Trang 2/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi cho tôi hỏi :Theo như nhạc sĩ Văn Sơn thì chữ đàn "XỂ " Từ XÊ nhấn lên 1 cung là nhấn lên CỐNG, nhấn lên 1 cung rưỡi là nhấn lên PHAN, nhấn lên 2 cung rưỡi là lên LÍU" theo ý trên thì chữ nhạc "XỂ " tức là phím thứ 6 dây tiểu nhấn lên 2 cung rưỡi ta được chữ nhạc Líu phím 8 dây tiểu.Từ đây suy ra "XỂ " bằng "LÍU".Thế thì XỂ cống xê chính là Liú cống xê và cũng chính là Xể xế xê. Không biết tôi suy luận như vậy có đúng không ? Rất mong bạn cho ý kiến xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    DOHOANG (07-06-2016), Giang Tiên (06-11-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), Mekong (20-01-2017), romeo (06-11-2014)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Ông Huỳnh khải còn nói âm xê là ác âm. Ác âm là gì? Tác dụng? công dụng?...bạn nói về ác âm này cho anh em nghe đi.Xin cảm ơn.
    Trong âm nhạc, từ ÁT ÂM (dominant) để chỉ âm thanh vượt CAO hơn CHỦ ÂM (tonic).
    Ở đây nói về âm XÊ (chữ đàn XÊ) trong dây hò năm đàn kìm.
    Âm XÊ thuộc âm vực trung. Trên cần đàn kìm dây hò năm không có phím chữ XÊ, vì thế muốn có chữ XÊ chúng ta phải mượn phím XANG là phím thứ 6 dây nhỏ để nhấn lên chữ XÊ (nhấn cao hơn một cung = 2 nửa cung).
    Theo định nghĩa, ÁT (dominant) là vượt CAO hơn. ÁT ÂM là âm thanh vượt CAO hơn CHỦ ÂM.
    Ở đây phím thứ 6 dây nhỏ là phím XANG (chủ âm), chúng ta mượn phím này để nhấn cao hơn một cung ra chữ XÊ, vì vậy âm XÊ ở đây được gọi là ÁT ÂM (đối với âm XANG).
    Ngoài ra, cũng cần hiểu thêm ÁT ÂM là một âm thanh căng thẳng (vì nhấn cho dây đàn căng lên), không ổn định, nên cần phải giải quyết chính xác và nhanh chóng, nếu không chữ đàn sẽ bị sống sượng (không chín chữ đàn).

    Đối với cổ nhạc, loại dây đàn kìm nào phải dùng nhiều át âm, thì loại dây đó khó đàn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (17-12-2014), romeo (10-11-2014), thaydat (09-11-2014)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Good, good, very good. Thanks.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    giaonguyentuong (17-12-2014), romeo (10-11-2014)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    *Những dây khác hò 1, hò 2...những chữ đàn phải nhấn lên như (xê nhấn lên cống của dây hò nhất) cống có gọi là át âm không?v.v
    *Bạn nguyenphuc ơi bạn có thể viết cho xin vài láy đàn của bản vọng cổ (láy câu 1 qua câu 2 Và câu 5 qua câu 6) thuộc dây hò 5 này để làm tư liệu đồng thời tập đánh dây hò 5.Xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    giaonguyentuong (17-12-2014), nguyenphuc (10-11-2014), romeo (10-11-2014)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Những dây khác hò 1, hò 2...những chữ đàn phải nhấn lên như (xê nhấn lên cống của dây hò nhất) cống có gọi là át âm không?v.v
    Dạ thưa chú thaydat,
    Trong cổ nhạc, bất cứ chữ đàn nào được nhấn lên cao độ hơn từ một chữ đàn khác thì đều được coi như là át âm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-11-2014), thaydat (09-11-2014)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Bạn nguyenphuc ơi bạn có thể viết cho xin vài láy đàn của bản vọng cổ (láy câu 1 qua câu 2 và câu 5 qua câu 6) thuộc dây hò 5 này để làm tư liệu đồng thời tập đánh dây hò 5.
    Xin cảm ơn.
    Dạ thưa chú thaydat,
    Cái này chịu thua và đầu hàng vô điều kiện rồi.
    Vì không có cây đàn, cho nên viết thầm rất dễ lộn qua dây khác.
    Hơn nữa bản vọng cổ người ta gọi là bản "ứng tác", nghĩa là dựa theo lòng bản mà "sáng tác" ngón đàn tại chỗ ngay lúc trình tấu. Bởi vậy cùng là bản vọng cổ mà không ai đàn rập khuôn giống ai, ngay cả chính người đàn đó, đàn trở lại cũng không trùng 100% với bản vừa đàn trước đó.
    Nếu có cây đàn thì NP không từ chối.
    Như các post trên đã có trình bày, chỉ có dây cải lương là dây bắc oán (tức dây hò tư) là dây thông dụng nên cần đàn, phím đàn và bản đàn lúc nào cũng nằm lòng, do đó không có cây đàn vẫn viết thầm (như đánh cờ Tướng mù) được. Các dây khác vì ít thông dụng, có cây đàn trên tay thì đàn được ngay và viết ra bản đàn được, không có cây đàn ngồi viết thầm rất dễ lộn xộn qua dây khác. Đó là chưa kể dây hò năm có nhiều "át âm" quá, nhìn bản đàn "hàm thụ" e rằng người thực hành khó diễn tả chính xác được ý của người viết ra bản đàn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (17-12-2014), romeo (10-11-2014), thaydat (09-11-2014)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ở dây hò năm Dây đại( dây lớn) buông là phan(oan) và Dây tiểu ( dây nhỏ) buông là xừ đúng không NP?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (08-03-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Đàn kìm dây bắc oán, cung/bậc hò năm:
    Dây buông:
    - Dây lớn: PHÀN
    - Dây nhỏ: XỰ
    Từ xưa, nhạc giới không gọi dây đại, dây tiểu, vì hai tiếng đó đã có tiếng Nôm (Việt) từ thời tổ tiên là lớn và nhỏ.
    Bởi vậy, có nghe ai gọi vợ lớn vợ nhỏ là vợ đại, vợ tiểu bao giờ.
    Cũng vậy, ở Vũng Tàu có Núi Lớn, Núi Nhỏ. Không nghe ai gọi Núi Đại, Núi Tiểu...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (08-03-2016), thaydat (04-12-2015)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    *Bạn nguyenphuc ơi bạn có thể viết cho xin vài láy đàn của bản vọng cổ (láy câu 1 qua câu 2 và câu 5 qua câu 6) thuộc dây hò 5 này để làm tư liệu đồng thời tập đánh dây hò 5. Xin cảm ơn.
    Bộ chú thích dây hò năm lắm hả... hihi...
    Đâu thử hai khuông đầu câu 1 coi sao:

    E. o Lìu (LÌU) cống xừ xản xan lìu xản xan (XỀ) xứ phan liu xứ phạn xứ liu phan liu xứ (XỀ) xừ xừ xê cống líu xang, (HÒ)
    F. Xừ phan xứ xừ xứ, liu phạn xứ liu (-) phan xứ liu phan xề phan xứ liu phạn liu xứ (XỀ) xừ líu phán công líu xang xư (HÒ) hò hò xự xang xê líu phán (CÔNG) <-- song lang
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (08-03-2016)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    2 khuông nữa cho đủ câu 1 đi , mai mốt tập để sạo sự với người ta.Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (08-03-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    2 khuông nữa cho đủ câu 1 đi, mai mốt tập để sạo sự với người ta. Cảm ơn.
    Hic... đã nói là thử thôi mà.
    Chú tập thử 2 khuông trước đi, rồi cho biết ý kiến.
    Dây hò năm ít thông dụng, viết thầm sợ lộn (nhầm) qua dây khác, vì âm sắc của nó tưởng tượng khó hơn dây hò tư xa lắc xa lơ.
    Không có cây đờn, nếu viết thì phải trùng hoài thôi (cho chắc ăn).
    Nếu có cây đàn thì chắc ăn như bắp...
    Ngoài ông cậu, ông ba và ông mười, ở đây không ai biết đờn dây hò năm hết.
    Mười mấy năm trước trong một dịp đờn ca với mấy bác lớn tuổi, NP đờn dây này (hò năm), ai cũng chăm chú nhìn vào ngón tay NP trên cần đờn, không biết là dây gì mà nghe lạ quá (mấy bác hoàn toàn không biết gì về dây hò năm, vì dây này không phổ thông).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-03-2016), romeo (08-03-2016)

Trang 2/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL