Trang 5/41 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 15 ... CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Lớp thơ - Đường luật

    Đứng lớp: Nguyenphuc
    Trợ giảng: MEM
    Khách mời: Hailua, Hồng Phượng

    Học viên:
    1. Hongnhung15
    2. .....

    Nội quy lớp học:
    (Đang soạn)


    Chương trình học:
    (Đang soạn)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi hongnhung15

    anh Phúc lớp mình có ai đăng kí học nữa không anh ?? hay chỉ có mình em ??

    Theo anh MEM thì được 3 người rồi:
    - Hồng Nhung
    - Thanh Hậu
    - Vô Trần
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi hongnhung15

    à vâng nhưng chú mem nói là học theo lớp chấm điểm theo lớp ..... à anh và chú mem dạy ạ??

    Hihihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  7. hongnhung15
    Avatar của hongnhung15
    sao ít thế nhỉ? à em là người ra ý kiến anh ưu tiên em nha
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to hongnhung15 For This Useful Post:


  9. Koala
    Avatar của Koala
    Nguyên văn bởi hongnhung15
    tại anh.... à có gì đâu em vỡn mà đừng vận nha aaaaaaaaaaaanh
    Cưng dùng tiếng Việt cho chuẩn trước khi làm thơ nghen, không thì khó ngửi lắm ah. Thôi a đi ra. Chúc e mau phát hành tập thơ đầu tay
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi hongnhung15

    sao ít thế nhỉ? à em là người ra ý kiến anh ưu tiên em nha

    Trước khi làm thơ, phải hiểu biết về thanh và vần của thơ.
    Thanh gồm có:
    - Thanh bằng: là những từ không dấu và dấu huyền.
    - Thanh trắc: là những từ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.

    Vần gồm có 2 loại:
    - Vần chính (chính vận): là những từ mà đếm từ nguyên âm đầu tiên (của từ đó) trở về sau phải giống nhau, ví dụ sương, trường, vương, đường, thương...
    - Vần thông (thông vận): là những từ mà đếm từ nguyên âm đầu tiên của từ đó trở về sau không nhất thiết giống nhau, nhưng đọc lên nghe âm thanh, âm hưởng gần giống nhau, na ná như nhau, ví dụ thanh, hình, tranh, bình, danh... Hoặc: đêm, nền, em, đèn, êm...

    Ở đây chúng ta nên làm thơ theo vần chính (chính vận).

    Nắm vững về thanh và vần của thơ rồi mới qua phần luật thơ. Sau đó là bắt tay vào làm một bài thơ sao cho đúng thanh, vần và luật.
    Đi từng bước một như học đàn, phải học bản nhỏ trước cho quen ngón. Mới vô đòi đàn bản oán thì đâu có được.
    Vạn sự khởi đầu nan. Có công mài sắt có ngày nên kim. Đường đi không khó chỉ sợ chí không bền.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  13. MEM
    Avatar của MEM
    Vậy Nguyenphuc cho theo từng bài, yêu cầu từng học viên xác định thanh BẰNG, TRẮC đi. Nhớ là kêu học viên nào, người đó làm nhe. Biết là dễ nhưng làm đi cho quen.

    Xong (hoặc cùng lúc) xác định vần chính hoặc vần thông. Dù biết là rất dễ, nhưng nếu ko thực hành để nó ngấm vào người, mai mốt học tới phần khác quên mất hết phần đầu. hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Phần trên đã nói về thanh và vần.
    Bây giờ đến phần LUẬT THƠ (còn gọi thi luật).


    Trước khi làm thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, chúng ta phải làm thơ Tứ Tuyệt Đường luật, vì đây là bước căn bản cần thiết. Cũng như đờn bản nhỏ rồi mới tới bản lớn vậy.

    THƠ TỨ TUYỆT

    Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt.
    Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành.
    Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.
    Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo.

    Thơ Tứ Tuyệt có 2 loại căn bản:
    - Tứ Tuyệt 3 vần bằng
    - Tứ Tuyệt 2 vần bằng

    Trước nhất chúng ta làm thơ Tứ Tuyệt 3 vần bằng.

    1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (không đối)

    Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt luật trắc vần bằng:

    BẢNG LUẬT:

    T - T - B - B - T - T - B (vần)
    B - B - T - T - T - B - B (vần)
    B - B - T - T - B - B - T
    T - T - B - B - T - T - B (vần)

    Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ).
    Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau.

    Bài thơ ví dụ để minh hoạ:

    Cánh én chào xuân liệng giữa trời
    Mai đào nở rộ khắp nơi nơi
    Anh Mem sắp tết thường đi nhậu
    Chị Phượng đầu năm có thiệp mời

    Ghi chú: Bài thơ Tứ Tuyệt có 4 câu 28 từ, tuyệt đối không được trùng nhau. Từ nào dùng rồi không được dùng lại, trừ khi đồng âm dị nghĩa hoặc cố ý nhấn mạnh theo kỹ thuật điệp ngữ pháp (sẽ nói sau).
    Ngoài ra cũng không được trùng vần, vần nào dùng rồi không được dùng lại, trừ khi đồng âm dị nghĩa.

    Bài nữa:

    Hội oán ngươn tiêu áo não buồn
    Bình sa lạc nhạc cũng y khuôn
    Đêm khuya lắng tiếng đàn ai dạo
    Réo rắt vang theo ngọn gió luồn

    Hoặc:

    Phím lạc tơ chùng lỡ ước mong
    Nhìn bao kỷ niệm nát tan lòng
    Người ơi đã bẽ bàng duyên kiếp
    Suối lệ tuôn tràn ngập biển đông

    P/S: Mỗi người nên mở 1 topic riêng làm bài thực hành để dễ dàng góp ý nhận xét và sửa bài mà không bị lộn xộn khó tìm.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  17. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Vậy mình bắt đầu chưa thầy Phúc. Học thì có Hành mà !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Vậy mình bắt đầu chưa thầy Phúc. Học thì có Hành mà !

    Trời! Thầy bà gì nè trời.
    Mình là anh em bạn bè với nhau, cùng chung đại gia đình cailuongso mà.
    Nếu muốn "bắt đầu" thì mở new topic (nhà riêng) để làm "bài tập" thực hành.
    Phải riêng tư để không lộn xộn và dễ dàng góp ý nhận xét, sửa bài.
    Khi làm "bài tập" thì nên có bảng luật thơ trước mặt để dò.
    Coi vậy chứ không phải bắt tay vào là làm được suông sẻ đâu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  21. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Hạ đã xa rồi có phải không?
    Tim ta nhoi nhói ở trong lòng
    Mai mốt hạ về ta giữ lại
    Ôm hạ vào lòng thỏa nhớ mong

    Nguyenphuc ơi! mấy câu thơ nầy DTN mần lâu rồi, kg biết có phải thất ngôn tứ tuyện kg huh? cho ý kiến hen.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 3 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:


Trang 5/41 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 15 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL