Trang 1/41 1 2 3 4 5 11 ... CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Lớp thơ - Đường luật

    Đứng lớp: Nguyenphuc
    Trợ giảng: MEM
    Khách mời: Hailua, Hồng Phượng

    Học viên:
    1. Hongnhung15
    2. .....

    Nội quy lớp học:
    (Đang soạn)


    Chương trình học:
    (Đang soạn)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Trời ơi, hay dữ á ! Chú Mem trợ giảng ha, hay quá....
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  5. Koala
    Avatar của Koala
    Rồi, vậy là biết a jà đang rảnh rồi, kekekeke
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM


    Lớp thơ - Đường luật

    Đứng lớp: Nguyenphuc
    Trợ giảng: MEM
    Khách mời: Hailua, Hồng Phượng

    Học viên:
    1. Hongnhung15
    2. .....

    Nội quy lớp học:
    (Đang soạn)


    Chương trình học:
    (Đang soạn)

    Trời đất, vậy là anh MEM làm thiệt ha!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Thơ Đường luật là nói tắt của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
    Thơ Thật ngôn bát cú Đường luật gồm 2 bài thơ Tứ tuyệt Đường luật có đối nhập lại mà thành.
    Vậy trước tiên là làm thơ Tứ Tuyệt không có đối, sau đó làm câu đối, rồi làm Tứ tuyệt có đối, sau đó ráp 2 bài Tứ tuyệt có đối (cùng 1 nội dung) lại thì có bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
    Đường luật là thể thơ tương đối khó, vì phải tuân theo nhiều luật lệ rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên đây là di sản văn học của tiền nhân cần được bảo tồn.
    Sở dĩ gọi thơ Đường luật là vì thể thơ này được làm theo luật thơ từ đời nhà Đường.
    Nó còn có tên khác là Luật Thi và Thơ Cận Thể để phân biệt với Thơ Cổ Thể là loại thơ Cổ Phong có từ thời xưa và thịnh hành vào thời Hán, nên còn gọi là Hán Thi.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    ongdungthong (27-05-2012)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Thơ Đường luật căn bản là thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật 5 vần bằng được làm theo chính vận (và chính luật).

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  13. MEM
    Avatar của MEM
    Thiệt mà, anh thấy cũng hay mà, sẵn ôn lại kiến thức và trao dồi khả năng thơ phú của mình lâu nay để mai một. hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    ongdungthong (27-05-2012)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Đầu tiên, trước khi làm thơ phải hiểu biết về thanh 聲 là tiếng, là âm thanh; kế đến là vận 韻, là vần.
    Biết về thanh và vận để làm bài thơ đọc lên nghe êm tai, du dương trầm bổng.
    Không biết về thanh và vận thì làm bài thơ đọc lên nghe trắc trở, không êm tai.
    Nó cũng giống như viết bài ca, người biết âm luật thì viết bài ca nghe "mùi", người không rành âm luật thì viết bài ca trắc trở, chỏi bảng họng, chỏi với tiếng đàn, khó ca.
    Thơ, không chỉ để đọc mà còn để ngâm vịnh, nên thanh và vận tức là âm luật rất cần thiết.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    ongdungthong (27-05-2012)

  17. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Anh Bầu quá rảnh luôn á hahahahahaaaa
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:


  19. Koala
    Avatar của Koala
    LUẬT THƠ ĐƯỜNG

    Phí Minh Tâm

    Đọc, ngâm, dịch, họa, thậm chí làm thơ Đường của Trung Hoa là một thú tiêu khiển tao nhã của người Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhưng đối với người Việt thơ Đường gần gũi hơn là mới nhìn thoáng qua. Thơ Đường hay Đường Thi là thơ được sáng tác vào thời nhà Đường (618-907 Tây lịch) gần 1100 năm về trước. Do đó khi nói làm thơ Đường có lẽ ta nói đến làm một thể thơ theo luật thơ của nhà Đường. Phải gọi thể thơ đó là thơ Luật (luật thi: ) hay thơ Đường Luật đúng hơn là thơ Đường.

    Theo cách phân chia các chương mục trong Đường Thi Tam Bách Thủ của Hàng Đường Thoái Sĩ, ta có thể nhận ra 6 thể thơ Đường chia làm 2 nhóm: thơ Cổ phong hay Cổ thể và thơ Luật hay thơ Đường Luật.

    Cổ phong hay Cổ thể gồm 2 thể:
    • Cổ phong ngũ ngôn
    • Cổ phong thất ngôn

    Thơ Luật hay thơ Đường Luật gồm 4 thể:
    • Ngũ ngôn bát cú - 5 chữ 8 câu
    • Thất ngôn bát cú - 7 chữ 8 câu
    • Ngủ ngôn tuyệt cú - 5 chữ 4 câu
    • Thất ngôn tuyệt cú - 7 chữ 4 câu

    1. Thơ Cổ Phong Hay Cổ Thể

    Thơ Cổ phong hay Cổ thể là thơ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Thơ Cổ phong khác với thơ Đường Luật ở một điểm chính là chỉ cần vần chứ không phải tuân thủ theo luật bằng trắc và các quy định khác của thơ Đường Luật.

    1.1 Vần

    Thơ Cổ phong khá tự do về vần. Bài thơ có thể có nhiều vần hay chỉ có 1 vần. Bài Xuân Tứ của Lý Bạch chỉ có 1 vần.

    Dịch thơ: Ý Xuân

    Cỏ Yên mịn như tơ
    Dâu Tần xanh phủ bờ
    Anh mong ngày trở lại
    Đứt ruột em đợi chờ
    Gió Xuân nào quen biết
    Cớ sao lay màn tơ.

    1.2 Số Chữ Trong Câu

    Thơ Cổ phong ngũ ngôn có 5 chữ trong câu và thơ Cổ phong thất ngôn có 7 chữ trong câu. Tuy nói là ngũ ngôn hay thất ngôn, thơ Cổ phong có thể có nhiều hơn hay ít hơn số chữ quy định. Bài Hành Lộ Nan của Lý Bạch có 2 câu 6 chữ.

    Dịch thơ: Ðường Ði Khó Khăn

    Rượu thơm chén quý đáng mười ngàn
    Món ngon mâm ngọc giá muôn vàng
    Chén đũa buông rơi nhai khó nuốt
    Tuốt kiếm tứ bề dạ ngổn ngang
    Muốn vượt Hoàng Hà băng ngăn chặn
    Leo núi Thái Hàng tuyết chưa tan
    Nhàn rỗi thả câu trên suối lạnh
    Mơ thấy lướt thuyền hướng thiên san
    Ðường đi khăn khó khăn khó quá
    Bao nhiêu lối rẽ lối nào an
    Cởi gió rẽ mây rồi có lúc
    Căng buồm vượt biển dễ từ nan.

    1.3 Số Câu

    Thơ Cổ phong không quy định số câu trong bài. Đoản thiên có 4, 6 hoặc 8 câu. Trường thiên có nhiều câu hơn, có từng phần mạch lạc và cấu trúc hợp lý. Bài Tây Thi Vịnh của Vương Duy dưới đây có 14 câu 5 chữ. Bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị có 88 câu 7 chữ.

    2. Thơ Luật hay Thơ Đường Luật

    Theo luật của thơ Đường Luật, một bài thơ phải đáp ứng được các yêu cầu về luật bằng trắc, niêm vận, cấu trúc và đối xứng của bài thơ. Giá trị của bài thơ, ngoài ý tứ, được dựa chặt chẽ vào các qui định này. Thể Thất Ngôn Bát Cú (TNBC) có nhiều chữ nhất được giải thích ở đây vì phức tạp hơn hết. Dựa trên các hiểu biết về luật của thơ TNBC, luật của thơ Ngũ Ngôn Bát Cú (NNBC), Thất Ngôn Tứ Tuyệt (TNTT) và Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt (NNTT) sẽ được trình bày bằng cách làm đơn giản hay bớt đi các yêu cầu của thể TNBC.

    2.1 Luật Bằng Trắc

    Luật Bằng Trắc gồm có: Thanh, Luật, Niêm và Vận

    2.1.1 Thanh

    Gồm 2 Thanh Bằng và Thanh Trắc.

    2.1.1a Thanh Bằng (B) là những tiếng hay chữ không có dấu như: hoa, âm, thanh... và những tiếng hay chữ có dấu huyền ( `) như: hòa, người, trời...

    1.1b Thanh Trắc (T) là những tiếng hay chữ có dấu sắc ( ' ), dấu hỏi ( ? ), dấu ngã ( ~ ), và dấu nặng ( . ). Ví dụ: lá, đáo, tưởng, đỉnh, cũ, vĩ, tự, lộ...

    2.1.2 Luật

    Luật của bài thơ TNBC được căn cứ vào chữ thứ 2 của câu đầu. TNBC làm theo Luật Bằng nếu chữ thứ 2 ở câu đầu thuộc thanh bằng và Luật Trắc nếu chữ thứ 2 ở câu đầu thuộc thanh trắc. Căn cứ vào thanh của chữ cuối câu đầu, bài thơ còn thuộc Vần Bằng hay Vần Trắc. Từ 2 luật và 2 vần, ta có 4 dạng thơ TNBC. Mỗi dạng thơ có những đòi hỏi về thanh của các chữ trong câu và niêm vận khác nhau. Các ký hiệu dùng dưới đây có ý nghĩa như sau:

    B : thanh bằng bất luận (xem đoạn 2.1.5)
    B : thanh bằng phân minh và/hoặc niêm (xem đoạn 2.1.3)
    B : thanh bằng vần (xem đoạn 2.1.4)
    T : thanh trắc bất luận
    T : thanh trắc phân minh và/hoặc niêm

    Lưu ý:

    a. Vì có rất ít các bài thơ làm theo đúng 100% luật bằng trắc, các bài thơ đưa làm ví dụ chỉ có tính cách minh họa và ứng dụng biệt lệ nêu ở mục 2.1.5.
    b. Một số các bài thơ được dịch theo thơ Đường Luật, nhưng không nhất thiết theo dạng của bài thơ nguyên thủy.

    2.1.2a Luật Bằng Vần Trắc:

    1 B B T T B B T
    2. T T B B T T B (V)
    3. T T B B B T T
    4. B B T T T B B (V)
    5. B B T T B B T
    6. T T B B T T B (V)
    7. T T B B B T T
    8. B B T T T B B (V)

    Khách Chí (Đỗ Phủ)

    1. Xá nam xá bắc giai xuân thủy
    2. Ðản kiến quần âu nhật nhật lai
    3. Hoa kiến bất tằng duyên khách tảo
    4. Bồng môn kim thủy vị quân khai
    5. Bàn tôn thị viễn vô kiêm vị
    6. Tôn tửu gia bần chỉ cựu phôi
    7. Khẳng dữ lãng ông tương đối ẩm
    8. Cách ly hô thủ tận dư bôi.

    2.1.2b Luật Bằng Vần Bằng:


    1 B B T T B B B (V)
    2. T T B B T T B (V)
    3. T T B B B T T
    4. B B T T T B B (V)
    5. B B T T B B T
    6. T T B B T T B (V)
    7. T T B B B T T
    8. B B T T T B B (V)

    Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài (Lý Bạch )

    1. Phượng Hoàng đài thượng phượng hoàng du
    2. Phượng khứ đài không giang tự lưu
    3. Ngô cung hoa thảo mai u kính
    4. Tấn đại y quan thành cổ khâu
    5. Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
    6. Nhị thuỷ trung phân Bạch Lộ châu
    7. Tổng vị phù vân năng tế nhật
    8. Trường An bất kiến sử nhân sầu.


    2.1.2c Luật Trắc Vần Bằng:


    1. T T B B T T B (V)
    2. B B T T T B B (V)
    3. B B T T B B T
    4. T T B B T T B (V)
    5. T T B B B T T
    6. B B T T T B B (V)
    7. B B T T B B T
    8. T T B B T T B (V)

    Tích Vũ Võng Xuyên Trang Tác (Vương Duy)

    1. Tích vũ không lâm yên hỏa trì
    2. Chung lê xuy thử hướng đông ti
    3. Mạc mạc thủy điền phi bạch lộ
    4. Âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly
    5. Sơn trung tập tĩnh quan triêu cẩn1
    6. Tùng hạ thanh trai chiết lộ quỳ
    7. Dã lão dữ nhân tranh tịch2 bãi
    8. Hải âu3 hà sự cánh tương nghi.


    2.1.2d Luật Trắc Vần Trắc:


    1. T T B B T T T
    2. B B T T T B B (V)
    3. B B T T B B T
    4. T T B B T T B (V)
    5. T T B B B T T
    6. B B T T T B B (V)
    7. B B T T B B T
    8. T T B B T T B (V)

    Khiển Bi Hoài Kỳ Nhị (Nguyên Chẩn)

    1. Tích nhật hý ngôn thân hậu ý
    2. Kim triêu giai đáo nhãn tiền lai
    3. Y thường dĩ phóng hành khán tận
    4. Châm tuyến do tồn vị nhẫn khai
    5. Thượng tưởng cựu tình liên tỳ bộc
    6. Dã tằng nhân mộng tống tiền tài
    7. Thành tri thử hận nhân nhân hữu
    8. Bần tiện phu thê bách sự ai.


    2.1.3 Niêm

    Niêm đòi hỏi 2 chữ ở cùng vị trí trong 2 câu khác nhau phải cùng thanh bằng hoặc thanh trắc. Ví dụ dưới đây là của bài thơ Luật Bằng Vần Bằng:

    1 B B T T B B B (V)
    2. T T B B T T B (V)
    3. T T B B B T T
    4. B B T T T B B (V)
    5. B B T T B B T
    6. T T B B T T B (V)
    7. T T B B B T T
    8. B B T T T B B (V)

    2.1.3a Chữ 2 và chữ 6 trong câu 1 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 8 (các chữ màu đỏ).

    2.1.3b Chữ 2 và chữ 6 trong câu 2 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 3 (các chữ màu xanh lá cây).

    2.1.3c Chữ 2 và chữ 6 trong câu 4 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 5 (các chữ màu xanh dương).

    2.1.3d Chữ 2 và chữ 6 trong câu 6 niêm với chữ 2 và chữ 6 trong câu 7 (các chữ màu xanh là cây).

    Thật ra do luật bằng trắc đòi hỏi, một bài thơ đúng niêm các câu 1, 4, 5, và 8 niêm với nhau và các câu 2, 3, 6 và 7 niêm với nhau.

    Các dạng thơ Luật Bằng Vần Trắc, Luật Trắc Vần Bằng và Luật Trắc Vần Trắc cũng niêm như thơ Luật Bằng Vần Bằng.


    2.1.4 Vận

    Vận hay vần của bài thơ là vần của những chữ cuối câu.

    2.1.4a Trong bài thơ Vần Bằng, các chữ cuối câu 1, câu 2, câu 4, câu 6 và câu 8 phải là thanh bằng và cùng vần.

    2.1.4b Trong bài thơ Vần Trắc, các chữ cuối câu 2, câu 4, câu 6 và câu 8 phải là thanh bằng và cùng vần.

    2.1.5 Biệt Lệ

    Bài thơ đúng luật không bị thất niêm (không đúng niêm) hay lạc vận (sai vần). Luật bằng trắc được áp dụng chật chẻ trong thi cử thời xưa. Luật bằng trắc rất khó tuân thủ 100% nên trong sáng tác bình thường có thể vận dụng biệt lệ "Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh". Nhị tứ lục phân minh có nghĩa là chữ 2, 4 và 6 trong mỗi câu phải theo đúng quy định bằng trắc của dạng bài thơ (phần 2.1.2 Luật). Nhất tam ngũ bất luận có nghĩa là các chữ 1, 3 và 5 xài thanh bằng hay trắc cũng được. Sự nới rộng nầy trong luật thơ Đường làm cho việc dịch và làm thơ Đường Luật có phần dễ dàng hơn.

    Theo Lê Nguyễn Lưu trong Đường Thi Tuyển Dịch, luật thơ trong cung đình khoa cử đòi hỏi:
    • bài thơ luật trắc vần bằng (2.1.2b) có câu 1 như sau: B B T T T B B
    • bai thơ luật bằng vần trắc (2.1.2d) có câu 1 như sau: T T B B B T T
    Nhờ có biệt lệ "nhất tam ngũ bất luận", nên dạng thơ TNBC có thể được trình bày đơn giản để các câu từ 1 đến 8 của bài thơ luật trắc giống nhau, dù là bài vần trắc hay bài vần bằng, trừ chữ cuối của câu 1 phải thuộc thanh trắc hay thanh bằng. Các bài thơ luật bằng cũng giống nhau như thế. Tóm lại 4 dạng thơ trong đoạn 2.1.2 có thể gộp lại làm 2 dạng luật trắc hay luật bằng, mỗi dạng có vần trắc hay bằng.

    Xem ví dụ dưới đây về một bài thơ luật trắc áp dụng "Nhất Tam Ngũ bất luận". Bài Lệ của Lý Thương Ẫn rất chỉnh về niêm vận. Câu 1, câu 3, câu 4, câu 6, câu 7 và câu 8 từng chữ theo đúng luật bằng trắc. Tuy nhiên, chữ 3 câu 2, chữ 1 và 3 câu 5 (các chữ được gạch đít)đã xử dụng "Nhất Tam Ngũ bất luận".


    1. T T B B T T B (V)
    2. B B T T T B B (V)
    3. B B T T B B T
    4. T T B B T T B (V)
    5. T T B B B T T
    6. B B T T T B B (V)
    7. B B T T B B T
    8. T T B B T T B (V)

    Lệ (Lý Thương Ẩn)

    1. Vĩnh hạng trường niên oán ỷ la
    2. Ly tình chung nhật tứ phong ba
    3. Tương giang trúc thượng ngân vô hạn
    4. Nghiễn thủ bi tiền sái kỷ đa
    5. Nhân khứ Tử đài thu nhập tái
    6. Binh tàn Sở trướng dạ văn ca
    7. Triêu lai Bá thuỷ kiều biên liễu
    8. Vị để thanh bào tống ngọc kha.

    2.2 Cấu Trúc Của TNBC

    Ngoài hình thức chặt chẻ của luật bằng trắc nói ở đoạn 2.1, một bài TNBC, gồm 56 chữ chia làm 8 câu mỗi câu 7 chữ, phải nói lên trọn vẹn một câu chuyện với một cấu trúc và đối xứng nhất định.

    2.2.1 Cấu Trúc

    Nội dung câu chuyện phải diễn tả theo trình tự 4 phần:

    2.2.1a Đề

    Đề ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra và gồm có hai phần:
    • Phá đề gồm câu 1 mở đầu hoặc giới thiệu câu chuyện.
    • Thừa đề gồm câu 2 nối tiếp ý cho biết thời điểm, nơi chốn...

    2.2.1b Thực

    Thực hoặc trạng gồm câu 3 và câu 4 nói lên ý định, nội dung bài thơ.

    2.2.1c Luận

    Luận gồm câu 5 và câu 6 bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm.

    2.2.1d Kết

    Kết gồm câu 7 và câu 8 chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm.

    2.2.2 Đối Xứng

    Các câu đối với nhau phải chỉnh về tình, đối về ý, âm thanh và thể loại từ ngữ... Âm thanh như trắc đối với bằng hoặc bằng đối với trắc. Thể loại từ ngữ có nghĩa là danh từ phải đối với danh từ, tính từ phải đối với tính từ, động từ phải đối với động từ, cụm từ phải đối với cụm từ...

    2.2.2a Câu 3 và câu 4 phải đối nhau về ý và về từ ngữ.

    2.2.2b Câu 5 và câu 6 phải đối nhau như câu 3 và câu 4.

    2.2.2c Câu 1 và câu 2 cũng như câu 7 và câu 8 không phải đối nhau về ý và từ ngữ, nhưng phải đối nhau về bằng trắc.

    (còn tiếp)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 7 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


Trang 1/41 1 2 3 4 5 11 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL