Trang 31/35 ĐầuĐầu ... 21 27 28 29 30 31 32 33 34 35 CuốiCuối
  1. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Tin vui...Tin vui

    Ngày 9/2, tức thứ 5 tuần sau, 2 nghệ sĩ CLB Anh Em Thanh Hiền và Cẩm Vy, sẽ tham gia phát sóng trực tiếp chương trình GNPS, và hát chung với Nam nghệ sĩ Thanh Tuấn

    Anh Em hãy cùng chúc mừng, chuẩn bị tư trang để đi cổ vũ tiếp nha

    Vui quá xá là vui đi...Lại được đi hò hét làm rần rần nữa òi

    Yeah yeah
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 13 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:

    Tống Thành Tâm (10-09-2013)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hien
    Phần bài Tây Thi, lúc tập hát suông, em chỉ thường bị rớt nhịp ở nhịp ngoại chữ Xê câu 17, lúc hát cứ chú ý sợ chỗ đó nên hát đến giữa câu 16 quên lời bắn đi ...làm bỏ luôn nữa câu 16 ..hát qua luôn câu 17 làm rớt liền nhịp 1 đoạn dài ...thôi, 1 bài học cho bản thân đễ cố gắng tập và rèn thêm cho bản thân!!..
    Anh Thanh Hiền,
    Bản Tây Thi (vắn) không bắt buộc ca phải giữ nhịp ngoại tại nhịp thứ 2 câu 17 (của lớp 2). Câu 17 và câu 4 (của lớp 1) hoàn toàn giống nhau:
    4 = 17.
    Xang líu (XỪ) xang xê "hò (XÊ)"
    Ú liu (XỀ) cộng xán tồn (LIU)

    Theo bản đờn gốc căn bản thì chỗ đó đờn nhịp ngoại nhưng nhồi lại nửa nhịp (cũng chữ XÊ) để khoả lấp chỗ trống (của nhịp ngoại), mà bất cứ bản bắc nào cũng đều phải nhồi nửa nhịp để khoả lấp chỗ trống của nhịp ngoại thứ 2 của mỗi câu như vậy, cho nên ca nhịp nội vẫn ăn đờn.
    Các bản bắc chỉ phải giữ nhịp ngoại tại nhịp thứ 4 của mỗi câu mà thôi, vì chỗ đó gõ song lang ngoại, nếu ca nội thì ló nửa nhịp rơi vào chỗ trống không có chữ đờn.
    Chú 5 Thanh Tuấn ca lớp 1 Tây Thi, chỗ câu 4 (giống câu 17) cũng ca nội chớ đâu có ca ngoại.
    Từ xưa tới nay, dù là ca tài tử hay ca cải lương thì bản Tây Thi (vắn) không ca ngoại 1/2 tại bất cứ nhịp nào hay câu nào, có nghĩa là bản Tây Thi (vắn) hoàn toàn ca nội 100%.
    Nếu tính ngoại thì bản Tây Thi (vắn) còn mấy câu ngoại giống như vậy nữa. Nhưng ngày nay hầu hết đều đờn nội (và dĩ nhiên là ca nội).
    Bản Xuân Tình, nhịp thứ 2 câu 2 cũng giống vậy: Xang líu (XỪ) xang xê "hò (XÊ)", nhưng ngày nay có ai đờn ngoại và ca ngoại đâu.
    Tóm gọn lại: Tây Thi (vắn) không có ca ngoại 1/2 tại bất cứ nhịp nào câu nào trong toàn bài.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bác Chín Thạch (soạn giả Trần Ngọc Thạch) viết lời ca bản Tây Thi, ở lớp 2 những câu đờn dứt CỘNG (dấu nặng) mà ổng đặt lời toàn chữ CỐNG (dấu sắc, dấu hỏi, ngã) làm cho lời ca bị chìm xuống không đúng giọng của bản Tây Thi, vì Tây Thi là bản võ không phải bản văn (bản võ ca hùng mạnh, bản văn ca nhu mì).
    Người ta nói ổng đặt bài ca dựa theo bản đờn mà không theo thang âm nên mới bị như vậy. Mấy câu đó đờn là: Tồn (LIU) xán u liu (CỘNG), theo thang âm thì CÔNG thấp hơn LIU thì không thể nào và không bao giờ âm thanh phát ra CỐNG được, mà bắt buộc phải ra CỘNG.
    Cũng như ông Kiều Tấn nói sai, bản Tây Thi là cung LIU (không dấu) chớ không phải LÍU (dấu sắc). Nếu nói LÍU, người viết lời ca sẽ đặt lời có dấu sắc thì sai hoàn toàn.
    Ngoài ra ông Kiều Tấn cũng nói sai là những bản chơi từng cặp. Lưu Thủy Phú Lục, Bình Bán Xuân Tình thì đúng. Nhưng ổng nói Cổ Bản Tây Thi là sai, dân tài tử chính hiệu nói là Tây Thi Cổ Bản, vì khi chơi cặp 2 bản này thì luôn luôn đờn và ca Tây Thi trước rồi mới qua Cổ Bản, như vậy thang âm đờn mới đi suông đúng âm giai theo làn hơi bản bắc. Không bao giờ đi ngược như ông Kiều Tấn nói cả. Nói về 6 bản bắc ông Kiều Tấn nói cũng không mạch lạc khúc chiết, chứng tỏ ổng cũng không nắm vững nhạc lý.
    Khi đờn dứt Tây Thi (chữ XANG), người đờn bắt qua Cổ Bản nhồi lại 1 nhịp (cũng chữ XANG) rồi mới tới nhịp vô của Cổ Bản là XÊ, như sau:
    1. "Tồn (XANG)" Hò (XÊ)
    Cống líu (XÊ) xang xê líu (XỰ)
    Nếu chỉ đờn Cổ Bản một mình thì nhịp thứ 1 câu 1 không có chữ đờn, như sau:
    1. (-) Hò (XÊ)
    Cống líu (XÊ) xang xế líu (XỰ)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 11 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  7. bachlong
    Avatar của bachlong
    mô phật...kiến thức siêu đẳng...không hiểu gì ráo...haizzzzz...chắc phải hcọ 8 năm nữa quá...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 7 Users Say Thank You to bachlong For This Useful Post:


  9. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Comment của Nguyen Phuc hay quá...rất là hữu ích cho thí sinh và cho những người đang tìm hiểu kiến thức bài bản.
    @ Bạch Long: chắc chị cũng theo em học luôn....,chưa thấm lắm
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 6 Users Say Thank You to Thuong Tran For This Useful Post:


  11. Giselle
    Avatar của Giselle
    Em cũng theo anh tầm sư lun BL ơi......!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to Giselle For This Useful Post:


  13. lethangluyen
    Avatar của lethangluyen
    Em _ Lính mới, đọc xong topic này thấy tiếc vì không được gia nhập sớm và kịp đông vui xôm tụ với mấy anh chị. Và thấy choáng vì sự bao la bát ngát trong câu từ cú pháp của Vọng Cổ Cải Lương quê hương mình. ^ ^! chào mấy anh chị, em mong được làm quen với mọi người ( em SN 1989 quê Quảng Ngãi, đang sống ở Sài Gòn năm thứ 5 ).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 8 Users Say Thank You to lethangluyen For This Useful Post:


  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi bachlong
    mô phật...kiến thức siêu đẳng...không hiểu gì ráo...haizzzzz...chắc phải học 8 năm nữa quá...
    Anh bachlong,
    Về bài bản, nếu anh chưa rõ những điểm nào thì có thể comment vào đây để tất cả mọi người cùng chia sẻ. Mỗi người biết một chút cùng gom góp lại bổ sung cho nhau sẽ phong phú hơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  17. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Ôi, bài bản cải lương thật là phong phú. Cảm ơn NGUYENPHUC đã chia sẻ những thông tin có ích trên.

    Giống như THUONGTRAN hay BACHLONG, DOHOANG tui đây cũng hỏng hiểu gì hết về những kiến thức này. Hát cải lương theo cảm tính và đam mê, chưa được đào tạo bài bản gì nên đọc cũng như "vịt nghe sấm". Hic.

    Hy vọng sau này có thể sắp sếp được thời gian tầm sư.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:


  19. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Bác Chín Thạch (soạn giả Trần Ngọc Thạch) viết lời ca bản Tây Thi, ở lớp 2 những câu đờn dứt CỘNG (dấu nặng) mà ổng đặt lời toàn chữ CỐNG (dấu sắc, dấu hỏi, ngã) làm cho lời ca bị chìm xuống không đúng giọng của bản Tây Thi, vì Tây Thi là bản võ không phải bản văn (bản võ ca hùng mạnh, bản văn ca nhu mì).
    Người ta nói ổng đặt bài ca dựa theo bản đờn mà không theo thang âm nên mới bị như vậy. Mấy câu đó đờn là: Tồn (LIU) xán u liu (CỘNG), theo thang âm thì CÔNG thấp hơn LIU thì không thể nào và không bao giờ âm thanh phát ra CỐNG được, mà bắt buộc phải ra CỘNG.
    Cũng như ông Kiều Tấn nói sai, bản Tây Thi là cung LIU (không dấu) chớ không phải LÍU (dấu sắc). Nếu nói LÍU, người viết lời ca sẽ đặt lời có dấu sắc thì sai hoàn toàn.
    Ngoài ra ông Kiều Tấn cũng nói sai là những bản chơi từng cặp. Lưu Thủy Phú Lục, Bình Bán Xuân Tình thì đúng. Nhưng ổng nói Cổ Bản Tây Thi là sai, dân tài tử chính hiệu nói là Tây Thi Cổ Bản, vì khi chơi cặp 2 bản này thì luôn luôn đờn và ca Tây Thi trước rồi mới qua Cổ Bản, như vậy thang âm đờn mới đi suông đúng âm giai theo làn hơi bản bắc. Không bao giờ đi ngược như ông Kiều Tấn nói cả. Nói về 6 bản bắc ông Kiều Tấn nói cũng không mạch lạc khúc chiết, chứng tỏ ổng cũng không nắm vững nhạc lý.
    Khi đờn dứt Tây Thi (chữ XANG), người đờn bắt qua Cổ Bản nhồi lại 1 nhịp (cũng chữ XANG) rồi mới tới nhịp vô của Cổ Bản là XÊ, như sau:
    1. "Tồn (XANG)" Hò (XÊ)
    Cống líu (XÊ) xang xê líu (XỰ)
    Nếu chỉ đờn Cổ Bản một mình thì nhịp thứ 1 câu 1 không có chữ đờn, như sau:
    1. (-) Hò (XÊ)
    Cống líu (XÊ) xang xế líu (XỰ)
    Việc bắt đầu bài Tây Thi là "Liu" thì chắc đa số ai cũng biết, nhưng nếu chú Kiều Tấn nói là "Líu", không biết sao chú lại nói sai điều cơ bản như thế. Vì bài bản tham gia GNPS đều cho chuẩn bị trước. Hay là ban đầu viết bài Tây Thi vào "Líu" hoặc có sự khác biệt nào trong ký âm không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên
    Việc bắt đầu bài Tây Thi là "Liu" thì chắc đa số ai cũng biết, nhưng nếu chú Kiều Tấn nói là "Líu", không biết sao chú lại nói sai điều cơ bản như thế. Vì bài bản tham gia GNPS đều cho chuẩn bị trước. Hay là ban đầu viết bài Tây Thi vào "Líu" hoặc có sự khác biệt nào trong ký âm không?
    Phải là người biết đờn và rất vững nhạc lý mới phân biệt được thế nào là LIU thế nào là LÍU.
    Tây Thi vô LIU, không phải LÍU.
    Trong phần 6 bắc, NP có nói. Đầu tiên có 5 bắc thôi, đại biểu cho 5 cung HÒ, XỰ, XANG, XÊ, CỐNG. Sau này người ta đặt thêm bản Tây Thi vô LIU mà LIU là HÒ cao hơn một bát độ nên không tính, mà vẫn gọi 6 bắc là NGŨ ĐIẾM (5 nền móng của cung bậc).
    Trong thang âm ngũ cung, nếu nói LÍU thì là LIU ĐÀI.
    Để phân biệt LIU và LÍU thì nghe mấy bản Oán, ví dụ Tứ Đại Oán vô LIU, sau đó có mấy chỗ phải luyến láy hơi cao lên LÍU (LÍU cao hơn LIU một bát độ) thì sẽ nhận xét rõ ràng là LIU và LÍU khác nhau.
    Cho nên nói Tây Thi vô LÍU là hoàn toàn sai.
    LIU ĐÀI là gì, NP có phân tích trong những bài trước rồi.
    Ngũ điếm (dấu sắc) cũng đã phân tích rồi. Chỉ có 5 bản bắc căn bản, đại biểu cho 5 cung mà thôi. Bản Tây Thi vô LIU thì đã có bản Lưu Thủy Trường rồi, nên không tính bản Tây Thi đại biểu cho cung nào cả.
    Ông Kiều Tấn không phải nhạc sĩ nên không phân biệt được thang âm trong cung bậc.
    Mà nhiều người dù là "nhạc sĩ" vẫn không phân biệt được, nên khi viết bản đờn viết sai dấu, làm cho người đặt bài ca dựa theo đó viết lời cũng sai dấu luôn, nên ca bị chỏi, hoặc phải lòn hơi hay chồng hơi cho ăn đờn. Ví dụ bản Tây Thi mà ông Trần Ngọc Thạch viết đó, mấy chỗ chữ đờn CỘNG mà viết lời CỐNG nên ca tới đó bị chìm xuống nghe không hùng mạnh đúng với tinh thần bản Tây Thi là bản võ.
    Viết lời ca phải nhìn thang âm trong lòng bản đờn, dù bản đờn bị bỏ dấu sai nhưng nhìn cấu trúc lòng bản cũng biết (nếu vững nhạc lý).
    Thang âm là nấc thang của âm thanh như cái thang để bắc leo cao hay xuống thấp. Coi theo nấc thang âm thanh mà phân biệt dấu giọng của âm thanh.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


Trang 31/35 ĐầuĐầu ... 21 27 28 29 30 31 32 33 34 35 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL