thần tượng của em nhé, hay không chỗ chê. Ông cũng lớn và mất cũng đã lâu rồi, hic. Ông đờn hay dữ lắm, nghe rất ngọt và mùi. Ngoài ra em còn hâm mộ một ngón đờn thứ hai và cũng là ngón đờn cuối cùng, đó là nghệ nhân Sáu Tửng của thời Tiên Phong luôn, ông là đờn kiềm hay gáo thì phải.

    Thế hệ kế thì em mê Văn vĩ, ông này thì em biết rồi !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Em cảm ơn anh Phúc đã cho em biết rõ thêm về nghệ nhân đờn thần tượng của em nhé, hay không chỗ chê. Ông cũng lớn và mất cũng đã lâu rồi, hic. Ông đờn hay dữ lắm, nghe rất ngọt và mùi. Ngoài ra em còn hâm mộ một ngón đờn thứ hai và cũng là ngón đờn cuối cùng, đó là nghệ nhân Sáu Tửng của thời Tiên Phong luôn, ông là đờn kiềm hay gáo thì phải.

    Thế hệ kế thì em mê Văn vĩ, ông này thì em biết rồi !

    Nhạc sĩ Sáu Tửng chuyên về đờn kìm và đờn sến. Ông đờn kìm rất độc.
    Nhạc sĩ Sáu Tửng là thân phụ của cô (bà) Bạch Huệ, chuyên viên ca tài tử và bài bản lớn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  15. zzztienzzz
    Avatar của zzztienzzz
    Theo zzzTienzzz biết Ngũ Đối Hạ: có 4 lớp gồm 38 câu
    Nhưng không biết theo lối chơi hiện nay thì mình có thể ca bao nhiêu câu vậy NguyenPhuc (tức là cách ngắt câu)? Như Nam ai có thể ca 8 câu lớp 1, Nam Xuân có thể ca 8 hoặc 20 câu, Văn thiên tường có thể ca Lớp dựng hoặc 15 câu, ...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to zzztienzzz For This Useful Post:


  17. khaltt
    Avatar của khaltt
    Ngũ đối hạ ba lớp đầu là 21 câu, Khal thấy người ta thường ca 20 câu.
    Ths Huỳnh Khải có sáng tác bài Ngũ Đối Hạ 21 câu "Không Hề Phôi Pha" Khal tìm mãi không thấy bài hoà tấu nào 21 câu, thì ra để dứt cho ngọt nên không ai chơi đến câu 21 dứt U cả, dứt ở câu 20 LIU cho nó mùi và ngọt.
    Hội đờn ca tài tử TP Hồ Chí Minh vừa rồi có người ca bài này giới thiệu 20 câu mà ca 21 câu!
    Không biết có phải vậy không anh Phúc
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:


Trang 1/3 1 2 3 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL