Trang 3/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn Nguyenphuc ơi cho tôi hỏi :Theo như nhạc sĩ Văn Sơn thì chữ đàn "XỂ " Từ XÊ nhấn lên 1 cung là nhấn lên CỐNG, nhấn lên 1 cung rưỡi là nhấn lên PHAN, nhấn lên 2 cung rưỡi là lên LÍU" theo ý trên thì chữ nhạc "XỂ " tức là phím thứ 6 dây tiểu nhấn lên 2 cung rưỡi ta được chữ nhạc Líu phím 8 dây tiểu.Từ đây suy ra "XỂ " bằng "LÍU".Thế thì XỂ cống xê chính là Liú cống xê và cũng chính là Xể xế xê. Không biết tôi suy luận như vậy có đúng không ? Rất mong bạn cho ý kiến xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    DOHOANG (07-06-2016), Giang Tiên (06-11-2014), giaonguyentuong (17-12-2014), Mekong (20-01-2017), romeo (06-11-2014)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Lúc trước, NP đã đàn được mà không thuộc lòng bản vọng cổ dây hò năm sao?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (08-03-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Lúc trước, NP đã đàn được mà không thuộc lòng bản vọng cổ dây hò năm sao?
    Thuộc là thuộc lòng bản (cấu trúc bản vọng cổ). Còn khi đờn là ứng tấu tùy theo loại dây (cung bậc), tùy theo ngẫu hứng, tùy người hòa chung, tùy người ca. Đâu có khi nào giống y chang khi nào.
    Người ca dở, người hòa chung dở thì chỉ đớn chiếu lệ cho có, vì không hứng thú.
    Người ca hay, hòa chung hay thì khời hứng sẽ đờn khác cho xứng tầm.
    NP viết thầm không cần cây đờn là hiếm người làm được lắm đó.
    Không tin chú hỏi những người khác, kể cả ông Ba Tu, nếu không có cây đờn mà viết được thì ngồi trên đầu của NP mà viết.
    Chú thử hỏi rồi biết. Gần nhứt có thể hỏi ông Năm Máy.
    Ngay cả như Ông Ba và Ông Mười bên đây có làm được đâu.
    Ông Ba thì chuyên môn đánh cờ Tướng mù, thuộc loại đại cao thủ. Nhưng có viết được bản đờn mù đâu.
    Bất cứ dây nào cũng chỉ có 5 chữ đờn hò xự xang xê cống thôi, nhưng khi áp dụng vào từng loại dây thì nó biến hóa khôn lường, nếu viết đại thì người học bấm không được vì không biết chữ đờn đó nằm ở đâu.
    loại dây chuyền chữ được, có loại dây không được.
    Đâu phải một bản mà dùng chung cho 5 loại dây được. Nên không có cây đờn thì rất dễ lộn qua lộn lại.
    Chính ông Ba Tu đang ôm cây đờn đờn bản vọng cổ dây hò nhì mà ông đờn một hồi lại lộn qua dây hò nhứt nữa kìa, và ổng sory, đờn lại. Bây giờ khuya rồi, để hôm nào rảnh NP đưa cái clip ông Ba Tu đờn lộn cho chú coi.
    Còn nói về lòng bản vọng cổ (cấu trúc) thì thuộc như cháo rồi.
    Nói tóm lại chỉ cần thuộc cấu trúc bản vọng cổ là đờn dây nào cũng được nhưng phải biết biến đổi khi cầm vây đờn trên tay và ứng dụng cho dây nào.
    Bất cứ ai cũng vậy, vừa đờn bản vọng cổ xong, kêu đờn lại là không giống bản vừa mới đờn, đừng nói chi thời gian lâu hơn.
    Nói chính xác hơn, những người đờn nhiều, không có ai thuộc ngón đờn vọng cổ cả, và mỗi lần đờn đều khác nhau. Chỉ thuộc lòng bản (cấu trúc) bản vọng cổ mà thôi, không thuộc lòng chỗ bỏ ngón trên cần đờn (nếu không có cây đờn đang cầm trên tay).
    Ngay cả các bài bản, chú không để ý là mỗi lần NP viết lại là đều khác nhau hết đó sao (thí dụ Phụng Hoàng Lai Nghi, Nam Xuân, Lớp Mái Nam Ai... chẳng hạn), tức là viết thầm cũng tùy hứng, cũng "ứng tấu", cho nên mỗi lần đều có những chỗ khau nhau, có khi hay hơn mà cũng có khi dở hơn (đờn thật cũng vậy).
    Như ông Ba Tu, ổng độc tấu bản Đảo khác, mà đờn cho Kim Thanh ca khác.
    Đâu phải ổng không thuộc bản đờn, mà đó là ứng tấu trong cổ nhạc.
    Đối với người ca giỏi thì đờn mắc mỏ, nhịp khó, đối với người ca dở thì đờn hiền hòa, dễ nhịp, dễ ca.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-03-2016), romeo (08-03-2016), thaydat (08-03-2016)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Chổ ứng tấu là chổ tôi đang gặp khó bởi khi thành thạo như NP rồi thì mới ứng tấu được. Bây giờ tôi phải thuộc lòng các bản NP viết cho mệt ghê. Đã hạ quyết tâm phải thuộc 10 PHLN của NP sau tết mà bây giờ chỉ có 7 câu. mà đàn từ từ mới nhớ được 7 câu. còn đàn lẹ thì lộn tới lôn lui.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (08-03-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Chổ ứng tấu là chổ tôi đang gặp khó bởi khi thành thạo như NP rồi thì mới ứng tấu được. Bây giờ tôi phải thuộc lòng các bản NP viết cho mệt ghê. Đã hạ quyết tâm phải thuộc 10 câu PHLN của NP sau tết mà bây giờ chỉ có 7 câu. Mà đàn từ từ mới nhớ được 7 câu, còn đàn lẹ thì lộn tới lôn lui.
    Phải phải... mới học đờn thì chỉ đờn y chang như bản ký âm.
    Chú có muốn nghe ông Ba Tu đang ôm đờn đờn vọng cổ dây hò nhì mà một hồi lại bấm lộn qua chữ đờn hò nhứt không?
    Ý là có cây đờn, đang đờn mà còn bấm lộn phím như vậy đó. Không có cây đờn ngồi viết tưởng tượng thì có thể lộn bất cứ lúc nào.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Dây hò ba: dây buông của dây lớn, dây nhỏ là gì NP? Xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (09-03-2016), romeo (10-03-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Dây hò ba: dây buông của dây lớn, dây nhỏ là gì NP? Xin cảm ơn.
    Đờn kìm dây bắc oán cung/bậc ba (gọi là dây hò ba):
    - Dây lớn (buông): chữ XỪ
    - Dây nhỏ (buông): chữ XỀ
    Dây này cũng chính là dây nhạc, để đờn nhạc lễ (bảy bài cò).
    Nhạc lễ thường đờn Bài Hạ qua Xuân Nữ. Chỉ có đờn dây này thì Bài Hạ qua Xuân Nữ mới "ăn tông". Nếu đờn Bài Hạ dây bắc oán (giống như dây để đờn 6 bắc) thì qua Xuân Nữ bị lạc tông.

    *Ghi chú: bảy bài cò tức là bảy bài lễ là Xàng Xê, Bài Thượng, Bài Hạ, Long Ngâm, Long Đăng, Vạn Giá, Tiểu Khúc.
    Ngày xưa đờn nhạc lễ cây đờn cò là đờn chánh, bảy bài lễ sáng tác cho đờn cò nên gọi là bảy bài cò. Cho nên nói Bài Hạ cò là biết Hạ nhạc, không phải Hạ ca. Hạ ca là Bài hạ (Ngũ Đối Hạ) tài tử.
    *Bài Thượng là Ngũ Đối Thượng, Bài Hạ là Ngũ Đối Hạ.
    *Nếu đờn Hạ nhạc (Bài Hạ nhạc lễ) thì phải đờn dây hò ba. Nếu đờn Hạ ca (Ngũ Đối Hạ tài tử và cải lương) thì phải đờn dây hò tư như đờn 6 bản bắc.
    Thấy bên web kia có người (nick Nguyệt Cầm) nói ông Ba Tu không dùng dây hò ba để đờn bảy bài lễ. Đó là họ không biết phân biệt như trên. Ông Ba Tu độc tấu 20 bản tổ nhạc tài tử chứ đâu phải ổng đờn nhạc lễ. Cho nên ổng đờn bảy bài trên dây hò tư là đúng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  15. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi Xuân Nữ Nhạc lễ và nhạc cải lương khác nhau như thế nào?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi Xuân Nữ Nhạc lễ và nhạc cải lương khác nhau như thế nào?
    Nhac lễ và nhạc tài tử là hai bộ môn hoàn toàn khác nhau, nhưng đều cùng chung là Cổ Nhạc Nam Phần.
    Bài bản nhạc lễ và bài bản nhạc tài tử khác nhau 100%.
    Tên gọi và hơi điệu giống nhau nhưng cấu trúc lòng bản không giống nhau gì cả.
    Nhạc lễ Nam phần có trước nhạc tài tử rất lâu đời.
    Khi các nhạc quan ngoài Huế vào Nam thì ở miền Nam đã có nhạc lễ không biết từ hồi nào.
    Người ta lấy tên những bản nhạc lễ để đặt tên cho những bản nhạc tài tử (ba nam, bảy bài).
    Bởi vậy người đờn nhạc lễ thường không biết đờn nhạc tài tử và ngược lại.
    Trừ khi có học cả hai (thí dụ như ông Ba Tu, ông Sáu Long Tây Nính, Tấn Khoa, Út Tỵ, Nhứt Dũng v.v...).
    Hồi xửa hồi xưa các ban nhạc lễ không biết đờn nhạc tài tử. Sau đó vì khi đi đờn đám hoặc tế lễ, những lúc khoảng trống nghỉ, người ta hay yêu cầu đờn nghe chơi, nên họ học thêm nhạc tài tử để đáp ứng yêu cầu này.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    chữ nhạc xản xan: xản cao độ của nó hơn xan một tí đúng không? công xê: dùng xề nhấn lên cồng rồi trả về xề đúng không?
    Nếu đúng như vậy thì đàn không khó ở 2 khuông đàn trên.
    Nghe đã lắm. Tiếp 2 khuông nữa cho đủ câu 1 đi NP .Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Chữ nhạc xản xan: xản cao độ của nó hơn xan một tí đúng không? công xê: dùng xề nhấn lên cồng rồi trả về xề đúng không?
    Nếu đúng như vậy thì đàn không khó ở 2 khuông đàn trên.
    Nghe đã lắm. Tiếp 2 khuông nữa cho đủ câu 1 đi NP. Cảm ơ.
    Nhấn như vậy là được đó chú.
    NP cố ý sắp xếp chữ đờn sao cho dễ đờn mà nghe hay để chú dễ đờn, cho nên 2 khuông đó không khó.
    Nhưng không có cây đờn thì phải chịu trùng hoài (cho chắc ăn).
    Miễn sao đờn được thôi mà không tệ lắm. Cho quen cách đờn dây hò năm. Chừng nào nhuần nhuyễn rồi sẽ upgrade.
    Ban đầu, đờn vọng cố (các loại dây) cốt sao cho quen ngón, quen "rơ", mà chữ đờn không tệ lắm để đi chơi được với người ta. Sau này thành thạo rồi sẽ upgrade từ từ ngày càng khá hơn, tiến đến chỗ "diệu thủ".
    Chú mới học mà bản đờn (chữ đờn) như vậy là good lắm rồi. Mấy "lò" dạy đờn, họ không có chỉ bản và ngón được như vậy đâu.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016), thaydat (11-03-2016)

Trang 3/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL