Trang 32/35 ĐầuĐầu ... 22 28 29 30 31 32 33 34 35 CuốiCuối
  1. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Bây giờ, mỗi lần đi xem GNPS, Scarlet lại hồi hộp, không biết Nghệ sũy nào của Gánh Anh Em sẽ tham gia trong chương trình GNPS tháng tới nên mở topic này...
    Giải thưởng cho anh chị em nào đoán trúng: sẽ được chụp hình chung với Nghệ sũy của Gánh Anh Em có chữ ký tặng và được có 1 cuộc hẹn hò riêng với Nghệ sũy nhé !

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:

    romeo (13-09-2012)

  3. huynhminhloc
    Avatar của huynhminhloc
    Trời ơi ! Anh Điệp dạo này nói mấy câu đỡ hỏng nổi luôn...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to huynhminhloc For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  5. Nguyễn Ngọc Điệp
    Avatar của Nguyễn Ngọc Điệp
    Nguyên văn bởi huynhminhloc
    Trời ơi ! Anh Điệp dạo này nói mấy câu đỡ hỏng nổi luôn...
    Hic, là sao ta
    A nói tiếng Việt, và cũng phát âm bình thường mà
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Nguyễn Ngọc Điệp For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  7. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Nguyên văn bởi nguyenphuc

    Cây đàn ghi ta đàn rất chân phương, chữ đàn rõ ràng từng nhịp, nghe tới đâu biết tới đó. Vậy mà ai ca rớt mới là lạ!


    Khi đi chơi thì hồn ai nấy giữ, khi đến với cuộc thi dĩ nhiên họ phải đàn nhip trường canh, cuộc thi nào cũng thế, huống chi GNPS
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 6 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Duongtonhu
    Khi đi chơi thì hồn ai nấy giữ, khi đến với cuộc thi dĩ nhiên họ phải đàn nhip trường canh, cuộc thi nào cũng thế, huống chi GNPS
    Người đàn ghi ta cho chương trình GNPS này là ai (nhạc sĩ nào) vậy hén anh Như. Em chịu ông này lắm, đàn bản Văn Thiên Tường rất đúng căn bản tổ truyền, đàn vọng cổ cũng rất mạch lạc, khúc chiết (và cũng rất căn bản). Nếu ai cũng đàn như người này thì cổ nhạc tài tử cải lương chấn hưng và phục hồi trong nháy mắt, các vị tiền bối có tâm huyết với cổ nhạc sẽ không còn ưu tư về tiền đồ cổ nhạc tài tử cải lương nữa.
    Nhưng không biết khi đi chơi (tài tử) thì người này đàn ra sao hén???

    p/s: em thấy có một vài chương trình thi trên TV cũng có những "nhạc sĩ" đàn cũng trời ơi lắm, không phải như anh Như nói "khi đến với cuộc thi dĩ nhiên họ phải đàn nhip trường canh, cuộc thi nào cũng thế" đâu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  11. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    DTN thấy quen lắm, nhưng thiệt tình hỏng nhớ tên, dường như anh ấy tên Duy Kim thì phải.
    Khi thi, đôi lúc nhạc sĩ cũng lã lướt trong lòng câu 1 tí nhưng nhịp vẫn đúng trường canh. GNPS họ kg dám vì thí sinh GNPS là bán chuyên nghiệp.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 5 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  13. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    DTN kg thích nhạc sĩ đàn trường canh quá khi mình hát. Nhưng nhạc sĩ phải chắc nhịp mới khoái, không rước, ai tiêu cho tiêu luôn hihihiiiii
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Duongtonhu
    Khi thi, đôi lúc nhạc sĩ cũng lã lướt 1 tí nhưng nhịp vẫn đúng trường canh.
    Dù cho "lả lướt" hay dù cho có đàn mắc mỏ cách mấy đi nữa thì dĩ nhiên phải giữ đúng nhịp trường canh rồi. Nếu không đúng nhịp trường canh thì là nhịp không đều, đâu phải là "nhạc sĩ" nữa, thì đâu nói làm chi.
    Ý em muốn nói ở đây là nhạc sĩ này đàn chữ đàn căn bản tại mỗi nhịp trường canh (nghĩa là tại mỗi nhịp đều có chữ đàn căn bản) và tiết tấu khoan thai; không như có một số "nhạc sĩ" đàn đùa chữ không có sự tiết phách chính xác, chỉ căng nhịp ra cho đều trường canh mà thôi. Lối đàn như vậy là xảo, xảo ở đây không phải kỹ xảo mà là "ăn gian". Mà đã là xảo thì không chân.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  17. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Chị thích đọc những nhận xét của Nguyên Phục ghê luôn...Rất tinh thông âm luật mà giải thích rất xúc tích, mạch lạc.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Duongtonhu
    DTN kg thích nhạc sĩ đàn trường canh quá khi mình hát. Nhưng nhạc sĩ phải chắc nhịp mới khoái, không rước, ai tiêu cho tiêu luôn hihihiiiii
    Đã là nhạc sĩ (đúng nghĩa) thì dĩ nhiên phải chắc nhịp rồi. Nếu không chắc nhịp thì chỉ mới tập tễnh học đàn mà thôi.
    Trường canh là mesure (nhiều trường độ vô một trường canh), là thước đo thời gian của những nốt nhạc (chữ đàn). Trường canh là phải đều, nhanh hay chậm là do đàn thúc hay giãn.
    Ý anh Như lại hiểu "trường canh" là đàn khuôn, kiểu đàn "gõ mõ tụng kinh", mỗi nốt nhạc (chữ đàn) đều có trường độ gần như tương đương nhau.
    Hai "cụm từ" trường canh và đàn khuôn, nghĩa của nó hoàn toàn khác nhau.
    Đàn mắc (đàn độc) không dễ ca đâu, vì họ đàn kiểu "thiếu một chữ" trong suốt bản đàn (nhưng trường canh vẫn đều), người ca sẽ không nghe được và rất dễ bị chới với vì những chỗ "thiếu một chữ đàn" đó mà không giữ nhịp của mình được. Cái đó trong tân nhạc là dấu lặng tại những phách mạnh, giới tài tử gọi là nhịp chẻ. Kiểu đàn "thiếu một chữ", giới tài tử bình dân gọi là "đàn chinh hạt thóc".
    Người đàn khuôn là tầm thường rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Scarlet
    Chị thích đọc những nhận xét của Nguyên Phục ghê luôn...Rất tinh thông âm luật mà giải thích rất xúc tích, mạch lạc.
    Dạ, em cảm ơn chị... hihi... em cứ quên tên thật của chị và nick của chị hoài hà... nhờ hôm đó chị có tham gia trên GNPS em mới nhớ chị là chị Thanh Xuân.
    Dạ, về đàn phải phân tích tỉ mỉ thì mới phân biệt được, chứ nói chung chung thì ai đàn cũng như nấy.
    Có nhiều người đàn bản vọng cổ thì rất ok, nhưng đàn bài bản thì "trớt quớt"!
    Lý do, bản vọng cổ vốn nó đã là "thoáng" rồi, vì đã biến hoá từ nhịp đôi lên tới nhịp 32 như hiện nay. Trong những lần biến hoá đó đã được sửa đổi không biết bao nhiêu, nên đàn sao cũng được, không thể bắt bẻ đúng sai (về chữ đàn). Còn bài bản thì phải đúng với căn bản tổ truyền, nếu "phăng" quá thì thành ra bản vọng cổ rồi. Mà thật vậy, có rất nhiều người đàn những bản oán chỉ lấy chữ vọng cổ lắp ghép vào mà thôi, ca thì nghe ăn nhịp vậy chứ không đúng hơi bản oán (mà đang đàn) chút nào.
    Khó đàn nhất là bản Xuân Nữ nhịp tám 16 láy cho đúng hơi Xuân Nữ. Hiện nay rất nhiều người đàn Xuân Nữ toàn chữ vọng cổ không hà.
    Nhạc sĩ đàn bản Văn Thiên Tường trong GNPS cho anh Romeo ca rất đúng căn bản (và đúng hơi).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 8 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (08-10-2014)

Trang 32/35 ĐầuĐầu ... 22 28 29 30 31 32 33 34 35 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL