Cảm ơn bạn Nguyenphuc đã chia sẻ. Do tôi mới tìm hiểu nên chưa rõ lắm .Bạn có thể minh họa cụ thể không? Ví dụ từ lòng bản nam ai 1/ Xế (xang) - xang xể - Xể - xể xang xư (lìu) 2/ Liu xề - xề xang - Xế xể (xang) xư lìu – 3/ Xang (lìu) là xể (xang) xang xế (xể) là xể (xang) 4/ Liu ú – liu xàng - xể xang (xề) là xang 5/ Xế (xang) là xể xang (lìu) xang lìu - là xể (xang) 6/ Liu ú – liu xàng - xể xang (xề) là xang. 7/ Xế xể (xang) là xang xư (lịu), xang xế xể là xể xang (lìu) 8/ Líu (công) líu công xê (xàng) liu xáng )xề) xàng liu rồi mở rộng bàng cách thêm chữ đàn và cách thêm láy con?
Lòng bản ngày nay chỉ là cái sườn (khung), dùng làm thang âm để theo đó mà không bị lạc điệu, đâm hơi.
Như chúng ta đã biết, nhạc tài tử (Nam phần) bắt nguồn từ nhạc lễ (Nam phần). Tuy nhiên lòng bản nhạc lễ và lòng bản nhạc tài tử không giống nhau. Bởi vậy khi đàn (hoà tấu) thí dụ bản Nam Ai, người ta hay hỏi Nam nhạc hay Nam ca?
Nam nhạc là Nam Ai nhạc lễ. Nam ca là Nam Ai tài tử.
Nhạc lễ thường là đàn theo trường canh cấp điệu, nên lòng bản ra sao thì tiết tấu (đàn) y như vậy, không thêm hay bớt chữ nào. Vì là cấp điệu nên không thể đặt lời sát theo bản đàn mà ca diễn tả được. Do đó chỉ dùng làm nhạc nền (đệm), diễn viên chỉ diễn xuất theo hơi điệu mà Hát Bội đã thực hiện. Hát Bội chỉ hát theo hơi điệu mà không theo nhịp điệu.
Nhạc tài tử thì người ca phải vừa theo hơi điệu vừa theo nhịp điệu vừa diễn tả tình huống (đàn trường canh trung điệu). Lúc đầu nhạc tài tử đàn cũng thúc nhịp, càng về sau nhạc giới càng mở lơi nhịp thêm ra, thí dụ như bản vọng cổ và những bản oán chẳng hạn. Theo đà đó, hầu hết bài bản đều được đàn lơi nhịp hơn. Như bản Sương Chiều, ngày xưa đàn thúc hơn bây giờ rất nhiều (bản Sương Chiều ngày nay là đã mở thêm láy con).
Cách mở láy con là thêm chữ đàn chính cho láy chân trái ở lòng bản nguyên thuỷ (thí dụ bản Xuân Nữ hoặc Văn Thiên Tường 16 láy chẳng hạn).
Bản Nam Ai mở láy con cũng giống như bản Văn Thiên Tường từ 8 láy mở ra 16 láy vậy thôi (Nam Ai, 4 láy mở thành 16 láy).
So sánh Nam Ai nhịp tư 4 láy và Nam Ai nhịp tư 8 láy (4 láy là đàn bình thường, 8 láy là mở lơi).
NAM AI (nhịp tư 4 láy):
1. Xế (xang) xảng (-) xể xế (-) xảng xang (hò)
2. Xàng (-) xề xang (-) xang xế (xê) xang hò (-)
1. Hoa (lan) (-) xác bướm (-) mảnh tơ (lòng)
2. Đành (-) vùi chôn (-) kiếp bướm (hoa) lỡ làng (-)
NAM AI (nhịp tư 8 láy):
1. Líu công xê (xang) xang xừ xang (-) hò xang cống xê (-) xư xề xư xế xề xang xư (hò)
2. Lỉu liu phan xàng (-) liu cồng xề xang (-) xang xế xang hò xang cống (xê) xề xảng xang hò (-)
1. Trước lúc tôi sắp sửa ra đi thì đôi mắt cô nương cũng không còn anh sáng để nhìn thấy được cuộc đời thì hạnh phúc chắc có lẽ sẽ thắm tươi (hơn) (-) bạc đen không (-) làm héo úa môi (hồng)
2. Trên chuyến (đò) sang sông (-) cô nương vui (đạo) vợ chồng (-)
NAM AI, nhịp tư 8 láy (minh hoạ chi tiết hơn):
1. Líu cống xê (XANG) xang xừ xang, xang cống xê (XANG)
hò xang cống xê, xê xê (XÊ) xư xề xư xế xề xang xư (HÒ)
2. Liu lỉu liu phan xàng, (XÀNG) liu cồng xề xang "hò xư cống xê xừ (XANG)"
xang cống xê xang hò xang cống (XÊ) xề xảng xang hò (-)
Ghi chú:
Màu xang (
blue) là nhịp chân trái; màu đỏ (
red) là nhịp chân phải.
Nhịp chân trái là một láy, nhịp chân phải là một láy; một trường canh có 2 láy. Láy chân trái gọi là láy con (vì có 1/2 trường canh).
Thí dụ một câu vọng cố có 32 nhịp trường canh và có 64 láy. Một câu Văn Thiên Tường (hoặc những bài oán) có 8 trường canh (nhịp 8) nhưng có 16 láy nếu đàn lơi. Nếu đàn thúc thì chỉ có 8 láy thôi (cũng là nhịp 8).
Nhờ cách mở láy con nầy mà người xưa dùng để mở lơi nhưng bản buồn, nhất là những bản oán như chúng ta thấy ngày nay. Những bản oán ngày xưa đàn và ca nhanh lắm, đàn theo nhịp 8 thúc mà người ta gọi là nhịp tư lơi, gọi cách nào cũng được.
TB:
Dạo nầy em hơi bị bận nên viết vắn tắt cho mau xong 1 post. Khi nào rảnh em sẽ viết với dẫn giải chi tiết hơn.